Da liễu –
Rụng tóc ở tuổi dậy thì là hiện tượng thường gặp ở lứa tuổi 13-17. Nguyên nhân phần lớn là do sự thay đổi nội tiết tố và thói quen chăm sóc tóc không đúng cách gây ra. Đừng quá lo lắng, với những cách trị rụng tóc ở tuổi dậy thì từ các nguyên liệu tự nhiên như mật ong, vitamin E hay dầu dừa, tình trạng này sẽ được giải quyết dứt điểm chỉ trong một tuần.
Hầu hết mọi người đều nghĩ rằng chứng rụng tóc là căn bệnh của người già, chị em phụ nữ mang thai. Tuy nhiên rất nhiều cô gái, chàng trai tuổi teen cũng đang rất đau đầu vì vấn đề này. Vậy rụng tóc tuổi dậy thì nguyên nhân do đâu? Làm thế nào để khắc phục tình trạng này?
Nguyên nhân rụng tóc ở tuổi dậy thì
Cách tốt nhất để điều trị rụng tóc ở tuổi dậy thì là tìm ra nguyên nhân của nó ngay từ đầu. Biết được những nguyên nhân gây rụng tóc ở thanh thiếu niên sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề tốt hơn. Dưới đây là những nguyên nhân gây rụng tóc ở lứa tuổi từ 13 đến 17 các bạn nên nắm rõ.
Ngoài ra, bệnh tiểu đường hoặc tuyến giáp cũng có thể ảnh hưởng đến chu trình sinh trưởng tự nhiên của tóc và dẫn đến rụng tóc. Các bạn nên thận trọng với những căn bệnh này khi có biểu hiện bị rụng tóc kéo dài.
Tham khảo thêm: Rụng tóc nhiều là dấu hiệu bệnh gì? để biết được những mối nguy tiềm ẩn về sức khỏe bạn đang gặp phải.
Hiện tượng rụng tóc ở tuổi dậy thì nếu kéo dài có thể gây hói đầu. Nó khiến các bạn thiếu tự tin cũng như ảnh hưởng không tốt về mặt tâm lý. Do vậy, bản thân các bạn trẻ cũng như các bậc phụ huynh nên tìm cách khắc phục sớm tình trạng này cho con mình.
Cách trị rụng tóc ở tuổi dậy thì
Để điều trị rụng tóc ở tuổi dậy thì không khó. Quan trọng là các bạn phải kiên trì và lựa chọn được phương pháp phù hợp dựa trên nguyên nhân của vấn đề. Các bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau để bảo vệ “cái góc con người” của mình:
1. Khắc phục chứng rụng tóc tuổi dậy thì qua thói quen ăn uống
Ăn uống chính là biện pháp đơn giản và hữu hiệu giúp nhanh chóng cải thiện được tình trạng rụng tóc ở tuổi dậy thì. Hãy đảm bảo rằng trong bữa ăn của bạn có đầy đủ các thực phẩm sau:
Bạn có thể tham khảo thêm: Bị rụng tóc nên bổ sung vitamin gì?
2. Chăm sóc tóc và da đầu đúng cách
Khi gội đầu chỉ cần xả nước không kỹ là các chất tẩy rửa còn dính trong dầu gội đầu có thể gây hại cho da dầu và khiến chân tóc bị suy yếu. Do vậy các bạn nên kiên nhẫn xả nhiều lượt nước cho đến khi đầu sạch hoàn toàn.
Khi gội đầu cũng cần chú ý:
Nếu các loại thuốc kê toa dẫn đến rụng tóc, hãy nói chuyện với bác sĩ về tác dụng phụ này và thay đổi thuốc nếu được bác sĩ cho phép. Trong hầu hết các trường hợp, hiện tượng rụng tóc sẽ từ từ khỏi hẳn sau khi chúng ta ngừng uống thuốc.
4. Tránh tạo kiểu hay thay đổi kiểu tóc liên tục
Một mái tóc đẹp tự nhiên tuy không thời thượng nhưng vẫn luôn có được sức hút riêng và nó phù hợp hơn với lứa tuổi mới lớn. Do đó các bạn không nên thường xuyên thay đổi kiểu tóc liên tục. Ngoài ra cũng nên hạn chế sử dụng các sản phẩm tạo kiểu tóc như gel, kẹp, đồ uốn lọn tóc hay mấy sấy tóc…
5. Đắp mặt nạ chăm sóc, trị rụng tóc ở tuổi dậy thì
Một số loại mặt nạ chăm sóc tóc tự nhiên vừa ngăn chặn được tình trạng rụng tóc, vừa có tác dụng bổ sung thêm dưỡng chất phục hồi mái tóc đang bị hư tổn. Chúng rất an toàn nên đặc biệt thích hợp cho các bạn tuổi teen vốn có da đầu rất nhạy cảm.
– Mặt nạ mật ong + dầu dừa + giấm táo:
Bạn lấy mật ong trộn chung với dầu dừa và giấm táo theo tỷ lệ 2:1:1 sao cho được một hỗn hợp đặc mịn. Sau khi gội đầu xong thoa hỗn hợp này lên tóc, massage trong 5 phút rồi xả sạch lại với nước.
– Mặt nạ trị rụng tóc từ trứng gà + sữa chua:
Lấy 2 lòng đỏ trứng gà đánh cho tan rồi thêm 1 hũ sữa chua không đường vào trộn đều lên. Sau đó thoa hỗn hợp này lên khắp đầu, để khoảng 5-10 phút cho tóc ngấm dưỡng chất rồi gội lại.
– Hết rụng tóc với mặt nạ bia:
Lấy 200ml bia trộn chung với 20ml giấm táo. Sau khi làm ẩm tóc thì thoa hỗn hợp này lên và mát xa nhẹ nhàng vài phút trước khi gội lại bằng dầu gội đầu thông thường. Bia sẽ cung cấp một lượng lớn silica giúp kích thích tóc nhanh mọc và chắc khỏe hơn.
– Kết hợp vitamin E với tinh dầu bưởi trị rụng tóc:
Bạn lấy 1 thìa vitamin E trộn chung với 4 thìa cà phê dầu hoa bưởi.Cho hỗn hợp vào lò vi sóng hoặc cho vào chảo đun cho hơi nóng lên. Chờ cho hỗn hợp này nguội đem ủ tóc trong ít nhất 30 phút.
Ngoài những cách trên bạn có thể trị rụng tóc bằng gừng tươi cũng rất hiệu quả. Với các loại mặt nạ trị rụng tóc ở tuổi dậy thì kể trên bạn nên thực hiện mỗi tuần 2-3 lần. Tùy theo chiều dài của mái tóc mà tăng giảm các nguyên liệu cho đủ dùng.
6. Kiểm soát căng thẳng cũng giúp hạn chế tình trạng rụng tóc ở tuổi dậy thì
Nếu bạn bị rụng tóc do vấn đề tâm lý, hãy cố gắng giữ cho đầu óc luôn được thanh thản, thoải mái để không tiếp tục làm tình trạng này thêm tồi tệ. Có rất nhiều cách để kiểm soát, loại bỏ căng thẳng mà các bạn tuổi teen có thể áp dụng như:
Nếu các phương pháp tự nhiên không đem lại hiệu quả như mong đợi bạn nên đi khám bác sĩ bởi tình trạng rụng tóc kéo dài thường là do bệnh lý gây ra. Tùy theo bệnh lý mắc phải bác sĩ có thể kê toa thuốc điều trị liên quan như thuốc chữa dị ứng, thuốc chống nấm…
Chỉ khi các vấn đề về sức khỏe được giải quyết dứt điểm thì tình trạng rụng tóc ở tuổi dậy thì tự khắc sẽ khỏi.
Chúc các bạn thành công!
Bạn nên xem thêm:
Rụng tóc ở tuổi dậy thì là hiện tượng thường gặp ở lứa tuổi 13-17. Nguyên nhân phần lớn là do sự thay đổi nội tiết tố và thói quen chăm sóc tóc không đúng cách gây ra. Đừng quá lo lắng, với những cách trị rụng tóc ở tuổi dậy thì từ các nguyên liệu tự nhiên như mật ong, vitamin E hay dầu dừa, tình trạng này sẽ được giải quyết dứt điểm chỉ trong một tuần.
Hầu hết mọi người đều nghĩ rằng chứng rụng tóc là căn bệnh của người già, chị em phụ nữ mang thai. Tuy nhiên rất nhiều cô gái, chàng trai tuổi teen cũng đang rất đau đầu vì vấn đề này. Vậy rụng tóc tuổi dậy thì nguyên nhân do đâu? Làm thế nào để khắc phục tình trạng này?
Nguyên nhân rụng tóc ở tuổi dậy thì
Cách tốt nhất để điều trị rụng tóc ở tuổi dậy thì là tìm ra nguyên nhân của nó ngay từ đầu. Biết được những nguyên nhân gây rụng tóc ở thanh thiếu niên sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề tốt hơn. Dưới đây là những nguyên nhân gây rụng tóc ở lứa tuổi từ 13 đến 17 các bạn nên nắm rõ.
- Chế độ ăn uống không đầy đủ:
- Thay đổi nội tiết tố:
- Bệnh tật:
Ngoài ra, bệnh tiểu đường hoặc tuyến giáp cũng có thể ảnh hưởng đến chu trình sinh trưởng tự nhiên của tóc và dẫn đến rụng tóc. Các bạn nên thận trọng với những căn bệnh này khi có biểu hiện bị rụng tóc kéo dài.
Tham khảo thêm: Rụng tóc nhiều là dấu hiệu bệnh gì? để biết được những mối nguy tiềm ẩn về sức khỏe bạn đang gặp phải.
- Rụng tóc ở tuổi dậy thì do tác dụng phụ của thuốc:
- Dùng dầu gội không phù hợp:
- Căng thẳng quá mức:
- Tạo kiểu tóc:
- Cột tóc quá chặt:
Hiện tượng rụng tóc ở tuổi dậy thì nếu kéo dài có thể gây hói đầu. Nó khiến các bạn thiếu tự tin cũng như ảnh hưởng không tốt về mặt tâm lý. Do vậy, bản thân các bạn trẻ cũng như các bậc phụ huynh nên tìm cách khắc phục sớm tình trạng này cho con mình.
Cách trị rụng tóc ở tuổi dậy thì
Để điều trị rụng tóc ở tuổi dậy thì không khó. Quan trọng là các bạn phải kiên trì và lựa chọn được phương pháp phù hợp dựa trên nguyên nhân của vấn đề. Các bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau để bảo vệ “cái góc con người” của mình:
1. Khắc phục chứng rụng tóc tuổi dậy thì qua thói quen ăn uống
Ăn uống chính là biện pháp đơn giản và hữu hiệu giúp nhanh chóng cải thiện được tình trạng rụng tóc ở tuổi dậy thì. Hãy đảm bảo rằng trong bữa ăn của bạn có đầy đủ các thực phẩm sau:
- Thực phẩm giàu đạm: Protein chính là thành phần chính cấu tạo nên tóc. Do vậy muốn sở hữu mái tóc đẹp, khỏe mạnh và không bị rụng thì bạn nên thường xuyên ăn các thực phẩm nhiều chất đạm. Giàu protein nhất phải kể đến trứng, thịt gà, cá hay sữa và các chế phẩm từ sữa.
- Vitamin C: Được tìm thấy nhiều trong các loại trái cây có vị chua như cam, quýt, bưởi hay xoài…Không chỉ giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể, vitamin C còn giúp tăng cường hấp thu sắt cùng các dưỡng chất nuôi dưỡng mái tóc thêm chắc khỏe.
- Vitamin E: Loại vitamin này giúp bảo vệ mái tóc khỏi các tác nhân gây hại, đặc biệt là ánh nắng mặt trời. Đồng thời nó cũng giúp dưỡng ẩm, cho mái tóc bóng mượt, không bị xơ rối. Bạn nên ăn các loại dầu thực vật, đậu hũ, rau có lá xanh đậm, các loại hạt… để tận dụng nguồn vitamin E có sẵn từ thiên nhiên.
- Thực phẩm giàu sắt: Khi lượng sắt giảm cũng đồng nghĩa với việc cơ thể bị thiếu máu. Điều này khiến cho tóc không được cung cấp đầy đủ dưỡng chất nên dễ bị gãy rụng. Để trị rụng tóc ở tuổi dậy thì do thiếu sắt, bạn nên ăn các thực phẩm như sò huyết, thịt bò, rau dền đỏ, các loại đậu, động vật thân mềm.
Bạn có thể tham khảo thêm: Bị rụng tóc nên bổ sung vitamin gì?
2. Chăm sóc tóc và da đầu đúng cách
Khi gội đầu chỉ cần xả nước không kỹ là các chất tẩy rửa còn dính trong dầu gội đầu có thể gây hại cho da dầu và khiến chân tóc bị suy yếu. Do vậy các bạn nên kiên nhẫn xả nhiều lượt nước cho đến khi đầu sạch hoàn toàn.
Khi gội đầu cũng cần chú ý:
- Lựa chọn loại dầu gội đầu phù hợp với tính chất tóc và da dầu. Chỉ nên trung thành với một sản phẩm, không thay đổi dầu gội liên tục.
- Trong lúc gội đầu không nên dùng lược chải đầu vì lúc này chân tóc đang yếu nên rất dễ bị rụng.
- Sau khi gội xong dùng khăn mềm thấm khô nước trên đầu
- Tốt nhất nên để tóc khô tự nhiên. Nếu dùng máy sấy không nên bật chế độ nóng.
- Trước khi đi ngủ hoặc đi ra đường nên đảm bảo đầu đã khô hoàn toàn. Nếu không bạn sẽ rất dễ bị nấm da đầu khiến cho tóc rụng nhiều hơn.
Nếu các loại thuốc kê toa dẫn đến rụng tóc, hãy nói chuyện với bác sĩ về tác dụng phụ này và thay đổi thuốc nếu được bác sĩ cho phép. Trong hầu hết các trường hợp, hiện tượng rụng tóc sẽ từ từ khỏi hẳn sau khi chúng ta ngừng uống thuốc.
4. Tránh tạo kiểu hay thay đổi kiểu tóc liên tục
Một mái tóc đẹp tự nhiên tuy không thời thượng nhưng vẫn luôn có được sức hút riêng và nó phù hợp hơn với lứa tuổi mới lớn. Do đó các bạn không nên thường xuyên thay đổi kiểu tóc liên tục. Ngoài ra cũng nên hạn chế sử dụng các sản phẩm tạo kiểu tóc như gel, kẹp, đồ uốn lọn tóc hay mấy sấy tóc…
5. Đắp mặt nạ chăm sóc, trị rụng tóc ở tuổi dậy thì
Một số loại mặt nạ chăm sóc tóc tự nhiên vừa ngăn chặn được tình trạng rụng tóc, vừa có tác dụng bổ sung thêm dưỡng chất phục hồi mái tóc đang bị hư tổn. Chúng rất an toàn nên đặc biệt thích hợp cho các bạn tuổi teen vốn có da đầu rất nhạy cảm.
– Mặt nạ mật ong + dầu dừa + giấm táo:
Bạn lấy mật ong trộn chung với dầu dừa và giấm táo theo tỷ lệ 2:1:1 sao cho được một hỗn hợp đặc mịn. Sau khi gội đầu xong thoa hỗn hợp này lên tóc, massage trong 5 phút rồi xả sạch lại với nước.
– Mặt nạ trị rụng tóc từ trứng gà + sữa chua:
Lấy 2 lòng đỏ trứng gà đánh cho tan rồi thêm 1 hũ sữa chua không đường vào trộn đều lên. Sau đó thoa hỗn hợp này lên khắp đầu, để khoảng 5-10 phút cho tóc ngấm dưỡng chất rồi gội lại.
– Hết rụng tóc với mặt nạ bia:
Lấy 200ml bia trộn chung với 20ml giấm táo. Sau khi làm ẩm tóc thì thoa hỗn hợp này lên và mát xa nhẹ nhàng vài phút trước khi gội lại bằng dầu gội đầu thông thường. Bia sẽ cung cấp một lượng lớn silica giúp kích thích tóc nhanh mọc và chắc khỏe hơn.
– Kết hợp vitamin E với tinh dầu bưởi trị rụng tóc:
Bạn lấy 1 thìa vitamin E trộn chung với 4 thìa cà phê dầu hoa bưởi.Cho hỗn hợp vào lò vi sóng hoặc cho vào chảo đun cho hơi nóng lên. Chờ cho hỗn hợp này nguội đem ủ tóc trong ít nhất 30 phút.
Ngoài những cách trên bạn có thể trị rụng tóc bằng gừng tươi cũng rất hiệu quả. Với các loại mặt nạ trị rụng tóc ở tuổi dậy thì kể trên bạn nên thực hiện mỗi tuần 2-3 lần. Tùy theo chiều dài của mái tóc mà tăng giảm các nguyên liệu cho đủ dùng.
6. Kiểm soát căng thẳng cũng giúp hạn chế tình trạng rụng tóc ở tuổi dậy thì
Nếu bạn bị rụng tóc do vấn đề tâm lý, hãy cố gắng giữ cho đầu óc luôn được thanh thản, thoải mái để không tiếp tục làm tình trạng này thêm tồi tệ. Có rất nhiều cách để kiểm soát, loại bỏ căng thẳng mà các bạn tuổi teen có thể áp dụng như:
- Ngủ đủ giấc
- Tham gia các hoạt động thể chất, ngoại khóa
- Chia sẻ với cha mẹ
- Hướng suy nghĩ đến những điều tích cực
- Làm những việc bạn yêu thích và khiến bạn cảm thấy hạnh phúc
- Hít thở sâu
- Quản lý tốt thời gian. Lên thời khóa biểu học hành cho hợp lý để có thêm thời gian cho hoạt động giải trí, thư giãn.
Nếu các phương pháp tự nhiên không đem lại hiệu quả như mong đợi bạn nên đi khám bác sĩ bởi tình trạng rụng tóc kéo dài thường là do bệnh lý gây ra. Tùy theo bệnh lý mắc phải bác sĩ có thể kê toa thuốc điều trị liên quan như thuốc chữa dị ứng, thuốc chống nấm…
Chỉ khi các vấn đề về sức khỏe được giải quyết dứt điểm thì tình trạng rụng tóc ở tuổi dậy thì tự khắc sẽ khỏi.
Chúc các bạn thành công!
Bạn nên xem thêm:
- Thuốc trị rụng tóc hiệu quả nhất được nhiều người tin dùng
- Kinh ngạc tác dụng trị rụng tóc cực nhanh của trà xanh
Nguồn: chuyenkhoadalieu.net
Bài viết cùng chủ đề
- Đừng để bệnh nấm tóc làm phiền
- 0
- 1,564
- Đông y trị mụn trứng cá
- 0
- 1,114
- Điều trị sẹo bỏng lâu năm
- 1
- 2,525