Lưu ý khi khám thai trước sinh mà mẹ bầu cần biết!


4,226
1
1
Xu
53
Khám sức khỏe trước khi sinh gần như là điều bắt buộc. Đó là cách khoa học nhất để đảm bảo rằng bé con của bạn thực sự khỏe mạnh và sẵn sàng chào đời. Vì vậy, cả bố và mẹ đều cần nắm được những lưu ý căn bản nhất về việc này.

Kham thai va kham phu khoa


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Thua bac si,e co thai duoc 2 thang nhung ra nhiu khi hu,co luc mau trang ,co luc mau vang nhat.co phai em bi viem nhiem phu khoa khog ak?e cam on

Bác sĩ Đỗ Thị Ngọc Lan


Chào bạn,

Khi có thai (dù ở bất kì tuổi thai nào ) mà thấy ra dịch bất thường ở âm đạo nên khám phụ khoa.

Chúc bạn mạnh khỏe!

Phụ nữ mang thai


Câu hỏi bởi: Bình

Thưa bác sĩ e có đi khám thai .Thái e đc 12tuan e siêu âm thì trông giấy siêu âm có để là.hinh Thái học. la ty le phát hiện dị tật cua siêu âm khoang 80-90%.co sao k bs

Bác sĩ Vũ Việt Hùng


Chào bạn .
Vấn đề của bạn thì chúng ta cần trao đổi như sau : Nếu qua kết quả siêu âm ghi rõ các vấn đề liên quan tới thai của bạn có những bộ phận này hay bộ phận khác có dị dạng thai nhi hoạc có dấu hiệu cảnh báo thì các BS sẽ tư vấn và hướng dẫn cho bạn cụ thể.
Còn nếu bạn đọc ở phần quảng cáo gới thiêu các ứng dụng của máy siêu âm trong thai nhi thì đây chỉ là quảng cáo của máy siêu âm mà thôi. Bạn hãy bình tĩnh đọc lại nhé.
Chào bạn.

Kết quả siêu âm thai và mang bầu thì cần chích ngừa bệnh gì?


Câu hỏi bởi: hong hanh

Chào bác sĩ!

Sáng nay em thử que thì có hai vạch. Chồng em chở em đến bệnh viện tư để siêu âm. Bác sĩ siêu âm bảo em đã mang thai. Nhưng chưa biết bao tuần tuổi. Bác sĩ kết luận là thai giai đoạn sớm, hẹn một tuần sau tới khám để theo dõi phôi thai phát triển. Kết quả siêu âm là tử cung: ngã trước, DAP = 50mm, có hiện tượng mang thai giai đoạn sớm. Buồng trứng trái và phải bình thường, túi cũng không thấy dịch. Sau đó bác sĩ đưa em đi chuyền một chai nước. Em không biết tên thuốc nhưng nghe bác sĩ bảo nước dưỡng thai. Bác sĩ lấy một ống kim tiêm máu để xét nghiệm. Xét nghiệm xong bác sĩ bảo máu nhiều, không thiếu máu, cũng không cần uống viên sắt, chỉ cần ăn nghỉ. Bác sĩ cho em hỏi vậy em đã mang bầu chính xác chưa ạ, như thế thai bình thường không ạ? Em cần phải đi siêu âm lại không ạ? Em có cần làm xét nghiệm gì nữa không thưa bác sĩ? Siêu âm 2D-3D-4D có tác động gì không ạ? Nếu em mang bầu thì mấy tháng em cần chích ngừa bệnh gì không ạ?

Em cảm ơn bác sĩ!

Bác sĩ Vũ Thị Lừu


Chào bạn!

Bạn không nói rõ bạn chậm kinh bao nhiêu ngày, chu kỳ kinh như thế nào nên hơi khó giải đáp cho bạn. Bạn thử que thử lên 2 vạch, đi siêu âm kết quả là DAP (đường kính trước sau của tử cung) = 50mm, có hiện tượng có thai giai đoạn sớm. Bác sĩ kết luận như vậy là vì thai chưa kịp làm tổ trong buồng tử cung nên siêu âm chưa thấy. Không biết xét nghiệm máu bác sĩ làm cho bạn có phải là xét nghiệm β-hCG (xét nghiệm định lượng nội tiết thai trong máu). Loại xét nghiệm này cho kết quả chính xác nhất khi trễ kinh từ 3-5 ngày.

Trường hợp của bạn nên chờ thêm 1 tuần nữa thì siêu âm lại. Kết quả như thế nào bác sĩ sẽ chỉ định tiếp cho bạn. Dưới đây là lịch khám và siêu âm trong thai kỳ để bạn tham khảo:

Lần 1: Tuần thứ 5 – Siêu âm 2D (kiểm tra túi phôi trong buồng tử cung).

Lần 2: Tuần thứ 8 – Khám thai, siêu âm 2D (kiểm tra tim thai).

Lần 3: Tuần thứ 12 – Khám thai, siêu âm 4D (kiểm tra hình thái thai nhi).

Lần 4: Tuần thứ 16 – Khám thai, siêu âm 2D – Xét nghiệm máu (Tripple test).

Lần 5: Tuần thứ 20 – Khám thai, siêu âm 2D – Kiểm tra thai máy (3 lần/ngày).

Lần 6: Tuần thứ 22 – Khám thai, siêu âm 4D (kiểm tra hình thái thai nhi) – Kiểm tra thai máy (3 lần/ngày).

Lần 7: Tuần thứ 26 – Khám thai, siêu âm 2D – Tiêm phòng uốn ván (AT1).

Lần 8: Tuần thứ 30 – Xét nghiệm máu, thử nước tiểu – Làm thủ tục đăng ký đẻ – Khám thai, siêu âm 2D – Bắt đầu ăn nhạt cho đến khi sinh – Tiêm phòng uốn ván (AT2).

Lần 9: Tuần thứ 32 – Siêu âm 4D (kiểm tra hình thái thai nhi) – Thử nước tiểu.

Lần 10: Tuần thứ 34 – Khám thai, thử nước tiểu, siêu âm.

Lần 11: Tuần thứ 36 – Khám thai, thử nước tiểu, siêu âm.

Lần 12: Tuần thứ 38 – Khám thai, thử nước tiểu, siêu âm.

Lần 13: Tuần thứ 39 – Khám thai, thử nước tiểu, siêu âm.

Lần 14: Tuần thứ 40 – Khám thai, thử nước tiểu, siêu âm Ngoài ra trong quá trình mang thai bạn nên bổ sung a-xít folic, sắt từ đầu thai kỳ, bổ sung canxi từ tuần 16, ăn uống đầy đủ dưỡng chất.

Chúc bạn mạnh khỏe!

Siêu âm nhiều có ảnh hưởng đến thai nhi không?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Em chào bác sĩ ạ!

Bác sĩ có thể cho em hỏi 1 tý được không ạ? Em mang thai được 3 tháng rồi, nhưng em đã đi siêu âm 4 lần. Lần 1 là thấy mình bị chậm kinh 10 ngày, sau đó được biết là mang thai. Sau đó em bị đau bụng âm ỉ nhiều lần nên em lại tái siêu âm 1 lần nữa vì mọi người sợ em mang thai ngoài tử cung khi thai được 3 tuần. Sau lần đó bác sĩ hẹn em 3 tuần nữa tái siêu âm xem có tim thai chưa và em chờ đến 8 tuần đi siêu âm lần nữa. Và lần này là khi thai được 13 tuần. Như vậy em có siêu âm nhiều quá không ạ? Liệu có tác động gì không ạ?

Cảm ơn bác sĩ.

Bác sĩ Lê Huy Tuấn


Chào bạn!

Siêu âm nhiều không tác động đến sức khỏe của bạn cũng như của thai nhi đâu do vậy bạn nên yên tâm nhé. Bạn nên đi khám thai đúng yêu cầu đó là khám toàn thân, khám thai, siêu âm, xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu nếu cần thiết và có chỉ định của bác sĩ.

Chúc bạn khỏe.

Mang thai 4 tháng, đau bụng dưới, tức bụng, nằm không được liệu có sao không?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ!

Cho cháu hỏi là cháu có bầu được gần 4 tháng, hôm nay cháu đau bụng dưới, tối về không đau nữa. Tối hôm qua cháu thấy tức bụng khó chịu, nằm không được. Cháu còn bị ho nữa. Cho cháu hỏi có sao không ạ?

Xin cám ơn!

Bác sĩ Lê Huy Tuấn


Chào bạn!

Nếu bị đau như vậy bạn cần đi khám thai ngay nhé, cần kiểm tra xem có bị dọa sảy thai không. Có kết quả chẩn đoán mới có hướng chữa trị phù hợp được.

Chúc bạn khỏe.


Theo ViCare​
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl