Hội bác sỹ –
Gần đây trên báo đưa thông tin nhiều trường hợp trẻ bị chó cắn quá khủng khiếp. Mong chuyên mục tư vấn, khi trẻ bị chó cắn, các bậc phụ huynh nên làm gì hoặc sơ cứu ban đầu cho trẻ như thế nào?
Khi trẻ bị chó cắn, điều quan trọng nhất là các bậc cha mẹ phải thật bình tĩnh đưa trẻ ra khỏi vòng nguy hiểm và thực hiện những sơ cứu ban đầu trước khi chuyển trẻ đến bệnh viện. Đồng thời phải bắt và nhốt chó lại để theo dõi (nếu bị chó nhà cắn). Những bước sơ cứu được thực hiện như sau:
– Thực hiện tốt việc xử lý vết thương bằng cách rửa sạch vết thương chó cắn dưới vòi nước chảy với xà phòng để làm sạch những vi khuẩn hoặc những bụi bẩn bám trên vết thương.
– Khi làm sạch vết thương, tuyệt đối không chà xát mạnh vì có thể làm vết cắn tổn thương nghiêm trọng hơn.
– Trong quá trình rửa vết thương, không nên cầm máu, chỉ cầm máu khoảng 5 – 10 phút sau khi đã làm sạch vết thương. Nếu vết thương sâu và bị ra nhiều máu, máu phun thành tia, cần tiến hành cầm máu trước bằng việc băng ép với cuộn băng thun hoặc miếng vải sạch mềm giúp phòng ngừa tình trạng mất máu. Luôn nâng chỗ vết thương cao hơn vị trí tim.
– Sát trùng vết thương bằng cồn, nước muối loãng, ôxy già hoặc dung dịch Betadin… Tuyệt đối không khâu kín da hoặc băng kín vết thương.
– Sau khi kết thúc sơ cứu, lập tức đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được điều trị, tốt nhất là sau vài giờ bị chó cắn và không quá 24h.
– Vết thương do chó cắn không phân biệt chó nhà hay chó dại cần được theo dõi cẩn thận tại cơ sở y tế ít nhất là 48h.
– Thời gian điều trị càng muộn, hiệu quả càng kém và thông thường sau 24 – 48h việc điều trị không còn ý nghĩa nữa, do virus đã xâm nhập và ẩn nấp an toàn bên trong tế bào thần kinh.
– Khi đến cơ sở y tế điều trị hoặc bệnh viện nên cho trẻ bị chó cắn tiêm phòng bệnh uốn ván và cho chỉ định tiêm phòng vaccine dại sớm nếu thấy nghi ngờ hoặc xác định rõ trẻ bị chó dại cắn.
Để đề phòng chó cắn, cha mẹ không để trẻ chơi với chó khi nó đang ăn.
Gần đây trên báo đưa thông tin nhiều trường hợp trẻ bị chó cắn quá khủng khiếp. Mong chuyên mục tư vấn, khi trẻ bị chó cắn, các bậc phụ huynh nên làm gì hoặc sơ cứu ban đầu cho trẻ như thế nào?
Trần Lương (Hà Tĩnh)
Khi trẻ bị chó cắn, điều quan trọng nhất là các bậc cha mẹ phải thật bình tĩnh đưa trẻ ra khỏi vòng nguy hiểm và thực hiện những sơ cứu ban đầu trước khi chuyển trẻ đến bệnh viện. Đồng thời phải bắt và nhốt chó lại để theo dõi (nếu bị chó nhà cắn). Những bước sơ cứu được thực hiện như sau:
– Thực hiện tốt việc xử lý vết thương bằng cách rửa sạch vết thương chó cắn dưới vòi nước chảy với xà phòng để làm sạch những vi khuẩn hoặc những bụi bẩn bám trên vết thương.
– Khi làm sạch vết thương, tuyệt đối không chà xát mạnh vì có thể làm vết cắn tổn thương nghiêm trọng hơn.
– Trong quá trình rửa vết thương, không nên cầm máu, chỉ cầm máu khoảng 5 – 10 phút sau khi đã làm sạch vết thương. Nếu vết thương sâu và bị ra nhiều máu, máu phun thành tia, cần tiến hành cầm máu trước bằng việc băng ép với cuộn băng thun hoặc miếng vải sạch mềm giúp phòng ngừa tình trạng mất máu. Luôn nâng chỗ vết thương cao hơn vị trí tim.
– Sát trùng vết thương bằng cồn, nước muối loãng, ôxy già hoặc dung dịch Betadin… Tuyệt đối không khâu kín da hoặc băng kín vết thương.
– Sau khi kết thúc sơ cứu, lập tức đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được điều trị, tốt nhất là sau vài giờ bị chó cắn và không quá 24h.
– Vết thương do chó cắn không phân biệt chó nhà hay chó dại cần được theo dõi cẩn thận tại cơ sở y tế ít nhất là 48h.
– Thời gian điều trị càng muộn, hiệu quả càng kém và thông thường sau 24 – 48h việc điều trị không còn ý nghĩa nữa, do virus đã xâm nhập và ẩn nấp an toàn bên trong tế bào thần kinh.
– Khi đến cơ sở y tế điều trị hoặc bệnh viện nên cho trẻ bị chó cắn tiêm phòng bệnh uốn ván và cho chỉ định tiêm phòng vaccine dại sớm nếu thấy nghi ngờ hoặc xác định rõ trẻ bị chó dại cắn.
Để đề phòng chó cắn, cha mẹ không để trẻ chơi với chó khi nó đang ăn.
Theo Kim Mai/Giadinh.net.vn