Da liễu: Mẹo trị chàm bằng lá ổi giúp giảm đi sự khó chịu


dungcpc1

Active Member
2,594
3
38
Xu
1,157
Da liễu –

Một số mẹo dân gian như mẹo trị chàm bằng lá ổi khá phổ biến tại một số vùng, thường được dùng để giảm ngứa ngáy. Những lợi ích của lá ổi như thế nào? Cách sử dụng ra sao? Đánh giá của các chuyên gia về phương pháp này như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ trả lời những thắc mắc trên.


Lá ổi và một số tác dụng

Ổi là một loại quả phổ biến ở các khu vực nhiệt đới, phần quả có tác dụng chính là làm thực phẩm, trong khi lá ổi cũng có nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Lá ổi (guava leaf) là một trong những loại lá chứa nhiều thành phần acid tự nhiên như acid lauric, acid stearic, acid oleic, acid lioleic, các thành phần flavonoid như quercetin, vitamin C,… Do đó đây được xem là một loại lá có nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Nhiều quốc gia châu Á từ lâu tận dụng những đặc tính kháng viêm, chống oxy hóa trong thành phần của lá ổi để sử dụng ngoài da hoặc làm trà để uống. Một số khảo sát trên tạp chí sức khỏe Medicaldaily đã chỉ ra một số công dụng hữu ích của lá ổi như:

  • Sử dụng lá ổi nấu trà, cải thiện tình trạng tiêu hóa, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa nhờ các thành phần chống oxy hóa trong lá ổi.
  • Trà lá ổi cũng giúp loại bỏ chất béo nhờ vào lượng chất xơ cao trong lá ổi và lượng glycemic thấp, qua đó ức chế một số thành phần đi vào gan và chuyển hóa thành chất béo.
  • Giúp hỗ trợ cải thiện và ngăn ngừa tình trạng bệnh tiểu đường.
  • Kháng khuẩn, kháng viêm ngoài da, giảm ngứa.
Nhờ những đặc tính này, từ lâu Y học cổ truyền đã ứng dụng tính ấm, vị chát của lá ổi vào việc giải độc, thanh lọc cơ thể, chữa tiêu hóa, giúp cầm máu, chảy máu chân răng,… Y học hiện đại cũng xem các hoạt chất trong lá ổi là nhóm hoạt chất có tác động tích cực trong việc giảm thiểu các triệu chứng viêm sưng đau, khó chịu, ngứa ngáy ngoài da, giúp hỗ trợ chống oxy hóa.



Lá ổi có nhiều tác dụng tích cực đối với làn da



Mẹo trị chàm bằng lá ổi theo kinh nghiệm dân gian

Sử dụng lá ổi trị chàm theo kinh nghiệm dân gian có thể giúp bệnh nhân giảm được các triệu chứng khó chịu của chàm da và một số bệnh ngoài da khác. Để cải thiện tình trạng chàm da bằng lá ổi, dân gian thường áp dụng theo các bước dưới đây:

  • Chuẩn bị khoảng 1 nắm lá ổi sạch, loại bỏ các lá bị sâu, héo, dập. Ngâm lá ổi với nước muối sau đó để cho ráo nước.
  • Sau khi đã rửa sạch lá ổi, bạn cho phần lá ổi đã chuẩn bị vào nồi, đun sôi lên với nước khoảng 5 – 7 phút với lửa nhỏ. Đến khi nước lá ổi đã sôi thì đổ nước lá ổi ra chậu nhỏ.
  • Để cho nước lá ổi bớt nóng sau đó dùng nước này để ngâm rửa những vùng da bị chàm để giúp giảm ngứa trong khoảng 15 phút.
  • Trong khi ngâm da với nước lá ổi có thể kết hợp dùng xác lá ổi để chà xát nhẹ nhàng lên vùng da bị chàm.
  • Cách này có thể thực hiện 1 – 2 lần trong ngày để làm sạch vùng da bị chàm và giúp giảm ngứa. Nên thực hiện vào buổi tối để giảm ngứa, giúp ngủ ngon.


Cách dùng lá ổi trị chàm, giảm bớt khó chịu ngoài da



Đánh giá ưu nhược điểm của phương pháp trị chàm bằng lá ổi

Nhìn chung, trị chàm bằng lá ổi là phương pháp dân gian dựa nhiều vào kinh nghiệm. Các phương pháp trị chàm bằng lá ổi khá phổ biến trong dân gian bởi sự tiện lợi, nguyên liệu dễ tìm, các bước thực hiện không quá phức tạp. Tuy nhiên theo ý kiến của nhiều chuyên gia, việc điều trị bệnh chàm vẫn cần thông qua ý kiến bác sĩ và điều trị đúng phương pháp để cải thiện tình trạng bệnh một cách tốt nhất, tránh bệnh tiến triển dai dẳng, khó chữa.

Các biện pháp dân gian có nguồn gốc tự nhiên có thể sử dụng kết hợp như một biện pháp làm sạch, vệ sinh da, giảm ngứa và nổi mẩn. Không nên lạm dụng và thay thế cho các loại thuốc điều trị chính. Ngoài ra khi dùng các nguyên liệu tự nhiên, bước làm sạch rất quan trọng, không nên bỏ qua các bước làm sạch để loại bỏ bụi bẩn. Khi dùng trên da, nếu vùng da bị chàm đang có vết thương hở, dịch tiết thì không nên dùng trực tiếp lên vết thương hở vì có thể gây xót, khó chịu, dễ làm viêm nhiễm nặng hơn.

Bài viết đã cung cấp thông tin tham khảo về một số lợi ích của lá ổi, các bước trị chàm bằng lá ổi theo kinh nghiệm dân gian, đánh giá của các chuyên gia da liễu về mức độ hiệu quả của phương pháp. Thông tin trong bài viết mang tính chất tham khảo, không có tác dụng thay thế cho các phương pháp điều trị, toa thuốc được bác sĩ chỉ định. Bệnh nhân khi mắc bệnh chàm cần trao đổi với bác sĩ để có hướng điều trị phù hợp và chuyên biệt đối với tình trạng sức khỏe của mình.


Nguồn: chuyenkhoadalieu.net​
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.