5 bí mật về sức khỏe âm đạo phụ nữ cần biết


4,226
1
1
Xu
53
Chăm sóc “cô bé” thường ít được chị em quan tâm, chỉ tới khi có dấu hiệu về bệnh mới tìm tới bác sĩ. Đừng vì xấu hổ mà ngại tìm hiểu nhé. Mời bạn đọc kĩ những bí mật về sức khỏe âm đạo và lời khuyên của bác sĩ trong 5 câu hỏi sau.

Nữ 26 tuổi bị nấm âm đạo


Câu hỏi bởi: hoa hoa

Thưa bác sĩ! Cháu năm nay 26 tuổi, cháu bị nấm âm đạo nhưng đã chữa trị nhiều lần và lâu rồi mà không khỏi. Bác sĩ giải đáp giúp cháu với.

Bác sĩ Nguyễn Vũ Cẩm Tú


Chào cháu.

Nhiễm nấm âm đạo gây ra do sự tích tụ của quá nhiều tế bào nấm men Candida albican trong và xung quanh âm đạo. Những yếu tố góp phần khiến nấm men phát triểnbao gồm thừa cân, vùng kín tiếp xúc với môi trường ẩm trong thời gian dài, nồng độ hoóc môn sinh dục nữ estrogen cao, hệ miễn dịch suy yếu và do một số loại kháng sinh.

Nếu cháu đã đi khám chuyên khoa và được các bác sĩ kê đơn thuốc thì cháu cần thực hiện đúng theo đơn và đi khám lại đúng hẹn để kiểm tra. Ngoài ra, những biện pháp sau sẽ giúp kiềm chế bệnh:

Giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ. Sau khi đi vệ sinh, rửa sạch từ trước ra sau để tránh lây lan nấm men hoặc vi khuẩn từ hậu môn vào âm đạo hay đường tiết niệu. Mặc đồ lót giúp giữ vùng kín khô ráo; tốt nhất là lựa chọn đồ lót bằng cotton. Tránh mặc quần áo bó sát, vì có thể làm tăng thân nhiệt và độ ẩm ở vùng kín. Tránh mặc đồ tắm ướt hoặc mặc quần áo tập thể dục trong thời gian dài, do có thể khiến nấm phát triển mạnh. Thay băng vệ sinh rất hay khi có kinh nguyệt. -Không thụt rửa hoặc dùng các sản phẩm vệ sinh có mùi thơm làm thay đổi sự cân bằng của các sinh vật trong âm đạo và tạo điều kiện cho nấm phát triển quá mức. Không sử dụng kháng sinh không cần thiết. Có một chế độ ăn uống cân bằng lành mạnh.

Để trị ngứa âm đạo, có thể dùng những biện pháp sau:

Ngâm nước muối: Đổ vào thau nước ấm nửa chén muối, khuấy đều cho đến khi muối tan, sau đó ngồi xổm trong nước muối này từ 10-15 phút. Ngâm nước sắc hạt cau hoặc vỏ quả lựu: Đun sôi 1 muỗng canh hạt cau hoặc vỏ quả lựu đã phơi khô cùng với 2 ly nước, sau đó lọc lấy nước để rửa âm đạo để đẩy lùi ngứa và mùi hôi.

Ngoài ra, cháu có thể ăn 1 hũ sữa chua mỗi ngày, loại sữa chua có lợi khuẩn acidophilus và không đường. Ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin C như cam quýt, cà chua, dâu tây, súp lơ xanh. Có thể nghiền nát tỏi hòa với nước và uống cho đến khi hết ngứa vì tỏi có tính chất chống nấm.

Chúc cháu luôn khỏe!

Nữ 26 tuổi bị khô âm đạo sau đặt thuốc trị nấm âm đạo


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ!

Em là nữ giới, năm nay 26 tuổi. Em mới bị hiện tượng khô hạn vùng kín mấy tháng gần đây. Trước đây chuyện sinh hoạt vợ chồng của em không có gì đáng ngại, nhưng từ khi em uống và đặt thuốc chữa trị nấm âm đạo một thời gian thì bây giờ em có hiện tượng vùng kín rất khô, hầu như không có dịch bôi trơn khi sinh hoạt vợ chồng, mặc dù chồng em đã dùng nhiều thời gian cho dạo đầu và cả hai đều có hứng thú khi yêu. Xin bác sĩ cho biết lí do và cách điều trị hiện tượng khô hạn vùng kín như trường hợp của em.

Xin cảm ơn!

Bác sĩ Nguyễn Văn An


Chào em!

Hiện tượng âm đạo của em bị “khô hạn” làm cho chuyện sinh hoạt vợ chồng gặp khó khăn là do tác dụng phụ của thuốc đặt chữa trị nấm âm đạo. Do đó, khi em dừng thuốc thì môi trường âm đạo sẽ dần dần trở về bình thường. Tuy nhiên, em vẫn phải tuân thủ chặt chẽ theo chữa trị của bác sĩ, uống thuốc đủ liều, đủ thời gian vì bệnh nấm là bệnh dai dẳng, hay tái phát, nhất là khi chữa trị không triệt để. Trong tình huống, âm đạo của em quá “khô hạn”, hai vợ chồng em có thể dùng gel bôi trơn cả cho dương vật và âm đạo. Loại gel này có bán ở các hiệu thuốc. Nếu một trong hai bị dị ứng với loại gel này thì phải ngưng sử dụng ngay.

Chúc em khỏe!

Sa tử cung có đau không, sinh 3 tháng rồi có thụt rửa âm đạo được không?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Thưa bác sĩ.

Em năm nay 23 tuổi và mới đẻ con được 2 tháng. Bác sĩ cho em hỏi, bị sa tử cung có đau không? Ngoài âm đạo của em, có khối nhỏ lòi ra khoảng nửa đốt tay, bóp nhẹ thì không thấy có cảm giác đau. Vậy thưa bác sĩ có phải là em bị sa tử cung không? Hay là vì sau sinh bác sĩ khâu không kỹ nên mới như vậy? Em sinh được 3 tháng rồi có thể thụt rửa âm đạo được không?

Em cảm ơn bác sĩ ạ.

Bác sĩ Nguyễn Thị Thúy


Chào em.

Sa tử cung là tình trạng tử cung sa thấp hơn vị trí bình thường, là bệnh lý khá phổ biến ở phụ nữ lớn tuổi, nhất là trải qua nhiều lần sinh đẻ. Tuy nhiên, bệnh cũng gặp ở người trẻ, dù chỉ sinh ít con và ở mức độ sa dạ con khác nhau ở mỗi người. Bệnh sa tử cung sau sinh tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng gây rất nhiều phiền toái, tác động đến sinh hoạt hàng ngày của nhiều chị em.

Khi bị sa tử cung sau sinh, bệnh nhân có cảm giác nặng và căng tức ở vùng âm hộ, thậm chí thấy rõ khối tròn lồi ra ngoài âm đạo. Phụ nữ bị sa tử cung có cảm giác nặng, tức bụng, đi tiểu nhiều lần trong ngày và xuất hiện những phần thịt lồi ở cơ quan sinh dục, vì thế gặp khó khăn trong sinh hoạt. Một số bệnh nhân còn bị đau phần bụng dưới và thắt lưng, làm giảm hứng thú chuyện chăn gối. Bệnh sa tử cung hay gặp ở những phụ nữ sinh khó, thời gian rặn đẻ kéo dài, sau sinh không được nghỉ ngơi, làm những công việc quá nặng nhọc khi sức khỏe chưa phục hồi hoàn toàn. Sản phụ bị thiếu dinh dưỡng, bị táo bón nặng hoặc táo bón mãn tính.Sa tử cung thường được chia làm 3 mức độ.

Mức độ nhẹ nhất: Tử cung sa xuống, thập thò vùng âm đạo.

Mức độ trung bình: Tử cung lộ ra ngoài âm đạo, thân nằm trong âm đạo.

Mức độ nặng: Toàn bộ tử cung sa hẳn ra ngoài âm đạo.

Đối với tình huống sa tử cung nhẹ, sản phụ có thể nghỉ ngơi hoàn toàn. Tránh gắng sức, tránh rặn trong thời gian dài để phần đáy chậu chắc lại, dạ con dần được nâng lên và dạ con có thể sẽ trở lại bình thường.

Với mô tả của em, em nên đi khám sản khoa để xác định chính xác bệnh. em nên nhớ sau khi sinh, cơ quan sinh dục rất mẫn cảm và còn đang trong giai đoạn hồi phục nên cần được chú ý giữ vệ sinh chăm sóc thật kỹ. Em chỉ nên dùng nước ấm, sạch để vệ sinh, không nên dùng nước muối hay dung dịch vệ sinh phụ nữ, cũng không được thụt rửa âm đạo trong giai đoạn này.

Chúc sức khỏe!

Phụ nữ mang thai


Câu hỏi bởi: Nguyễn thị hạnh

Thưa bác sĩ.cháu có bầu được 8 tuần ạk.hôm vừa rồi cháu có bị cảm cúm và sốt 38o.rồi cháu đau đầu và mệt nên được người nhà đưa vào viện để cắt cơn sôt.bây giờ cháu về nhà được 1 ngày rồi ạk nhưng cháu vẫn đau đầu và người luôn mệt mỏi.cháu còn bị ngạt mũi và ho có đờm nhiều.bác sĩ cho cháu hỏi cháu bị như này có ảnh hưởng tới thai nhi không ạk.và làm thế nào để giảm đau đầu mệt mỏi ho với ngạt mũi akk.hôm nay là lịch hẹn cháu khám ở bệnh viện đa khoa hà đông nhưng cháu đang mệt thì có nên đi luôn hay chờ hết mệt mới khám.và như thế có ảnh hưởng gì không ạk.cháu cảm ơn bác sĩ

Bác sĩ Vũ Việt Hùng


Chào bạn.
Bị cúm khi đang mang bầu là một trong những nỗi lo sợ nhất của các bà bầu. Virus của dịch cúm không chỉ khiến thai nhi có nguy cơ bị dị hình, mà khi sốt cao cộng với độc tính của vi rút cũng có thể kích thích co bóp tử cung gây nên hiện tượng sảy thai hoặc sinh sớm.Tuy nhiên, khi đang mang bầu, việc dùng thuốc trị bệnh lại không được thoải mái và dễ dàng như bình thường bởi hầu hết các thuốc đều có thể gây hại cho cả mẹ và con cũng như quá trình mang thai.
Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu được điều này, thậm chí có những bà bầu dù biết rằng không được dùng thuốc nhưng vẫn tự ý không nghe theo và vẫn uống thuốc với tâm lý “uống ít không ảnh hưởng”, hoặc là có những người lại không biết làm cách nào khi bị cúm.
Những việc cần làm khi mang bầu mà bị cảm cúm:
+Điều đầu tiên và quan trọng nhất là cần đi khám bác sĩ. Hệ thống miễn dịch của người phụ nữ sẽ suy giảm hơn từ khi bắt đầu mang thai, do đó, bà bầu rất dễ bị nhiễm trùng, mắc ho, cảm lạnh và cúm. Và trong các trường hợp này chỉ có bác sỹ mới có những lời khuyên tốt nhất sau khi đã khám và làm các xét nghiệm cần thiết. Bác sỹ sẽ kiểm tra tình trạng ốm của bạn cũng như tình trạng hoặc khả năng bị ảnh hưởng tới thai nhi để kê đơn thuốc hoặc có những biện pháp cụ thể.
+Nguyên tắc thứ hai cũng rất quan trọng là không được tự ý dùng bất kì loại thuốc nào. Các loại thuốc đều có thể có tác dụng phụ dẫn đến sảy thai, dị tật thai nghén, nhiễm độc thai nghén… nếu được dùng không đúng chỉ định, liều lượng và chức năng. Nhiều loại thuốc có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi, cụ thể các loại thuốc cần tránh đó là:
Thuốc chống vi rút như Tamiflu, Flumadine, Relenza, hoặc Symmetrel: có thể gây ra các nguy cơ khuyết tật bẩm sinh.
Aspirin và ibuprofen: Aspirin có thể gây chảy máu thai nhi còn Ibuprofen chưa được nghiên cứu ở phụ nữ mang thai.
Tiêu đờm guaifenesin và ức chế ho dextromethorphan: Đây là những chất thường thấy trong xi-rô thuốc chống cúm, cảm lạnh và ho. Chúng có liên quan đến các biến chứng khi mang thai trong các nghiên cứu động vật.
Ngoài ra, cho dù có tự điều trị bằng các biện pháp tại nhà với các thảo dược thì bà bầu cũng cần lưu ý và tham khảo tư vấn trước đó của bác sĩ. Nếu thấy có dấu hiệu lạ khi dùng các biện pháp đó thì nên đi khám càng sớm càn
Một số ba cách trị cảm cúm cho bà bầu Quá trình mang thai là cả một chặng đường dài, đầy hạnh phúc và cũng đầy gian nan. 9 tháng 10 ngày là niềm vui, nỗi lo của những người được làm mẹ. Mình nhớ nhất lần đầu tiên mang bầu, mình đã cẩn thận chăm sóc bản thân và thai nhi nhưng cũng không tránh được một số bệnh sổ mũi, nhức đầu, nghẹt mũi và cảm cúm do thời tiết thay đổi và ô nhiễm môi trường xung quanh. Trên thực tế mình được biết bà bầu cần hạn chế dùng thuốc trong thời kỳ mang thai và được sự chăm sóc chu đáo của mẹ, mình đã xua đuổi được các bệnh ốm vặt bằng những mẹo dân gian hữu hiệu. Nếu bà bầu nào có hắt hơi, nghẹt mũi hay cảm cúm hãy thử mấy kinh nghiệm này trước nhé.
Cách 1: Bạn có thể dùng dung dịch tỏi để tránh cúm bằng cách giã tỏi cho nhỏ ra rồi cứ thế uống với nước sẽ có tác dụng nhanh chóng. Làm như vậy có thể hơi khó uống một chút vì vị hăng hăng của tỏi khiến bạn khó chịu, nhưng bạn sẽ rất hài lòng với tác dụng mà nó đem lại. Trong quá trình mang thai bạn có thể ăn tỏi nhiều hơn bình thường cũng được. Ví như trong quá trình xào rau bạn cho tỏi nhiều hơn, ăn bữa sáng cho giấm tỏi sẽ giúp bạn phòng tránh cúm.
Cách 2: Lá kinh giới, tía tô mỗi thứ 15g, cam thảo 2,5g. Đem nấu đun sôi lấy nước uống.
Cách 3: Một số loại lá như lá bưởi, húng quế, tía tô, bạc hà, rau tần, ngổ, riềng, gừng, hành, chanh… mỗi một lần chọn khoảng 5 – 7 loại, trọng lượng khoảng 50 – 100 gam sau đó rửa sạch cho vào nồi đổ ngập nước, đậy nắp thật kín. Đun sôi nồi lá xông chừng 3 – 5 phút. Sau đó bạn nên chùm chăn kín, mở hé nắp nồi cho hơi nóng toát ra dần dần, bạn hãy hít thở thật đều, thật nhiều. Bạn nên ngồi khoảng 5 – 10 phút cho tới khi mồ hôi ở cơ thể toát ra sau đó lấy khăn lau cho khô người. Xông hơi xong hãy uống một ly nước chanh cho thêm vào một ít muối. Bạn nên xông hơi khoảng 2 -3 lần vào ngày liên tiếp. Mỗi lần xông hơi xong bạn sẽ thấy thoải mái dễ chịu và sẽ hết cảm luôn.
Cách 4: Nếu bị cảm cúm nhẹ, bà bầu chỉ cần ăn cháo trứng đặc biệt cháo phải nóng và có nhiều hành tía tô sao cho khi ăn xong cơ thể toát ra mồ hôi. Món ăn này vừa bổ dưỡng vừa chữa khỏi cảm cúm vậy thì còn trần trừ gì mà không ăn phải không bạn.
Chào bạn.

Viêm âm đạo hay khô âm đạo


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Thưa bác sỹ, năm nay tôi 31 tuổi. Hơn 3 tháng trước tôi bị ngứa, đau âm đạo và ra khí hư màu trắng. Tôi có đi khám ở phòng khám, bác sỹ cho thuốc sát khuẩn âm đạo về đặt (loại hình viên đạn) và chỉ kết luận là do mất cân bằng nội tiết. Tôi đặt thuốc gần 1 tháng không khỏi hẳn nên lại đi khám ở phòng khám khác. Lúc đó tôi hay bị đau rát bụng dưới, ngứa, ra khí hư trắng sủi bọt. Bác sỹ kết luận tôi bị viêm âm đạo và cho thuốc đặt Clomaz cùng thuốc mỡ bôi ngoài. Tôi cũng về đặt 1 tháng nhưng vẫn không khỏi hẳn. 2 ngày trước tôi lại đi bệnh viện khám thì bác sỹ kết luận bị viêm quanh lỗ không đáng kể và bị khô âm đạo, nói rằng khô âm đạo là nguyên nhân chính gây ra đau rát và xót. Trong suốt thời gian 3 tháng này kinh nguyệt của tôi thất thường, có tháng không có, tháng sau có lại lại sai ngày so với ngày bắt đầu chu kỳ bình thường. Tôi với bạn trai cũng thử quan hệ mấy lần nhưng do đau nên không thể. Trong những lần thử khi bị kích thích âm đạo đều có ra nước không hề khô. Hiện tại tôi đặt thuốc Vitex, rửa bằng gói muối carbonat hàng ngày và uống vitamin E. Khi đặt thuốc này tôi thấy có ra 1 chút khí hư màu vàng. Vậy tôi muốn hỏi tình trạng bệnh của tôi có thực sự chỉ là do khô âm đạo gây ra không?

Bác sĩ Đỗ Thị Ngọc Lan


Chào em,

Với tình trạng của em thì chị nghĩ ko phải do khô âm đạo , mà có thể do viêm nhiễm mà chưa điều trị khỏi. Tuy nhiên đây chỉ là suy đoán từ miêu tả triệu chứng của em. Nếu em muốn có chuẩn đoán chính xác thì em phải đến bệnh viện để được bác sĩ khám cụ thể. Rất tiếc không được khám cho em.

Chúc em sức khỏe!


Theo ViCare​
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl