Hội bác sỹ –
Bé nhà tôi bị tiêu chảy cấp. Mong chuyên mục tư vấn nên cho trẻ ăn gì để nhanh khỏi và phục hồi sức khỏe?
Khi trẻ bị tiêu chảy cấp, quá trình hấp thu thức ăn có giảm hơn bình thường, nhưng lượng hấp thu qua ruột vẫn được khoảng 60%, do vậy trong suốt quá trình tiêu chảy, bạn vẫn cần cho trẻ ăn đủ khẩu phần, không bắt trẻ nhịn, kiêng khem để trọng lượng cơ thể sẽ tiếp tục tăng với tốc độ gần như bình thường. Nếu không ăn đủ khẩu phần, trẻ sẽ bị sụt cân dẫn đến suy dinh dưỡng.
Các thực phẩm nên dùng khi trẻ bị tiêu chảy gồm:
– Gạo (bột gạo), khoai tây.
– Thịt gà nạc, thịt lợn nạc, cá nạc.
– Sữa đậu tương (đậu nành), sữa chua, sữa có ít hoặc không có lactose.
– Dầu thực vật.
– Cà rốt, hồng xiêm, chuối, táo.
Vì bạn không nói độ tuổi của bé để được tư vấn cụ thể. Tuy vậy, chúng tôi cũng đưa ra một số mốc tuổi để bạn lựa chọn chế độ ăn thích hợp.
+ Trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi đang bú mẹ: Tiếp tục cho bú bình thường và tăng số lần bú. Nếu trẻ không có sữa mẹ thì cho trẻ ăn sữa bò hoặc sữa bột công thức mà trước đó trẻ vẫn ăn nhưng phải pha loãng 1/2 trong vòng 2 ngày.
+ Trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên: Ngoài sữa mẹ và sữa thay thế như trên cần chia nhỏ bữa ăn cho trẻ thành nhiều lần, thức ăn cần giàu chất dinh dưỡng như: Thịt nạc, cá nạc, trứng, sữa… và cho thêm một ít dầu, mỡ để tăng thêm năng lượng của khẩu phần. Thức ăn cần mềm, nấu kĩ, nấu loãng hơn bình thường và cho ăn ngay sau khi nấu để đảm bảo vệ sinh, giảm nguy cơ bội nhiễm, nếu phải cho trẻ ăn những thức ăn đã nấu sẵn thì cần phải đun lại trước khi cho ăn. Cho trẻ ăn thêm quả chín hoặc nước quả như: Chuối, cam, xoài, đu đủ, hồng xiêm… để tăng thêm lượng kali, beta, caroten, vitamin C…
Bạn cũng lưu ý nên tránh các thực phẩm này khi trẻ bị tiêu chảy:
– Tránh dùng các loại nước giải khát công nghiệp, các loại thức ăn có chứa nhiều đường vì những thức uống, ăn này có thể làm tăng tiêu chảy do tăng áp lực thẩm thấu trong lòng ruột kéo nước trong tế bào vào lòng ruột.
– Tránh dùng các loại thực phẩm có nhiều xơ hoặc ít chất dinh dưỡng như: Các loại rau thô (măng, rau cần), tinh bột nguyên hạt (ngô, đỗ) khó tiêu hóa.
Ngoài ra, bạn cũng nên lưu ý khuyến khích trẻ ăn càng nhiều càng tốt, trẻ nhỏ cho ăn 6 lần/ngày hoặc nhiều hơn. Sau khi khỏi tiêu chảy, để giúp cho trẻ hồi phục nhanh, tránh suy dinh dưỡng cần cho trẻ ăn thêm mỗi ngày 1 bữa trong 2 tuần liền.
Chuyên gia tư vấn Kim Mai
Bé nhà tôi bị tiêu chảy cấp. Mong chuyên mục tư vấn nên cho trẻ ăn gì để nhanh khỏi và phục hồi sức khỏe?
Lan Anh (Ninh Bình)
Khi trẻ bị tiêu chảy cấp, quá trình hấp thu thức ăn có giảm hơn bình thường, nhưng lượng hấp thu qua ruột vẫn được khoảng 60%, do vậy trong suốt quá trình tiêu chảy, bạn vẫn cần cho trẻ ăn đủ khẩu phần, không bắt trẻ nhịn, kiêng khem để trọng lượng cơ thể sẽ tiếp tục tăng với tốc độ gần như bình thường. Nếu không ăn đủ khẩu phần, trẻ sẽ bị sụt cân dẫn đến suy dinh dưỡng.
Các thực phẩm nên dùng khi trẻ bị tiêu chảy gồm:
– Gạo (bột gạo), khoai tây.
– Thịt gà nạc, thịt lợn nạc, cá nạc.
– Sữa đậu tương (đậu nành), sữa chua, sữa có ít hoặc không có lactose.
– Dầu thực vật.
– Cà rốt, hồng xiêm, chuối, táo.
Vì bạn không nói độ tuổi của bé để được tư vấn cụ thể. Tuy vậy, chúng tôi cũng đưa ra một số mốc tuổi để bạn lựa chọn chế độ ăn thích hợp.
+ Trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi đang bú mẹ: Tiếp tục cho bú bình thường và tăng số lần bú. Nếu trẻ không có sữa mẹ thì cho trẻ ăn sữa bò hoặc sữa bột công thức mà trước đó trẻ vẫn ăn nhưng phải pha loãng 1/2 trong vòng 2 ngày.
+ Trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên: Ngoài sữa mẹ và sữa thay thế như trên cần chia nhỏ bữa ăn cho trẻ thành nhiều lần, thức ăn cần giàu chất dinh dưỡng như: Thịt nạc, cá nạc, trứng, sữa… và cho thêm một ít dầu, mỡ để tăng thêm năng lượng của khẩu phần. Thức ăn cần mềm, nấu kĩ, nấu loãng hơn bình thường và cho ăn ngay sau khi nấu để đảm bảo vệ sinh, giảm nguy cơ bội nhiễm, nếu phải cho trẻ ăn những thức ăn đã nấu sẵn thì cần phải đun lại trước khi cho ăn. Cho trẻ ăn thêm quả chín hoặc nước quả như: Chuối, cam, xoài, đu đủ, hồng xiêm… để tăng thêm lượng kali, beta, caroten, vitamin C…
Bạn cũng lưu ý nên tránh các thực phẩm này khi trẻ bị tiêu chảy:
– Tránh dùng các loại nước giải khát công nghiệp, các loại thức ăn có chứa nhiều đường vì những thức uống, ăn này có thể làm tăng tiêu chảy do tăng áp lực thẩm thấu trong lòng ruột kéo nước trong tế bào vào lòng ruột.
– Tránh dùng các loại thực phẩm có nhiều xơ hoặc ít chất dinh dưỡng như: Các loại rau thô (măng, rau cần), tinh bột nguyên hạt (ngô, đỗ) khó tiêu hóa.
Ngoài ra, bạn cũng nên lưu ý khuyến khích trẻ ăn càng nhiều càng tốt, trẻ nhỏ cho ăn 6 lần/ngày hoặc nhiều hơn. Sau khi khỏi tiêu chảy, để giúp cho trẻ hồi phục nhanh, tránh suy dinh dưỡng cần cho trẻ ăn thêm mỗi ngày 1 bữa trong 2 tuần liền.
Chuyên gia tư vấn Kim Mai
Theo Giadinh.net.vn