Da liễu: Bệnh chàm tổ đỉa là gì, có nguy hiểm không?


dungcpc1

Active Member
2,594
3
38
Xu
1,157
Da liễu –

Bệnh chàm tổ đỉa là gì? Chàm tổ đỉa có nguy hiểm không? Cách chữa chàm tổ đỉa như thế nào? Để giải đáp vấn đề này, hãy theo dõi bài viết ngay sau đây.

Bệnh chàm tổ đỉa là gì?

Chàm tổ đỉa là một dạng của bệnh chàm. Đây là căn bệnh ngoài da thường gặp, xảy ra khi lớp nang lông của vùng da bị viêm. Bất cứ độ tuổi nào cũng có thể bị tổ đỉa, nhưng xuất hiện nhiều nhất là những người có độ tuổi từ 20 – 40.

Chàm tổ đỉa thường xảy ra ở những vùng có khí hậu nóng ẩm như Việt Nam. Nó diễn ra dai dẳng, có thể tái phát sau khi đã được chữa lành. Vì vậy cần phải có những biện pháp điều trị và các phương pháp phòng chống riêng.



Tìm hiểu các thông tin về bệnh chàm tổ đỉa



Các thông tin cần thiết về chứng bệnh này sẽ được chúng tôi trình bày tường tận ngay sau đây:

Do đâu bị bệnh chàm tổ đỉa?

Chàm tổ đỉa là bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra. Tuy nhiên, bệnh chàm tổ đỉa thường do các yếu tố chủ yếu sau gây nên:

+ Do di truyền:

Chàm tổ đỉa là chứng bệnh có tính di truyền. Những gia đình có cha hoặc mẹ đã từng mắc bệnh thì con cái của họ sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người khác.

+ Cơ địa không được tốt:

Những người có sức đề kháng yếu, người có làn da nhạy cảm thường hay bị chàm tổ đỉa. Ngoài ra, người đã từng bị các bệnh viêm mũi, viêm da, viêm gan, suy thận hoặc rối loạn các hoạt động chuyển hóa trong cơ thể cũng có nguy cơ mắc bệnh cao.

+ Chế độ ăn uống không hợp lý:

Thường xuyên sử dụng các chất kích thích, ăn những thức ăn cay nóng, hải sản cũng sẽ khiến cho da dễ bị kích ứng.

+ Tiếp xúc trực tiếp với các chất hóa học:

Tiếp xúc với các chất tẩy rửa và những chất hóa học có thể là yếu tố gây bệnh. Bởi chúng sẽ làm hại cho da, gây kích ứng làn da.

Ngoài ra, sự thay đổi thất thường của thời tiết, dị ứng với phấn hoa, lông chó mèo… cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh.

Bệnh chàm tổ đỉa có những biểu hiện nào?

Chàm tổ đỉa thường có những triệu chứng như sau:

+ Vào giai đoạn khởi phát, trước khi bị mọc những mụn nước, người bệnh thường có cảm giác ngứa ngáy.

+ Xuất hiện các mụn nước màu trắng nhỏ, ẩn sâu dưới da, khó vỡ. Những mụn nước này thường mọc tập trung thành từng vùng. Điều này khiến cho bề mặt da của người bệnh bị sần sùi, gồ ghề.

Ngoài ra, mụn nước có thể kết tụ lại thành những mụn nước lớn. Sau một thời gian, chúng sẽ tự khô và tạo ra những nốt mụn có màu vàng đục, làm bong tróc da.

+ Bệnh có xu hướng chỉ xảy ra ở các vị trí lòng bàn tay, lòng bàn chân, rìa ngón chân, rìa ngón tay. Ít khi bị ở những vị trí khác trên cơ thể.

+ Mụn nước có thể bị sưng đỏ do nhiễm trùng khiến người bệnh bị nổi hạch, sốt. Vì khi ngứa, người bệnh sẽ gãi nhiều hơn, làm vùng da bị tổn thương gây bội nhiễm.

Chàm tổ đỉa là chứng bệnh dai dẳng, thường hay tái phát. Do đó, nó được xem là nỗi ám của nhiều người khi mắc phải chứng bệnh này.

Bệnh chàm tổ đỉa có lây không?

Đây là chứng bệnh ngoài da, các triệu chứng bệnh sẽ thể hiện ra bên ngoài. Do đó, làm cho không ít người có cảm giác sợ hãi khi tiếp xúc với người bệnh. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, chàm tổ đỉa không có khả năng lây nhiễm. Tuy nhiên, chúng lại có yếu tố di truyền. Người có cha hoặc mẹ đã từng bị bệnh sẽ thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người khác.

Dù không lây nhiễm nhưng để bảo vệ bản thân, bạn cũng không nên tiếp xúc với chất dịch mụn nước của người bệnh. Bởi những vi khuẩn tồn tại trong đó có thể sẽ xâm nhập và làm hại làn da.

Chàm tổ đỉa có nguy hiểm không?

Chàm tổ đỉa không gây ra những nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, chúng lại gây ra không ít phiền toái đối với cuộc sống của người bệnh. Da nổi mụn nước, sần sùi, bị bong tróc, ngứa ngáy… khiến cho người bệnh ăn ngủ không yên. Đồng thời, nó còn làm mất sự tự tin trong giao tiếp và sinh hoạt hàng ngày. Thêm nữa, đây là bệnh mãn tính, kéo dài dai dẳng, dễ tái phát lại nên làm ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.

Qua đó ta thấy, các hại mà chàm tổ đỉa gây ra là không hề nhỏ. Do đó bạn cần có những biện điều trị và các cách phòng bệnh phù hợp để bảo vệ cho bản thân.

Chữa bệnh chàm tổ đỉa bằng cách nào?

Hiện nay với chứng bệnh này có khá là nhiều phương pháp để điều trị. Sau đây chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn thông tin về các cách chữa trị chàm tổ đỉa thường được dùng.

1. Điều trị chàm tổ đỉa bằng Tây y



Sử dụng các loại thuốc bôi ngoài từ tây y để chữa bệnh chàm tổ đỉa



Các bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh sử dụng thuốc chống nhiễm trùng, dị ứng, các loại thuốc bôi ngoài da… Tùy vào mức độ bệnh hay nhẹ mà bác sĩ sẽ kê những loại thuốc chữa trị phù hợp. Cụ thể như sau:

+ Nếu bệnh đang ở mức độ nhẹ:

Với những người bị chàm tổ đỉa nhẹ, có thể sử dụng dung dịch jarish để bôi lên vùng da bị tổn thương. Nó sẽ làm cho các dịch nước có trong mụn chảy ra hết. Ngoài ra có thể dùng thêm dung dịch thuốc xanh metylen hoặc castellani… để ngăn ngừa bội nhiễm.

Ngoài ra, người bệnh có thể dùng thêm các loại thuốc chống dị ứng như thuốc kháng histamin và những thuốc phòng bội nhiễm. Các loại thuốc thường được sử dụng là citirizin, loratadin, telfast… Nếu vùng da bị viêm nhiễm nặng, thuốc chứa thành phần corticoid liều thấp sẽ được chỉ định.

+ Trường hợp bị chàm tổ địa nặng:

Nếu bị chàm tổ địa nặng, bề mặt da bị bong tróc, sần sùi trên diện rộng, nên dùng các loại thuốc mỡ có chứa thành phần corticoid để điều trị. Những loại thuốc có khả năng ngăn chặn quá trình miễn dịch tacrolimus cũng mang lại tác dụng tốt. Thông thường, các loại thuốc được chỉ định sẽ là Eumovate, flucinar, dermovate… Ngoài ra, các loại tthuốc kháng dị ứng, thuốc kháng sinh cũng sẽ được chỉ định.

Để làm tăng độ ẩm cho da, người bệnh cũng sẽ cần thêm những loại thuốc cấp ẩm như cetaphyl, physiogel cleanser,…

Mặc dù các loại thuốc Tây y mang lại tác dụng nhanh chóng, nhưng chúng có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn. Vì thế, khi có ý định sử dụng những loại thuốc này, bạn cần phải hỏi ý kiến bác sĩ. Đồng thời, cần dùng thuốc theo đúng liều lượng, thời gian quy định. Tránh gặp những tình huống không mong muốn khi sử dụng thuốc.

2. Áp dụng các bài thuốc Đông y trị chàm tổ đỉa

Áp dụng các bài thuốc Đông y cũng là cách chữa trị bệnh chàm tổ đỉa được nhiều người sử dụng. Bạn có thể kết hợp các bài thuốc uống trong, thuốc ngâm rửa và bôi ngoài. Cụ thể:

+ Bài thuốc uống trong:

Với bài thuốc này cần dùng đến các nguyên liệu bồ công anh, kim ngân hoa, tang bạch bì, 1 số dược liệu quý khác… Nó có tác dụng bồi bổ các cơ quan Tỳ, Can, Thận trong cơ thể, giúp thanh nhiệt, giải độc, chống viêm. Đồng thời làm tăng chức năng đào thải độc tố của gan và thận, làm cho khí huyết được lưu thông… Từ đó cải thiện được các triệu chứng của bệnh chàm tổ đỉa, khiến người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn.

+ Bài thuốc bôi ngoài:

Những vị thảo dược được sử dụng trong bài thuốc này gồm có mật ong, bí đao, tang bạch bì, thiên mã hồ… Bài thuốc này có tác dụng loại bỏ các lớp da tróc vảy, làm mềm mịn, tăng đàn hồi cho da. Đồng thời tái tạo lại làn da mới một cách nhanh chóng.

+ Bài thuốc ngâm rửa:

Bài thuốc ngâm rửa từ Đông y chữa viêm da cơ địa có tác dụng sát khuẩn, giúp da bị tổn thương mềm mịn hơn. Từ đó, tạo điều kiện cho các bài thuốc khác thẩm thấu dễ dàng, ngăn không cho vùng da bị bệnh lan rộng.

Những bài thuốc này được đánh giá là an toàn, bởi nó ít gây ra các tác dụng phụ. Tuy nhiên, người bệnh cần phải áp dụng thường xuyên và lâu dài mới có thể cảm nhận được hiệu quả của nó.

3. Trị chàm tổ đỉa bằng các bài thuốc dân gian

Sử dụng các bài thuốc từ thiên nhiên cũng có tác dụng tốt trong việc làm giảm triệu chứng bệnh do chàm tổ đỉa gây ra. Các bài thuốc bạn có thể áp dụng để điều trị bao gồm:

+ Dùng lá trầu không chữa bệnh viêm da cơ địa:

Trong thành phần của lá trầu không có chứa nhiều hoạt chất có tác dụng diệt khuẩn, kháng viêm, khi dùng nó chữa chàm tổ địa sẽ giúp kháng viêm, sát khuẩn, làm cho các vết thương được lành lại một cách nhanh chóng.

Chỉ cần lấy khoảng 30g lá trầu không mang đi rửa với nước thật sạch rồi vò nát, cho vào nồi và đun sôi lên cùng với khoảng 200ml nước, thêm chút muối vào và khuấy đều. Lấy nước thuốc vừa thu được rửa vùng da bị tổn thương. Mỗi ngày thực hiện 2 lần, kiên trì dùng một thời gian sẽ thấy bệnh thuyên giảm đi.

Ngoài ra, để tiết kiệm thời gian bạn cũng có thể lấy lá trầu không rửa sạch, giã nát rồi chúng chà xát lên vùng da bị bệnh. Thực hiện cách này cũng mang lại tác dụng tốt.

+ Cách chữa bệnh chàm tổ đỉa bằng tỏi:



Tỏi có thể làm giảm các triệu chứng bệnh chàm tổ đỉa



Dùng 2 củ tỏi, bóc vỏ, đập dập rồi cho vào lọ thủy tinh và ngâm cùng với khoảng 200ml rượu trắng. Sau 7 – 10 ngày, dùng bông thấm rượu ngâm tỏi thoa lên vùng da bị tổ đỉa. Để nguyên khoảng 10 phút thì đi rửa lại với nước. Thực hiện 2 lần mỗi ngày, dùng trong thời gian dài có thể làm giảm mụn nước, da bị sần sùi khô ráp.

Tỏi cũng có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn. Do đó, dùng nó để chữa chàm tổ đỉa cũng là cách mang lại hiệu quả khá tốt.

+ Trị chàm tổ đỉa bằng lá lốt:

Nếu đang bị chứng bệnh chàm tổ đỉa làm phiền, bạn cũng có thể dùng lá lốt để chữa trị. Chỉ cần dùng khoảng 30g lá lốt tươi mang đi rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt để uống. Dùng bã của nó đun sôi lên cùng với nước để ngâm rửa vùng da bị bệnh mỗi ngày. Thực hiện khoảng một thời gian sẽ thấy thuốc phát huy được hiệu quả chữa bệnh.

Các thuốc dân gian này không mang lại tác dụng nhanh mà cần phải có thời gian để thuốc thẩm thấu. Từ đó phát huy công dụng một cách từ từ. Do đó, bạn cần áp dụng các bài thuốc này trong thời gian dài, nó mới mang lại tác dụng tốt.

Ngoài ra, hiệu quả từ các bài thuốc từ dân gian còn phụ thuộc vào mức độ bệnh và cơ địa của mỗi người. Vì thế, nếu không thấy phát huy tác dụng, bạn nên tìm cách chữa trị khác hiệu quả hơn.

Cần lưu ý gì khi bị chàm tổ đỉa?

Muốn bệnh nhanh được chữa lành, người bệnh cần phải lưu ý một số vấn đề như sau:

+ Không được dùng tay gãi, bóc vảy da và nặn những mụn nước trên da. Tránh trường hợp da bị bội nhiễm.

+ Tránh ăn những món ăn có khả năng gây dị ứng cho da như đồ ăn cay nóng, hải sản, các chất kích thích, các thực phẩm được chế biến sẵn…

+ Không tiếp xúc trực tiếp với hóa chất. Nếu buộc phải sử dụng thì nên đeo găng tay hoặc đồ bảo hộ.

+ Giữ cho cơ thể được sạch sẽ, tắm rửa thường xuyên. Cách này có thể loại bỏ những vi khuẩn và bụi bẩn bám trên da. Lưu ý là trong thời gian bị bệnh, bạn không nên dùng các sản phẩm tắm gội, tránh gây kích ứng cho da.

Chàm tổ đỉa lại diễn ra dai dẳng, dễ tái phát, gây ra nhiều rắc rối trong cuộc sống người bệnh. Vì vậy cần có những biện pháp điều trị càng sớm càng tốt. Hi vọng những thông tin trên đây sẽ giúp ích được nhiều cho các bạn.

Bài viết tham khảo

  • Dùng củ ráy chữa tổ đỉa vô cùng đơn giản
  • Bệnh chàm tổ đỉa kiêng ăn gì, nên ăn gì để giảm triệu chứng?
Nguồn: chuyenkhoadalieu.net​
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl