Hậu quả của rách mí mắt


4,226
1
1
Xu
53
Rách mí mắt có thể nhẹ hoặc nặng. Vết rách sâu có thể làm rách bờ mi khiến cho khả năng thị lực bị giảm sút.

Vỡ nhãn cầu, rách thể mi và rách giác mạc nên ăn gì để cho mắt nhanh lành?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ!

Năm nay em 25 tuổi, em mới mổ mắt do chấn thương (bị mảnh thuỷ tinh văng trúng). Bác sĩ chẩn đoán vỡ nhãn cầu, rách thể mi và rách giác mạc. Thưa bác sĩ cho em hỏi sau khi mổ em nên ăn gì để cho mắt nhanh lành và theo bác sĩ khả năng nhìn thấy đối với những chấn thương trên là bao nhiêu % ạ?

Em xin cảm ơn!

Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa


Chào bạn!

Vỡ nhãn cầu là chấn thương nặng nề của mắt. Khi bác sĩ đã kết luận thị lực mất hoàn toàn thì gần như khó có khả năng phục hồi được. Mắt lành bên kia có thể bị tác động mà y học gọi là nhãn viêm giao cảm. Hiện tượng nhãn viêm giao cảm xảy ra tùy thuộc vào cách khắc phục mắt chấn thương vỡ có tốt hay không và thời gian có thể khoảng 5 -10 ngày sau hoặc vài chục năm sau. Vì vậy để biết chính xác tình hình bạn nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ chữa trị là người nắm rõ nhất tình trạng của bạn nhé. Người bệnh chỉ cần ăn uống đầy đủ: thịt, cá, trứng, sữa và rau quả là quá tốt cho mắt rồi bạn ạ.

Chúc bạn sớm bình phục!

Mắt bé bị lẹo sưng đỏ cả 2 mắt lẫn mi trên và mi dưới phải làm sao?


Câu hỏi bởi: Kimhuyen

Chào bác sĩ!

Em trai em năm nay 2 tuổi, mắt bị lẹo đến nay gần 3 tháng nhưng mới phát hiện 2 tháng gần đây. Mắt bé bị lẹo sưng đỏ cả 2 mắt, mi trên lẫn mi dưới và đã đến phòng khám mổ 1 lần bên mắt trái (lúc này mắt phải không sưng to như mắt trái). Gần đây mắt phải bé lại nổi lên và bé hay dụi. Bác sĩ cho em biết phải làm sao?

Cảm ơn bác sĩ!

Bác sĩ Nguyễn Văn An


Chào bạn!

Có một số cách chữa trị lẹo mắt thường được áp dụng như:

Cách chữa lẹo theo phương pháp đông y: Châm cứu vào huyệt Thâu Châm. Người bệnh đứng hoặc ngồi ngay lưng, vắt tay ngược với bên mắt bệnh (mắt trái thì vắt tay phải) qua vai bên mắt lành, khủyu tay sát vào cằm, các ngón tay sát vào nhau đưa hết sức ra sau lưng, đầu ngón tay giữa chạm vào cột sống chỗ nào đó là huyệt để châm (thường vào khoảng đốt sống lưng 3-6).

Cách chữa lẹo bằng phương pháp dân gian: Xông mắt bằng cách lấy lá trầu không giã nát, cho vào một cốc nước nóng và đưa miệng cốc đến gần mắt bị tổn thương, cách khoảng 10 cm.

Cách chữa lẹo bằng tây y

Có thể rửa mắt bằng nước muối, sau đó nhỏ thuốc nhỏ mắt. Dùng kháng sinh dạng mỡ bôi vào vùng bị sưng viêm. Có thể sử dụng các biện pháp chích lẹo nhưng phải được bác sĩ chỉ định. Với lẹo có kích thước nhỏ nên để tự vỡ, không nên nặn sẽ gây lây lan khó chữa trị hơn.

Tuy nhiên, cháu bé mới 2 tuổi, bạn không nên áp dụng các biện pháp dân gian hoặc không có cơ sở khoa học rõ ràng. Cách tốt nhất bạn hãy đưa cháu đến khám chuyên khoa Mắt ở bệnh viện uy tín, các bác sĨ chuyên khoa sẽ giải đáp cho gia đình cụ thể hơn.

Chúc cháu sớm lành bệnh!

Sưng mi mắt, ấn vào hơi đau, cứng phải làm sao?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ!

Cháu bị sưng mi mắt trên được 2 ngày. Mi trên xưng đỏ, ấn vào hơi đau, cứng, mỗi lần nháy mắt mạnh có cảm giác hơi đau nhức, không chảy nước, mắt hơi đỏ. Liệu có phải do môi trường làm việc của cháu có nhiều bụi nên đau không ạ? Cháu phải điều trị thế nào ạ?

Cháu cảm ơn bác sĩ!

Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa


Chào bạn!

Có nhiều lí do gây sưng mí mắt:

Dị ứng: Dị ứng là lí do phổ biến nhất của bệnh sưng mí mắt. Các lí do gây ra dị ứng mắt là: phấn hoa, bụi, lông vật nuôi, một số loại thuốc nhỏ mắt hoặc mỹ phẩm trang điểm.

Viêm kết mạc: Viêm kết mạc là nhóm bệnh phổ biến nhất trong số các bệnh về mắt. Bệnh do vi khuẩn gram âm Koch-Weeks, phản ứng khi có sự tiếp xúc với chất gây dị ứng như phấn hoa, bụi bẩn. Khi kết mạc bị viêm, mí sưng lên, mắt sẽ bị đỏ, chảy nhiều nước và ngứa.

Mắt bị tổn thương: Là tổn thương như bị xuyên thủng hoặc đụng giập, tổn hại thị lực do tai nạn gây ra. Mắt tổn thương dẫn đến tình trạng sưng mí.

Sử dụng kính áp tròng: Khi sử dụng kính áp tròng bạn sẽ gặp phải một số rắc rối, mí mắt bị sưng, viêm ngứa, khó chịu, cộm, tăng nguy cơ viêm nhiễm do vi khuẩn, virus. Nếu không biết cách bảo quản cũng như vệ sinh đúng cách bạn có thể gây ra sưng mí, nhiễm trùng cho đôi mắt của bạn.

Trường hợp của bạn nên đi khám chuyên khoa Mắt để chẩn đoán xác định bệnh và chữa trị sớm.

Chúc bạn sức khỏe!

Tia lửa của que hàn điện có gây tổn thương mắt không?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Xin chào bác sĩ!

Mắt rất hay tiếp xúc và nhìn trực tiếp vào tia lửa của que hàn điện có bị tổn thương mắt không? Mong các bác sĩ tư vấn thắc mắc này.

Cảm ơn rất nhiều!

Bác sĩ Nguyễn Vũ Cẩm Tú


Chào bạn!

Giác mạc, kết mạc và các phần phụ của nhãn cầu có khả năng bị tổn thương do ánh sáng trực tiếp, nhất là khi tính chất vật lý của ánh sáng không bị biến đổi khi chiếu vào các thành phần trên. Việc rất hay nhìn trực tiếp vào tia lửa của que hàn sẽ khiến mắt bị tổn thương, hay gặp nhất là viêm kết giác mạc do ánh sáng hay còn gọi là bệnh đau mắt hàn hay đau mắt do tuyết. Dạng điển hình là do phơi nhiễm thái quá dưới tia UV, đặc biệt là loại có bước sóng dưới 315nm. Bệnh có thể hồi phục tương đối nhanh và không gây biến chứng nào đáng kể. Tuy vậy, việc gia tăng thời gian phơi nhiễm với ánh sáng sẽ làm gia tăng khả năng nhiễm độc của mắt trước các tia sáng có hại. Bức xạ và nhiệt gây phần lớn tổn thương như viêm quang – giác mạc (photo – keratitis), và bỏng nhiệt. Những tổn thương này phát sinh do việc sử dụng kính bảo vệ, găng, màn che… không đúng quy cách. Những tia lửa hay những tàn lửa có thể gây bỏng hay tổn thương mắt. Vì vậy, để bảo vệ mắt thì tuyệt đối không tiếp xúc và nhìn trực tiếp vào tia lửa của que hàn điện. Cần đeo kính bảo hộ và áp dụng đầy đủ các biện pháp phòng hộ lao động khi làm việc.

Chúc bạn luôn mạnh khỏe!


Theo ViCare​
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl