Da liễu –
Trẻ bị dị ứng thức ăn nếu không được xử lý kịp thời sẽ gây nên nguy hiểm. Do đó, các ông bố bà mẹ nên biết cách xử lý hiệu quả để ngăn chặn những biến chứng.
Trẻ bị dị ứng thức ăn là vấn đề khiến nhiều bố mẹ lo lắng
Thế nào là dị ứng thức ăn?
Trẻ em, nhất là trẻ em dưới 3 tuổi là đối tượng bị dị ứng thức ăn cao nhất. Có hơn 40% trẻ em có nguy cơ bị dị ứng thức ăn, đây là một con số báo động.
1. Nguyên nhân trẻ bị dị ứng thức ăn
Dị ứng thức ăn là phản ứng của hệ miễn dịch với những chất trong thức ăn mà nó là gây hại. Đặc biệt, ở trẻ nhỏ có hệ miễn dịch, đường ruột non yếu, niệm mạch đường tiêu hóa có tính thấm cao nên khi tiếp xúc với dị nguyên cao trong thức ăn thì dễ phát triển dị ứng hơn người lớn.
Thực phẩm thường gây dị ứng thức ăn ở trẻ em là các chất protein. Protein không dễ phân hủy hay biến đổi do nhiệt nên dễ đi qua màng nhầy tế bào vào trong tế bào ruột hoặc máu. Phân tử protein nguyên vẹn kết hợp với IgE (kháng thể được hệ miễn dịch tiết ra để trung hòa dị nguyên) cùng các dưỡng bào – nơi có nhiều điểm tiếp nhận IgE. Tổ hợp này sẽ làm vỡ số lượng lớn tế bào dưỡng bào khác, giải phóng các chất trung gian hóa học bao gồm histamin. Histamin sẽ gây nên phản ứng dị ứng khắp cơ thể với một số biểu hiện đặc trưng.
Dị ứng có tính di truyền, nếu như bố hoặc mẹ mắc các bệnh dị ứng thì khoảng 20 – 40% con cái có nguy bị dị ứng, tỷ lệ này là 50 – 80% nếu con có cả bố và mẹ đều bị dị ứng.
2. Triệu chứng trẻ bị dị ứng thức ăn
Sau khi tiếp nhận thức ăn, nếu bị dị ứng thì các triệu chứng sẽ xuất hiện sau khoảng vài giờ. Mức độ nặng nhẹ ở mỗi trẻ sẽ khác nhau, tùy thuộc vào cơ địa, lượng thức ăn chứa dị nguyên mà trẻ dung nạp và còn do đó là thức ăn gì.
Ở đa số các trẻ sẽ gặp triệu chứng thường gặp là:
Đồng thời cần phân biệt dị ứng thức ăn với bất dung nạp thức ăn như bất dung nạp lactose. Những người không dung nạp lactose là do ít tiêu thụ thực phẩm chứa đường lactose nên tuyến tiết enzyme lactose bị teo.
3. Những thực phẩm dễ khiến trẻ bị dị ứng thức ăn
Có nhiều loại thực phẩm dễ gây kích thích dị ứng, cho nên bố mẹ nên lưu ý khi cho trẻ dùng:
Đậu phộng là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ bị dị ứng thức ăn
Xử lý khi trẻ bị dị ứng thức ăn
Ngay khi phát hiện những triệu chứng dị ứng đầu tiên thì bố mẹ nên chủ động áp dụng những bước sau đây để cải thiện tình trạng dị ứng cho con.
Đồng thời, các mẹ nên có biện pháp phòng tránh dị ứng thức ăn với một số lời khuyên sau đây:
Tìm hiểu thêm:
Trẻ bị dị ứng thức ăn nếu không được xử lý kịp thời sẽ gây nên nguy hiểm. Do đó, các ông bố bà mẹ nên biết cách xử lý hiệu quả để ngăn chặn những biến chứng.
Trẻ bị dị ứng thức ăn là vấn đề khiến nhiều bố mẹ lo lắng
Thế nào là dị ứng thức ăn?
Trẻ em, nhất là trẻ em dưới 3 tuổi là đối tượng bị dị ứng thức ăn cao nhất. Có hơn 40% trẻ em có nguy cơ bị dị ứng thức ăn, đây là một con số báo động.
1. Nguyên nhân trẻ bị dị ứng thức ăn
Dị ứng thức ăn là phản ứng của hệ miễn dịch với những chất trong thức ăn mà nó là gây hại. Đặc biệt, ở trẻ nhỏ có hệ miễn dịch, đường ruột non yếu, niệm mạch đường tiêu hóa có tính thấm cao nên khi tiếp xúc với dị nguyên cao trong thức ăn thì dễ phát triển dị ứng hơn người lớn.
Thực phẩm thường gây dị ứng thức ăn ở trẻ em là các chất protein. Protein không dễ phân hủy hay biến đổi do nhiệt nên dễ đi qua màng nhầy tế bào vào trong tế bào ruột hoặc máu. Phân tử protein nguyên vẹn kết hợp với IgE (kháng thể được hệ miễn dịch tiết ra để trung hòa dị nguyên) cùng các dưỡng bào – nơi có nhiều điểm tiếp nhận IgE. Tổ hợp này sẽ làm vỡ số lượng lớn tế bào dưỡng bào khác, giải phóng các chất trung gian hóa học bao gồm histamin. Histamin sẽ gây nên phản ứng dị ứng khắp cơ thể với một số biểu hiện đặc trưng.
Dị ứng có tính di truyền, nếu như bố hoặc mẹ mắc các bệnh dị ứng thì khoảng 20 – 40% con cái có nguy bị dị ứng, tỷ lệ này là 50 – 80% nếu con có cả bố và mẹ đều bị dị ứng.
2. Triệu chứng trẻ bị dị ứng thức ăn
Sau khi tiếp nhận thức ăn, nếu bị dị ứng thì các triệu chứng sẽ xuất hiện sau khoảng vài giờ. Mức độ nặng nhẹ ở mỗi trẻ sẽ khác nhau, tùy thuộc vào cơ địa, lượng thức ăn chứa dị nguyên mà trẻ dung nạp và còn do đó là thức ăn gì.
Ở đa số các trẻ sẽ gặp triệu chứng thường gặp là:
- Sưng và ngứa họng, miệng
- Đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy (có thể táo bón)
- Chóng mặt, hoa mắt, đau đầu
- Nổi mề đay, mẩn ngứa trên da
- Giảm huyết áp, khó thở, chán ăn
Đồng thời cần phân biệt dị ứng thức ăn với bất dung nạp thức ăn như bất dung nạp lactose. Những người không dung nạp lactose là do ít tiêu thụ thực phẩm chứa đường lactose nên tuyến tiết enzyme lactose bị teo.
3. Những thực phẩm dễ khiến trẻ bị dị ứng thức ăn
Có nhiều loại thực phẩm dễ gây kích thích dị ứng, cho nên bố mẹ nên lưu ý khi cho trẻ dùng:
- Sữa bò
- Đậu phộng
- Đậu tương
- Lúa mì
- Trứng
- Các loại hạt như hạnh nhân, hạt thông, hạt óc chó, hạt dẻ,…
- Hải sản như tôm, cua,…
- Các loại quả mỏng, trái cây họ có múi
- Một số loại rau xanh chứa nhiều nitrat làm gia tăng nguy cơ bị dị ứng
Đậu phộng là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ bị dị ứng thức ăn
Xử lý khi trẻ bị dị ứng thức ăn
Ngay khi phát hiện những triệu chứng dị ứng đầu tiên thì bố mẹ nên chủ động áp dụng những bước sau đây để cải thiện tình trạng dị ứng cho con.
- Dừng ngay thức ăn nghi ngờ gây dị ứng: Nếu nghi ngờ một thực phẩm nào đó gây dị ứng thức ăn thì bố mẹ không nên cho trẻ ăn tiếp. Đồng thời, tránh xa những thực phẩm dễ gây dị ứng trong thời gian điều trị triệu chứng.
- Hãy đắp khăn lạnh hoặc chườm đá lên những vùng da bị dị ứng nổi mề đay để giảm cơn ngứa ngáy, khó chịu tức thời cho trẻ.
- Nên cắt móng tay để hạn chế trẻ gãi gây tổn thương, viêm nhiễm trên da.
- Để trẻ nghỉ ngơi lấy lại sức, nên để trẻ trong phòng với nhiệt độ vừa phải, không quá nóng hay quá lạnh.
- Vệ sinh cơ thể cho trẻ đúng cách với nước ấm khoảng 35 – 36 độ C. Không nên tắm nước nóng hay nước lạnh, không để trẻ ngâm nước quá lâu và nên tránh gió sau khi tắm.
- Có thể sử dụng một số mẹo dân gian bằng lá cây để cắt cơn ngứa ngáy khó chịu.
- Nếu muốn sử dụng thuốc tây điều trị thì bố mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, tránh tự ý sử dụng thuốc.
Đồng thời, các mẹ nên có biện pháp phòng tránh dị ứng thức ăn với một số lời khuyên sau đây:
- Trong trường hợp trẻ còn đang bú mẹ thì nên đảm bảo loại bỏ hoàn toàn dị nguyên trong thức ăn của mẹ.
- Nếu không bú sữa mẹ thì không nên sử dụng sữa bò hay đậu nành.
- Đọc kỹ thành phần của sữa bột, bột dinh dưỡng trước khi cho trẻ ăn, tốt nhất là nên tìm sản phẩm đã được thủy phân.
- Trước 6 tháng tuổi không nên cho trẻ ăn dặm.
- Hạn chế những thức ăn gây dị ứng, tuy nhiên điều này có thể làm mất cân đối của chế độ ăn, ảnh hưởng đến sự phát triển. Nên các bố mẹ có thể tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng hoặc bác sĩ có chuyên môn.
Tìm hiểu thêm:
- Dị ứng vùng da quanh mắt: Đừng để bệnh nặng mới điều trị
- Nguyên nhân ngứa khắp người càng gãi càng ngứa & cách xử lý
Nguồn: chuyenkhoadalieu.net
Bài viết cùng chủ đề
- Đừng để bệnh nấm tóc làm phiền
- 0
- 1,566
- Đông y trị mụn trứng cá
- 0
- 1,115
- Điều trị sẹo bỏng lâu năm
- 1
- 2,527