Da liễu –
Nhận biết chính xác bệnh nổi mề đay ở trẻ em là một yêu cầu để việc điều trị bệnh được hiệu quả tốt nhất. Dưới đây là những thông tin quan trọng mà các mẹ cần biết về chứng bệnh này ở con trẻ.
Mề đay ở trẻ em là một tình trạng thường gặp
Những dấu hiệu nhận biết bệnh nổi mề đay ở trẻ em
Mề đay hay phát ban là những nốt đỏ, sần phù trên da gây nên ngứa ngáy, khó chịu. Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị nổi mề đay:
Biểu hiện rõ ràng nhất khi trẻ nổi mề đay chính là sự xuất hiện của những nốt sần phù, nổi gồ lên bề mặt da, có màu hồng hoặc đỏ, nhạt màu ở giữa và có ranh giới rõ ràng. Nốt mề đay có thể hình tròn hoặc bầu dục, kích thước từ một đến vài cm nhưng có khi nổi thành mảng lớn.
Trẻ khi bị nổi mề đay thường ngứa ngáy, đặc biệt là vào ban đêm. Mề đay dễ lan rộng, có khi chỉ cần vài phút, vài giờ, rồi biến mất trong khoảng 20 phút nhưng có kéo dài hoặc tái đi tái lại. Nguyên nhân là do trẻ gãi khiến chất histamin phóng thíc quá nhiều.
Một số trẻ khi mắc bệnh nổi mề đay còn kèm theo hiện tượng phù mạch ở mí mắt, mặt, tai, miệng, bàn tay, bàn chân, bộ phận sinh dục,… Sưng phù mạch có thể làm tắc nghẽn đường hô hấp nên các mẹ nên theo dõi diễn biến nổi mề đay của trẻ để đưa ra phương án điều trị kịp thời.
Cách chữa mề đay ở trẻ em mà mẹ nên biết
Mề đay có thể tự biến mất sau một thời gian ngắn nhưng giống như đã thông tin, trong một vài trường hợp có thể gây biến chứng nguy hiểm. Trước tiên, các mẹ cần theo dõi tình trạng, diễn biến rồi đưa trẻ đến các cơ sở y tế để thăm khám.
Còn về cơ bản, có một số cách chữa mề đay ở trẻ em gồm:
1. Thuốc trị mề đay cho trẻ em
Thông thường thuốc trị mề đay cho trẻ em là thuốc kháng histamin, được sử dụng để giảm ngứa. Nhưng nên lưu ý về loại thuốc kháng histamin, bởi thuốc kháng histamin thế hệ cũ tuy mang lại tác dụng nhanh chóng nhưng đi kèm là tác dụng phụ như buồn ngủ, mờ mắt hoặc khô miệng. Trong khi những loại thuốc kháng histamin thế hệ mới sẽ khắc phục được các vấn đề này. Kem cortisone cũng được sử dụng để giảm bớt ngứa ngáy.
Nếu như trẻ bị mề đay nặng, có hiện tượng phù mạch thì sẽ phải sử dụng thêm thuốc steroid. Hoặc thuốc epinephrine được sử dụng trong trường hợp khó thở. Tuy nhiên, những loại thuốc kháng sinh có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn nên các mẹ hãy tham khảo ý kiến của dược sĩ hoặc bác sĩ có chuyên môn trước khi áp dụng cho trẻ.
2. Bài thuốc dân gian chữa bệnh nổi mề đay ở trẻ
So với các loại thuốc kháng sinh trị mề đay ở trẻ em thì các mẹ có thể tham khảo những bài thuốc dân gian lành tính và an toàn.
Một số bài thuốc dân gian có thể điều trị mề đay ở trẻ em
Cách phòng ngừa bệnh nổi mề đay ở trẻ
Phòng bệnh hơn chữa bệnh, do đó các mẹ nên lưu ý một số vấn đề sau:
Tìm hiểu thêm: Các bài thuốc đông y chữa trị mề đay – Thuốc vào bệnh ra
Nhận biết chính xác bệnh nổi mề đay ở trẻ em là một yêu cầu để việc điều trị bệnh được hiệu quả tốt nhất. Dưới đây là những thông tin quan trọng mà các mẹ cần biết về chứng bệnh này ở con trẻ.
Mề đay ở trẻ em là một tình trạng thường gặp
Những dấu hiệu nhận biết bệnh nổi mề đay ở trẻ em
Mề đay hay phát ban là những nốt đỏ, sần phù trên da gây nên ngứa ngáy, khó chịu. Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị nổi mề đay:
- Nhiễm khuẩn là nguyên nhân chủ yếu nhất, chiếm hơn 80% các trường hợp mắc bệnh. Trong số nhiều những loại virus gây mề đay thường gặp nhất là virus gây cảm cúm. Thông thường mề đay do nhiễm khuẩn sẽ xuất hiện sau khoảng 1 tuần, kéo dài 1 – 2 rồi biến mất nếu được chữa trị.
- Tiếp xúc với chất gây dị ứng cũng chiếm khá lớn trường hợp mắc bệnh. Những tác nhân gây dị ứng có thể là do phấn hoa, lông chó mèo, cao su,…
- Một số loại côn trùng như kiến ba khoang, ong vàng, ong bò vẽ, kiến lửa sẽ làm xuất hiện mề đay xung quanh khu vực bị đốt. Nhưng ở một số trẻ, mề đay có thể xuất hiện trên khắp cơ thể đây là dấu hiệu sốc phản vệ, có thể gây nguy hiểm tính mạng nên cần được điều trị sớm nhất có thể.
- Nhiều trẻ bị mỗi mề đay sau khi ăn các loại lúa mì, đậu nành, đậu phộng, trứng, sữa, cá,…hoặc sử dụng những loại thuốc kháng sinh, giảm đau, hạ sốt.
- Sự thay đổi thời tiết, nguồn nước cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị mề đay.
Biểu hiện rõ ràng nhất khi trẻ nổi mề đay chính là sự xuất hiện của những nốt sần phù, nổi gồ lên bề mặt da, có màu hồng hoặc đỏ, nhạt màu ở giữa và có ranh giới rõ ràng. Nốt mề đay có thể hình tròn hoặc bầu dục, kích thước từ một đến vài cm nhưng có khi nổi thành mảng lớn.
Trẻ khi bị nổi mề đay thường ngứa ngáy, đặc biệt là vào ban đêm. Mề đay dễ lan rộng, có khi chỉ cần vài phút, vài giờ, rồi biến mất trong khoảng 20 phút nhưng có kéo dài hoặc tái đi tái lại. Nguyên nhân là do trẻ gãi khiến chất histamin phóng thíc quá nhiều.
Một số trẻ khi mắc bệnh nổi mề đay còn kèm theo hiện tượng phù mạch ở mí mắt, mặt, tai, miệng, bàn tay, bàn chân, bộ phận sinh dục,… Sưng phù mạch có thể làm tắc nghẽn đường hô hấp nên các mẹ nên theo dõi diễn biến nổi mề đay của trẻ để đưa ra phương án điều trị kịp thời.
Cách chữa mề đay ở trẻ em mà mẹ nên biết
Mề đay có thể tự biến mất sau một thời gian ngắn nhưng giống như đã thông tin, trong một vài trường hợp có thể gây biến chứng nguy hiểm. Trước tiên, các mẹ cần theo dõi tình trạng, diễn biến rồi đưa trẻ đến các cơ sở y tế để thăm khám.
Còn về cơ bản, có một số cách chữa mề đay ở trẻ em gồm:
1. Thuốc trị mề đay cho trẻ em
Thông thường thuốc trị mề đay cho trẻ em là thuốc kháng histamin, được sử dụng để giảm ngứa. Nhưng nên lưu ý về loại thuốc kháng histamin, bởi thuốc kháng histamin thế hệ cũ tuy mang lại tác dụng nhanh chóng nhưng đi kèm là tác dụng phụ như buồn ngủ, mờ mắt hoặc khô miệng. Trong khi những loại thuốc kháng histamin thế hệ mới sẽ khắc phục được các vấn đề này. Kem cortisone cũng được sử dụng để giảm bớt ngứa ngáy.
Nếu như trẻ bị mề đay nặng, có hiện tượng phù mạch thì sẽ phải sử dụng thêm thuốc steroid. Hoặc thuốc epinephrine được sử dụng trong trường hợp khó thở. Tuy nhiên, những loại thuốc kháng sinh có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn nên các mẹ hãy tham khảo ý kiến của dược sĩ hoặc bác sĩ có chuyên môn trước khi áp dụng cho trẻ.
2. Bài thuốc dân gian chữa bệnh nổi mề đay ở trẻ
So với các loại thuốc kháng sinh trị mề đay ở trẻ em thì các mẹ có thể tham khảo những bài thuốc dân gian lành tính và an toàn.
- Tắm bằng nước lá khế: rửa sạch một nắm lá khế tươi, đem đun sôi với lượng nước vừa đủ. Để nguội hoặc pha thêm với nước loãng rồi tắm cho trẻ. Lá khế sẽ làm giảm sưng tấy, tiêu viêm, giảm ngứa của mệnh mề đay.
- Lá kinh giới: rửa sạch một nắm lá kinh giới rồi đem sao vàng. Bọc lá kinh giới bằng khăn sạch rồi chà xát nhẹ nhàng lên những vùng da nổi mề đay. Lá kinh giới sẽ làm giảm những triệu chứng phát ban, nổi mề đay, mẩn ngứa.
- Rau ngô: có công dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, giảm ngứa nên sẽ làm giảm những triệu chứng của bệnh nổi mề đay ở trẻ em. Các mẹ đem 1 nắm rau ngô đi rửa sạch, giã nát rồi đắp lên những vùng da bệnh. Khoảng 20 phút sau rửa sạch lại bằng nước mát.
- Rau má: rửa sạch một nắm lá rau má, xay nhuyễn rồi cho trẻ uống mỗi ngày 1 ly, chia làm 2 lần uống. Rau má với tác dụng thanh nhiệt giải độc, dưỡng ẩm nên sẽ làm giảm triệu chứng nhanh chóng.
- Cây đơn lá đỏ: sau khi làm sạch 40g lá đơn đỏ, bạn đem đi sao vàng rồi sắc lấy nước cho trẻ uống 3 lần mỗi ngày.
- Cây sài đất: làm sạch cây sài đất rồi vò nát, đun sôi để làm nước tắm. Để cho nguội hoặc pha với nước lạnh, tắm cho trẻ mỗi ngày 1 lần.
Một số bài thuốc dân gian có thể điều trị mề đay ở trẻ em
Cách phòng ngừa bệnh nổi mề đay ở trẻ
Phòng bệnh hơn chữa bệnh, do đó các mẹ nên lưu ý một số vấn đề sau:
- Cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát.
- Tránh những đồ ăn dễ gây dị ứng, nổi mề đay như hải sản, đậu phộng,…
- Loại bỏ những tác nhân gây mề đay như phấn hoa, lông chó mèo,…
- Bổ sung những thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất để làm tăng sức đề kháng cho trẻ.
- Giữ vệ sinh bằng cách tắm rửa sạch sẽ.
Tìm hiểu thêm: Các bài thuốc đông y chữa trị mề đay – Thuốc vào bệnh ra
Nguồn: chuyenkhoadalieu.net
Bài viết cùng chủ đề
- Đừng để bệnh nấm tóc làm phiền
- 0
- 1,555
- Đông y trị mụn trứng cá
- 0
- 1,102
- Điều trị sẹo bỏng lâu năm
- 1
- 2,513