Hội bác sỹ –
Chị gái tôi 46 tuổi, đã bị tăng huyết áp 8 tháng nay, kinh nguyệt không đều. Sau khi đi khám thì bác sĩ có chẩn đoán tăng huyết áp do tiền mãn kinh và cho uống thuốc để kiểm soát huyết áp.
Tuy nhiên, chị ấy cứ mỗi khi đến ngày “đèn đỏ” là huyết áp lại tăng lên. Xin bác sĩ tư vấn giúp, chị gái tôi có nên dùng hormone thay thế không?
Trả lời:
Thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh thường hay bị tăng huyết áp và xáo trộn về nội tiết tố. Với những trường hợp có bệnh lý về tim mạch thì những huyết áp cũng tăng nhẹ vào những ngày “đèn đỏ”. Tất nhiên, ở những người bị huyết áp cao thì cần được theo dõi và kiểm soát chặt chẽ hơn.
Ảnh minh họa
Trường hợp của chị gái bạn nên tuẩn thủ việc tái khám và chỉ định điều trị của bác sĩ để duy trì ổn định huyết áp. Việc có nên dùng hormone thay thế hay không sẽ được bác sĩ tư vấn và chỉ định. Các thuốc hormone thay thế sẽ giúp làm giảm những cảm giác khó chịu (bốc hỏa, khô hạn…) do thời kì tiền mãn kinh đem lại.
Thời kỳ tiền mãn kinh thường kéo dài từ 3-4 năm, dấu hiệu dễ thấy nhất của thời kỳ này là sự rối loạn của chu kỳ kinh nguyệt. Lúc này cơ thể người phụ nữ có nhiều thay đổi, kích thước buồng trứng nhỏ dần làm suy thoái khả năng rụng trứng, noãn bào trong buồng trứng đã hết, nếu còn cũng không thể phát dục.
Chưa kể, sự giảm sút hormone estrogen còn ảnh hưởng đến não với những biểu hiện dễ thấy như giảm trí nhớ, khả năng định hướng và tính toán kém dần; bàng quang và niệu đạo rất dễ bị viêm nhiễm do mỏng hơn và sức đề kháng giảm mạnh…
Chị gái tôi 46 tuổi, đã bị tăng huyết áp 8 tháng nay, kinh nguyệt không đều. Sau khi đi khám thì bác sĩ có chẩn đoán tăng huyết áp do tiền mãn kinh và cho uống thuốc để kiểm soát huyết áp.
Tuy nhiên, chị ấy cứ mỗi khi đến ngày “đèn đỏ” là huyết áp lại tăng lên. Xin bác sĩ tư vấn giúp, chị gái tôi có nên dùng hormone thay thế không?
(Nguyễn Châu Giang, Q.1, Tp.HCM).
Trả lời:
Thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh thường hay bị tăng huyết áp và xáo trộn về nội tiết tố. Với những trường hợp có bệnh lý về tim mạch thì những huyết áp cũng tăng nhẹ vào những ngày “đèn đỏ”. Tất nhiên, ở những người bị huyết áp cao thì cần được theo dõi và kiểm soát chặt chẽ hơn.
Ảnh minh họa
Trường hợp của chị gái bạn nên tuẩn thủ việc tái khám và chỉ định điều trị của bác sĩ để duy trì ổn định huyết áp. Việc có nên dùng hormone thay thế hay không sẽ được bác sĩ tư vấn và chỉ định. Các thuốc hormone thay thế sẽ giúp làm giảm những cảm giác khó chịu (bốc hỏa, khô hạn…) do thời kì tiền mãn kinh đem lại.
Thời kỳ tiền mãn kinh thường kéo dài từ 3-4 năm, dấu hiệu dễ thấy nhất của thời kỳ này là sự rối loạn của chu kỳ kinh nguyệt. Lúc này cơ thể người phụ nữ có nhiều thay đổi, kích thước buồng trứng nhỏ dần làm suy thoái khả năng rụng trứng, noãn bào trong buồng trứng đã hết, nếu còn cũng không thể phát dục.
Chưa kể, sự giảm sút hormone estrogen còn ảnh hưởng đến não với những biểu hiện dễ thấy như giảm trí nhớ, khả năng định hướng và tính toán kém dần; bàng quang và niệu đạo rất dễ bị viêm nhiễm do mỏng hơn và sức đề kháng giảm mạnh…
Theo Suckhoegiadinh.com.vn