Điều trị chửa trứng thường được kết hợp nhiều phương án. Dù vậy, trong nhiều trường hợp khác nhau cần áp dụng những cách thức khác nhau. Chọn và tiến hành một cách chữa bệnh phù hợp nhất lại không hề dễ dàng.
Cách điều trị khi chửa trứng bán phần
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Cháu năm nay 31 tuổi. Cháu mang thai hơn 6 tuần và thai bị chết lưu. Cháu đi bệnh viện được bác sĩ chữa trị và làm thủ thuật để nạo thai. Kết quả giải phẫu bệnh phẩm bác sĩ kết luận thai chết lưu, chửa trứng bán phần, kết quả xét nghiệm Beta hCG của cháu là 84.848, sau đó cháu tiếp tục làm lại xét nghiệm Beta hCG lần 2 là 19.761. Bác sĩ có giải thích cho cháu rằng chửa trứng là 1 trong những lí do của tiền ung thư gây nên. Hiện cháu rất hoang mang và lo lắng. Cháu rất mong bác sĩ giải đáp cho cháu cách chữa trị và theo dõi.
Xin cám ơn!
Bác sĩ Đinh Văn Tài
Chào bạn!
Chửa trứng là do sự phát triển bất thường của các gai rau, nguyên bào nuôi phát triển quá nhanh nên tổ chức liên kết bên trong gai rau cùng với các mạch máu không phát triển theo kịp, các gai rau không còn tổ chức liên kết và không còn các mạch máu, trở thành các bọc nước. Trong chửa trứng, nồng độ Beta hCG tăng rất cao, thường là trên 500.000 đơn vị quốc tế trong 24 giờ nhưng không phải là dấu hiệu đặc hiệu để chẩn đoán.
Nguyên nhân chửa trứng hiện nay vẫn chưa được biết rõ, nhưng một số ý kiến cho rằng rối loạn này có thể liên quan tới thiếu dinh dưỡng, đẻ nhiều, tuổi cao, yếu tố miễn dịch, bất thường nhiễm sắc thể,… Khi hCG tăng cao, kích thích hoàng thể thai nghén ở buồng trứng phát triển thành nang hoàng tuyến. Nang hoàng tuyến có thể có hoặc không có, nếu có thì thường có cả hai bên buồng trứng. Nang có thể to hoặc nhỏ, trong nang có chứa nước màu vàng chanh. Sau khi nạo hoặc sảy, nang sẽ tự mất dần nếu không thấy biến chứng. Do có tỷ lệ nhất định chửa trứng biến chứng thành ung thư nguyên bào nuôi, đặc biệt ở người trên 35 tuổi và đẻ nhiều lần nên ngay sau khi nạo trứng phải xét nghiệm giải phẫu bệnh để xác định lành tính hay có biến chứng ác tính.
Trường hợp của bạn, đã bị thai chết lưu và đã đi khám có kết luận chửa trứng bán phần, do đó cần theo dõi chặt chẽ tình trạng sức khỏe và cần khám kiểm tra, theo dõi theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Bạn cũng không nên lo lắng quá mức vì có thể gây tác động tới sức khỏe, làm suy giảm miễn dịch cơ thể. Nên sắp xếp lịch làm việc, nghỉ ngơi và ăn uống đảm bảo đủ chất dinh dưỡng để tăng cường sức khỏe.
Chúc bạn khoẻ!
Cách điều trị bệnh thai trứng
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ, tôi là bệnh nhân bị bệnh thai trứng. Năm nay tôi 24 tuổi, quê Bình Định. Cách đây 3 tháng trước tôi phát hiện mình có thai, nhưng được khoảng 8 tuần thì có nhiều triệu chứng bất thường như: đau bụng, ra máu, người mệt mỏi uể oải,… Sau đó, tôi có đến bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định để khám. Bác sĩ lần lượt cho tôi xét nghiệm máu để biết nồng độ HCG và siêu âm, kết quả là tôi bị bệnh thai trứng. Sau đó, tôi được cho nhập viện và tiến hành nạo hút lấy thai ra. Nằm viện được 1 tuần thì tôi được cho về nhà nghỉ ngơi kèm theo thuốc do bác sĩ cấp. Sau đó, tôi vẫn thường xuyên đi khám định kỳ theo lịch của bác sĩ. Nhưng vài ngày trở lại đây, tôi phát hiện mình bị trễ kinh 5 ngày. Tôi có đi kiểm tra lại, thì phát hiện bệnh đã tái phát do không cẩn thận trong chuyện vợ chồng. Nồng độ HCG tăng lên 395.9, siêu âm thì thấy trứng vẫn còn. Bác sĩ khuyên nên tới bệnh viện Từ Dũ để chữa trị. Không biết liệu trình chữa trị có gì nguy hiểm không? Mong bác sĩ giải đáp thắc mắc để tôi được yên tâm chữa trị.
Bác sĩ Vũ Việt Hùng
Chào bạn.
NHư vậy bạn đã được khám lâm sàng và làm các xét nghiệm cần thiết để xác định chắc chắn là chửa trứng. Bạn được điều trị bệnh kết hợp như tiền sản giật, sản giật, thiếu máu, rối loạn điện giải. Sau đó bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật lấy khối thai bằng cách hút nạo. Phương pháp này giúp tiết kiệm thời gian thực hiện và không gây biến chứng tử cung. Nếu bạn chưa có con hoặc chưa sinh đủ con, bác sĩ sẽ nạo sạch trứng trong buồng tử cung.Tiếp theo, bệnh nhân chửa trứng lành tính phải làm xét nghiệm máu, nước tiểu 2 tuần/lần cho đến khi lượng hCG trở về bình thường. Khi hCG đã về mức cho phép, bệnh nhân vẫn phải tiếp tục thử nước tiểu 4 tuần/lần trong thời gian 6 tháng, cùng với việc làm các xét nghiệm khác và siêu âm nếu bác sĩ yêu cầu.
Các BS khuyên bạn đi tuyến trên có lẽ nghi ngờ bạn bị ung thư nhau.Ung thư có nguồn gốc từ sự đột biến gen của những tế bào nuôi, một thành phần trong số những tế bào chịu trách nhiệm hình thành các tổ chức có nhiệm vụ nuôi dưỡng bào thai (bánh nhau, cuống rốn…). Tuy nhiên, những nguyên nhân của sự đột biến vẫn chưa được rõ. Người ta ghi nhận ung thư nhau có thể xảy ra trong một lần mang thai và ở những phụ nữ có tiền căn sản khoa bất thường trước đó, như: thai trứng (chiếm đến 50% các trường hợp ung thư nhau), sẩy thai tự nhiên (khoảng 20%), thai ngoài tử cung (chỉ 2%)…
Đa số các trường hợp ung thư nhau thai thường không có dấu hiệu báo trước đến khi bệnh bộc phát. Khi đã mắc bệnh, các triệu chứng thường gặp là: Thai phụ có thể nôn nhiều và kéo dài. Bụng to hơn tuổi thai. Phần lớn các trường hợp đều có dấu hiệu xuất huyết âm đạo (có thể rỉ rả hoặc ồ ạt). Đau bụng từng cơn hoặc liên tục. Đau ngực, khó thở, ho ra máu…, nếu đã có di căn phổi. Có triệu chứng thần kinh nếu có di căn não.
Khi bệnh nhân có nghi ngờ bị ung thư nhau thai, cần làm một số khảo sát và xét nghiệm cận lâm sàng để hỗ trợ thêm cho việc chẩn đoán như: sự tăng cao bất thường của nồng độ Beta hCG trong máu và trong nước tiểu. Siêu âm bụng sẽ giúp xác nhận tình trạng không có thai trong tử cung và cho phép các bác sĩ tiến hành nạo lòng tử cung để sinh thiết. Ngoài ra, qua siêu âm, các bác sĩ có thể phát hiện các di căn ở gan. Chụp Xquang phổi cũng cần để giúp phát hiện các di căn phổi nếu
Tuy nguy hiểm, nhưng ung thư nhau lại là một trong những loại ung thư nhạy với hóa trị. Nếu chưa bị di căn, bệnh có thể chữa khỏi hoàn toàn. Hiện nay, phương pháp điều trị chủ yếu là hóa trị và phẫu thuật, trong đó, hóa trị đóng vai trò tiên quyết trong việc điều trị ung thư nhau.Sau khi đã hóa trị và đạt được kết quả tốt, tùy từng trường hợp cụ thể, các bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật cắt bỏ buồng tử cung và hai buồng trứng, hay cân nhắc khả năng phẫu thuật bảo tồn, tức là chỉ lấy bỏ bướu tử cung hoặc âm đạo cho bệnh nhân. Sau phẫu thuật, bệnh nhân cần đi khám lại, thử máu, nước tiểu định kỳ theo chỉ dẫn của thầy thuốc. Với những người có nguyện vọng sinh con, ngoài tuân thủ chung, bệnh nhân cần có biện pháp tránh thai ngay sau chữa bệnh và chỉ có thai sau 1 năm từ ngày chữa bệnh. Bệnh nhân điều trị ung thư nhau thai thành công, khi mang thai lại cần được theo dõi chặt chẽ để phát hiện, điều trị kịp thời các biến chứng ác tính sau đó. Bạn nên lưu ý cho mình nhé.
Chào bạn.
Cách điều trị hội chứng buồng trứng đa nang?
Câu hỏi bởi: thanh huyền
Chào bác sĩ!
Em tên Huyền, năm nay 27 tuổi, em bị rối loạn kinh nguyệt đi khám thì bác sĩ bảo em bị buồng trứng đa nang. Em sắp lập gia đình, em rất lo là mình khó có con em có nghe nói là có thể can thiệp bằng đông y, liệu em có nên dùng thuốc đông y không ạ?
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Trần Thị Hồng Thanh
Chào em!
Hội chứng buồng trứng đa nang là một tình trạng rối loạn nội tiết, khi cơ thể có quá nhiều nội tiết tố nam và không đủ nội tiết tố nữ, điều này làm cho sự rụng trứng hiếm khi xảy ra hoặc rụng trứng không đều đặn. Thông thường, người phụ nữ rụng trứng khi một nang chứa trứng phát triển và giải phóng trứng trưởng thành. Hội chứng buồng trứng đa nang cho phép nhiều nang trứng phát triển cùng một lúc, làm cho chúng tích tụ lại trong buồng trứng và hình thành các nang nhỏ lành tính tiết ra estrogen. Sự kết hợp giữa estrogen và các nội tiết tố nam làm cơ thể giảm sản sinh hai loại nội tiết tố khác: FSH – hormon kích thích nang noãn, và LH – hormon tạo hoàng thể, điều này cũng gây ức chế hoặc mất cân bằng rụng trứng. Nếu không có sự rụng trứng, nồng độ nội tiết tố nam giữ ở mức cao và quá trình trên lại tự động tiếp diễn. Em có thể áp dụng chế độ ăn uống tốt cho hội chứng đa nang:
Các loại đậu: Đây là nhóm thực phẩm chứa đầy đủ chất đạm, chất xơ và vitamin nhóm B. Đây là một nguồn thực phẩm tuyệt vời có carbohydrate tổng hợp giúp giữ ổn định lượng đường trong máu, giảm cảm giác thèm ăn để cân bằng lượng hormon trong cơ thể, góp phần giữ cho buồng trứng khỏe mạnh.
Các loại rau xanh, cải xanh, cải xoăn: các loại rau xanh là những thực phẩm rất giàu vitamin và khoáng chất, đặc biệt là vitamin C, canxi, magiê, folate… và những chất chống oxy hóa nên có tác dụng quan trọng giúp hình thành và phát triển trứng tốt.
Các thực phẩm nhiều sắt như: Các loại thịt có màu đỏ: thịt bò, thịt cừu… Các loại rau và ngũ cốc: cải xoong, cải xoăn, lúa mạch, yến mạch…
Các loại thực phẩm giàu crom: Những thực phẩm này giúp chống lại sự đề kháng insulin và kiểm soát cảm giác thèm ăn đường nên cũng có tác dụng ổn định sự cân bằng hormon trong cơ thể, đảm bảo sự rụng trứng diễn ra đều đặn. Thực phẩm giàu crom bao gồm khoai lang, ngô (loại còn nguyên cám), hải sản, táo, cam, chuối và rau quả như cà chua, rau bina, bông cải xanh, hành tây, tỏi, húng quế, rau diếp, ớt, ớt xanh, củ cải đường và nấm.
Ăn sản phẩm bơ, sữa trong chừng mực vừa phải, bởi vì chúng làm cho hormon mất cân bằng trầm trọng.
Tránh sử dụng thực phẩm đóng hộp, thực phẩm bị oxy hóa, chất béo và các loại thực phẩm chiên, đặc biệt là protein động vật chiên.
Tránh dùng các chất kích thích như cà phê, trà. Hội chứng buồng trứng đa nang nếu không điều trị có thể là lý do gây ra hiếm muộn và vô sinh.
Do vậy, em nên đi khám chuyên khoa Sản phụ, để tìm lý do và điều trị theo lý do, không nên điều trị theo lời mách bảo, tránh hậu quả xấu.
Chúc em sức khỏe!
U nang buồng trứng bên phải chữa như thế nào?
Câu hỏi bởi: thuyhoa
Chào bác sĩ.
Em năm nay 24 tuổi. Vừa rồi em có đi siêu âm và được biết em mang thai được 10 ngày. Nhưng bác sĩ bảo em lại bị u nang buồng trứng bên phải, kích thước gần 5 cm (bằng quả chanh). Nhưng em không biết là mình thuộc u nang cơ năng hay u nang thực thể. Mong bác sĩ giúp và giải đáp giùm em cách điều trị.
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Lê Huy Tuấn
Chào bạn!
Vấn đề phải xem cụ thể kết quả siêu âm mới xác định u cơ năng hay u thực thể. Bạn hãy đi khám bác sĩ chuyên khoa Sản nhé hoặc hỏi lại chính người siêu âm cho bạn. Một số người khi có thai sẽ xuất hiện nang hoàng tuyến, nang chứa dịch đồng nhất, vỏ mỏng, kích thước có thể 5 đến 7 cm, sau 3 đến 4 tháng nang sẽ tự vỡ hoặc tiêu dần đi – nang này là nang có năng. Còn nang thực thể là nang bệnh lý, tính chất bên trong nang không phải là dịch đồng nhất, vỏ cũng khác, nói chung tùy loại.
Chúc bạn khỏe.
Chữa đa nang buồng trứng như thế nào ?
Câu hỏi bởi: Thu Hiền
Thưa bác sĩ ! E hiện nay 20t và khám được biết mình bị đa nang buồng trứng. Và em đang vó nguyện vọng sinh con năm nay, bác sĩ có thể hướng dẫn cách chữa phù hợp để có thể mang thai nhanh nhất không ạ?
Bác sĩ Đỗ Thị Ngọc Lan
Chào bạn!
Bệnh đa nang buồn trứng thể hiện theo các mức độ khác nhau ở mỗi người, tùy thuộc vào tình trạng cụ thể. Bạn nên đến bác sĩ để được thăm khám và làm các xét nghiệm nội tiết thì mới có phác đồ điều trị cụ thể. Ngay sau khi điều trị, tuỳ thuộc mức độ đáp ứng mà bổ sung hoặc thay đổi phác đồ điều trị. Như vậy, bạn nên đến khám và xem xét cụ thể rồi quyết định hướng điều trị.
Chúc bạn sức khỏe!
Cách điều trị khi chửa trứng bán phần
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Cháu năm nay 31 tuổi. Cháu mang thai hơn 6 tuần và thai bị chết lưu. Cháu đi bệnh viện được bác sĩ chữa trị và làm thủ thuật để nạo thai. Kết quả giải phẫu bệnh phẩm bác sĩ kết luận thai chết lưu, chửa trứng bán phần, kết quả xét nghiệm Beta hCG của cháu là 84.848, sau đó cháu tiếp tục làm lại xét nghiệm Beta hCG lần 2 là 19.761. Bác sĩ có giải thích cho cháu rằng chửa trứng là 1 trong những lí do của tiền ung thư gây nên. Hiện cháu rất hoang mang và lo lắng. Cháu rất mong bác sĩ giải đáp cho cháu cách chữa trị và theo dõi.
Xin cám ơn!
Bác sĩ Đinh Văn Tài
Chào bạn!
Chửa trứng là do sự phát triển bất thường của các gai rau, nguyên bào nuôi phát triển quá nhanh nên tổ chức liên kết bên trong gai rau cùng với các mạch máu không phát triển theo kịp, các gai rau không còn tổ chức liên kết và không còn các mạch máu, trở thành các bọc nước. Trong chửa trứng, nồng độ Beta hCG tăng rất cao, thường là trên 500.000 đơn vị quốc tế trong 24 giờ nhưng không phải là dấu hiệu đặc hiệu để chẩn đoán.
Nguyên nhân chửa trứng hiện nay vẫn chưa được biết rõ, nhưng một số ý kiến cho rằng rối loạn này có thể liên quan tới thiếu dinh dưỡng, đẻ nhiều, tuổi cao, yếu tố miễn dịch, bất thường nhiễm sắc thể,… Khi hCG tăng cao, kích thích hoàng thể thai nghén ở buồng trứng phát triển thành nang hoàng tuyến. Nang hoàng tuyến có thể có hoặc không có, nếu có thì thường có cả hai bên buồng trứng. Nang có thể to hoặc nhỏ, trong nang có chứa nước màu vàng chanh. Sau khi nạo hoặc sảy, nang sẽ tự mất dần nếu không thấy biến chứng. Do có tỷ lệ nhất định chửa trứng biến chứng thành ung thư nguyên bào nuôi, đặc biệt ở người trên 35 tuổi và đẻ nhiều lần nên ngay sau khi nạo trứng phải xét nghiệm giải phẫu bệnh để xác định lành tính hay có biến chứng ác tính.
Trường hợp của bạn, đã bị thai chết lưu và đã đi khám có kết luận chửa trứng bán phần, do đó cần theo dõi chặt chẽ tình trạng sức khỏe và cần khám kiểm tra, theo dõi theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Bạn cũng không nên lo lắng quá mức vì có thể gây tác động tới sức khỏe, làm suy giảm miễn dịch cơ thể. Nên sắp xếp lịch làm việc, nghỉ ngơi và ăn uống đảm bảo đủ chất dinh dưỡng để tăng cường sức khỏe.
Chúc bạn khoẻ!
Cách điều trị bệnh thai trứng
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ, tôi là bệnh nhân bị bệnh thai trứng. Năm nay tôi 24 tuổi, quê Bình Định. Cách đây 3 tháng trước tôi phát hiện mình có thai, nhưng được khoảng 8 tuần thì có nhiều triệu chứng bất thường như: đau bụng, ra máu, người mệt mỏi uể oải,… Sau đó, tôi có đến bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định để khám. Bác sĩ lần lượt cho tôi xét nghiệm máu để biết nồng độ HCG và siêu âm, kết quả là tôi bị bệnh thai trứng. Sau đó, tôi được cho nhập viện và tiến hành nạo hút lấy thai ra. Nằm viện được 1 tuần thì tôi được cho về nhà nghỉ ngơi kèm theo thuốc do bác sĩ cấp. Sau đó, tôi vẫn thường xuyên đi khám định kỳ theo lịch của bác sĩ. Nhưng vài ngày trở lại đây, tôi phát hiện mình bị trễ kinh 5 ngày. Tôi có đi kiểm tra lại, thì phát hiện bệnh đã tái phát do không cẩn thận trong chuyện vợ chồng. Nồng độ HCG tăng lên 395.9, siêu âm thì thấy trứng vẫn còn. Bác sĩ khuyên nên tới bệnh viện Từ Dũ để chữa trị. Không biết liệu trình chữa trị có gì nguy hiểm không? Mong bác sĩ giải đáp thắc mắc để tôi được yên tâm chữa trị.
Bác sĩ Vũ Việt Hùng
Chào bạn.
NHư vậy bạn đã được khám lâm sàng và làm các xét nghiệm cần thiết để xác định chắc chắn là chửa trứng. Bạn được điều trị bệnh kết hợp như tiền sản giật, sản giật, thiếu máu, rối loạn điện giải. Sau đó bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật lấy khối thai bằng cách hút nạo. Phương pháp này giúp tiết kiệm thời gian thực hiện và không gây biến chứng tử cung. Nếu bạn chưa có con hoặc chưa sinh đủ con, bác sĩ sẽ nạo sạch trứng trong buồng tử cung.Tiếp theo, bệnh nhân chửa trứng lành tính phải làm xét nghiệm máu, nước tiểu 2 tuần/lần cho đến khi lượng hCG trở về bình thường. Khi hCG đã về mức cho phép, bệnh nhân vẫn phải tiếp tục thử nước tiểu 4 tuần/lần trong thời gian 6 tháng, cùng với việc làm các xét nghiệm khác và siêu âm nếu bác sĩ yêu cầu.
Các BS khuyên bạn đi tuyến trên có lẽ nghi ngờ bạn bị ung thư nhau.Ung thư có nguồn gốc từ sự đột biến gen của những tế bào nuôi, một thành phần trong số những tế bào chịu trách nhiệm hình thành các tổ chức có nhiệm vụ nuôi dưỡng bào thai (bánh nhau, cuống rốn…). Tuy nhiên, những nguyên nhân của sự đột biến vẫn chưa được rõ. Người ta ghi nhận ung thư nhau có thể xảy ra trong một lần mang thai và ở những phụ nữ có tiền căn sản khoa bất thường trước đó, như: thai trứng (chiếm đến 50% các trường hợp ung thư nhau), sẩy thai tự nhiên (khoảng 20%), thai ngoài tử cung (chỉ 2%)…
Đa số các trường hợp ung thư nhau thai thường không có dấu hiệu báo trước đến khi bệnh bộc phát. Khi đã mắc bệnh, các triệu chứng thường gặp là: Thai phụ có thể nôn nhiều và kéo dài. Bụng to hơn tuổi thai. Phần lớn các trường hợp đều có dấu hiệu xuất huyết âm đạo (có thể rỉ rả hoặc ồ ạt). Đau bụng từng cơn hoặc liên tục. Đau ngực, khó thở, ho ra máu…, nếu đã có di căn phổi. Có triệu chứng thần kinh nếu có di căn não.
Khi bệnh nhân có nghi ngờ bị ung thư nhau thai, cần làm một số khảo sát và xét nghiệm cận lâm sàng để hỗ trợ thêm cho việc chẩn đoán như: sự tăng cao bất thường của nồng độ Beta hCG trong máu và trong nước tiểu. Siêu âm bụng sẽ giúp xác nhận tình trạng không có thai trong tử cung và cho phép các bác sĩ tiến hành nạo lòng tử cung để sinh thiết. Ngoài ra, qua siêu âm, các bác sĩ có thể phát hiện các di căn ở gan. Chụp Xquang phổi cũng cần để giúp phát hiện các di căn phổi nếu
Tuy nguy hiểm, nhưng ung thư nhau lại là một trong những loại ung thư nhạy với hóa trị. Nếu chưa bị di căn, bệnh có thể chữa khỏi hoàn toàn. Hiện nay, phương pháp điều trị chủ yếu là hóa trị và phẫu thuật, trong đó, hóa trị đóng vai trò tiên quyết trong việc điều trị ung thư nhau.Sau khi đã hóa trị và đạt được kết quả tốt, tùy từng trường hợp cụ thể, các bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật cắt bỏ buồng tử cung và hai buồng trứng, hay cân nhắc khả năng phẫu thuật bảo tồn, tức là chỉ lấy bỏ bướu tử cung hoặc âm đạo cho bệnh nhân. Sau phẫu thuật, bệnh nhân cần đi khám lại, thử máu, nước tiểu định kỳ theo chỉ dẫn của thầy thuốc. Với những người có nguyện vọng sinh con, ngoài tuân thủ chung, bệnh nhân cần có biện pháp tránh thai ngay sau chữa bệnh và chỉ có thai sau 1 năm từ ngày chữa bệnh. Bệnh nhân điều trị ung thư nhau thai thành công, khi mang thai lại cần được theo dõi chặt chẽ để phát hiện, điều trị kịp thời các biến chứng ác tính sau đó. Bạn nên lưu ý cho mình nhé.
Chào bạn.
Cách điều trị hội chứng buồng trứng đa nang?
Câu hỏi bởi: thanh huyền
Chào bác sĩ!
Em tên Huyền, năm nay 27 tuổi, em bị rối loạn kinh nguyệt đi khám thì bác sĩ bảo em bị buồng trứng đa nang. Em sắp lập gia đình, em rất lo là mình khó có con em có nghe nói là có thể can thiệp bằng đông y, liệu em có nên dùng thuốc đông y không ạ?
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Trần Thị Hồng Thanh
Chào em!
Hội chứng buồng trứng đa nang là một tình trạng rối loạn nội tiết, khi cơ thể có quá nhiều nội tiết tố nam và không đủ nội tiết tố nữ, điều này làm cho sự rụng trứng hiếm khi xảy ra hoặc rụng trứng không đều đặn. Thông thường, người phụ nữ rụng trứng khi một nang chứa trứng phát triển và giải phóng trứng trưởng thành. Hội chứng buồng trứng đa nang cho phép nhiều nang trứng phát triển cùng một lúc, làm cho chúng tích tụ lại trong buồng trứng và hình thành các nang nhỏ lành tính tiết ra estrogen. Sự kết hợp giữa estrogen và các nội tiết tố nam làm cơ thể giảm sản sinh hai loại nội tiết tố khác: FSH – hormon kích thích nang noãn, và LH – hormon tạo hoàng thể, điều này cũng gây ức chế hoặc mất cân bằng rụng trứng. Nếu không có sự rụng trứng, nồng độ nội tiết tố nam giữ ở mức cao và quá trình trên lại tự động tiếp diễn. Em có thể áp dụng chế độ ăn uống tốt cho hội chứng đa nang:
Các loại đậu: Đây là nhóm thực phẩm chứa đầy đủ chất đạm, chất xơ và vitamin nhóm B. Đây là một nguồn thực phẩm tuyệt vời có carbohydrate tổng hợp giúp giữ ổn định lượng đường trong máu, giảm cảm giác thèm ăn để cân bằng lượng hormon trong cơ thể, góp phần giữ cho buồng trứng khỏe mạnh.
Các loại rau xanh, cải xanh, cải xoăn: các loại rau xanh là những thực phẩm rất giàu vitamin và khoáng chất, đặc biệt là vitamin C, canxi, magiê, folate… và những chất chống oxy hóa nên có tác dụng quan trọng giúp hình thành và phát triển trứng tốt.
Các thực phẩm nhiều sắt như: Các loại thịt có màu đỏ: thịt bò, thịt cừu… Các loại rau và ngũ cốc: cải xoong, cải xoăn, lúa mạch, yến mạch…
Các loại thực phẩm giàu crom: Những thực phẩm này giúp chống lại sự đề kháng insulin và kiểm soát cảm giác thèm ăn đường nên cũng có tác dụng ổn định sự cân bằng hormon trong cơ thể, đảm bảo sự rụng trứng diễn ra đều đặn. Thực phẩm giàu crom bao gồm khoai lang, ngô (loại còn nguyên cám), hải sản, táo, cam, chuối và rau quả như cà chua, rau bina, bông cải xanh, hành tây, tỏi, húng quế, rau diếp, ớt, ớt xanh, củ cải đường và nấm.
Ăn sản phẩm bơ, sữa trong chừng mực vừa phải, bởi vì chúng làm cho hormon mất cân bằng trầm trọng.
Tránh sử dụng thực phẩm đóng hộp, thực phẩm bị oxy hóa, chất béo và các loại thực phẩm chiên, đặc biệt là protein động vật chiên.
Tránh dùng các chất kích thích như cà phê, trà. Hội chứng buồng trứng đa nang nếu không điều trị có thể là lý do gây ra hiếm muộn và vô sinh.
Do vậy, em nên đi khám chuyên khoa Sản phụ, để tìm lý do và điều trị theo lý do, không nên điều trị theo lời mách bảo, tránh hậu quả xấu.
Chúc em sức khỏe!
U nang buồng trứng bên phải chữa như thế nào?
Câu hỏi bởi: thuyhoa
Chào bác sĩ.
Em năm nay 24 tuổi. Vừa rồi em có đi siêu âm và được biết em mang thai được 10 ngày. Nhưng bác sĩ bảo em lại bị u nang buồng trứng bên phải, kích thước gần 5 cm (bằng quả chanh). Nhưng em không biết là mình thuộc u nang cơ năng hay u nang thực thể. Mong bác sĩ giúp và giải đáp giùm em cách điều trị.
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Lê Huy Tuấn
Chào bạn!
Vấn đề phải xem cụ thể kết quả siêu âm mới xác định u cơ năng hay u thực thể. Bạn hãy đi khám bác sĩ chuyên khoa Sản nhé hoặc hỏi lại chính người siêu âm cho bạn. Một số người khi có thai sẽ xuất hiện nang hoàng tuyến, nang chứa dịch đồng nhất, vỏ mỏng, kích thước có thể 5 đến 7 cm, sau 3 đến 4 tháng nang sẽ tự vỡ hoặc tiêu dần đi – nang này là nang có năng. Còn nang thực thể là nang bệnh lý, tính chất bên trong nang không phải là dịch đồng nhất, vỏ cũng khác, nói chung tùy loại.
Chúc bạn khỏe.
Chữa đa nang buồng trứng như thế nào ?
Câu hỏi bởi: Thu Hiền
Thưa bác sĩ ! E hiện nay 20t và khám được biết mình bị đa nang buồng trứng. Và em đang vó nguyện vọng sinh con năm nay, bác sĩ có thể hướng dẫn cách chữa phù hợp để có thể mang thai nhanh nhất không ạ?
Bác sĩ Đỗ Thị Ngọc Lan
Chào bạn!
Bệnh đa nang buồn trứng thể hiện theo các mức độ khác nhau ở mỗi người, tùy thuộc vào tình trạng cụ thể. Bạn nên đến bác sĩ để được thăm khám và làm các xét nghiệm nội tiết thì mới có phác đồ điều trị cụ thể. Ngay sau khi điều trị, tuỳ thuộc mức độ đáp ứng mà bổ sung hoặc thay đổi phác đồ điều trị. Như vậy, bạn nên đến khám và xem xét cụ thể rồi quyết định hướng điều trị.
Chúc bạn sức khỏe!
Theo ViCare