Bệnh trĩ là một loại bệnh gây rất nhiều phiền toái cho chúng ta, sau đây là 5 câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh trĩ nói trên.
Hiện tượng táo bón, đi cầu có máu, hậu môn đau rát và sưng lên có phải là biểu hiện của trĩ ngoại không?
Câu hỏi bởi: Vuvivu
Thưa bác sĩ.
Lâu lắm tôi mới bị táo bón khi đi cầu, đi cầu xong khi lau có vệt máu đỏ tươi ở giấy vệ sinh. Sau đấy tôi có cảm giác đau rát ở hậu môn cả ngày và cho tới những lần đi cầu tiếp theo. Hơn nữa vùng da xung quanh hậu môn có chỗ sưng lên như thể bên trong chứa nước. Tôi đã bị như thế 3 ngày nay, vậy đấy có phải là biểu hiện của trĩ ngoại không ạ? Mong bác sĩ tư vấn giúp tôi.
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn.
Như vậy là nhiều khả năng bạn bị trĩ nội. Trĩ nội khác trĩ ngoại ở chỗ: Hai loại trĩ đều là búi tĩnh mạch bị giãn phồng, nhưng trĩ nội là bị trong trực tràng, không nhìn hoặc sờ thấy, trĩ ngoại là đã giãn ra ngoài hậu môn, nhìn hoặc sờ thấy ngoài hậu môn. Bạn cần dùng thuốc làm lỏng phân để hạn chế hiện tượng táo phân. Thuốc sử dụng là Bisacodin 5 mg, mỗi lần uống 2 viên, ngày uống 1 lần vào buổi tối nếu muốn hoặc thường đi ngoài vào buổi sáng và ngược lại. Bạn cần đi khám bác sĩ để có chẩn đoán chính xác bệnh và mức độ búi tĩnh mạch bị giãn, xem xét khả năng phẫu thuật cắt bỏ búi tĩnh mạch bị giãn.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Có tiền sử bị nứt hậu môn và trĩ độ 1 uống thuốc nhưng tái lại có nên đi phẫu thuật không?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Con năm nay 23 tuổi. Từ năm 2011, con bị nứt hậu môn và trĩ độ 1. Con đã đi khám tại Bệnh viện Đại học Y Dược, bác sĩ cho dùng thuốc thì hết. Từ đó đến nay, mỗi năm con đều bị đau và chảy máu khi đi đại tiện khoảng 1- 2 lần. Con đi khám và dùng thuốc khoảng 1 tháng thì lại khỏi. Khoảng 1 tháng gần đây, bệnh lại tái phát. Con không biết nên tiếp tục dùng thuốc hay phẫu thuật. Xin bác sĩ cho lời khuyên ạ.
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào cháu!
Với bệnh nhân trĩ nội độ 3 trở xuống, trĩ ngoại hoặc trĩ hỗn hợp có thể không cần sử dụng biện pháp phẫu thuật mà vẫn có thể khỏi hoàn toàn nhờ kết hợp dùng thuốc cùng chế độ ăn uống sinh hoạt cho người mắc trĩ, làm việc hợp lý. Những bệnh nhân trĩ có độ trĩ 3, búi trĩ to, trĩ độ 4, trĩ bị tạo thành huyết khối gây tắc nghẹt cấp tính, trĩ hỗn hợp với búi trĩ ngoại lớn gây chảy máu và đau đớn nhiều mới cần thực hiện phương pháp phẫu thuật nhưng vẫn cần sử dụng thuốc theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.
Trường hợp của cháu bị trĩ độ 1, 1 năm bị chảy máu đi đại tiện 1- 2 lần là không quá nghiêm trọng nên chưa cần phẫu thuật. Hiện tại cháu chỉ cần uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Chúc cháu mạnh khỏe!
Điều trị trĩ ngoại như thế nào?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Hậu môn của cháu có cục thịt thừa lòi ra ngoài to bằng hạt đỗ đen, theo cháu tìm hiểu thì cháu bị trĩ ngoại. Vậy cháu xin hỏi bác sĩ là trường hợp của cháu lên chữa trị bằng cách nào thì nhanh khỏi ạ.
Cám ơn bác sĩ!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào cháu!
Trường hợp của cháu, những thông tin cháu đưa ra khá ít. Ngoài triệu chứng có cục thịt thừa lòi ra ngoài ở hậu môn, không biết cháu có triệu chứng bất thường khác như đại tiện khó, đau, ngứa hậu môn không. Tuy nhiên, cục thịt thừa lòi ra ngoài là triệu chứng điển hình của trĩ ngoại. Cháu cần đi khám xem nếu đúng là bị trĩ ngoại thì đã ở mức độ nào, như vậy các bác sĩ mới có hướng chữa trị phù hợp cho cháu. Bên cạnh đó, việc thực hiện vệ sinh, sinh hoạt đúng cách ở nhà cũng góp phần cải thiện bệnh.
Cháu cần lưu ý một số điểm sau:
Sau khi đại tiện xong, làm sạch hậu môn nhẹ nhàng với giấy vệ sinh mềm, ẩm bằng nước và chất tẩy rửa. Tắm ngồi trong bồn tắm nước ấm 15 phút, thực hiện nhiều lần trong ngày nhất là sau khi đi cầu. Chườm đá khoảng 10 phút, nhiều lần mỗi ngày. Sau đó đặt một miếng gạc ấm lên vùng hậu môn. Làm việc này trong khoảng 10 đến 20 phút. Sử dụng khăn ấm và ẩm nhiều lần trong ngày lên vùng hậu môn. Nghỉ ngơi trên giường khoảng 1 ngày hoặc nhiều hơn. Điều này giúp giảm áp lực cho các tĩnh mạch bị viêm. Nên mặc quần lót bằng vải cotton để tránh môi trường ẩm ướt có thể làm trầm trọng thêm bệnh trĩ. Ngoài ra, mặc quần rộng và thoải mái để tránh áp lực lên búi trĩ. Tránh nâng vật nặng. Không ngồi hoặc đứng trong thời gian dài do điều này có thể kích thích căn bệnh. Tuy nhiên, nếu bắt buộc phải ngồi thì hãy ngồi trên ghế đệm.
Chúc cháu mạnh khỏe!
Mọc cục thịt nhỏ ở hậu môn có phải bị trĩ không?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ.
Cháu 15 tuổi, là nữ. Cách đây 2 tháng hậu môn xuất hiện 1 cục thịt nhỏ thôi ạ, không đau ngứa hay chảy máu cả, khi đi vệ sinh cháu mới thấy. Cháu nhìn vào gương cũng thấy nhưng mà nó giống như lớp da bị phồng mỏng lên thôi ạ. Bác sĩ cho cháu hỏi có phải cháu bị trĩ không ạ? Và chữa trị bằng cách nào ạ?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào cháu.
Theo các triệu chứng cháu mô tả, cháu có thể đang bị bệnh trĩ. Bệnh trĩ chia ra làm hai loại chính là trĩ nội và trĩ ngoại.
1. Đặc điểm của trĩ nội:
Xuất phát ở bên trên đường lược.
Bề mặt là lớp niêm mạc của ống hậu môn.
Không có thần kinh cảm giác.
Diễn biến và biến chứng: Chảy máu, sa, nghẹt, viêm da quanh hậu môn. Tuỳ theo diễn biến, được phân thành bốn độ:
Độ 1: Mới hình thành, chảy máu là biểu hiện chính.
Độ 2: Búi trĩ sa ra ngoài khi đi tiêu nhưng tự lên.
Độ 3: Búi trĩ sa ra ngoài khi đi tiêu, phải đẩy mới lên được.
Độ 4: Búi trĩ sa ra ngoài thường trực và có thể bị thắt nghẹt, dẫn đến hoại tử.
2. Đặc điểm của trĩ ngoại:
Xuất phát bên dưới đường lược.
Bề mặt là lớp biểu mô lát tầng.
Có thần kinh cảm giác.
Diễn biến và biến chứng: Đau (do thuyên tắc), mẩu da thừa.
Trường hợp của cháu có thể là bị trĩ nội độ 2. Cháu không nên quá lo lắng bởi đây là mức độ nhẹ của trĩ nội. Việc uống thuốc sẽ có hiệu quả. Tuy nhiên, cháu nên đi khám sớm để có chữa trị kịp thời. Trĩ càng nặng thì việc chữa trị càng dễ gặp biến chứng, nguy cơ tái phát càng cao.
Bên cạnh việc uống thuốc, cháu cần thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt trong quá trình chữa trị bệnh trĩ nội. Cần ăn nhiều chất dinh dưỡng có chứa chất xơ như trái cây, rau quả, các loại rau ăn hằng ngày có tác dụng nhuận tràng nhằm giảm thiểu đau đớn khi đi tiêu.
Ngoài ra, nên uống nhiều nước hàng ngày khi chữa trị, tránh ăn các đồ ngọt, cay, nóng, uống các chất kích thích gây hại đường ruột. Tránh làm những động tác nặng, không ngồi hay đứng quá lâu, co gồng hậu môn sẽ giảm thiểu được tình trạng chảy máu búi trĩ do căng giãn các tĩnh mạch bên trong. Giữ vệ sinh hàng ngày sau khi đi tiêu, nên ngâm với nước ấm có pha với muối.
Chúc cháu mạnh khỏe!
Hiện tượng táo bón, đi cầu có máu, hậu môn đau rát và sưng lên có phải là biểu hiện của trĩ ngoại không?
Câu hỏi bởi: Vuvivu
Thưa bác sĩ.
Lâu lắm tôi mới bị táo bón khi đi cầu, đi cầu xong khi lau có vệt máu đỏ tươi ở giấy vệ sinh. Sau đấy tôi có cảm giác đau rát ở hậu môn cả ngày và cho tới những lần đi cầu tiếp theo. Hơn nữa vùng da xung quanh hậu môn có chỗ sưng lên như thể bên trong chứa nước. Tôi đã bị như thế 3 ngày nay, vậy đấy có phải là biểu hiện của trĩ ngoại không ạ? Mong bác sĩ tư vấn giúp tôi.
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn.
Như vậy là nhiều khả năng bạn bị trĩ nội. Trĩ nội khác trĩ ngoại ở chỗ: Hai loại trĩ đều là búi tĩnh mạch bị giãn phồng, nhưng trĩ nội là bị trong trực tràng, không nhìn hoặc sờ thấy, trĩ ngoại là đã giãn ra ngoài hậu môn, nhìn hoặc sờ thấy ngoài hậu môn. Bạn cần dùng thuốc làm lỏng phân để hạn chế hiện tượng táo phân. Thuốc sử dụng là Bisacodin 5 mg, mỗi lần uống 2 viên, ngày uống 1 lần vào buổi tối nếu muốn hoặc thường đi ngoài vào buổi sáng và ngược lại. Bạn cần đi khám bác sĩ để có chẩn đoán chính xác bệnh và mức độ búi tĩnh mạch bị giãn, xem xét khả năng phẫu thuật cắt bỏ búi tĩnh mạch bị giãn.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Có tiền sử bị nứt hậu môn và trĩ độ 1 uống thuốc nhưng tái lại có nên đi phẫu thuật không?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Con năm nay 23 tuổi. Từ năm 2011, con bị nứt hậu môn và trĩ độ 1. Con đã đi khám tại Bệnh viện Đại học Y Dược, bác sĩ cho dùng thuốc thì hết. Từ đó đến nay, mỗi năm con đều bị đau và chảy máu khi đi đại tiện khoảng 1- 2 lần. Con đi khám và dùng thuốc khoảng 1 tháng thì lại khỏi. Khoảng 1 tháng gần đây, bệnh lại tái phát. Con không biết nên tiếp tục dùng thuốc hay phẫu thuật. Xin bác sĩ cho lời khuyên ạ.
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào cháu!
Với bệnh nhân trĩ nội độ 3 trở xuống, trĩ ngoại hoặc trĩ hỗn hợp có thể không cần sử dụng biện pháp phẫu thuật mà vẫn có thể khỏi hoàn toàn nhờ kết hợp dùng thuốc cùng chế độ ăn uống sinh hoạt cho người mắc trĩ, làm việc hợp lý. Những bệnh nhân trĩ có độ trĩ 3, búi trĩ to, trĩ độ 4, trĩ bị tạo thành huyết khối gây tắc nghẹt cấp tính, trĩ hỗn hợp với búi trĩ ngoại lớn gây chảy máu và đau đớn nhiều mới cần thực hiện phương pháp phẫu thuật nhưng vẫn cần sử dụng thuốc theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.
Trường hợp của cháu bị trĩ độ 1, 1 năm bị chảy máu đi đại tiện 1- 2 lần là không quá nghiêm trọng nên chưa cần phẫu thuật. Hiện tại cháu chỉ cần uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Chúc cháu mạnh khỏe!
Điều trị trĩ ngoại như thế nào?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Hậu môn của cháu có cục thịt thừa lòi ra ngoài to bằng hạt đỗ đen, theo cháu tìm hiểu thì cháu bị trĩ ngoại. Vậy cháu xin hỏi bác sĩ là trường hợp của cháu lên chữa trị bằng cách nào thì nhanh khỏi ạ.
Cám ơn bác sĩ!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào cháu!
Trường hợp của cháu, những thông tin cháu đưa ra khá ít. Ngoài triệu chứng có cục thịt thừa lòi ra ngoài ở hậu môn, không biết cháu có triệu chứng bất thường khác như đại tiện khó, đau, ngứa hậu môn không. Tuy nhiên, cục thịt thừa lòi ra ngoài là triệu chứng điển hình của trĩ ngoại. Cháu cần đi khám xem nếu đúng là bị trĩ ngoại thì đã ở mức độ nào, như vậy các bác sĩ mới có hướng chữa trị phù hợp cho cháu. Bên cạnh đó, việc thực hiện vệ sinh, sinh hoạt đúng cách ở nhà cũng góp phần cải thiện bệnh.
Cháu cần lưu ý một số điểm sau:
Sau khi đại tiện xong, làm sạch hậu môn nhẹ nhàng với giấy vệ sinh mềm, ẩm bằng nước và chất tẩy rửa. Tắm ngồi trong bồn tắm nước ấm 15 phút, thực hiện nhiều lần trong ngày nhất là sau khi đi cầu. Chườm đá khoảng 10 phút, nhiều lần mỗi ngày. Sau đó đặt một miếng gạc ấm lên vùng hậu môn. Làm việc này trong khoảng 10 đến 20 phút. Sử dụng khăn ấm và ẩm nhiều lần trong ngày lên vùng hậu môn. Nghỉ ngơi trên giường khoảng 1 ngày hoặc nhiều hơn. Điều này giúp giảm áp lực cho các tĩnh mạch bị viêm. Nên mặc quần lót bằng vải cotton để tránh môi trường ẩm ướt có thể làm trầm trọng thêm bệnh trĩ. Ngoài ra, mặc quần rộng và thoải mái để tránh áp lực lên búi trĩ. Tránh nâng vật nặng. Không ngồi hoặc đứng trong thời gian dài do điều này có thể kích thích căn bệnh. Tuy nhiên, nếu bắt buộc phải ngồi thì hãy ngồi trên ghế đệm.
Chúc cháu mạnh khỏe!
Mọc cục thịt nhỏ ở hậu môn có phải bị trĩ không?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ.
Cháu 15 tuổi, là nữ. Cách đây 2 tháng hậu môn xuất hiện 1 cục thịt nhỏ thôi ạ, không đau ngứa hay chảy máu cả, khi đi vệ sinh cháu mới thấy. Cháu nhìn vào gương cũng thấy nhưng mà nó giống như lớp da bị phồng mỏng lên thôi ạ. Bác sĩ cho cháu hỏi có phải cháu bị trĩ không ạ? Và chữa trị bằng cách nào ạ?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào cháu.
Theo các triệu chứng cháu mô tả, cháu có thể đang bị bệnh trĩ. Bệnh trĩ chia ra làm hai loại chính là trĩ nội và trĩ ngoại.
1. Đặc điểm của trĩ nội:
Xuất phát ở bên trên đường lược.
Bề mặt là lớp niêm mạc của ống hậu môn.
Không có thần kinh cảm giác.
Diễn biến và biến chứng: Chảy máu, sa, nghẹt, viêm da quanh hậu môn. Tuỳ theo diễn biến, được phân thành bốn độ:
Độ 1: Mới hình thành, chảy máu là biểu hiện chính.
Độ 2: Búi trĩ sa ra ngoài khi đi tiêu nhưng tự lên.
Độ 3: Búi trĩ sa ra ngoài khi đi tiêu, phải đẩy mới lên được.
Độ 4: Búi trĩ sa ra ngoài thường trực và có thể bị thắt nghẹt, dẫn đến hoại tử.
2. Đặc điểm của trĩ ngoại:
Xuất phát bên dưới đường lược.
Bề mặt là lớp biểu mô lát tầng.
Có thần kinh cảm giác.
Diễn biến và biến chứng: Đau (do thuyên tắc), mẩu da thừa.
Trường hợp của cháu có thể là bị trĩ nội độ 2. Cháu không nên quá lo lắng bởi đây là mức độ nhẹ của trĩ nội. Việc uống thuốc sẽ có hiệu quả. Tuy nhiên, cháu nên đi khám sớm để có chữa trị kịp thời. Trĩ càng nặng thì việc chữa trị càng dễ gặp biến chứng, nguy cơ tái phát càng cao.
Bên cạnh việc uống thuốc, cháu cần thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt trong quá trình chữa trị bệnh trĩ nội. Cần ăn nhiều chất dinh dưỡng có chứa chất xơ như trái cây, rau quả, các loại rau ăn hằng ngày có tác dụng nhuận tràng nhằm giảm thiểu đau đớn khi đi tiêu.
Ngoài ra, nên uống nhiều nước hàng ngày khi chữa trị, tránh ăn các đồ ngọt, cay, nóng, uống các chất kích thích gây hại đường ruột. Tránh làm những động tác nặng, không ngồi hay đứng quá lâu, co gồng hậu môn sẽ giảm thiểu được tình trạng chảy máu búi trĩ do căng giãn các tĩnh mạch bên trong. Giữ vệ sinh hàng ngày sau khi đi tiêu, nên ngâm với nước ấm có pha với muối.
Chúc cháu mạnh khỏe!
Theo ViCare