Da liễu: Chữa bệnh chàm khô ở đầu ngón tay không hề khó nếu biết cách


dungcpc1

Active Member
2,594
3
38
Xu
1,157
Da liễu –

Nghiên cứu cho thấy, ở nước ta tỉ lệ mắc bệnh chàm chiếm khoảng 20-25%. Bệnh có thể xuất hiện ở bất kì khu vực nào trên cơ thể (mặt, tay, chân, cổ, mình…), đặc biệt là bệnh chàm khô ở đầu ngón tay. Tuy bệnh chàm không phải là căn bệnh gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng các triệu chứng của chúng gây ra lại khiến cho người bệnh cảm thấy khó chịu, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống. Do đó, để khắc phục chứng bệnh chàm khô ở đầu ngón tay một cách hiệu quả người bệnh nên áp dụng các cách chữa trị sau đây.




Chia sẻ các cách chữa bệnh chàm khô ở đầu ngón tay hiệu quả nhất

Bệnh chàm hay còn gọi là bệnh (eczema) là tình trạng viêm nhiễm ở da do người bệnh có cơ địa nhạy cảm khi tiếp xúc một số yếu tố từ môi trường bên ngoài tác động như: Môi trường ô nhiễm, hoá chất, nước tẩy rửa, thuốc chữa bệnh hoặc do yếu tố di truyền gây ra từ đó bệnh bắt đầu bùng phát. Y học hiện nay phân chia bệnh chàm làm 2 loại chính đó chính là bệnh chàm ướt và bệnh chàm khô. Đối với bệnh chàm khô ở đầu ngón tay thường có biểu hiện da khô, nứt nẻ, nổi mụn nước… xuất hiện ở bàn tay và nặng lên khi trời lạnh hoặc khi tiếp xúc với hóa chất, xà phòng, chất tẩy rửa…

Việc điều trị bệnh chàm khô đầu ngón tay bằng các cách dưới đây sẽ giúp người bệnh tránh khỏi những tác dụng phụ của thuốc và an toàn cho cơ thể. Sau đây là các bài thuốc chữa bệnh chàm khô được thực hiện như sau:

1/ Chữa bệnh chàm khô đầu ngón tay bằng khoai tây:

Khoai tây không chỉ được biết đến là loại thực phẩm tốt cho nhuận tràng mà đây còn là loại củ dùng để chữa trị các bệnh viêm nhiễm ngoài da, được người trong dân gian áp dụng mang lại kết quả khá cao. Việc sử dụng khoai tây để điều trị bệnh chàm khô đầu ngón tay sẽ giúp cho quá trình oxy hoá các chất bẩn nhanh hơn, loại bỏ các chất độc hại trên da, giúp giữ ẩm và bảo vệ da hiệu quả. Ngoài ra, các thành phần có trong khoai tây như: tinh bột, cellulose, canxi, sắt, các loại vitamin… rất tốt cho sức khỏe của người bệnh chàm khô.



→ Cách dùng: Bạn nên dùng 1 củ khoai tây gọt vỏ, rửa sạch rồi đem luộc (hấp). Khi khoai tây chín đem nghiền nát ra sau đó đắp lên vùng da bị tổn thương. Cuối cùng là dùng một miếng gạt sạch, băng bó vùng da vừa mới đắp thuốc. Thực hiện cách làm này 2-3 lần/ ngày, sau 2-3 ngày bệnh sẽ được cải thiện hoàn toàn.

2/ Chữa bệnh chàm khô đầu ngón tay bằng dưa chuột:

Dưa chuột hay còn gọi là dưa leo là loại thực phẩm thường dùng trong các bữa ăn thường ngày của các gia đình Việt. Trong quả dưa chuột có chứa lượng nước chiếm khoảng 90% và một số thành phần từ vitamin C, B1, B2, B3, B5, B6, folic acid, canxi, sắt, magie, phốt pho, kali, kẽm,… có tác dụng tốt giúp chữa bệnh chàm khô đầu ngón tay hiệu quả.



→ Thực hiện: Người bệnh dùng 1 quả dưa chuột rửa sạch rồi thái ra từng lát mỏng cho vào ngăn tủ lạnh cho mát. Tiếp đến, bạn vệ sinh vùng da bị chàm sạch lau khô rồi sau đó đắp dưa leo lên vùng da bị tổn thương khoảng 15-20 phút thì rửa lại với nước sạch. Áp dụng phương pháp này từ 3-4 lần/ ngày sẽ mang lại hiệu quả tốt cho việc điều trị bệnh chàm khô đầu ngón tay.

3/ Chữa bệnh chàm khô đầu ngón tay bằng dầu dừa:

Theo nghiên cứu, dầu dừa có chứa các enzym có lợi như: anti-fungal, antimicrobial, antibacterial và antioxidant… Có tác dụng làm giảm và ngăn ngừa bệnh chàm lây lan trên cơ thể, làm dịu những cơn ngứa và đau đớn do bệnh chàm gây ra và tránh được viêm nhiễm và tổn thương trên da. Ngoài ra, dầu dừa còn chứa các thành phần kháng khuẩn, kháng nấm và chất chống oxy hoá, vitamin E giúp ngăn ngừa sự nhiễm trùng tự nhiên. Giúp nhanh chóng làm lành vết thương và dưỡng ẩm cho da không bị khô và nứt nẻ khi bị chàm.



→ Cách dùng: Trước tiên bạn vệ sinh vùng da bị chàm bằng nước ấm sau đó lau khô bằng khăn mềm. Lấy một ít dầu dừa nguyên chất thoa lên vùng da bị chàm khô kết hợp với việc massage nhẹ nhàng khoảng 15-30 phút. Cuối cùng bạn chỉ cần rửa sạch lại vùng da vừa bôi dầu dừa rồi lau khô.

4/ Chữa bệnh chàm khô đầu ngón tay bằng lá ổi:

Lá ổi được xem là một trong những phương pháp chữa bệnh chàm khô ở đầu ngón tay đơn giản, an toàn, hiệu quả cao, tiết kiệm chi phí mà nhiều người trong dân gian tin tưởng, áp dụng và lưu truyền cho đến ngày nay. Hiện nay, các nhà khoa học cũng đã chứng minh tính hiệu quả của bài thuốc này mang lại. Trong lá ổi có chứa các thành phần chính như tanin, vitamin K beta-sitosterol, axit guajavalic, coalpha-limonen, axit maslinic… có công dụng kháng khuẩn, chống viêm, cầm máu, chống oxy hóa cao hiệu quả trong việc điều trị nhiều bệnh viêm nhiễm, bệnh ngoài da.



→ Thực hiện: Chuẩn bị một nắm lá ổi tươi đem rửa sạch, đun sôi với nước khoảng 10-15 phút rồi đổ ra chậu nhỏ và chờ nước nguội bớt thì dùng để ngâm vùng da tay bị chàm. Trong khi ngâm, bạn kết hợp lấy bã lá ổi chà xát nhẹ nhàng lên da. Ngâm trong khoảng 15 phút rồi lau khô bằng khăn mềm. nên thực hiện bài thuốc điều đặn mỗi ngày để mang lại hiệu quả cao.

5/ Chữa bệnh chàm khô đầu ngón tay bằng nha đam:

Nha đam có chứa nhiều tinh chất kháng khuẩn, chống viêm rất tốt. Đồng thời đây còn là loại thực phẩm chứa hàm lượng vitamin E giúp dưỡng da mềm mại. Giúp loại bỏ lớp da khô bong tróc và giảm ngứa rất tốt.

→ Cách dùng: Trước tiên, vệ sinh vùng da bị bệnh chàm sau đó lau khô. Sau đó lấy một lượng gel vừa đủ trong lá nha đam bôi lên vùng da bị chàm đã được vệ sinh sạch sẽ rồi để khô tự nhiên sau 15-20 phút rồi rửa lại với nước ấm. Áp dụng biện pháp này 2 lần/tuần.

Trên đây là những cách chữa bệnh chàm khô đầu ngón tay, bạn có thể tham khảo và áp dụng một trong những cách chữa trị mà bạn cảm thấy đơn giản và dễ thực hiện nhất. Tuy nhiên, trong quá trình điều trị để bệnh mau chóng đạt kết quả cao, bệnh khắc phục hoàn toàn và không có khả năng tái phát lại thì người bệnh cần hạn chế tiếp xúc với chất tẩy rửa và hóa chất (nếu buộc phải dùng thì phải đeo bao tay bảo vệ cho da). Chú ý đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày và tuyệt đối không được châm các nốt mụn nước, bóc vỏ hoặc chà xát mạnh lên vùng da bị tổn thương để tránh gặp phải biến chứng nhiễm trùng da.

Đáng lưu ý hơn, có một vài trường hợp đặc biệt khi áp dụng điều trị các cách trên nhưng tình trạng bệnh vẫn không có phần cải thiện mà các triệu chứng của bệnh càng trở nên phức tạp hơn thì cần phải nhanh chóng đến bệnh viện gặp bác sĩ thăm khám, để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh và có biện pháp điều trị hợp lý. Tránh tự ý mua thuốc về điều trị tại nhà không những không khỏi bệnh mà còn khiến bệnh thêm trầm trọng hơn.

→ Chia sẻ thêm:

  • Bệnh chàm ở trẻ em: Thông tin và cách điều trị
  • Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh chàm cơ địa
  • Tổng hợp các cách chữa bệnh chàm cơ địa nhanh khỏi



Nguồn: chuyenkhoadalieu.net​
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.