Da liễu: Các nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa chân tay cần phòng tránh!


dungcpc1

Active Member
2,594
3
38
Xu
1,157
Da liễu –

“Chào bác sỹ, hiện nhà tôi đang có người bị bệnh tổ đỉa, tôi không biết đâu là những nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa để sớm phòng tránh và chữa trị. Vì tôi thấy người nhà tôi bị bệnh này làm phiền quá ạ, mong bác sỹ hồi âm”.

(Vũ Đức Toàn, 35 tuổi, Bình Định).​

Bạn Toàn thân mến, chúng tôi hiểu những băn khoăn của bạn khi trong nhà đã có người mắc bệnh. Câu hỏi này, chuyên mục của chúng tôi cũng đã nhận được khá nhiều lần, vì vậy chúng tôi đã mời bác sỹ Nguyễn Thị Xuân Anh, nguyên phó khoa da liễu bệnh viện đa khoa Phúc An để giải đáp vấn đề này.

Theo như bác sỹ Xuân Anh lý giải thì: “Tổ đỉa là một dạng viêm da đặc biệt mà bất cứ ai cũng có thể mắc phải. Bệnh chỉ xảy ra ở khu vực bàn tay và bàn chân, có xu hướng tái đi tái lại, dấu hiệu của bệnh tổ đỉa là các mụn nước gây ngứa nổi cộm trên da. Hiện y học hiện đại vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân chính xác. Tuy nhiên, dựa vào những nghiên cứu, các y bác sỹ đã tìm ra được một số nguyên nhân thường gây ra bệnh tổ đỉa. Đây là một điều rất đáng mừng, bởi nhờ vậy mà chúng ta có thể chủ động phòng chống và điều trị sớm căn bệnh về da này.”.



Nhận biết sớm các nguyên nhân sẽ giảm thiẻu nguy cơ mắc bệnh tổ đỉa.



I/ Các nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa

Một số nguyên nhân được chứng minh là tác nhân gây ra bệnh tổ đỉa như: di truyền, dị ứng hóa chất, căng thẳng, nhiễm khuẩn, sử dụng thuốc tây bừa bãi, tuyến mồ hôi hoạt động quá mức v.v…

1/ Nguyên nhân của bệnh tổ đỉa thường gặp

Dưới đây là danh sách các nguyên nhân khiến bạn bị bệnh tổ đỉa. Bạn có thể gặp một hoặc nhiều lý do khác nhau. Bao gồm:

#Bệnh tổ đỉa do di truyền

Trong những nghiên cứu của các nhà khoa học tại Thụy Điển đã cho thấy, người có người nhà như ông bà, cha mẹ bị bệnh tổ đỉa sẽ tăng nguy cơ bị bệnh đến hơn 50% so với những người khác.

#Nhiễm khuẩn – nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa phổ biến nhất

Vi khuẩn có ở khắp mọi nơi, trong sinh hoạt thường ngày. Nếu không vệ sinh da sau khi tiếp xúc trực tiếp với nguồn nước không rõ thành phần, bùn đất hoặc các chất bẩn khác thì da sẽ rất dễ bị nhiễm vi khuẩn, nhiễm nấm, lâu dần dẫn đến bệnh tổ đỉa.

Đặc biệt, đối với những người đang bị rối loạn hệ miễn dịch, có sức đề kháng cơ thể không được tốt hoặc trên da có những vết thương hở thì khả năng mắc các loại viêm nhiễm về da như tổ đỉa càng cao. Bên cạnh đó, bệnh nhân bị nhiễm trùng (tụ cầu vàng) thì cũng sẽ bị bệnh tổ đỉa.

#Bị bệnh tổ đỉa do tiếp xúc với các yếu tố dị nguyên

Các yếu tố dị nguyên như lông động vật, phấn hoa, không khí bị ô nhiễm, khói thuốc lá, bụi bẩn v.v…có thể là nguyên nhân gây ra bệnh tổ đỉa ở những người có cơ địa dị ứng. Sở dĩ có hiện tượng này là vì hệ sinh học của cơ thể khởi động các yếu tố tự miễn của cơ thể để bảo vệ khỏi những chất gây dị ứng, từ đó sinh ra bệnh tổ đỉa cùng các mụn nước trên da.

#Bị tổ đỉa vì dị ứng với hóa chất

Trong cuộc sống hằng ngày, việc để da thường xuyên phải tiếp xúc với các loại hóa chất tẩy rửa, điền hình như thuốc tẩy, bột giặt cũng là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh tổ đỉa. Bên cạnh đó, một số người lại bị dị ứng với các chất công nghiệp như xi măng, xăng dầu, nhựa dép v.v…

#Sử dụng thuốc một cách bừa bãi gây bệnh tổ đỉa

Thói quen dùng thuốc một cách tùy tiện, không theo toa bác sỹ của nhiều người đã dẫn đến những hậu quả cho làn da và sức khỏe rất đáng kể. Cũng chính từ sự thiếu hiểu biết về các thành phần của thuốc mà người bệnh đã vô tình đưa bệnh vào trong cơ thể mình. Đặc biệt là khi sử dụng những loại thuốc có chứa chất Corticoid. Chất này có thể khiến biều bì bị teo, bào mỏng da và thúc đẩy sự hình thành tổ đỉa cũng như các bệnh về da khác.





Sử dụng thuốc tây một cách bừa bãi là mổ trong những nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa.



#Dị ứng với thực phẩm

Thực tế đã ghi nhận nhiều trường hợp bị tổ đỉa sau khi ăn một hoặc một số thực phẩm mà cơ thể vốn không thể dung nạp. Có nhiều người do cơ địa mẫn cảm, họ sẽ không ăn được các loại thực phẩm thông thường như đậu phộng, thịt bò, hải sản, cua, trứng v.v…

#Tuyến mồ hôi hoạt động mạnh gây ra bệnh tổ đỉa

Tình trạnh da ẩm ướt sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm mốc có điều kiện thuận lợi để xâm nhập vào da. Vì vậy, những người có tuyến mồ hôi hoạt động mạnh hơn mức bình thường, người hay chơi thể thao cùng với tất cả hoạt động khác ra mồ hôi nhiều thì cũng cần chú ý vệ sinh, nếu không sẽ rất dễ bị bệnh tổ đỉa.

#Bị tổ đỉa vì tác hại của ánh nắng mặt trời

Tia UV trong ánh nắng mặt trời luôn luôn là “sát thủ” với phái đẹp, hơn nữa, nó còn khiến da yếu đi nếu tiếp xúc quá lâu. Việc thường xuyên để ánh nắng mặt trời trong khoảng từ 10h sáng đến 15h chiều chiếu trực tiếp lên da, không những khiến các tế bào melanin hoạt động mạnh, mà còn tăng nguy cơ mắc bệnh tổ đỉa cùng với các bệnh về da khác, nghiêm trọng nhất là ung thư da.

#Căng thẳng, stress

Những mệt mỏi, lo âu là một điều không thể tránh khỏi trong cuộc sống hằng ngày. Yếu tố về tâm lý này không chỉ khiến sức khỏe yếu đi, hệ miễn dịch bị suy giảm mà còn là nguyên nhân sâu xa của bệnh tổ đỉa. Các bác sỹ bệnh viện Phúc An đã làm một cuộc khảo sát nhỏ với các bệnh nhân bị tổ đỉa mà họ đang điều trị, nhằm tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Kết quả cuộc khảo sát cho thấy, trên 70% người bệnh thừa nhận rằng, họ đã và đang gặp phải stress.

Vấn đề về tâm lý không chỉ là nguyên nhân gây bệnh mà còn khiến cho bệnh tổ đỉa diễn tiến theo hướng tiêu cực. Vì vậy, trong quá trình điều trị, bệnh nhân nên giữ cho mình tâm trạng thoải mái, tránh lo lắng quá mức khiến kết quả bị ảnh hưởng.



Những vấn đề về tâm ký sẽ khiến hệ miễn dich bị rối loạn, gây ra bệnh tổ đỉa.



2/ Các đối tượng có nguy cơ cao bị bệnh tổ đỉa

Bác sỹ Xuân Anh cho biết thêm, bệnh tổ đỉa đứng thứ 3 trong tất cả các bệnh về da ở bàn tay, đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao là phụ nữ và trẻ em.

Theo những nghiên cứu gần đây thì bệnh tổ đỉa xảy ra ở nữ giới cao gấp đôi nam giới, và cứ 10 trẻ em chào đời thì có 2 bé bị tổ đỉa (trường hợp tổ đỉa ở trẻ em là dạng bệnh lý nhẹ). Lý giải cho sự chênh lệch này, bác sỹ Xuân Anh cho biết: “Bởi vì nguyên nhân chủ yếu của bệnh là sự yếu đi của các tế bào da, nên phụ nữ rất dễ mắc phải do thể trạng không tốt bằng đàn ông, lại phải tiếp xúc nhiều với các chất tẩy rửa. Ngoài ra, da của nữ giới có cấu tạo mỏng hơn, dễ bị tia UV và vi khuẩn xâm nhập gây bệnh.”

II/ Cách phòng ngừa bệnh tổ đỉa

Sau khi đã hiểu được các nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa, việc tiếp theo chúng ta nên làm là ghi nhớ những biện pháp phòng ngừa bệnh rất đơn giản sau đây:

  • Vệ sinh cá nhân. Đây là một điều mà các bác sỹ luôn khuyên bệnh nhân của mình thực hiện để phòng chống các bệnh về da vào mùa hè. Bạn nên vệ sinh cơ thể mình bằng xà phòng thiên nhiên để gột sạch những vi khuẩn, bụi bẩn bám trên da.
  • Ngày hè, thời tiết nóng, mồ hôi ra nhiều, tao điều kiện thuận lợi cho các loại nấm mốc, viêm da phát triển. Lựa chọn trang phục có chất liệu diu nhẹ, rộng rãi, thấm hút mồ hôi sẽ giữ cho cơ thể bạn luôn được khô ráo, phòng bệnh tổ đỉa tái phát.
  • Đối với những người do tính chất công việc phải thường xuyên tiếp xúc với các loại hóa chất thì phải mang đồ bảo hộ, tránh dị ứng hóa chất gây ra bệnh tổ đỉa.
  • Hiểu rõ bản thân dị ứng với loại thực phẩm nào, và tốt nhất không ăn chúng để da không bị tổ đỉa do dị ứng với thức ăn. Hạn chế ăn đồ cay, nóng, chiên, xào.
  • Thoa kem chống nắng cho da và che chắn cẩn thận khi đi ra đường.
  • Vệ sinh sạch sẽ nơi sinh hoạt, mỗi tuần nên đem chăn gối ra phơi dưới nắng để diệt các vi khuẩn gây hại cho da. Lưu ý phòng ngủ của bạn lúc nào cũng phải sạch sẽ và thoáng mát.
  • Một chế độ ăn uống đủ chất dinh dưỡng, khoa học, kết hợp với luyện tập thể thao nhẹ nhàng sẽ tăng cao sức đề kháng cũng nhu hệ miễn dịch. Người có được hai điều này sẽ rất khó mắc các bệnh về da như bệnh tổ đỉa.


Áp dụng những biện pháp ngăn ngừa tại nhà đúng cách sẽ giúp bạn và gia đình tạm biệt nỗi lo mang tên “tổ đỉa”.



Ông bà ta có câu: “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Thật vậy, dù nhiều cách chữa trị bệnh tổ đỉa đã được công nhận hiệu quả, nhưng bất cứ căn bệnh nào cũng sẽ để lại những phiền toái và gây tốn thời gian cho người mắc bệnh. Vì vậy, nắm được các nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa cũng như cách phòng ngừa nó là một việc rất cần thiết.

Quan trọng hơn, nếu phát hiện cơ thể có bất cứ điều gì bất thường, hãy đến ngay bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị bạn nhé.

Chuyên viên tư vấn: Thư Nguyễn.

Bạn có thể tham khảo thêm: Mụn nước ở tay gây ngứa là bệnh gì?


Nguồn: chuyenkhoadalieu.net​
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl