Da liễu –
Trên thực tế cứ 10 người mắc bệnh mề đay thì trong đó có 8-9 người phải đối mặt với các triệu chứng của bệnh như da bị sưng tấy lên, xuất hiện các nốt có màu đỏ và kèm theo chứng ngứa ngáy khó chịu kéo dài dai dẳng. Mề đay có thể xuất hiện theo từng đợt và kèm theo các triệu chứng này đặc biệt là ngứa ngáy khiến nhiều người cảm thấy khó chịu. Vậy làm cách nào để cài thiện tình trạng ngứa ngáy khi bị nổi mề đay? Sau đây xin mời các bạn tham khảo 5 mẹo giúp làm giảm ngứa khi bị nổi mề đay hiệu quả nhất.
Mề đay là bệnh lí về da liễu thường gặp ở rất nhiều người hiện nay, trong y học dị ứng nổi mề đay được xem là một sai sót trong hoạt động của hệ thống miễn dịch khi có sự xâm nhập của một số chất lạ ( được gọi là dị nguyên). Chính điều này đã dẫn đến hàng loạt các phản ứng quá mẫn trong cơ thể và gây ra hậu quả là giải phóng chất histamin có sẵn trong tế bào da (loại chất gây mẩn ngứa, nổi ban đỏ, phù nề ở da…).
5 cách giảm ngứa khi bị nổi mề đay nhanh chóng hiệu quả được nhiều người áp dụng
Bệnh tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng các triệu chứng bệnh gây ra sẽ khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, làm mất thẩm mỹ trên da, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày nếu không kịp thời khắc phục chúng ngay lập tức.
5 cách làm giảm ngứa khi bị nổi mề đay cực hay 1. Vệ sinh làn da đúng cách
Trong một lần khảo sát chúng tôi có đã ghi nhận được rất nhiều ý kiến của các bạn khán giả khi nói rằng “bệnh mề đay cần phải kiên cử nước và gió”. Điều này các chuyên gia khẳng định là ý kiến sai lầm hoàn toàn. Bởi, việc tắm rửa vệ sinh hàng ngày sạch sẽ không chỉ giúp làn da bạn phòng tránh được những tác nhân gây dị ứng trên da mà còn giúp da thoáng mát hơn.
Khi tắm chúng tôi cũng khuyên bạn không nên sử dụng nước quá nóng để tắm và sử dụng các loại xà phòng có chứa chất tẩy để tắm sẽ gây kích thích cho làn da của bạn. Thay vào đó bạn hãy dùng một số loại thảo dược có công dụng kháng khuẩn từ lá chè xanh, lá khổ qua rừng, lá lốt, lá khế… để nấu lấy nước tắm hàng ngày giúp làm giảm cơn ngứa nhanh chóng.
Sau khi tắm xong bạn không nên dùng khăn quá khô cọ sát lên vùng da bị ngứa gây trầy xướt mà hãy dùng khăn mềm lau nhẹ nhàng lên vùng da của mình rồi mặc quần áo. Tuyệt đối không được mặc quần áo ẩm ướt sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xuất hiện hiện.
2. Chườm hoặc đắp khăn lạnh làm giảm cơn ngứa
Việc xử lí cơn ngứa và khắc phục vùng da bị sưng do bệnh gây ra bằng cách bạn dùng khăn lạnh đắp lên vùng da bị nổi mề đay là điều mỗi người bệnh nên áp dụng mỗi khi bệnh xuất hiện. Cách làm này vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần dùng chiếc khăn mềm nhúm nước lạnh sau đó vắt ráo nước rồi đắp lên vùng da bị nổi mề đay nên giữ nguyên trong thời gian 30 phút nhé!
Bạn nên lưu ý đối với những làn da nhạy cảm bạn không nên tuỳ tiện đắp khăn lạnh lên vùng bệnh mà trước tiên cần phải thử xem trong thời gian khoảng vài phút nếu cảm thấy việc đắp khăn lạnh khiến vùng bệnh ngứa hơn thì nên dừng lại để tránh làm tổn thương vùng da làm cho tình trạng viêm nhiễm trở nên nghiêm trọng hơn.
Cách làm giảm ngứa khi bị nổi mề đay nhanh chóng tiện lợi nhất chính là chườm hoặc đắp khăn lạnh
3. Nhẹ nhàng xoa bóp và ấn huyệt hợp cốc
Là một trong những huyệt vị có công dụng điều trị mề đay mẩn ngứa toàn thân hiệu quả nhất được nhiều người áp dụng tại nhà mang lại kết quả cao. Huyệt hợp cốc nằm ở gần khớp nối xương ngón cái và xương bàn tay. Trước khi ấn huyệt tay để bấm huyệt chỉ cần trong tư thế thả lỏng, tay còn lại thì dùng ngón cái và ngón trỏ nhẹ nhàng xoa bóp sau đó ấn mạnh đến khí có cảm giác hơi tê và đau. Thực hiện trong vòng 3-5 phút rồi đổi tay.
Ngoài mẹo xoa bóp ấn huyệt hợp cốc làm giảm cơn ngứa do bệnh nổi mề đay gây ra, phương pháp này còn có tác dụng cải thiện chứng đau nhức đầu và chữa bệnh viêm mũi dị ứng hiệu quả nhất.
4. Phương pháp dân gian làm giảm ngứa khi bị mề đay
Bạn có thể làm giảm những cơn ngứa ngáy do mề đay bằng các cách dân gian hiệu quả như gừng, cây lô hội, rau má, lá khế,… Đây đều là những thảo dược thiên nhiên có công dụng thanh nhiệt, giải độc, giảm ngứa, khó chịu.
Cách thức rất đơn giản, bạn chỉ cần lấy một nắm lá khế, rau má rửa sạch với nước muối rồi đun sôi để tắm. Mỗi ngày thực hiện từ 2 – 3 lần, không chỉ giúp giảm ngứa mà còn hỗ trợ điều trị bệnh mề đay. Với gừng thì bạn có thể bổ sung vào bữa ăn, xông hơi hay đơn giản nhất là cắt lát gừng, làm mát trong tủ lạnh rồi thoa lên những vùng da bị mề đay, ngứa ngáy.
Bằng nhiều thảo dược thiên nhiên có tính thanh nhiệt, giải độc, bạn có thể làm giảm ngứa khi bị nổi mề đay hiệu quả
5. Cách giảm ngứa khi nổi mề đay bằng chế độ ăn uống
Bên cạnh các cách làm giảm ngứa từ bên ngoài, bạn hãy điều trị cả bên trong bằng cách xây dựng chế độ ăn uống thật khoa học, hợp lý. Cụ thể, hãy bổ sung những thực phẩm chứa nhiều vitamin C thông qua các loại thực phẩm như trái cây, rau xanh để tăng cường hệ miễn dịch.
Đặc biệt, hãy ăn những thực phẩm có tính mát, làm dịu làn da với các loại thực phẩm sau:
Nhận xét từ bác sĩ Trần Ngọc Ánh đang hiện đang công tác tại bệnh viện da liễu TP. HCM chia sẻ: Mề đay dễ tái phát nhưng lại khó điều trị. Việc làm giảm cơn ngứa hay nói cách khác là khắc phục cơn ngứa thông qua 3 mẹo vặt như đã nói trên ( vệ sinh vùng da, chờm lạnh và xoa bóp ấn huyệt hợp cốc) chỉ có thể giúp bạn làm giảm cơn ngứa tạm thời vào lúc đó mà thôi. Nếu người bệnh muốn khắc phục hoàn toàn triệu chứng này và để bệnh không có cơ hội tái phát lại thì cần phải tuân thủ thêm một số yêu cầu sau đây:
+ Xác định nguyên nhân gây bệnh và có phương pháp xử lí đúng đắn. Khi dùng các loại kem bôi ngoài da hoặc thuốc uống điều trị bệnh cần phải có sự chỉ định của bác sĩ không được tự ý mua về dùng tuỳ tiện, không đúng liều lượng sẽ gây ảnh hưởng đến làn da của bạn và khiến cho bệnh trở nên nặng hơn.
+ Có chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung các loại thực phẩm chứa hàm lượng vitamin A, C, E…. Nên uống nhiều nước trong ngày đặc biệt là các loại nước ép từ hoa quả có lợi cho hệ miễn dịch. Loại bỏ những thực phẩm gây kích ứng cho làn da như: rượu, bia, thuốc lá, thức ăn từ hải sản, trứng, thịt gà…
+ Chăm chỉ luyện tập thể dục thể thao, thường xuyên vận động giúp cơ thể tăng cường tuần hoàn máu giảm bớt nguy cơ mắc bệnh, đây còn làbí quyết giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể phòng chống bệnh tái phát.
+ Tạo giấc ngủ sâu, ngủ đủ giấc, giữ tinh thần thoải mái đồng thời đảm bảo cho môi trường sống xung quanh luôn thoáng mát, sạch sẽ nhé!
Chúc các bạn thực hiện thành công!
Tìm hiểu thêm:
Trên thực tế cứ 10 người mắc bệnh mề đay thì trong đó có 8-9 người phải đối mặt với các triệu chứng của bệnh như da bị sưng tấy lên, xuất hiện các nốt có màu đỏ và kèm theo chứng ngứa ngáy khó chịu kéo dài dai dẳng. Mề đay có thể xuất hiện theo từng đợt và kèm theo các triệu chứng này đặc biệt là ngứa ngáy khiến nhiều người cảm thấy khó chịu. Vậy làm cách nào để cài thiện tình trạng ngứa ngáy khi bị nổi mề đay? Sau đây xin mời các bạn tham khảo 5 mẹo giúp làm giảm ngứa khi bị nổi mề đay hiệu quả nhất.
Mề đay là bệnh lí về da liễu thường gặp ở rất nhiều người hiện nay, trong y học dị ứng nổi mề đay được xem là một sai sót trong hoạt động của hệ thống miễn dịch khi có sự xâm nhập của một số chất lạ ( được gọi là dị nguyên). Chính điều này đã dẫn đến hàng loạt các phản ứng quá mẫn trong cơ thể và gây ra hậu quả là giải phóng chất histamin có sẵn trong tế bào da (loại chất gây mẩn ngứa, nổi ban đỏ, phù nề ở da…).
5 cách giảm ngứa khi bị nổi mề đay nhanh chóng hiệu quả được nhiều người áp dụng
Bệnh tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng các triệu chứng bệnh gây ra sẽ khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, làm mất thẩm mỹ trên da, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày nếu không kịp thời khắc phục chúng ngay lập tức.
5 cách làm giảm ngứa khi bị nổi mề đay cực hay 1. Vệ sinh làn da đúng cách
Trong một lần khảo sát chúng tôi có đã ghi nhận được rất nhiều ý kiến của các bạn khán giả khi nói rằng “bệnh mề đay cần phải kiên cử nước và gió”. Điều này các chuyên gia khẳng định là ý kiến sai lầm hoàn toàn. Bởi, việc tắm rửa vệ sinh hàng ngày sạch sẽ không chỉ giúp làn da bạn phòng tránh được những tác nhân gây dị ứng trên da mà còn giúp da thoáng mát hơn.
Khi tắm chúng tôi cũng khuyên bạn không nên sử dụng nước quá nóng để tắm và sử dụng các loại xà phòng có chứa chất tẩy để tắm sẽ gây kích thích cho làn da của bạn. Thay vào đó bạn hãy dùng một số loại thảo dược có công dụng kháng khuẩn từ lá chè xanh, lá khổ qua rừng, lá lốt, lá khế… để nấu lấy nước tắm hàng ngày giúp làm giảm cơn ngứa nhanh chóng.
Sau khi tắm xong bạn không nên dùng khăn quá khô cọ sát lên vùng da bị ngứa gây trầy xướt mà hãy dùng khăn mềm lau nhẹ nhàng lên vùng da của mình rồi mặc quần áo. Tuyệt đối không được mặc quần áo ẩm ướt sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xuất hiện hiện.
2. Chườm hoặc đắp khăn lạnh làm giảm cơn ngứa
Việc xử lí cơn ngứa và khắc phục vùng da bị sưng do bệnh gây ra bằng cách bạn dùng khăn lạnh đắp lên vùng da bị nổi mề đay là điều mỗi người bệnh nên áp dụng mỗi khi bệnh xuất hiện. Cách làm này vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần dùng chiếc khăn mềm nhúm nước lạnh sau đó vắt ráo nước rồi đắp lên vùng da bị nổi mề đay nên giữ nguyên trong thời gian 30 phút nhé!
Bạn nên lưu ý đối với những làn da nhạy cảm bạn không nên tuỳ tiện đắp khăn lạnh lên vùng bệnh mà trước tiên cần phải thử xem trong thời gian khoảng vài phút nếu cảm thấy việc đắp khăn lạnh khiến vùng bệnh ngứa hơn thì nên dừng lại để tránh làm tổn thương vùng da làm cho tình trạng viêm nhiễm trở nên nghiêm trọng hơn.
Cách làm giảm ngứa khi bị nổi mề đay nhanh chóng tiện lợi nhất chính là chườm hoặc đắp khăn lạnh
3. Nhẹ nhàng xoa bóp và ấn huyệt hợp cốc
Là một trong những huyệt vị có công dụng điều trị mề đay mẩn ngứa toàn thân hiệu quả nhất được nhiều người áp dụng tại nhà mang lại kết quả cao. Huyệt hợp cốc nằm ở gần khớp nối xương ngón cái và xương bàn tay. Trước khi ấn huyệt tay để bấm huyệt chỉ cần trong tư thế thả lỏng, tay còn lại thì dùng ngón cái và ngón trỏ nhẹ nhàng xoa bóp sau đó ấn mạnh đến khí có cảm giác hơi tê và đau. Thực hiện trong vòng 3-5 phút rồi đổi tay.
Ngoài mẹo xoa bóp ấn huyệt hợp cốc làm giảm cơn ngứa do bệnh nổi mề đay gây ra, phương pháp này còn có tác dụng cải thiện chứng đau nhức đầu và chữa bệnh viêm mũi dị ứng hiệu quả nhất.
4. Phương pháp dân gian làm giảm ngứa khi bị mề đay
Bạn có thể làm giảm những cơn ngứa ngáy do mề đay bằng các cách dân gian hiệu quả như gừng, cây lô hội, rau má, lá khế,… Đây đều là những thảo dược thiên nhiên có công dụng thanh nhiệt, giải độc, giảm ngứa, khó chịu.
Cách thức rất đơn giản, bạn chỉ cần lấy một nắm lá khế, rau má rửa sạch với nước muối rồi đun sôi để tắm. Mỗi ngày thực hiện từ 2 – 3 lần, không chỉ giúp giảm ngứa mà còn hỗ trợ điều trị bệnh mề đay. Với gừng thì bạn có thể bổ sung vào bữa ăn, xông hơi hay đơn giản nhất là cắt lát gừng, làm mát trong tủ lạnh rồi thoa lên những vùng da bị mề đay, ngứa ngáy.
Bằng nhiều thảo dược thiên nhiên có tính thanh nhiệt, giải độc, bạn có thể làm giảm ngứa khi bị nổi mề đay hiệu quả
5. Cách giảm ngứa khi nổi mề đay bằng chế độ ăn uống
Bên cạnh các cách làm giảm ngứa từ bên ngoài, bạn hãy điều trị cả bên trong bằng cách xây dựng chế độ ăn uống thật khoa học, hợp lý. Cụ thể, hãy bổ sung những thực phẩm chứa nhiều vitamin C thông qua các loại thực phẩm như trái cây, rau xanh để tăng cường hệ miễn dịch.
Đặc biệt, hãy ăn những thực phẩm có tính mát, làm dịu làn da với các loại thực phẩm sau:
- Mướp: Rửa sạch 30gram mướp rồi nấu chín với chút muối để ăn dần trong ngày.
- Canh rau sam và rau muống: nấu 30gram rau sam và 30gram rau muống để làm canh uống trong ngày.
- Canh rau muống, râu ngô, mã thầy: Chuẩn bị 30gram rau muống, 15gram râu ngô và 10gram mã thầy, nấu thành canh uống trong ngày.
- Hoặc nấu 30gram sinh ý dĩ nhân, bột mã thầy đã nghiền bột thành cháo để ăn.
- Sắc 30gram vỏ bí xanh, xích đậu thành trà uống.
Nhận xét từ bác sĩ Trần Ngọc Ánh đang hiện đang công tác tại bệnh viện da liễu TP. HCM chia sẻ: Mề đay dễ tái phát nhưng lại khó điều trị. Việc làm giảm cơn ngứa hay nói cách khác là khắc phục cơn ngứa thông qua 3 mẹo vặt như đã nói trên ( vệ sinh vùng da, chờm lạnh và xoa bóp ấn huyệt hợp cốc) chỉ có thể giúp bạn làm giảm cơn ngứa tạm thời vào lúc đó mà thôi. Nếu người bệnh muốn khắc phục hoàn toàn triệu chứng này và để bệnh không có cơ hội tái phát lại thì cần phải tuân thủ thêm một số yêu cầu sau đây:
+ Xác định nguyên nhân gây bệnh và có phương pháp xử lí đúng đắn. Khi dùng các loại kem bôi ngoài da hoặc thuốc uống điều trị bệnh cần phải có sự chỉ định của bác sĩ không được tự ý mua về dùng tuỳ tiện, không đúng liều lượng sẽ gây ảnh hưởng đến làn da của bạn và khiến cho bệnh trở nên nặng hơn.
+ Có chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung các loại thực phẩm chứa hàm lượng vitamin A, C, E…. Nên uống nhiều nước trong ngày đặc biệt là các loại nước ép từ hoa quả có lợi cho hệ miễn dịch. Loại bỏ những thực phẩm gây kích ứng cho làn da như: rượu, bia, thuốc lá, thức ăn từ hải sản, trứng, thịt gà…
+ Chăm chỉ luyện tập thể dục thể thao, thường xuyên vận động giúp cơ thể tăng cường tuần hoàn máu giảm bớt nguy cơ mắc bệnh, đây còn làbí quyết giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể phòng chống bệnh tái phát.
+ Tạo giấc ngủ sâu, ngủ đủ giấc, giữ tinh thần thoải mái đồng thời đảm bảo cho môi trường sống xung quanh luôn thoáng mát, sạch sẽ nhé!
Chúc các bạn thực hiện thành công!
Tìm hiểu thêm:
- Mẹo trị nổi mề đay mẩn ngứa khắp người nhanh nhất
- Cây diệp hạ châu trị mề đay hiệu quả không?
- Suy giảm chức năng gan có thể gây nổi mề đay
Nguồn: chuyenkhoadalieu.net
Bài viết cùng chủ đề
- Đừng để bệnh nấm tóc làm phiền
- 0
- 1,551
- Đông y trị mụn trứng cá
- 0
- 1,095
- Điều trị sẹo bỏng lâu năm
- 1
- 2,506