Da liễu –
Bệnh vẩy nến là căn bệnh về da mãn tính, đến nay vẫn chưa có loại thuốc nào điều trị bệnh vẩy nến tận gốc. Do đó, chăm sóc da đúng cách và thực hiện các biện pháp phòng ngừa vẩy nến tái phát là điều cần lưu ý thực hiện. Ngoài các nguyên tắc chữa trị bệnh vẩy nến chung, các bác sĩ còn khuyến cáo: Mắc bệnh vẩy nến không nên cọ xát, cào gãi để tránh gây tổn thương da, viêm nhiễm và bội nhiễm.
Không nên cọ xát, cào gãi khi bị bệnh vẩy nến
Bệnh vẩy nến là một bệnh da phổ biến khi theo các thống kê cho thấy có đến 4% dân số cả nước mắc phải bệnh về da này. Vảy nến hình thành do tăng sinh tế bào và viêm, được cho là gây ảnh hưởng đến chu kỳ sống của các tế bào da. Khi mắc bệnh, sẽ xuất hiện các tổn thương da là những mảng màu đỏ, bề mặt tróc vảy, giới hạn rất rõ, với vị trí phân bố thường là ở mặt duỗi của chi và da đầu.
Bệnh vẩy nến có thể thuyên giảm theo thời gian hoặc tiến triển nặng hơn, dễ dàng tái phát nếu người bệnh không chú ý tuân thủ đúng phác đồ điều trị của bác sĩ. Bởi vậy, để chung sống hòa bình với bệnh da mãn tính này, người bệnh cần kết hợp giữa phương pháp điều trị và chế độ chăm sóc da, chế độ ăn uống phù hợp. Bên cạnh đó, cần lưu ý đến một số điều cần tránh, đặc biệt là tránh cọ xát hay cào gãi – sai lầm thường gặp.
Việc cọ xát hay cào gãi không giúp ích cho việc chữa trị, thậm chí có thể dẫn đến nhiều mối nguy hại. Các bác sĩ chuyên khoa cho biết: Những vết trầy xước hoặc tổn thương da dù là nhỏ nhưng có thể khiến thương tổn lan rộng, bệnh khởi phát nặng hơn; vùng da đó bị viêm nhiễm, chảy máu hoặc bội nhiễm. Từ đó không chỉ điều trị vẩy nến mà người bệnh còn phải khắc phục các vấn đề này.
Bởi vậy, người bệnh cần tránh cào gãi, mặc áo quần có chất liệu tự nhiên, mềm mịn và sạch sẽ. Ngoài ra cũng cần chú ý thêm:
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
+ Luôn giữ tinh thần thoải mái, thư giãn bởi căng thẳng, stress được cho là nguyên nhân khiến bệnh vẩy nến dễ tái phát hơn.
+ Tránh để vùng da bị bệnh tiếp xúc với các chất có tính bazơ cao như xà phòng, vôi,… Thay vào đó hãy mang găng tay, đồ bảo hộ và hạn chế tối đa việc tiếp xúc với chúng.
+ Không nên ngâm da bằng nước nóng khiến da khô, dễ bong tróc hơn.
+ Không hút thuốc lá và đặc biệt là tránh rượu, bởi vì rượu làm bệnh nặng lên và tương kỵ với các thuốc điều trị.
+ Cẩn thận khi sử dụng các kem dưỡng da, cần phải xem kỹ thành phần trước khi sử dụng.
+ Không sử dụng thuốc thoa tại chỗ không rõ loại; hoặc tự ý thoa thuốc có chứa corticosteroid mà không có ý kiến của bác sĩ; hay tự ý ngưng, thay đổi thuốc mà không có ý kiến của bác sĩ.
+ Hạn chế việc phơi nắng, để da tiếp xúc với ánh nắng tránh gây tổn thương.
Bệnh vẩy nến là căn bệnh về da mãn tính, đến nay vẫn chưa có loại thuốc nào điều trị bệnh vẩy nến tận gốc. Do đó, chăm sóc da đúng cách và thực hiện các biện pháp phòng ngừa vẩy nến tái phát là điều cần lưu ý thực hiện. Ngoài các nguyên tắc chữa trị bệnh vẩy nến chung, các bác sĩ còn khuyến cáo: Mắc bệnh vẩy nến không nên cọ xát, cào gãi để tránh gây tổn thương da, viêm nhiễm và bội nhiễm.
Không nên cọ xát, cào gãi khi bị bệnh vẩy nến
Bệnh vẩy nến là một bệnh da phổ biến khi theo các thống kê cho thấy có đến 4% dân số cả nước mắc phải bệnh về da này. Vảy nến hình thành do tăng sinh tế bào và viêm, được cho là gây ảnh hưởng đến chu kỳ sống của các tế bào da. Khi mắc bệnh, sẽ xuất hiện các tổn thương da là những mảng màu đỏ, bề mặt tróc vảy, giới hạn rất rõ, với vị trí phân bố thường là ở mặt duỗi của chi và da đầu.
Việc cọ xát hay cào gãi không giúp ích cho việc chữa trị, thậm chí có thể dẫn đến nhiều mối nguy hại. Các bác sĩ chuyên khoa cho biết: Những vết trầy xước hoặc tổn thương da dù là nhỏ nhưng có thể khiến thương tổn lan rộng, bệnh khởi phát nặng hơn; vùng da đó bị viêm nhiễm, chảy máu hoặc bội nhiễm. Từ đó không chỉ điều trị vẩy nến mà người bệnh còn phải khắc phục các vấn đề này.
Bởi vậy, người bệnh cần tránh cào gãi, mặc áo quần có chất liệu tự nhiên, mềm mịn và sạch sẽ. Ngoài ra cũng cần chú ý thêm:
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
- Trứng – Thực phẩm không nên ăn khi bị vẩy nến
- Tôi đã chữa khỏi bệnh vẩy nến toàn thân thế nào?
- Các nhóm thực phẩm ưu tiên cho người bệnh vẩy nến
+ Luôn giữ tinh thần thoải mái, thư giãn bởi căng thẳng, stress được cho là nguyên nhân khiến bệnh vẩy nến dễ tái phát hơn.
+ Tránh để vùng da bị bệnh tiếp xúc với các chất có tính bazơ cao như xà phòng, vôi,… Thay vào đó hãy mang găng tay, đồ bảo hộ và hạn chế tối đa việc tiếp xúc với chúng.
+ Không nên ngâm da bằng nước nóng khiến da khô, dễ bong tróc hơn.
+ Không hút thuốc lá và đặc biệt là tránh rượu, bởi vì rượu làm bệnh nặng lên và tương kỵ với các thuốc điều trị.
+ Cẩn thận khi sử dụng các kem dưỡng da, cần phải xem kỹ thành phần trước khi sử dụng.
+ Không sử dụng thuốc thoa tại chỗ không rõ loại; hoặc tự ý thoa thuốc có chứa corticosteroid mà không có ý kiến của bác sĩ; hay tự ý ngưng, thay đổi thuốc mà không có ý kiến của bác sĩ.
+ Hạn chế việc phơi nắng, để da tiếp xúc với ánh nắng tránh gây tổn thương.
Nguồn: chuyenkhoadalieu.net
Bài viết cùng chủ đề
- Đừng để bệnh nấm tóc làm phiền
- 0
- 1,564
- Đông y trị mụn trứng cá
- 0
- 1,114
- Điều trị sẹo bỏng lâu năm
- 1
- 2,525