Da liễu –
Với sự phát triển của y học hiện đại, việc phòng ngừa và điều trị viêm da tiếp xúc dị ứng ở trẻ em đã không còn quá khó khăn.
Cách phòng ngừa bệnh viêm da tiếp xúc dị ứng ở trẻ em
Viêm da tiếp xúc dị ứng là một trong những bệnh lý rất thường hay gặp phải ở trẻ nhỏ, khiến trẻ thường gặp phải các triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu, nổi các ban đỏ trên da. Thậm chí, một số trường hợp, trẻ gãi ngứa gây chảy dịch, máu, khiến vết thương lan rộng, dễ bị nhiễm trùng.
Với căn bệnh này, việc phòng ngừa bệnh cho trẻ là rất cần thiết, giúp các bé tránh được các biến chứng nguy hiểm do bệnh viêm da tiếp xúc dị ứng gây ra. Để phòng ngừa căn bệnh này, các bậc phụ huynh nên chú ý một số vấn đề sau đây.
1. Vệ sinh làn da sạch sẽ cho bé
Theo thống kê của các chuyên gia y tế, có đến 20 – 35% trẻ em mắc bệnh viêm da tiếp xúc dị ứng là do làn da quá bẩn. Việc trẻ tiếp xúc thường xuyên với môi trường khói bụi và các chất bẩn hàng ngày mà không được vệ sinh sạch sẽ rất dễ đứng trước nguy cơ mắc bệnh viêm da tiếp xúc dị ứng.
Chính vì thế, các bậc phụ huynh dù có bận rộn với nhiều công việc cũng nên dành thời gian chăm sóc trẻ. Việc vệ sinh da cho bé sạch sẽ bằng nước sạch và các sản phẩm tẩy rửa phù hợp sẽ giúp phòng ngừa được bệnh viêm da tiếp xúc dị ứng ở trẻ em. Ngoài ra, các mẹ nên vệ sinh sạch từng kẽ ngón tay, ngón chân cho trẻ, tránh tế bào chết và chất bẩn còn tích tụ trên da.
2. Lựa chọn các sản phẩm chăm sóc da phù hợp
Các mẹ nên biết làn da của trẻ thường rất mỏng manh và nhạy cảm. Chỉ cần một tác động nhỏ từ môi trường bên ngoài cũng có thể khiến da bé bị kích ứng, gây ngứa ngáy và tổn thương. Do đó, để phòng ngừa bệnh viêm da tiếp xúc dị ứng ở trẻ em, cha mẹ nên lựa chọn cho trẻ các sản phẩm chăm sóc da dịu nhẹ, được sử dụng riêng cho trẻ em. Đặc biệt, cha mẹ nên tránh lựa chọn các sản phẩm bột giặt, sữa tắm, nước xả vải có chứa quá nhiều hóa chất, gây ảnh hưởng da của trẻ.
Với trường hợp, da trẻ quá nhạy cảm, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. Điều này sẽ đảm bảo an toàn cho làn da của trẻ và giúp ba mẹ an tâm hơn trong những lần lựa chọn sản phẩm sau này.
3. Bảo vệ bé tránh tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng
Một trong những nguyên nhân gây ra bệnh viêm da tiếp xúc dị ứng ở trẻ em là do các bé tiếp xúc trực tiếp với các con vật gây hại từ môi trường bên ngoài. Các loại côn trùng như bọ, kiến khoang, con ong, … khi đốt làn da trẻ sẽ tiết ra một chất dịch độc khiến các bé bị ngứa, sưng tấy ở da. Có trường hợp trẻ bị sưng đỏ da trong nhiều ngày và cơn ngứa có thể lan rộng ra vùng da xung quanh.
Để bảo vệ và phòng ngừa bệnh viêm da tiếp xúc dị ứng cho trẻ, phụ huynh nên chú ý cho trẻ chơi trong môi trường thoáng mát, tránh các loại cây có hương thơm hoặc nhiều mật hoa. Chúng sẽ luôn tiềm ẩn những loại động vật gây kích ứng làn da của trẻ.
4. Xây dựng chế độ ăn uống phù hợp
Các bậc phụ huynh nên biết, một số loại thức ăn như hải sản, trứng, thịt bò,… có khả năng gây kích ứng làn da của trẻ. Không phải bé nào cũng có cơ địa phù hợp với các loại thức ăn này. Tùy thuộc vào cơ địa và sức khỏe của từng bé, bậc phụ huynh có thể lựa chọn những loại thức ăn phù hợp với cơ địa của mỗi trẻ.
Tốt nhất, trong khẩu phần ăn hàng ngày của các bé cần phải có thực phẩm chứa nhiều vitamin từ rau xanh hoặc trái cây. Các mẹ hãy tích cực cho bé uống đủ nước mỗi ngày. Đây là cách phòng ngừa bệnh viêm da tiếp xúc dị ứng ở trẻ em hiệu quả.
5. Mặc quần áo thoáng mát cho trẻ
Lựa chọn các loại quần áo thoáng mát, rộng rãi, thấm mồ hôi tốt cho trẻ là điều các mẹ nên làm. Đặc biệt, cha mẹ không nên cho trẻ mặc quần áo ẩm ướt. Những vật dụng, quần áo, đồ dùng của trẻ phải được đảm bảo luôn sạch sẽ.
Ưu tiên lựa chọn các loại quần áo, chăn gối mềm mại để tránh tình trạng kích ứng da cho trẻ. Nếu mùa hè, bạn có thể cho trẻ mặc quần áo ngắn ở nhà, vừa tạo độ thoải mái cho trẻ, vừa giúp các bé phát triển tốt hơn.
6. Tạo không gian sống thoáng mát cho trẻ ngủ ngon
Hãy để trẻ ngủ đúng giờ, tránh tình trạng thiếu ngủ, căng thẳng ở trẻ. Với các bé còn quá nhỏ, các mẹ hãy dỗ dành bé ngủ để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe và làn da. Tốt nhất, các mẹ nên để bé ngủ trong một không gian thoáng đãng, sạch sẽ.
Trước khi đi ngủ, không nên cho bé tiếp xúc với các đồ vật không đảm bảo vệ sinh, dễ gây ra tình trạng dị ứng như thú nhồi bông, áo lông, áo len, chổi lông,…
Phương pháp điều trị viêm da tiếp xúc dị ứng ở trẻ em
Theo bác sĩ Nguyễn Thùy Linh (Phó trưởng khoa Da liễu, Bệnh viện Da liễu Trung Ương) cho biết: Viêm da tiếp xúc dị ứng ở trẻ em là một bệnh lý viêm da mãn tính. Với những trường hợp nhẹ, bệnh có thể tự khỏi. Riêng những bệnh nhân ở thể nặng, làn da bị tổn thương nhiều sẽ rất dễ khiến các loại vi khuẩn tấn công và gây nhiễm trùng da. Điều này ảnh hưởng đến thẩm mỹ của làn da và khiến trẻ khó tập trung học hành, vui chơi.
Chính vì thế, ngay khi trẻ mắc phải căn bệnh này, các bậc phụ huynh nên đưa trẻ tiến hành thăm khám và điều trị kịp thời để phòng tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Dưới đây là các phương pháp điều trị bệnh, các bậc phụ huynh nên biết.
1. Vệ sinh da bằng nước muối
Phương pháp điều trị này được áp dụng cho những bệnh nhân mắc bệnh viêm da tiếp xúc dị ứng ở mức độ nhẹ. Việc vệ sinh da thường xuyên bằng nước muối sẽ giúp vết thương nhanh lành và ngăn ngừa được các tổn thương nghiêm trọng trên da.
Nước muối có tính sát khuẩn, kháng viêm cao, giúp loại bỏ nhanh chóng các loại vi khuẩn và tác nhân gây bệnh từ môi trường bên ngoài. Mỗi ngày, các mẹ có thể sử dụng nước muối vệ sinh chỗ da bị tổn thương của trẻ. Phụ huynh có thể tự làm nước muối hoặc mua nước muối sinh lý được bán ở hiệu thuốc tây để vệ sinh da cho trẻ.
Cách thực hiện như sau:
Hiện nay, trên thị trường có bán một số loại dung dịch như dầu thoa, kem hoặc thuốc mỡ,… Những sản phẩm này có tác dụng rất tốt cho da, giúp làn da của bé có độ ẩm vừa phải, giảm thiểu tình trạng khô ráp, bong tróc da.
Để đạt hiệu quả cao khi điều trị bằng các loại sản phẩm trên, cha mẹ nên bôi thuốc cho trẻ sau khi tắm. Khi thời tiết hanh khô, bạn có thể sử dụng các loại thuốc dạng mỡ để giảm nhăn da và tróc vảy da. Nhất là những thành phần trong thuốc mỡ chứa ít thành phần phụ, giúp kết dính và tạo độ đàn hồi cho da tốt hơn.
Khi thời tiết nóng, vào mùa hè, cha mẹ nên sử dụng các loại thuốc dạng dung dịch hoặc dầu để cân bằng độ ẩm cho da hiệu quả. Dù sử dụng bằng loại thuốc nào thì phụ huynh cũng nên tham khảo trước ý kiến bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo an toàn cho làn da của trẻ.
3. Sử dụng thuốc kháng sinh, kháng viêm
Với những trường hợp trẻ bị viêm da tiếp xúc dị ứng ở mức độ nặng, bạn cần đưa trẻ tiến hành thăm khám và điều trị sớm. Sau khi thăm khám, bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh sử dụng thuốc sinh, kháng viêm điều trị. Tùy theo bệnh tình cũng như độ tuổi của bệnh nhân, bác sĩ sẽ hướng dẫn trẻ sử dụng thuốc bôi hoặc thuốc uống. Để đạt được hiệu quả cao trong việc điều trị bệnh, bệnh nhân cần phải sử dụng thuốc đúng liều lượng và đúng cách.
Phụ huynh tuyệt đối không được pha trộn hoặc sử dụng các thành phần của thuốc khác, sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và khiến bệnh càng trầm trọng hơn. Ngoài ra, cha mẹ không được tự ý mua thuốc cho con uống mà không có bất cứ sự chỉ định nào của bác sĩ chuyên khoa.
LƯU Ý:
Ngay khi trẻ có dấu hiệu mắc bệnh viêm da tiếp xúc dị ứng, làn da bị đỏ, ngứa nhiều, chảy máu, các bậc cha mẹ cần phải đưa trẻ đi khám ngay.
Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho các bậc phụ huynh trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh viêm da tiếp xúc dị ứng ở trẻ em. Trong quá trình điều trị bệnh cho trẻ, nếu có bất cứ vấn đề gì, cha mẹ nên thông báo ngay cho bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối không được tự ý sử dụng các loại thuốc được truyền miệng trong dân gian khiến cho việc điều trị bệnh ở trẻ gặp nhiều khó khăn, bệnh không những không khỏi mà còn nguy hiểm về sau.
→ Có thể bạn quan tâm:
Với sự phát triển của y học hiện đại, việc phòng ngừa và điều trị viêm da tiếp xúc dị ứng ở trẻ em đã không còn quá khó khăn.
Cách phòng ngừa bệnh viêm da tiếp xúc dị ứng ở trẻ em
Viêm da tiếp xúc dị ứng là một trong những bệnh lý rất thường hay gặp phải ở trẻ nhỏ, khiến trẻ thường gặp phải các triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu, nổi các ban đỏ trên da. Thậm chí, một số trường hợp, trẻ gãi ngứa gây chảy dịch, máu, khiến vết thương lan rộng, dễ bị nhiễm trùng.
Với căn bệnh này, việc phòng ngừa bệnh cho trẻ là rất cần thiết, giúp các bé tránh được các biến chứng nguy hiểm do bệnh viêm da tiếp xúc dị ứng gây ra. Để phòng ngừa căn bệnh này, các bậc phụ huynh nên chú ý một số vấn đề sau đây.
1. Vệ sinh làn da sạch sẽ cho bé
Theo thống kê của các chuyên gia y tế, có đến 20 – 35% trẻ em mắc bệnh viêm da tiếp xúc dị ứng là do làn da quá bẩn. Việc trẻ tiếp xúc thường xuyên với môi trường khói bụi và các chất bẩn hàng ngày mà không được vệ sinh sạch sẽ rất dễ đứng trước nguy cơ mắc bệnh viêm da tiếp xúc dị ứng.
Chính vì thế, các bậc phụ huynh dù có bận rộn với nhiều công việc cũng nên dành thời gian chăm sóc trẻ. Việc vệ sinh da cho bé sạch sẽ bằng nước sạch và các sản phẩm tẩy rửa phù hợp sẽ giúp phòng ngừa được bệnh viêm da tiếp xúc dị ứng ở trẻ em. Ngoài ra, các mẹ nên vệ sinh sạch từng kẽ ngón tay, ngón chân cho trẻ, tránh tế bào chết và chất bẩn còn tích tụ trên da.
2. Lựa chọn các sản phẩm chăm sóc da phù hợp
Các mẹ nên biết làn da của trẻ thường rất mỏng manh và nhạy cảm. Chỉ cần một tác động nhỏ từ môi trường bên ngoài cũng có thể khiến da bé bị kích ứng, gây ngứa ngáy và tổn thương. Do đó, để phòng ngừa bệnh viêm da tiếp xúc dị ứng ở trẻ em, cha mẹ nên lựa chọn cho trẻ các sản phẩm chăm sóc da dịu nhẹ, được sử dụng riêng cho trẻ em. Đặc biệt, cha mẹ nên tránh lựa chọn các sản phẩm bột giặt, sữa tắm, nước xả vải có chứa quá nhiều hóa chất, gây ảnh hưởng da của trẻ.
Với trường hợp, da trẻ quá nhạy cảm, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. Điều này sẽ đảm bảo an toàn cho làn da của trẻ và giúp ba mẹ an tâm hơn trong những lần lựa chọn sản phẩm sau này.
3. Bảo vệ bé tránh tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng
Một trong những nguyên nhân gây ra bệnh viêm da tiếp xúc dị ứng ở trẻ em là do các bé tiếp xúc trực tiếp với các con vật gây hại từ môi trường bên ngoài. Các loại côn trùng như bọ, kiến khoang, con ong, … khi đốt làn da trẻ sẽ tiết ra một chất dịch độc khiến các bé bị ngứa, sưng tấy ở da. Có trường hợp trẻ bị sưng đỏ da trong nhiều ngày và cơn ngứa có thể lan rộng ra vùng da xung quanh.
Để bảo vệ và phòng ngừa bệnh viêm da tiếp xúc dị ứng cho trẻ, phụ huynh nên chú ý cho trẻ chơi trong môi trường thoáng mát, tránh các loại cây có hương thơm hoặc nhiều mật hoa. Chúng sẽ luôn tiềm ẩn những loại động vật gây kích ứng làn da của trẻ.
4. Xây dựng chế độ ăn uống phù hợp
Các bậc phụ huynh nên biết, một số loại thức ăn như hải sản, trứng, thịt bò,… có khả năng gây kích ứng làn da của trẻ. Không phải bé nào cũng có cơ địa phù hợp với các loại thức ăn này. Tùy thuộc vào cơ địa và sức khỏe của từng bé, bậc phụ huynh có thể lựa chọn những loại thức ăn phù hợp với cơ địa của mỗi trẻ.
Tốt nhất, trong khẩu phần ăn hàng ngày của các bé cần phải có thực phẩm chứa nhiều vitamin từ rau xanh hoặc trái cây. Các mẹ hãy tích cực cho bé uống đủ nước mỗi ngày. Đây là cách phòng ngừa bệnh viêm da tiếp xúc dị ứng ở trẻ em hiệu quả.
5. Mặc quần áo thoáng mát cho trẻ
Lựa chọn các loại quần áo thoáng mát, rộng rãi, thấm mồ hôi tốt cho trẻ là điều các mẹ nên làm. Đặc biệt, cha mẹ không nên cho trẻ mặc quần áo ẩm ướt. Những vật dụng, quần áo, đồ dùng của trẻ phải được đảm bảo luôn sạch sẽ.
Ưu tiên lựa chọn các loại quần áo, chăn gối mềm mại để tránh tình trạng kích ứng da cho trẻ. Nếu mùa hè, bạn có thể cho trẻ mặc quần áo ngắn ở nhà, vừa tạo độ thoải mái cho trẻ, vừa giúp các bé phát triển tốt hơn.
6. Tạo không gian sống thoáng mát cho trẻ ngủ ngon
Hãy để trẻ ngủ đúng giờ, tránh tình trạng thiếu ngủ, căng thẳng ở trẻ. Với các bé còn quá nhỏ, các mẹ hãy dỗ dành bé ngủ để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe và làn da. Tốt nhất, các mẹ nên để bé ngủ trong một không gian thoáng đãng, sạch sẽ.
Trước khi đi ngủ, không nên cho bé tiếp xúc với các đồ vật không đảm bảo vệ sinh, dễ gây ra tình trạng dị ứng như thú nhồi bông, áo lông, áo len, chổi lông,…
Phương pháp điều trị viêm da tiếp xúc dị ứng ở trẻ em
Theo bác sĩ Nguyễn Thùy Linh (Phó trưởng khoa Da liễu, Bệnh viện Da liễu Trung Ương) cho biết: Viêm da tiếp xúc dị ứng ở trẻ em là một bệnh lý viêm da mãn tính. Với những trường hợp nhẹ, bệnh có thể tự khỏi. Riêng những bệnh nhân ở thể nặng, làn da bị tổn thương nhiều sẽ rất dễ khiến các loại vi khuẩn tấn công và gây nhiễm trùng da. Điều này ảnh hưởng đến thẩm mỹ của làn da và khiến trẻ khó tập trung học hành, vui chơi.
Chính vì thế, ngay khi trẻ mắc phải căn bệnh này, các bậc phụ huynh nên đưa trẻ tiến hành thăm khám và điều trị kịp thời để phòng tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Dưới đây là các phương pháp điều trị bệnh, các bậc phụ huynh nên biết.
1. Vệ sinh da bằng nước muối
Phương pháp điều trị này được áp dụng cho những bệnh nhân mắc bệnh viêm da tiếp xúc dị ứng ở mức độ nhẹ. Việc vệ sinh da thường xuyên bằng nước muối sẽ giúp vết thương nhanh lành và ngăn ngừa được các tổn thương nghiêm trọng trên da.
Nước muối có tính sát khuẩn, kháng viêm cao, giúp loại bỏ nhanh chóng các loại vi khuẩn và tác nhân gây bệnh từ môi trường bên ngoài. Mỗi ngày, các mẹ có thể sử dụng nước muối vệ sinh chỗ da bị tổn thương của trẻ. Phụ huynh có thể tự làm nước muối hoặc mua nước muối sinh lý được bán ở hiệu thuốc tây để vệ sinh da cho trẻ.
Cách thực hiện như sau:
- Đầu tiên, bạn lấy một ít bông gòn thấm nước muối và lâu vùng da bị viêm da tiếp xúc dị ứng của bé.
- Bạn thực hiện nhẹ nhàng, tránh làm đau và bong tróc da bé.
- Thực hiện đều đặn 2 lần/ngày để da nhanh chóng lành.
- Nếu trẻ bị rát ở da hoặc làn da bị tổn thương nặng, các mẹ nên ngưng thực hiện phương pháp này và hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để áp dụng cách điều trị khác thích hợp hơn cho bé.
Hiện nay, trên thị trường có bán một số loại dung dịch như dầu thoa, kem hoặc thuốc mỡ,… Những sản phẩm này có tác dụng rất tốt cho da, giúp làn da của bé có độ ẩm vừa phải, giảm thiểu tình trạng khô ráp, bong tróc da.
Để đạt hiệu quả cao khi điều trị bằng các loại sản phẩm trên, cha mẹ nên bôi thuốc cho trẻ sau khi tắm. Khi thời tiết hanh khô, bạn có thể sử dụng các loại thuốc dạng mỡ để giảm nhăn da và tróc vảy da. Nhất là những thành phần trong thuốc mỡ chứa ít thành phần phụ, giúp kết dính và tạo độ đàn hồi cho da tốt hơn.
Khi thời tiết nóng, vào mùa hè, cha mẹ nên sử dụng các loại thuốc dạng dung dịch hoặc dầu để cân bằng độ ẩm cho da hiệu quả. Dù sử dụng bằng loại thuốc nào thì phụ huynh cũng nên tham khảo trước ý kiến bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo an toàn cho làn da của trẻ.
3. Sử dụng thuốc kháng sinh, kháng viêm
Với những trường hợp trẻ bị viêm da tiếp xúc dị ứng ở mức độ nặng, bạn cần đưa trẻ tiến hành thăm khám và điều trị sớm. Sau khi thăm khám, bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh sử dụng thuốc sinh, kháng viêm điều trị. Tùy theo bệnh tình cũng như độ tuổi của bệnh nhân, bác sĩ sẽ hướng dẫn trẻ sử dụng thuốc bôi hoặc thuốc uống. Để đạt được hiệu quả cao trong việc điều trị bệnh, bệnh nhân cần phải sử dụng thuốc đúng liều lượng và đúng cách.
Phụ huynh tuyệt đối không được pha trộn hoặc sử dụng các thành phần của thuốc khác, sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và khiến bệnh càng trầm trọng hơn. Ngoài ra, cha mẹ không được tự ý mua thuốc cho con uống mà không có bất cứ sự chỉ định nào của bác sĩ chuyên khoa.
LƯU Ý:
Ngay khi trẻ có dấu hiệu mắc bệnh viêm da tiếp xúc dị ứng, làn da bị đỏ, ngứa nhiều, chảy máu, các bậc cha mẹ cần phải đưa trẻ đi khám ngay.
Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho các bậc phụ huynh trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh viêm da tiếp xúc dị ứng ở trẻ em. Trong quá trình điều trị bệnh cho trẻ, nếu có bất cứ vấn đề gì, cha mẹ nên thông báo ngay cho bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối không được tự ý sử dụng các loại thuốc được truyền miệng trong dân gian khiến cho việc điều trị bệnh ở trẻ gặp nhiều khó khăn, bệnh không những không khỏi mà còn nguy hiểm về sau.
→ Có thể bạn quan tâm:
- Bệnh viêm da tiếp xúc: Cách điều trị khỏi hẳn và không bao giờ bị lại
- Nguyên nhân gây bệnh viêm da tiếp xúc, hiểu rõ để phòng và điều trị bệnh
- Triệu chứng của viêm da tiếp xúc và một vài dạng thường gặp
Nguồn: chuyenkhoadalieu.net
Bài viết cùng chủ đề
- Đừng để bệnh nấm tóc làm phiền
- 0
- 1,555
- Đông y trị mụn trứng cá
- 0
- 1,102
- Điều trị sẹo bỏng lâu năm
- 1
- 2,513