Hội bác sỹ –
Con tôi 9 tuổi, thường than thở bị nhức đầu. Tôi nghĩ bé nhõng nhẽo nhưng vừa rồi bé đau đến mức bật khóc. Tôi định đưa bé đi khám nhưng muốn biết trước các nguyên nhân có thể gây bệnh của bé và các xét nghiệm cần làm. Chứng nhức đầu ở trẻ em có phổ biến không?
ThS-BS Nguyễn Ảnh Đạt, Chuyên khoa Nội thần kinh, Hệ thống phòng khám Quốc tế Victoria Healthcare, trả lời:
Đau đầu là một triệu chứng phổ biến, chiếm đến 75% trẻ ở độ tuổi đi học. Các nguyên nhân thường gặp của chứng đau đầu ở trẻ em có thể chia ra làm các nhóm nguyên nhân sau:
1. Đau đầu thứ phát:
– Nhiễm trùng, nhiễm siêu vi (viêm xoang, viêm tai giữa, viêm họng,…): Trẻ có các triệu chứng đi kèm như sốt, nghẹt mũi, chảy mũi, ho, đau tai… Đau đầu thường chấm dứt khi bệnh hồi phục.
– Chấn thương đầu nhẹ: Trẻ có thể choáng váng, nôn ói lúc đầu. Đau đầu có thể ngắn hạn hay có thể kéo dài nhiều tháng nhưng chỉ ở mức độ nhẹ nhưng không kèm các triệu chứng thần kinh (ngủ gà, yếu liệt chi, mờ mắt,co giật, cổ gượng…)
– Nhiễm trùng não – màng não, u não: Ít xảy ra hơn và kèm theo các triệu chứng thần kinh diễn tiến nặng dần.
2. Đau đầu do căn nguyên tâm lý: Đau đầu liên quan stress, do tình trạng ứng chế tâm lý xảy ra ở trường hay ở nhà.
3. Đau đầu nguyên phát:
– Đau đầu migraine: Thường mang tính gia đình (cha/mẹ cũng đau đầu tương tự), tỉ lệ cao hơn ở bé gái, đau nửa đầu từng cơn, kèm chóng mặt, nôn ói. Cơn có thể tự khỏi hay giảm sau khi uống các thuốc giảm đau. Cơn dễ tái phát và cần điều trị phòng ngừa nếu xảy ra thường xuyên.
– Đau đầu căng cơ: Trẻ đau căng siết đầu, có thể kèm đau và căng các nhóm cơ vai – cổ. Nguyên nhân do trẻ thích nghi kém với stress.
Chẩn đoán dựa chủ yếu vào bệnh sử, thăm khám lâm sàng. Hầu hết trẻ đau đầu không có biểu hiện bất thường về thần kinh (mờ mắt, ói nhiều, yếu liệt,…) không cần thiết chụp CT-scan sọ não. Nếu trẻ có biểu hiện bất thường về thần kinh, đau đầu dữ dội hay những triệu chứng đáng lo ngại khác, cần cho trẻ chụp MRI chẩn đoán. Đối với nhóm đau đầu do nguyên nhân tâm lý và nguyên phát, điều trị hiệu quả phải kết hợp nhiều phương pháp ngoài dùng thuốc như tâm lý trị liệu, liệu pháp thay đổi nhận thức hành vi ứng xử… giúp trẻ hòa nhập với cuộc sống xã hội dễ dàng.
Con tôi 9 tuổi, thường than thở bị nhức đầu. Tôi nghĩ bé nhõng nhẽo nhưng vừa rồi bé đau đến mức bật khóc. Tôi định đưa bé đi khám nhưng muốn biết trước các nguyên nhân có thể gây bệnh của bé và các xét nghiệm cần làm. Chứng nhức đầu ở trẻ em có phổ biến không?
ThS-BS Nguyễn Ảnh Đạt, Chuyên khoa Nội thần kinh, Hệ thống phòng khám Quốc tế Victoria Healthcare, trả lời:
Đau đầu là một triệu chứng phổ biến, chiếm đến 75% trẻ ở độ tuổi đi học. Các nguyên nhân thường gặp của chứng đau đầu ở trẻ em có thể chia ra làm các nhóm nguyên nhân sau:
1. Đau đầu thứ phát:
– Nhiễm trùng, nhiễm siêu vi (viêm xoang, viêm tai giữa, viêm họng,…): Trẻ có các triệu chứng đi kèm như sốt, nghẹt mũi, chảy mũi, ho, đau tai… Đau đầu thường chấm dứt khi bệnh hồi phục.
– Chấn thương đầu nhẹ: Trẻ có thể choáng váng, nôn ói lúc đầu. Đau đầu có thể ngắn hạn hay có thể kéo dài nhiều tháng nhưng chỉ ở mức độ nhẹ nhưng không kèm các triệu chứng thần kinh (ngủ gà, yếu liệt chi, mờ mắt,co giật, cổ gượng…)
– Nhiễm trùng não – màng não, u não: Ít xảy ra hơn và kèm theo các triệu chứng thần kinh diễn tiến nặng dần.
2. Đau đầu do căn nguyên tâm lý: Đau đầu liên quan stress, do tình trạng ứng chế tâm lý xảy ra ở trường hay ở nhà.
3. Đau đầu nguyên phát:
– Đau đầu migraine: Thường mang tính gia đình (cha/mẹ cũng đau đầu tương tự), tỉ lệ cao hơn ở bé gái, đau nửa đầu từng cơn, kèm chóng mặt, nôn ói. Cơn có thể tự khỏi hay giảm sau khi uống các thuốc giảm đau. Cơn dễ tái phát và cần điều trị phòng ngừa nếu xảy ra thường xuyên.
– Đau đầu căng cơ: Trẻ đau căng siết đầu, có thể kèm đau và căng các nhóm cơ vai – cổ. Nguyên nhân do trẻ thích nghi kém với stress.
Chẩn đoán dựa chủ yếu vào bệnh sử, thăm khám lâm sàng. Hầu hết trẻ đau đầu không có biểu hiện bất thường về thần kinh (mờ mắt, ói nhiều, yếu liệt,…) không cần thiết chụp CT-scan sọ não. Nếu trẻ có biểu hiện bất thường về thần kinh, đau đầu dữ dội hay những triệu chứng đáng lo ngại khác, cần cho trẻ chụp MRI chẩn đoán. Đối với nhóm đau đầu do nguyên nhân tâm lý và nguyên phát, điều trị hiệu quả phải kết hợp nhiều phương pháp ngoài dùng thuốc như tâm lý trị liệu, liệu pháp thay đổi nhận thức hành vi ứng xử… giúp trẻ hòa nhập với cuộc sống xã hội dễ dàng.
Theo nld.com.vn