Hội bác sỹ –
Tất cả chị em bị tắc vòi trứng đều có thể điều trị khỏi hoàn toàn và sau điều trị vẫn có khả năng mang thai bình thường.
Chào bác sĩ. Em kết hôn đã 2 năm, không dùng biện pháp tránh thai nào nhưng chưa có con. Em đi khám và được chỉ định chụp tử cung – vòi trứng. Kết quả là em bị tắc vòi trứng. Bác sĩ cho em hỏi, tại sao em lại bị tắc vòi trứng như vậy trong khi em chưa từng nạo hút thai, không bị viêm nhiễm phụ khoa? Và em bị tắc vòi trứng như vậy thì có chữa được không? Em xin cảm ơn bác sĩ!
Trả lời:
Bạn Hoàng Mai thân mến!
Trước hết, cảm ơn bạn đã tin tưởng chia sẻ vấn đề khó khăn của bạn với chúng tôi. Về trường hợp bệnh của bạn, chúng tôi xin được giải đáp như sau:
Vòi trứng là ống dẫn trứng từ buồng trứng đến tử cung. Sau khi trứng gặp tinh trùng và được kết hợp tại vòi trứng, sẽ được di chuyển vào tử cung để làm tổ. Bạn bị tắc vòi trứng có nghĩa là vòi trứng bị chít hẹp hoặc tắc nghẽn, gây cản trở cho quá trình di chuyển của tinh trùng vào gặp trứng hoặc sau khi thụ tinh, trứng không về được tử cung để làm tổ, dẫn đến mang thai ngoài tử cung.
Chị em bị tắc vòi trứng đều có thể điều trị khỏi hoàn toàn và vẫn có khả năng mang thai bình thường. Ảnh minh họa
Tắc vòi trứng thường gặp ở những người có quan hệ tình dục không an toàn khiến âm đạo, cổ tử cung bị tổn thương hoặc do tình trạng nhiễm khuẩn âm hộ, âm đạo, cổ tử cung… lây lan ngược lên vòi trứng. Những phụ nữ sẩy thai, nạo hút thai nhiều lần cũng có nguy cơ bị bệnh cao hơn. Bệnh cũng có thể gặp ở một số phụ nữ vệ sinh kém và không đúng cách đặc biệt là trong chu kỳ kinh nguyệt hay trước và sau khi có quan hệ tình dục.
Ngoài ra, có những chị em bẩm sinh đã thiết hụt một phần vòi trứng hoặc bị tắc dính vòi trứng chứ không hề bị ảnh hưởng bởi bất cứ nguyên nhân nào khác. Và họ chỉ biết mình bị tắc vòi trứng sau khi tiến hành chụp tử cung – vòi trứng.
Tổn thương lành tính ở vòi trứng thường không thể hiện triệu chứng gì nhưng có thể sờ nắn thấy khi khám phụ khoa, nhiều khi tình cờ phát hiện trong lúc mổ vì một bệnh lý khác ở vùng tiểu khung. Những hình thái bệnh lý ở vòi trứng cũng có thể làm cho phụ nữ bị hiếm muộn.
Tắc vòi trứng có thể được điều trị được. Tùy theo hình thức và vị trí tắc mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị cho bạn.
Các phương pháp điều trị tắc vòi trứng có thể áp dung là: bơm thông vòi trứng, phẫu thuật nối ống dẫn trứng, phẫu thuật nội soi tái tạo loa vòi, phẫu thuật nối vòi trứng, phẫu thuật nội soi tử cung – buồng trứng… Tất cả chị em bị tắc vòi trứng đều có thể điều trị khỏi hoàn toàn và sau điều trị vẫn có khả năng mang thai bình thường.
Vì vậy, bạn không nên lo lắng quá, hãy đi khám và thực hiện theo đúng chỉ định của bác sĩ để bệnh nhanh khỏi và sớm có em bé.
Chúc bạn sớm khỏi bệnh và có em bé!
BS. Hoa Hồng
Tất cả chị em bị tắc vòi trứng đều có thể điều trị khỏi hoàn toàn và sau điều trị vẫn có khả năng mang thai bình thường.
Chào bác sĩ. Em kết hôn đã 2 năm, không dùng biện pháp tránh thai nào nhưng chưa có con. Em đi khám và được chỉ định chụp tử cung – vòi trứng. Kết quả là em bị tắc vòi trứng. Bác sĩ cho em hỏi, tại sao em lại bị tắc vòi trứng như vậy trong khi em chưa từng nạo hút thai, không bị viêm nhiễm phụ khoa? Và em bị tắc vòi trứng như vậy thì có chữa được không? Em xin cảm ơn bác sĩ!
(Hoàng Mai)
Trả lời:
Bạn Hoàng Mai thân mến!
Trước hết, cảm ơn bạn đã tin tưởng chia sẻ vấn đề khó khăn của bạn với chúng tôi. Về trường hợp bệnh của bạn, chúng tôi xin được giải đáp như sau:
Vòi trứng là ống dẫn trứng từ buồng trứng đến tử cung. Sau khi trứng gặp tinh trùng và được kết hợp tại vòi trứng, sẽ được di chuyển vào tử cung để làm tổ. Bạn bị tắc vòi trứng có nghĩa là vòi trứng bị chít hẹp hoặc tắc nghẽn, gây cản trở cho quá trình di chuyển của tinh trùng vào gặp trứng hoặc sau khi thụ tinh, trứng không về được tử cung để làm tổ, dẫn đến mang thai ngoài tử cung.
Chị em bị tắc vòi trứng đều có thể điều trị khỏi hoàn toàn và vẫn có khả năng mang thai bình thường. Ảnh minh họa
Tắc vòi trứng thường gặp ở những người có quan hệ tình dục không an toàn khiến âm đạo, cổ tử cung bị tổn thương hoặc do tình trạng nhiễm khuẩn âm hộ, âm đạo, cổ tử cung… lây lan ngược lên vòi trứng. Những phụ nữ sẩy thai, nạo hút thai nhiều lần cũng có nguy cơ bị bệnh cao hơn. Bệnh cũng có thể gặp ở một số phụ nữ vệ sinh kém và không đúng cách đặc biệt là trong chu kỳ kinh nguyệt hay trước và sau khi có quan hệ tình dục.
Ngoài ra, có những chị em bẩm sinh đã thiết hụt một phần vòi trứng hoặc bị tắc dính vòi trứng chứ không hề bị ảnh hưởng bởi bất cứ nguyên nhân nào khác. Và họ chỉ biết mình bị tắc vòi trứng sau khi tiến hành chụp tử cung – vòi trứng.
Tổn thương lành tính ở vòi trứng thường không thể hiện triệu chứng gì nhưng có thể sờ nắn thấy khi khám phụ khoa, nhiều khi tình cờ phát hiện trong lúc mổ vì một bệnh lý khác ở vùng tiểu khung. Những hình thái bệnh lý ở vòi trứng cũng có thể làm cho phụ nữ bị hiếm muộn.
Tắc vòi trứng có thể được điều trị được. Tùy theo hình thức và vị trí tắc mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị cho bạn.
Các phương pháp điều trị tắc vòi trứng có thể áp dung là: bơm thông vòi trứng, phẫu thuật nối ống dẫn trứng, phẫu thuật nội soi tái tạo loa vòi, phẫu thuật nối vòi trứng, phẫu thuật nội soi tử cung – buồng trứng… Tất cả chị em bị tắc vòi trứng đều có thể điều trị khỏi hoàn toàn và sau điều trị vẫn có khả năng mang thai bình thường.
Vì vậy, bạn không nên lo lắng quá, hãy đi khám và thực hiện theo đúng chỉ định của bác sĩ để bệnh nhanh khỏi và sớm có em bé.
Chúc bạn sớm khỏi bệnh và có em bé!
BS. Hoa Hồng
Theo Afamily.vn