Bệnh hô hấp là một loại bệnh gây rất nhiều phiền toái cũng như ảnh hưởng trực tiếp tới ‘hơi thở’ của chúng ta, sau đây là 5 câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh hô hấp.
Làm sao để hết đờm và khó chịu ở cổ
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Bác sĩ cho cháu hỏi một câu hỏi như sau ạ: em cháu bị tràn dịch màng phổi, lúc trước em cháu đi xét nghiệm Bác sĩ chẩn đoán u phổi, chuyển gấp lên Bệnh viên Chợ Rẫy thì các Bác sĩ ở đấy xét nghiệm lại và chẩn đoán tràn dịch. Bệnh biện cho thuốc và chữa trị thì em cháu đã đỡ nhưng tới giờ vẫn cứ bị đờm và khó chịu ở cổ ạ. Xin Bác sĩ giải đáp giúp cháu, liệu em cháu có sao không ạ?
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào cháu!
Tràn dịch màng phổi có nhiều lí do: U phổi, lao màng phổi, các viêm nhiễm ở phổi và màng phổi…Triệu chứng đờm và khó chịu ở cổ là biểu hiện của bệnh. Em cháu còn đờm như vậy chứng tỏ bệnh mới đỡ chứ chưa khỏi, cháu phải tiếp tục cho em dùng thuốc theo đơn. Nếu đã hết lộ trình chữa trị thì tái khám lại và xin toa thuốc chữa trị mới.
Chúc em cháu sớm khỏe!
Bé bị viêm phế quản, viêm phổi, chảy nước mũi lâu ngày phải làm sao
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa Bác Sỹ ! Con cháu năm nay 1 tuổi . Từ hồi chuyển mùa (tháng 4 năm 2016 ) . Con cháu bị viêm phế quản và sau đó bị viêm phổi . Cháu bị chảy nước mũi trong thường xuyên và liên tục.Khi đi khám tại bệnh viện nhi tw nhiều lần không khỏi . Các bác sỹ ở đó chỉ bảo về cho nhỏ nước muối sinh lý 9/nghìn + cottuf về uống ạ . Nhưng cháu nhỏ và rửa liên tục mà không thấy đỡ . Vậy mong các bác sỹ cho lời tư vấn với trường hợp của con cháu ạ. Cháu cảm ơn bác sỹ
Bác sĩ Chử Thế Lợi
Chào bạn,
Bạn nên đi khám chuyên khoa TMH sẽ cẩn thận hơn. Quan trọng là nội soi được hết các ngóc ngách trong vùng TMH. Đặc biệt là ở trẻ em, nếu không soi sâu được bên trong VA và Amidan cũng như không lấy sạch được ráy tai thì việc chẩn đoán sẽ vô cùng khó khăn và thiếu đi độ chính xác. Các bệnh lý TMH không được phát hiện và xử trí thì dễ gây ra viêm phế quản và viêm phổi.
Ngoài ra bác sỹ sẽ hướng dẫn bạn kỹ năng rửa mũi, vì ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả của điều trị. Nếu có những bệnh lý đặc biệt hoặc tổn thương quá nề, khó khăn trong việc hút mũi, bác sỹ sẽ hút mũi cho con hoặc có kèm theo khí dung thì việc uống thuốc mới có hiệu quả tối đa được.
Chúc bé sức khoẻ.
Khó thở và hay bị hụt hơi khi làm việc nặn là dấu hiệu của bệnh gì
Câu hỏi bởi: Thế Anh
Thưa bác sĩ dạo này tôi cảm thấy rất khó thở và hay bị hụt hơi khi làm việc nặng, vậy đây là dấu hiệu của bệnh gì và liên quan đến phổi ko ạ?
Bác sĩ Lê Thị Thanh Xuân
Chào bác,
Đây là dấu hiệu của suy nhược cơ thể, bác nên khám tổng quát và tim mạch đồng thời điều chỉnh lại chế độ sinh hoạt làm việc.
Chúc bác sức khỏe!
Khó thở sâu, có cảm giác chẹn họng là bệnh gì?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Bác sĩ giải đáp giùm cho em với ạ. Em có biểu hiện khó thở khi hít vào. Khi hít vào em cảm thấy rất khó và không được sâu như bình thường, có cảm giác như có vật gì đó chẹn ở họng và nồng ngực khiến không thể hít dc sâu. Vậy nên cho em hỏi theo biểu hiện như vậy của em thì em có thể bị bệnh gì vậy thưa bác sĩ ạ. Em cảm ơn nhiều ạ!
Bác sĩ Nguyễn Vũ Cẩm Tú
Chào em.
Khó thở là biểu hiện hay gặp, có thể gặp trong nhiều bệnh. Khó thở khi hít vào như tình huống của em có thể do một số lí do:
– Do hẹp đường hô hấp: Khó thở khi hít vào thường nghĩ đến lí do do hẹp phế quản, dị vật trong phế quản, chèn ép trung thất hoặc khó thở khi thở ra thì có thể do hen phế quản, giãn phế nang. Thông thường các loại khó thở này thường kèm theo tiếng thở rít, ồn ào.
– Khó thở do tổn thương nhu mô phổi: Loại này thường kèm theo tăng tần số thở, lúc nghỉ ngơi ít xuất hiện, nhưng khi gắng sức thường khó thở hơn đó là các bệnh như viêm phế quản co thắt, viêm phổi cấp, lao phổi, hoặc ứ huyết phổi trong các bệnh tim mạch như hẹp hở hai lá, suy tim…
– Khó thở trong các tình huống có bệnh lý gây thiếu máu.
-Yếu tố tâm lý: Một số người hay lo âu, hồi hộp có kèm với khó thở. Thật ra đó chỉ là những cảm giác khó chịu xuất hiện trong thời gian ngắn mỗi khi hít vào sâu. Cũng có khi tình trạng khó thở này gặp ở những người phụ nữ có rối loạn thần kinh chức năng. Nên nghĩ đến tình trạng khó thở tâm căn này khi không tìm thấy tổn thương nào ở phổi cũng như không thấy tìm thấy khó thở do lí do khác.
Trường hợp của em nghĩ nhiều đến lí do tâm lý. Em nên cố gắng tránh để bị stress, có chế độ nghỉ ngơi hợp lý tình trạng này sẽ hết. Tuy nhiên để loại trừ các bệnh lý, em nên tới cơ sở y tế để được khám và chẩn đoán chính xác.
Chúc em luôn khỏe!
Hít phải thủy ngân ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?
Câu hỏi bởi: Tuấn
Chào bác sĩ!
1 năm trước em bị sốt, má lấy nhiệt kế đo cho em sau khi đo xong không thấy chuyện gì xảy ra em kêu má là để con vẩy cho thủy ngân xuống hết. Sau khi vẩy mạnh nhiệt kế rơi xuống ghế thì thủy ngân văng ra nhiều nơi. Lúc dọn là em dùng giấy dọn, em dọn thấy rất ít thủy ngân và sau khi xong em thấy còn mấy hạt thuỷ ngân sót. Lúc em đi lấy giấy quay lại không thấy còn thủy ngân và mọi người vẫn ở đó. Lúc đó không biết tác hại của thủy ngân em ngủ dưới ghế với má, bà ngủ trên giường. Khi ngủ mọi người đều mắc màn và còn bật máy lạnh. Mấy tháng sau em bị mắc bệnh về da, thấy bị lát da ở (cổ, lưng, ngực, bụng, nách, bẹn). Sau đó em tới bệnh viện da liễu 2 lần mà vẫn không trị khỏi vì thế nên em không quan tâm nữa. 1 năm sau thì má em bị lát da như em. Có lúc 3 ngày em ăn vô thấy hơi đau ngực, có lúc em thấy hơi đau ngực ở bên trái mà không biết có bị phổi hay không. Bác sĩ có thể trả lời nhanh vì em nghe thầy giáo nói là có người hít thủy ngân 10 năm sau chết còn có người thì không sao cả. Em sợ lắm Bác sĩ à.
Cám ơn Bác sĩ đã đọc!
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào cháu.
Thủy ngân là một kim loai nặng, có thể bay hơi ở nhiệt độ thường nên cháu có thể hít phải hơi thủy ngân do nhiệt kế bị vỡ vào phổi. Khi nhiệt kế vỡ lượng thủy ngân tung ra rất ít, chỉ khoảng 1/8 ml và dạng kim loại, dạng kim loại chỉ độc khi bay hơi và người hoặc động vật hít phải với số lượng lớn gây viêm phổi cấp tính. Thủy ngân độc hơn bởi các hợp chất của nó và bởi sự tích lũy của nó trong cơ thể khi bị nhiễm ít một trong một thời gian dài. Vì vậy hiện tượng bệnh về da ở cổ lưng và bụng của cháu và mẹ không phải căn nguyên là do một cái nhiệt kế thủy ngân bị vỡ một năm về trước. Hiện tượng thấy hơi đau ngực trái cũng không phải có căn do là ngộ độc thủy ngân, vì ngộ độc hơi thủy ngân có triệu chứng ngộ độc ngay, chỉ sau thời gian bị nhiễm độc vài ngày.
Chúc cháu luôn mạnh khỏe!
Làm sao để hết đờm và khó chịu ở cổ
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Bác sĩ cho cháu hỏi một câu hỏi như sau ạ: em cháu bị tràn dịch màng phổi, lúc trước em cháu đi xét nghiệm Bác sĩ chẩn đoán u phổi, chuyển gấp lên Bệnh viên Chợ Rẫy thì các Bác sĩ ở đấy xét nghiệm lại và chẩn đoán tràn dịch. Bệnh biện cho thuốc và chữa trị thì em cháu đã đỡ nhưng tới giờ vẫn cứ bị đờm và khó chịu ở cổ ạ. Xin Bác sĩ giải đáp giúp cháu, liệu em cháu có sao không ạ?
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào cháu!
Tràn dịch màng phổi có nhiều lí do: U phổi, lao màng phổi, các viêm nhiễm ở phổi và màng phổi…Triệu chứng đờm và khó chịu ở cổ là biểu hiện của bệnh. Em cháu còn đờm như vậy chứng tỏ bệnh mới đỡ chứ chưa khỏi, cháu phải tiếp tục cho em dùng thuốc theo đơn. Nếu đã hết lộ trình chữa trị thì tái khám lại và xin toa thuốc chữa trị mới.
Chúc em cháu sớm khỏe!
Bé bị viêm phế quản, viêm phổi, chảy nước mũi lâu ngày phải làm sao
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa Bác Sỹ ! Con cháu năm nay 1 tuổi . Từ hồi chuyển mùa (tháng 4 năm 2016 ) . Con cháu bị viêm phế quản và sau đó bị viêm phổi . Cháu bị chảy nước mũi trong thường xuyên và liên tục.Khi đi khám tại bệnh viện nhi tw nhiều lần không khỏi . Các bác sỹ ở đó chỉ bảo về cho nhỏ nước muối sinh lý 9/nghìn + cottuf về uống ạ . Nhưng cháu nhỏ và rửa liên tục mà không thấy đỡ . Vậy mong các bác sỹ cho lời tư vấn với trường hợp của con cháu ạ. Cháu cảm ơn bác sỹ
Bác sĩ Chử Thế Lợi
Chào bạn,
Bạn nên đi khám chuyên khoa TMH sẽ cẩn thận hơn. Quan trọng là nội soi được hết các ngóc ngách trong vùng TMH. Đặc biệt là ở trẻ em, nếu không soi sâu được bên trong VA và Amidan cũng như không lấy sạch được ráy tai thì việc chẩn đoán sẽ vô cùng khó khăn và thiếu đi độ chính xác. Các bệnh lý TMH không được phát hiện và xử trí thì dễ gây ra viêm phế quản và viêm phổi.
Ngoài ra bác sỹ sẽ hướng dẫn bạn kỹ năng rửa mũi, vì ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả của điều trị. Nếu có những bệnh lý đặc biệt hoặc tổn thương quá nề, khó khăn trong việc hút mũi, bác sỹ sẽ hút mũi cho con hoặc có kèm theo khí dung thì việc uống thuốc mới có hiệu quả tối đa được.
Chúc bé sức khoẻ.
Khó thở và hay bị hụt hơi khi làm việc nặn là dấu hiệu của bệnh gì
Câu hỏi bởi: Thế Anh
Thưa bác sĩ dạo này tôi cảm thấy rất khó thở và hay bị hụt hơi khi làm việc nặng, vậy đây là dấu hiệu của bệnh gì và liên quan đến phổi ko ạ?
Bác sĩ Lê Thị Thanh Xuân
Chào bác,
Đây là dấu hiệu của suy nhược cơ thể, bác nên khám tổng quát và tim mạch đồng thời điều chỉnh lại chế độ sinh hoạt làm việc.
Chúc bác sức khỏe!
Khó thở sâu, có cảm giác chẹn họng là bệnh gì?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Bác sĩ giải đáp giùm cho em với ạ. Em có biểu hiện khó thở khi hít vào. Khi hít vào em cảm thấy rất khó và không được sâu như bình thường, có cảm giác như có vật gì đó chẹn ở họng và nồng ngực khiến không thể hít dc sâu. Vậy nên cho em hỏi theo biểu hiện như vậy của em thì em có thể bị bệnh gì vậy thưa bác sĩ ạ. Em cảm ơn nhiều ạ!
Bác sĩ Nguyễn Vũ Cẩm Tú
Chào em.
Khó thở là biểu hiện hay gặp, có thể gặp trong nhiều bệnh. Khó thở khi hít vào như tình huống của em có thể do một số lí do:
– Do hẹp đường hô hấp: Khó thở khi hít vào thường nghĩ đến lí do do hẹp phế quản, dị vật trong phế quản, chèn ép trung thất hoặc khó thở khi thở ra thì có thể do hen phế quản, giãn phế nang. Thông thường các loại khó thở này thường kèm theo tiếng thở rít, ồn ào.
– Khó thở do tổn thương nhu mô phổi: Loại này thường kèm theo tăng tần số thở, lúc nghỉ ngơi ít xuất hiện, nhưng khi gắng sức thường khó thở hơn đó là các bệnh như viêm phế quản co thắt, viêm phổi cấp, lao phổi, hoặc ứ huyết phổi trong các bệnh tim mạch như hẹp hở hai lá, suy tim…
– Khó thở trong các tình huống có bệnh lý gây thiếu máu.
-Yếu tố tâm lý: Một số người hay lo âu, hồi hộp có kèm với khó thở. Thật ra đó chỉ là những cảm giác khó chịu xuất hiện trong thời gian ngắn mỗi khi hít vào sâu. Cũng có khi tình trạng khó thở này gặp ở những người phụ nữ có rối loạn thần kinh chức năng. Nên nghĩ đến tình trạng khó thở tâm căn này khi không tìm thấy tổn thương nào ở phổi cũng như không thấy tìm thấy khó thở do lí do khác.
Trường hợp của em nghĩ nhiều đến lí do tâm lý. Em nên cố gắng tránh để bị stress, có chế độ nghỉ ngơi hợp lý tình trạng này sẽ hết. Tuy nhiên để loại trừ các bệnh lý, em nên tới cơ sở y tế để được khám và chẩn đoán chính xác.
Chúc em luôn khỏe!
Hít phải thủy ngân ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?
Câu hỏi bởi: Tuấn
Chào bác sĩ!
1 năm trước em bị sốt, má lấy nhiệt kế đo cho em sau khi đo xong không thấy chuyện gì xảy ra em kêu má là để con vẩy cho thủy ngân xuống hết. Sau khi vẩy mạnh nhiệt kế rơi xuống ghế thì thủy ngân văng ra nhiều nơi. Lúc dọn là em dùng giấy dọn, em dọn thấy rất ít thủy ngân và sau khi xong em thấy còn mấy hạt thuỷ ngân sót. Lúc em đi lấy giấy quay lại không thấy còn thủy ngân và mọi người vẫn ở đó. Lúc đó không biết tác hại của thủy ngân em ngủ dưới ghế với má, bà ngủ trên giường. Khi ngủ mọi người đều mắc màn và còn bật máy lạnh. Mấy tháng sau em bị mắc bệnh về da, thấy bị lát da ở (cổ, lưng, ngực, bụng, nách, bẹn). Sau đó em tới bệnh viện da liễu 2 lần mà vẫn không trị khỏi vì thế nên em không quan tâm nữa. 1 năm sau thì má em bị lát da như em. Có lúc 3 ngày em ăn vô thấy hơi đau ngực, có lúc em thấy hơi đau ngực ở bên trái mà không biết có bị phổi hay không. Bác sĩ có thể trả lời nhanh vì em nghe thầy giáo nói là có người hít thủy ngân 10 năm sau chết còn có người thì không sao cả. Em sợ lắm Bác sĩ à.
Cám ơn Bác sĩ đã đọc!
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào cháu.
Thủy ngân là một kim loai nặng, có thể bay hơi ở nhiệt độ thường nên cháu có thể hít phải hơi thủy ngân do nhiệt kế bị vỡ vào phổi. Khi nhiệt kế vỡ lượng thủy ngân tung ra rất ít, chỉ khoảng 1/8 ml và dạng kim loại, dạng kim loại chỉ độc khi bay hơi và người hoặc động vật hít phải với số lượng lớn gây viêm phổi cấp tính. Thủy ngân độc hơn bởi các hợp chất của nó và bởi sự tích lũy của nó trong cơ thể khi bị nhiễm ít một trong một thời gian dài. Vì vậy hiện tượng bệnh về da ở cổ lưng và bụng của cháu và mẹ không phải căn nguyên là do một cái nhiệt kế thủy ngân bị vỡ một năm về trước. Hiện tượng thấy hơi đau ngực trái cũng không phải có căn do là ngộ độc thủy ngân, vì ngộ độc hơi thủy ngân có triệu chứng ngộ độc ngay, chỉ sau thời gian bị nhiễm độc vài ngày.
Chúc cháu luôn mạnh khỏe!
Theo ViCare