Da liễu: Cách trị bệnh ngứa ngoài da hiệu quả tức thì [tự nhiên và thuốc]


dungcpc1

Active Member
2,594
3
38
Xu
1,157
Da liễu –

Việc trị ngứa da tưởng chừng đơn giản nhưng nếu bạn không loại bỏ được thủ phạm gây ngứa và lựa chọn được phương pháp phù hợp thì tình trạng ngứa ngoài da có thể kéo dài không dứt. Chính vì vậy, hãy theo dõi bài viết dưới đây để biết được nguyên nhân bị ngứa da do đâu và cách điều trị hiệu quả nhất.

Chắc hẳn ai cũng từng phải nếm trải cảm giác bị ngứa da ít nhất một vài lần trong đời. Những cơn ngứa cứ kéo dài âm ỉ làm bạn đứng ngồi không yên, thậm chí chúng còn xuất hiện cả vào ban đêm quấy phá giấc ngủ của bạn. Không đơn thuần chỉ có vậy, ngứa da còn là biểu hiện bên ngoài của nhiều căn bệnh khác trong cơ thể. Do đó, giải pháp tốt nhất để bạn thoát khỏi chứng ngứa da phiền toái không gì khác đó chính là bạn cần hiểu rõ về nguyên nhân khởi nguồn của những cơn ngứa cũng như biết được những loại thuốc trị ngứa ngoài da hiệu quả để đối phó với căn bệnh này một cách nhanh nhất có thể.

Nội dung bài viết bao gồm:

  • Bệnh ngứa ngoài da là gì?
  • Các nguyên nhân gây ngứa ngoài da
  • Bị ngứa da khi nào nên đi gặp bác sĩ?
  • 6 cách trị bệnh ngứa ngoài da hiệu quả từ dân gian
  • Các loại thuốc trị ngứa da tốt nhất hiện nay
  • Bị bệnh ngứa da cần lưu ý
Bệnh ngứa ngoài da là gì?

Bệnh ngứa da được hiểu là tình trạng da có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu diễn ra với tần suất thường xuyên và có thể kéo dài liên tục. Một số trường hợp còn kèm theo nổi mẩn đỏ hoặc nổi mụn nước trên da. Như vậy nếu bạn chỉ bị ngứa thoáng qua, cơn ngứa đến và đi một cách chóng vánh thì không phải là bệnh.



Bệnh ngứa da do nhiều nguyên nhân gây nên



Trong chuyên ngành da liễu, ngứa da thực chất là một phản ứng tự vệ của hệ miễn dịch xảy ra khi có các yếu tố lạ xâm nhập từ môi trường vào bên trong cơ thể. Lúc này các dưỡng bào dưới da sẽ ngay lập tức tiết ra một chất gọi là histamin, chất này khi kết hợp với các đầu mút thần kinh ở bất kì vùng da nào trong cơ thể tạo ra những cơn ngứa ngáy râm ran hoặc dữ dội.

Theo phản xạ tự nhiên, khi bị ngứa thì ai cũng sẽ dùng tay gãi cho đến khi tình trạng này chấm dứt. Thế nhưng chẳng mấy ai lường trước được rằng hành động gãi ngứa quá độ có thể khiến da bị tổn thương, trầy xước vào tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn tấn công gây viêm nhiễm, nhiễm trùng da.

Bệnh ngứa da do rất nhiều nguyên nhân gây ra. Chúng ta bị ngứa nhiều hay ít, thời gian ngứa trong bao lâu đều là phụ thuộc vào thủ phạm gây bệnh. Vậy bệnh ngứa da nguyên nhân do đâu?

Các nguyên nhân gây ngứa ngoài da

Bệnh ngứa không đơn thuần chỉ là dấu hiệu bên ngoài của các bệnh lý da liễu mà nó còn do nhiều yếu tố bên trong hay bên ngoài cơ thể gây nên. Hãy rà soát lại các thông tin dưới đây xem bạn bị ngứa vì những nguyên nhân nào để từ đó có cách khắc phục cho phù hợp.

1. Bị ngứa da do yếu tố ngoại xâm

Côn trùng, hóa chất hay thời tiết… đều là những yếu tố bên ngoài có liên quan trực tiếp đến sự xuất hiện của các cơn ngứa ngoài da.

– Ngứa ngoài da do bị côn trùng, sâu bọ cắn:

Một số loại côn trùng như ong, kiến, muỗi, bọ chét hay sâu đều có chứa chất độc. Nếu không may bị chúng cắn thì da sẽ bị tấy đỏ, đau kèm theo cảm giác ngứa ngáy ở nơi bị đốt. Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp nọc độc của côn trùng quá mạnh nên gây dị ứng toàn thân với biểu hiện nổi mề đay mẩn ngứa toàn thân, sưng môi và mí mắt, khó thở, sốc phản vệ khá nguy hiểm.

Những cơn ngứa do côn trùng gây nên thường không kéo dài, nó có thể chấm dứt chỉ sau đó một vài giờ mà không cần dùng đến thuốc điều trị.

– Bị ngứa da do tiếp xúc hóa chất:

Các loại xà bông, hóa chất công nghiệp, vôi, sơn hay thuốc tẩy… đều có thể gây dị ứng và ngứa nếu để da dính phải chúng. Ngoài những cơn ngứa ngáy khó chịu, da còn bị nóng rát , phù nề, rỉ nước ở những vùng da tiếp xúc trực tiếp với hóa chất.

– Ngứa ngoài da do dị ứng thời tiết:

Đây là nguyên nhân gây ngứa da phổ biến ở những người có cơ địa dị ứng với thời tiết. Những cơn ngứa ngáy dữ dội có thể đến vào bất cứ thời điểm nào trong năm, dù là mùa mưa, mùa lạnh, mùa nóng hay khi bạn di chuyển đột ngột từ một môi trường lạnh ra môi trường nóng.

Lúc này, cơ thể không thích ứng kịp với sự thay đổi của thời tiết gây nên phản ứng ngứa da, nổi mẩn đỏ, phát ban trên da.

– Bị ngứa da do vi khuẩn, nấm:

Khi môi trường sống hay cơ thể không được vệ sinh sạch sẽ, làn da của bạn có thể bị vi khuẩn nay nấm mốc tấn công. Khi xâm nhập vào da, chúng có thể tiết ra độc tố khiến da bị kích thích, ngứa ngáy.

– Mắc bệnh ngoài da:

Đa số các trường hợp bị ngứa ngoài da đều do mắc các bệnh lý da liễu. Trường hợp này, tình trạng ngứa thường kèm theo một số biểu hiện bất thường như da khô, bong vảy, nổi sẩn, da dày sừng… Hãy coi chừng bạn có thể đang mắc một trong các bệnh lý sau:

  • Bệnh viêm da cơ địa, viêm da tiết bã
  • Viêm lỗ chân lông
  • Bệnh nấm da: Hắc lào, lang ben, nấm kẽ tay chân
  • Bệnh vẩy nến
  • Ghẻ ngứa
  • Bệnh chàm thể tạng
  • Bệnh zona thần kinh
  • Nổi mề đay ( phong ngứa)…
Nếu bị ngứa da do nổi mề đay, bạn không nên bỏ qua: 4 Cách trị bệnh nổi mề đay này mới được Bác sĩ khuyên dùng

2. Ngứa da do các yếu tố bên trong

Đôi khi bệnh ngứa ngoài da chỉ là biểu hiện bề ngoài của những rối loạn bên trong cơ thể. Chúng ta không nên chủ quan với các yếu tố dưới đây:

– Hay bị ngứa da do thức ăn hàng ngày:

Đứng đầu trong danh sách các thức ăn gây ngứa phải kể đến các loại thực phẩm chứa nhiều histamin như cá hộp, rượu bia, thức ăn chế biến sẵn và các thức ăn lên men. Ngoài ra một số trường hợp còn bị ngứa da sau khi ăn các thực phẩm giàu chất đạm, chẳng hạn như hải sản, thịt bò, trứng, sữa…

– Do mắc bệnh:

Các bệnh lý về máu, ung thư và đặc biệt là các bệnh lý gây suy giảm chức năng thải độc của gan, thận đều có thể gây ngứa da. Vì vậy nếu cơn ngứa kéo dài dai dẳng và ngày càng trở nên trầm trọng thì bạn nên đi khám làm xét nghiệm để loại trừ các vấn đề về sức khỏe.

– Bị bệnh ngứa da do tâm lý:

Căng thẳng kéo dài, trầm cảm, lo âu…tất cả những yếu tố này đều tác động trực tiếp đến hệ thống miễn dịch trong cơ thể, từ đó gây nên phản ứng ngứa ngoài da. Một nghiên cứu của tiến sĩ Petra Arck hiện đang công tác tại trường Đại học Y khoa Berlin của Đức cũng cho thấy, bằng cách làm tăng số lượng tế bào bạch cầu trong cơ thể, stress có khả năng kích hoạt các cơn ngứa tái phát và khiến chúng trở nên tồi tệ hơn.



Stress có thể làm khởi phát cơn ngứa và cũng khiến tình trạng ngứa ngoài da thêm trầm trọng hơn



– Sử dụng thuốc cũng gây ngứa da:

Hầu hết các loại thuốc tân dược khi sử dụng không đúng cách đều có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn cho sức khỏe, ngứa ngoài da là một trong số đó. Cơn ngứa có thể xuất hiện ngay sau khi bệnh nhân sử dụng thuốc kèm theo tình trạng nổi mề đay, chóng mặt, buồn nôn.

Nếu trong quá trình sử dụng thuốc điều trị mà bắt gặp các hiện tượng bất thường trên, bạn nên tạm thời ngưng dùng thuốc và quay trở lại bệnh viện gặp bác sĩ điều trị để được chuyển qua một loại thuốc khác an toàn, phù hợp hơn.

2. Ngứa da do các yếu tố bên trong

Khi mang thai, bên cạnh việc phải đối mặt với nhiều sự thay đổi về tâm sinh lý, chị em lại phải tìm cách đối phó với những cơn ngứa xuất hiện thường trực. Thống kê cho thấy có khoảng 25% chị em phải chịu những cơn ngứa từ mức độ nhẹ đến nặng trong suốt thai kì.

Nguyên nhân trực tiếp gây nên chứng ngứa da ở phụ nữ mang thai là do sự gia tăng nồng độ hormone estrogen. Bên cạnh đó, sự phát triển của thai nhi cùng với việc tăng cân quá nhanh cũng khiến nhiều mẹ bầu bị rạn da và ngứa ngáy, đặc biệt là ở khu vực bụng, mông, ngực và hai bên đùi.

4. Da ngứa do thiếu vitamin và sắt

Nếu một ngày cơ thể bạn bị ngứa ngáy cả ngày lẫn đêm mà không tìm ra được thủ phạm gây bệnh, bác sĩ có thể cho bạn làm xét nghiệm máu xem có bị thiếu vitamin B12 hay thiếu sắt không. Thiếu hụt nhũng chất này cơ thể sẽ không đủ máu dẫn đến mệt mỏi, rụng tóc, nhức đầu, da tái xanh và hay bị ngứa da.

5. Các vấn đề về da khác gây bệnh ngứa da

Bên cạnh các nguyên nhân phổ biến trên thì hiện tượng ngứa còn xuất hiện do ảnh hưởng của các vấn đề về da ít nghiêm trọng hơn như:

– Khô da:

Sở hữu làn da khô, bạn sẽ luôn có cảm giác da căng rát, hay bị bong tróc, ngứa ngáy hoặc thậm chí là nứt nẻ, rướm máu. Mức độ ngứa còn tùy thuộc vào độ khô của da và khu vực da bị ảnh hưởng. Vào những ngày thời tiết khô hanh, nóng nực cơn ngứa càng trở nên dữ dội hơn.

– Lên da non:

Khi đang trong quá trình hồi phục vết thương và kéo da non thì hiện tượng ngứa ngáy xảy ra là hết sức bình thường. Đây là một tín hiệu cho thấy vết thương sắp khỏi. Sau khi tổn thương lành hẳn thì các đầu mút thần kinh dưới da cũng bớt nhạy cảm, hiện tượng ngứa cũng sẽ giảm dần.

– Da thiếu nước:

Làn da của chúng ta chiếm tới 70% lượng nước trong cơ thể. Không chỉ giúp làn da mềm mại, nước còn kích thích lưu thông máu và loại bỏ bớt chất độc hại dưới da. Như vậy khi bị thiếu nước, da trở nên khô, kém được tưới máu nuôi dưỡng và tích tụ nhiều chất độc hại mới sinh ra ngứa ngáy, nổi mẩn.

Bị ngứa da khi nào nên đi gặp bác sĩ?

Bạn nên đến bệnh viện để nhờ sự giúp đỡ của bác sĩ da liễu khi tình trạng ngứa ngoài da có các biểu hiện sau:

  • Cơn ngứa kéo dài quá hai tuần
  • Đã thử điều trị bằng một số biện pháp nhưng không cải thiện
  • Ngứa nghiêm trọng, kéo dài cả ngày lẫn đêm gây mất ngủ và ảnh hưởng trực tiếp đến công việc, sinh hoạt hàng ngày
  • Không tìm ra được nguyên nhân gây ngứa
  • Ngứa do nghi ngờ mắc các bệnh lý ngoài da và bên trong cơ thể
  • Tình trạng ngứa ảnh hưởng đến khắp cơ thể
  • Bệnh nhân bị ngứa kèm theo các biểu hiện nghiêm trọng khác như sốt cao, sụt giảm cân không phải do ăn kiêng, da bị viêm đỏ, trong người mệt mỏi không muốn làm bất cứ việc gì.


Nếu cơn ngứa làm anh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của bạn, nên đi khám càng sớm càng tốt



Nếu nhận thấy cơ thể có một hay nhiều dấu hiệu nằm trong danh sách nói trên, bạn nên sắp xếp thời gian đi khám càng sớm càng tốt. Ngược lại nếu cơn ngứa không quá nghiêm trọng, tình trạng này sẽ dần được cải thiện khi chúng ta điều chỉnh chế độ ăn uống, biết cách chăm sóc da và sử dụng các bài thuốc chữa ngứa da từ dân gian đúng cách.

6 cách trị bệnh ngứa ngoài da hiệu quả từ dân gian

Với các trường hợp ngứa da nhẹ, bạn hoàn toàn có thể trị khỏi nhờ những mẹo dân gian được sử dụng từ xa xưa tới nay. Dưới đây là một số mẹo chữa ngứa da đơn giản từ các nguyên liệu tự nhiên mà rất nhiều người đã áp dụng thành công. Bạn có thể áp dụng thử, biết đâu may mắn tìm ra cho mình một bài thuốc phù hợp.

1. Dùng long não và dầu dừa giảm ngứa da

Khô da là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến da bị ngứa, thời tiết càng khô hanh thì càng khiến cho cơn ngứa ngáy trở nên trầm trọng hơn. Sử dụng dầu dừa và long não chính là một giải pháp hữu hiệu cho trường hợp này.



Dùng dầu dừa và long não trị bệnh ngứa ngoài da là cách đơn giản nhưng cho hiệu quả cực nhanh



Trong khi long não có đặc tính sát khuẩn nhẹ thì dầu dừa lại có khả năng dưỡng ẩm , làm dịu cơn ngứa không kém hiệu quả. Bạn có thể kết hợp hai nguyên liệu này theo hướng dẫn sau:

  • Nghiền long lão thành bột mịn rồi pha với dầu dừa để được hỗn hợp đặc sệt
  • Thoa thuốc lên chỗ da bị ngứa
  • Mát xa nhẹ nhàng để các chất nhanh thẩm thấu vào da và phát huy được hiệu quả tốt hơn
  • Để như vậy khoảng 10 phút rồi lấy nước sạch rửa lại.
  • Đều đặn thực hiện 3 lần 1 tuần da sẽ mềm mại và bớt ngứa hẳn
2. Cách chữa bệnh ngứa ngoài da bằng mật ong và lá húng quế

Mật ong ngoài tác dụng dưỡng ẩm nó còn có tính sát khuẩn và làm tăng sức đề kháng cho da. Tương tự lá húng quế cũng có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm tự nhiên. Sự kết hợp giữa hai nguyên liệu này sẽ giúp làm giảm cơn ngứa nhanh chóng. Đây cũng chính là một trong những cách trị ngứa da an toàn khi mang thai được hội chị em bầu bí rỉ tai nhau áp dụng.

Cách thực hiện:

  • Đầu tiên, bạn hãy nghiền nát vài lá húng quế, trộn chung với 3 thìa mật ong
  • Làm sạch vùng da cần điều trị và lấy hỗn hợp thoa một lớp mỏng phủ kín da
  • Để 20 phút rồi rửa sạch lại
  • Cách trị ngứa da này được thực hiện đều đặn hàng ngày sẽ khiến cơn ngứa dù dữ dội đến mấy cũng được xoa dịu tức thì.
3. Tắm thường xuyên giúp giảm ngứa da

Tắm rửa là hoạt động không thể thiếu mỗi ngày để làm sạch cơ thể, thói quen này càng trở nên cần thiết khi bạn đang bị ngứa da. Tùy theo điều kiện thời tiết bạn nên tắm rửa 2 lần mỗi ngày để loại bỏ sạch chất nhờn, mồ hôi, bụi bẩn và vi khuẩn tích tụ trên da. Làm như vậy sẽ phần nào giải quyết được những cơn ngứa ngáy khó chịu.

Bạn nên dùng nước ấm vừa phải để tắm. Không tắm bằng nước quá nóng hoặc dùng các loại xà bông có chất tẩy rửa mạnh sẽ khiến da bị khô và càng ngứa dữ dội hơn. Đừng quên dùng khăn thấm khô da trước khi mặc quần áo để tránh sự tấn công của nấm mốc.

4. Mẹo trị ngứa da bằng chanh và mật ong

Uống một ly nước chanh ấm mỗi ngày trước khi ăn sáng là giải pháp phòng ngừa và điều trị hiệu quả nhiều căn bệnh trong cơ thể, đặc biệt là bệnh ngứa da. Loại thức uống bình dân này giúp kích thích tiêu hóa, làm sạch các chất độc hại trong đường ruột và tăng sức đề kháng cho cơ thể. Qua đó đẩy lùi tình trạng ngứa da từ bên trong.



Mẹo trị ngứa da cực hay từ mật ong và chanh



Đặc biệt chanh và mật ong đều là những chất có đặc tính sát khuẩn mạnh. Ngoài việc dùng làm nước uống, bạn có thể kết hợp hai nguyên liệu để trị ngứa da từ bên ngoài. Cách thực hiện khá đơn giản như sau:

  • Dùng 3 thìa mật ong nguyên chất trộn chung với 1 thìa nước cốt chanh
  • Thoa hỗn hợp trực tiếp lên vùng da bị bệnh và để 20 phút. Cảm giác ngứa ngáy sẽ được xoa dịu tức thì
  • Do chanh có tính axit mạnh nên để tránh không bị ăn mòn da, chúng ta chỉ nên áp dụng mẹo này 2-3 lần trong tuần.
5. Cách trị ngứa da bằng nước chè xanh

Trong nhiều bài viết trước đây, chuyên mục đã từng đề cập đến những công dụng chữa vẩy nến, viêm da cơ địa hay các bệnh lý ngoài da của chè xanh. Hôm nay chúng tôi sẽ bật mí thêm một công dụng không kém phần tuyệt vời của trà đó chính là khả năng trị ngứa da của nó.

Chất diệt khuẩn tự nhiên có trong trà xanh sẽ giúp giảm nhanh cơn ngứa và làm sạch vi khuẩn trên da. Ngoài ra các dưỡng chất trong trà xanh còn giúp chống oxy hóa, ngăn ngừa thâm da hiệu quả.

Cách làm như sau:

  • Bạn lấy 100g trà xanh , đem rửa sạch, vò sơ và nấu với 2 lít nước cùng 1 thìa muối ăn
  • Pha loãng nước trà với nước lạnh sao cho còn hơi âm ấm để tắm hoặc vệ sinh những khu vực da bị ngứa
  • Dùng mỗi ngày 2 lần cho đến khi cơn ngứa dứt hẳn
6. Cách trị ngứa da bằng áp lạnh

Mẹo này khá đơn giản nhưng cho tác dụng giảm ngứa tức thì. Bạn chỉ cần lấy một cái khăn sạch nhúng vào nước đá, vắt cho hơi ráo nước rồi chườm lên vùng da bị ngứa. Khi khăn hết lạnh, lại đem nhúng vào nước đá chườm tiếp. Thực hiện như vậy 3-4 lần trong ngày, mỗi lần 20 phút bạn sẽ không còn bị những cơn ngứa bất chợt làm phiền nữa.

Các loại thuốc trị ngứa da tốt nhất hiện nay

Như đã đề cập ở trên, tùy theo tình trạng ngứa da mà chúng ta lựa chọn phương pháp điều trị cho phù hợp. Có những người chỉ cần áp dụng vài mẹo dân gian là khỏi nhưng có những trường hợp ngứa nghiêm trọng phải nhờ đến sự trợ giúp của thuốc tây hay các bài thuốc Đông y.

1. Thuốc tây trị ngứa ngoài da

Một số loại thuốc tây y thường có tác dụng làm giảm các triệu chứng ngứa ngoài da nhanh chóng và hạn chế tình trạng sưng viêm.

# Dùng thuốc/ kem bôi trị ngứa da:

  • Crotamiton:
Đây là loại thuốc mỡ dùng bôi ngoài da. Thuốc có tác dụng giảm ngứa, xoa dịu vùng da bị bệnh được sử dụng cho các trường hợp bị ngứa da cấp và mãn tính do nhiều nguyên nhân khác nhau. Ngoài ra, thuốc còn có tác dụng ngăn ngừa nhiễm khuẩn, bội nhiễm khi có tổn thương, trầy xước da do cào gãi.

Khi sử dụng cần lưu ý đến các tác dụng phụ của thuốc như nóng rát, kích ứng da, phù niêm mạc.

  • Thuốc Corticoid:
Là thuốc trị ngứa da, giảm viêm tại chỗ có tác dụng mạnh. Bệnh nhân có thể dùng các thuốc như Betamethason, Prednisolon, Hydrocortison, Shinpoong Gentri-sone … thoa lên da mỗi ngày 1, 2 lần theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.

  • Sihiron:
Kem Sihiron chứa các thành phần như Clotrimazole, Betamethasone Dipropionate, Gentamicin giúp điều trị các chứng ngứa do nhiễm nấm, nhiễm khuẩn, hay bị viêm da tiếp xúc… Đa số bệnh nhân đều cảm thấy tình trạng ngứa thuyên giảm rõ rệt sau khoảng 4 tuần sử dụng Sihiron với liều lượng 2-3 lần một ngày.

  • Kem bôi chứa hoạt chất kháng sinh:
Dùng cho các trường hợp bị ngứa da có biểu hiện nhiễm khuẩn. Thuốc có tác dụng ức chế và tiêu diệt các loại vi khuẩn trên bề mặt da rất nhanh chóng. Vì chứa hoạt chất kháng sinh nên dùng không đúng cách có thể gây lờn thuốc, kéo dài thời gian điều trị. Vì vậy bạn nên thận trọng dùng đúng theo hướng dẫn của bác sĩ.

# Thuốc uống trị ngứa da từ bên trong:

Các thuốc dùng theo đường uống thường có tác dụng toàn thân nên chỉ những trường hợp bị ngứa khắp cơ thể hoặc không đáp ứng được với thuốc bôi mới cần dùng đến.

  • Nhóm thuốc kháng histamin:
Nằm trong nhóm này bao gồm các loại thuốc như Clorpheniramin maleat, Fexofenadin, Promethazin hydroclorid hay Loratadin. Thuốc có tác dụng ức chế phản ứng dị ứng, ngăn chặn quá trình bài tiết histamin dưới da, từ đó nhanh chóng cắt đứt cơn ngứa ngáy khó chịu.

Các loại thuốc này khi sử dụng cần có chỉ định của bác sĩ vì chúng thường cho tác dụng phụ là gây buồn ngủ, giảm tập trung. Bệnh nhân đang điều hành máy móc, tái xế lái xe hay những công việc đòi hỏi có sự tập trung cao độ chỉ nên dùng thuốc vào buổi tối.

  • Nhóm thuốc giảm đau:


Aspirin là thuốc trị ngứa da có tác dụng giảm đau hiệu quả



Các trường hợp bị ngứa kèm đau nhức cơ thể hay sốt cao thì sẽ được chỉ định thêm thuốc giảm đau, hạ sốt như Ibuprofen, Aspirin, Paracetamo, Diclofenac… Bệnh nhân nên uống thuốc sau khi ăn no để tránh gây hại cho dạ dày.

  • Nhóm thuốc chống viêm:
Thường dùng nhất là corticoid. Thông thường chỉ có những trường hợp bị ngứa trầm trọng do các chứng viêm da gây ra mới được chỉ định loại này.

Vì thuốc này có rất nhiều tác dụng phụ nguy hiểm nó được ví như con dao hai lưỡi. Khi sử dụng lâu dài bệnh nhân có thể bị phù mạch, tích nước, đái tháo đường, tăng huyết áp, viêm loét dạ dày. Do đó thuốc chỉ được chỉ được chỉ định trong khoảng 1-2 tuần. Không dùng thuốc cho trẻ nhỏ, phụ nữ có thai và bà mẹ sau sinh còn đang nuôi con bằng sữa mẹ.

Mặc dù thuốc Tây y giúp đẩy lùi nhanh chóng các triệu chứng gây ngứa ngoài da nhưng bệnh vẫn có thể tái phát bất cứ lúc nào sau khi chúng ta ngưng sử dụng thuốc. Để tránh những tác dụng phụ không mong muốn bệnh nhân chỉ được sử dụng thuốc sau khi đã thăm khám và có sự kê đơn của bác sĩ. Không tự ý ra ngoài tiệm thuốc Tây mua thuốc về uống hoặc bôi khi chưa biết rõ về tình trạng bệnh của mình.

2. Thuốc Đông y trị ngứa ngoài da

Trong Đông y có rất nhiều vị thuốc được ứng dụng vào các bài thuốc khác nhau giúp điều trị cơn ngứa ngoài da vô cùng nhanh chóng và hiệu quả. Không như thuốc Tây, thuốc Đông y áp dụng được cho nhiều đối tượng khác nhau như người già, trẻ nhỏ, người bị huyết áp thấp, người đau dạ dày… Thuốc không những không có tác dụng phụ mà còn trị tận gốc căn nguyên gây ngứa da. Điều này giúp bệnh không bị tái phát bệnh sau khi ngưng dùng thuốc. Với các ưu điểm trên, rất nhiều người bệnh đã tin tưởng và lựa chọn phương pháp Đông y để điều trị ngứa ngoài da.

# Bài thuốc số 1:

– Thành phần: đơn tướng quân 25g; kim ngân hoa, ké đầu ngựa và mã đề mỗi vị 12g

– Cách dùng: Các vị thuốc trên sau khi chuẩn bị đúng liều lượng thì trộn chung với nhau , cho vào ấm sắc uống. Mỗi thang chỉ sắc một lần, phần thuốc thu được gạn ra chia đều làm 3 phần uống vào buổi sáng, trưa, tối. Dùng liên tục khoảng một tuần bệnh tình sẽ dứt. Bài thuốc này thích hợp cho những người bị ngứa da do dị ứng, nổi mề đay mẩn đỏ

# Bài thuốc số 2:

– Thành phần: Sinh thạch cao, thổ phục linh, vỏ bí đao, ý dĩ ( mỗi vị 30g); kinh giới, thiền thoái, phòng phong ( mỗi vị 9g), sinh địa hoàng (25g), sinh cam thảo (6g), bạch tiêu bì ( 12g).

– Cách dùng: Tương tự như bài thuốc trên, bạn cho tất cả các vị vào ấm sắc. Ban đầu đổ khoảng 600ml nước vào nấu sôi, để lửa liu riu cho đến khi nước cạn còn 1/3 thì gạn ra chén chia làm 3 phần uống trong ngày. Mỗi lần uống nên hâm nóng lại thuốc. Dùng đều đặn mỗi ngày 1 thang, sau khoảng 3 thang tình trạng ngứa ngáy và các dấu hiệu đi kèm sẽ thuyên giảm.



Cách trị ngứa da an toàn bằng thuốc Đông y



# Bài thuốc số 3:

– Thành phần: Bạch thược, mạch đông ( mỗi vị 15g); đương quy, phòng phong, ô đậu ( mỗi vị 12g), xuyên khung, hà thủ ô, kinh giới ( mỗi vị 9g); thục địa ( 18g).

– Cách dùng: Cho các vị thuốc vào ấm cùng với 750ml nước, đun nhỏ lửa cho đến khi thuốc cạn còn 1/3 thì chia ra uống làm 3 lần cho hết. Chỉ nên dùng thuốc trong ngày, không để qua đêm vì để lâu thuốc sẽ mất tác dụng.

# Bài thuốc số 4:

– Thành phần: bồ công anh (15g); cúc hoa và kim ngân hoa ( mỗi vị 9g), sinh cam thảo (5g)

– Cách dùng thuốc: Sắc thuốc uống mỗi ngày một thang. Do thuốc có tác dụng toàn thân nên bạn có thể dùng cách này để trị ngứa da đầu hay ngứa da toàn thân đều được.

Một số điểm lưu ý quan trọng khi dùng thuốc đông y chữa bệnh ngứa ngoài da

  • Bệnh nhân nên uống thuốc khi còn ấm bởi lúc này nhiệt độ của cơ thể và của thuốc là ngang ngửa nhau. Điều này sẽ giúp thuốc được hấp thu tốt hơn và có tác dụng nhanh hơn .
  • Thời điểm uống thuốc tốt nhất là trước hoặc sau khi ăn 1-2 giờ. Lúc này bụng không quá đói cũng không quá no nên tránh được những kích ứng trên da dày và các triệu chứng khó chịu như chướng hơi, đầy bụng, cồn cào ruột gan sau khi dùng thuốc. Điều quan trọng là uống thuốc vào thời điểm này sẽ không làm cản trở quá trình hấp thu chất dinh dưỡng từ thực phẩm được nạp vào trong bữa ăn.
  • Tùy theo số lần sử dụng thuốc và giãn cách thời gian cho phù hợp. Đối với các bài uống 3 lần/ ngày thì khoảng cách giữa lần uống thuốc trước và sau sẽ là 4 tiếng, nếu một ngày chỉ uống 2 lần thì cần cách nhau ít nhất 8 giờ.
  • Nên sắc thuốc bằng ấm được làm từ chất liệu đất nung hoặc ấm sứ. Tránh dùng ấm kim loại vì trong quá trình sắc, một số hoạt chất hữu cơ trong thuốc có thể bị kim loại phân hủy và sinh ra nhiều chất độc hại cho cơ thể.
  • Tùy theo tình trạng ngứa, nguyên nhân gây bệnh và thể trạng của mỗi người bác sĩ sẽ gia giảm liều lượng và các vị thuốc trong bài cho phù hợp. Vì vậy bệnh nhân cần tới các cơ sở khám chữa bệnh bằng Đông y uy tín để bác sĩ bắt mạch, kê đơn. Tuyệt đối không tự cắt thuốc về uống hoặc dùng theo đơn của người khác.
  • Kiên trì dùng thuốc đúng liều, đủ thời gian theo hướng dẫn của thầy thuốc
  • Thuốc trị ngứa da từ đông y thường không cho kết quả ngay chỉ trong một sớm một chiều. Hiệu quả của thuốc còn phụ thuộc vào khả năng hấp thu và cơ địa của từng bệnh nhân. Vì vậy người bệnh cần dùng thuốc trong một thời gian dài để thấy được những chuyển biến từ bên trong cơ thể.
Bị bệnh ngứa da cần lưu ý

Trong quá trình điều trị ngứa da và kể cả khi không bị ngứa, bạn cũng cần tuân thủ một số điều dưới đây để cơn ngứa không còn tái diễn.

– Hạn chế cào gãi mạnh

Đôi khi chỉ cần đưa tay ra gãi, cơn ngứa sẽ nhanh chóng được giải quyết. Mặc dù vậy bạn có biết thói quen này cũng có thể gây kích ứng da, làm cơn ngứa trở nên dữ dội hơn. Bạn sẽ rơi vào vòng xoáy luẩn quẩn ngứa → gãi → ngứa, càng gãi càng ngứa.

Dưới góc độ chuyên môn,các bác sĩ da liễu cũng khuyến cáo việc gãi ngứa vô tình tạo điều kiện thuận lợi giúp vi khuẩn tích tụ ở móng tay có thể lan truyền qua da khiến da bị sưng tấy, viêm nhiễm và mưng mủ. Đây chính là lý do vì sao dù ngứa đến mấy bạn cũng nên kiềm chế việc dùng tay hay bất kì vật gì cọ gãi cho đã ngứa.

– Loại bỏ nguyên nhân gây ngứa:

Tìm hiểu nguyên nhân gây ngứa và loại bỏ chúng là việc bắt buộc phải làm nếu như bạn muốn chứng ngứa ngáy được loại bỏ dứt điểm. Chẳng hạn như nếu bị ngứa do mắc bệnh lý nào đó, bạn cần đi khám để được dùng thuốc điều trị bệnh; Hay trường hợp bị ngứa vì thiếu máu, thiếu sắt thì cần tăng cường ăn uống các thực phẩm giàu sắt như thịt bò, sò huyết, rau dền hoặc uống bổ sung thuốc sắt theo hướng dẫn của bác sĩ.

– Về trang phục mặc hàng ngày:

Tránh mặc quần áo bó sát khiến da bị bí bách, và viêm nhiễm, ngứa ngáy nhiều hơn. Thay vào đó, bạn nên mặc những trang phục thoải mái, rộng rãi. Mùa nóng thì nên chọn quần áo có chất liệu mỏng nhẹ và thấm hút mồ hôi tốt. Mùa đông nên chọn trang phục có chất liệu mỏng nhẹ, mát, không có lông và không gây dị ứng da.

– Giữ ẩm cho da:



Người bị bệnh ngứa ngoài da nên thoa kem dưỡng ẩm thường xuyên để da không bị khô và kích ứng



Việc cân bằng độ ẩm trên da cũng sẽ giúp bạn hạn chế và cải thiện được tình trạng ngứa da. Bạn nên thoa kem dưỡng ẩm cho da 2-3 lần/ ngày. Tuy nhiên trước tiên hãy xác định rõ tính chất làn da của bạn thuộc loại da thường, da khô, da nhờn, da hỗn hợp hay da nhạy cảm. Sau đó nhờ bác sĩ hoặc nhân viên bán hàng tư vấn cho bạn một loại kem dưỡng ẩm phù hợp nhất.

Ngoài ra, bạn có thể dùng các loại tinh dầu thực vật như dầu oliu, dầu dừa, dầu cà rốt. Chúng có khả năng dưỡng ẩm khá tốt mà không gây kích ứng da. Kết hợp uống 2-2,5 lít nước mỗi ngày để cơ thể không bị thiếu nước.

– Sử dụng chất tẩy rửa nhẹ:

Nếu làn da đang bị ngứa và khô, bạn nên cẩn trọng trong khâu lựa chọn các sản phẩm tắm gội. Tốt nhất nên lựa chọn các sản phẩm có chất tẩy nhẹ và được bổ sung chất dưỡng ẩm để da không bị kích ứng

Bên cạnh đó, khi rửa chén, giặt đồ hay tiếp xúc với hóa chất hãy mang gang tay cũng như mặc đồ bảo hộ. Tránh để da tiếp xúc trực tiếp với các chất này.

– Hạn chế dùng nước nóng:

Tắm nước quá nóng sẽ làm da bị khô và ngứa nhiều hơn. Theo nghiên cứu khoa học, nhiệt độ nước tắm thích hợp và an toàn nhất cho làn da của người lớn là khoảng 44 độ C. Trong khi đó, làn da của trẻ em có sức chịu nhiệt kém hơn nên cha mẹ chỉ nên pha nước ấm có nhiệt độ dao động trong khoảng 36-38 độ để đảm bảo an toàn cho làn da của bé.

– Sử dụng phấn rôm:

Phấn rôm được xem là phao cứu sinh của các mẹ bỉm sữa mỗi khi con bị ngứa ngáy, nổi rôm sảy. Được pha chế từ chất kẽm, muối canxi… phấn rôm có tác dụng làm mát da, xoa dịu cơn ngứa nhanh chóng. Tuy nhiên khi sử dụng bạn lưu ý chỉ thoa một lớp mỏng lên da sau khi vừa tắm rửa sạch sẽ để không khiến lỗ chân lông bị bịt kín.

Nhìn chung, ngứa da không phải là bệnh lý quá nguy hiểm nhưng không phải vì vậy mà bạn xem thường, chủ quan. Do có liên quan trực tiếp đến nhiều bệnh trong cơ thể nên nếu bạn bị ngứa mãn tính hoặc ngứa ngoài da kéo dài thì nên tới các chuyên khoa da liễu uy tín khám để tìm đúng nguyên nhân và điều trị bệnh cho chính xác.

Bạn đã biết chưa: Chấm dứt mề đay mẩn ngứa bằng phương pháp dân gian đơn giản


Nguồn: chuyenkhoadalieu.net​
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.