Nhưng câu hỏi thường gặp về bệnh Viêm Gan B


4,226
1
1
Xu
53
Viêm gan B là một dạng bệnh truyền nhiễm do virus viêm gan siêu vi B (Hepatitis B virus) gây ra, là một căn bệnh phổ biến gây tử vong cao trên toàn thế giới. Để hiểu thêm về căn bệnh này, chúng ta cùng tham khảo một số câu hỏi về bệnh tiểu đường thường gặp.

Viêm gan B


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Thưa bác sĩ, trong điều trị gan B, thuốc Tanavir ( Tenofovir disoproxil fumarate 300 mg ) và thuốc Tenifor ( Tenofovir disoproxil fumarate 300 mg) có công dụng giống nhau không ạ. Trong đơn thuốc có kê thuốc Tenifor, nhưng nếu tôi uống Tanavir được không ạ ? Cám ơn bác sĩ.

Bác sĩ Lê Thị Thanh Xuân


Chào ban,
Hai thuốc là một loại thôi giống như người ta gọi lúa và thóc vậy thôi. Tuy nhiên em cần xem nước nào sản xuất, sản xuất tại châu âu sẽ có chất lượng tôt hơn là Ấn Độ hay châu Á.
Chúc bạn sức khỏe!

Viêm gan B dương tính (2940), COL >1.0 thì nên làm gì?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ.

Bác sĩ cho cháu hỏi: Ngày 26/01/2016 cháu đi xét nghiệm viêm gan B với kết quả: Viêm gan B dương tính (2940), COL >1.0. Như vậy thì tình trạng bệnh của cháu như thế nào và bây giờ nên làm gì ạ? (Năm 2007 cháu có đi xét nghiệm viêm gan B ở 1 phòng khám ở tỉnh thì họ nói là kết quả viêm gan B dương tính).

Cháu cám ơn bác sĩ ạ.

Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh


Chào bạn.

Như vậy là bạn bị nhiễm vi rút viêm gan B, bạn nên chữa trị dứt điểm bệnh tại các cơ sở chuyên khoa để tránh hiện tượng trở thành bệnh viêm gan mãn. Từ bệnh viêm gan mãn bệnh tiến triển thành xơ gan cổ chướng hoặc ung thư gan với tỉ lệ cao.

Chúc bạn mạnh khỏe.

Bố mẹ có viêm gan B, làm sao để con không bị nhiễm?


Câu hỏi bởi: nguyen

Chào bác sĩ. Vợ chồng em năm nay đều 26 tuổi, cũng muốn có em bé, cho em hỏi là vợ chồng em bị viêm gan B thì cách phòng tránh thế nào để bé sinh ra khỏe mạnh, không nhiễm vi-rút này?

Bác sĩ Nguyễn Vũ Cẩm Tú


Chào bạn.

Để chủ động phòng tránh lây nhiễm viêm gan B cho em bé, vợ chồng bạn cần chú ý những điều sau:

1. Ba đường lây của viêm gan:

– Virus có thể lây từ người này qua người khác thông qua hoạt động tình dục.

– Qua đường máu do tiếp xúc trực tiếp với máu của người bị nhiễm hay các sản phẩm từ máu (qua kim tiêm, dùng chung bấm móng tay, bàn chải đánh răng…)

– Từ mẹ sang con trong quá trình sinh đẻ hay nuôi con bằng sữa mẹ.

2. Nếu mẹ bị viêm gan B khi mang thai sẽ có những tình huống sau:

– Nếu mẹ có HBsAg (+) nhưng HBeAg (-), nguy cơ lây truyền bệnh viêm gan B từ mẹ sang con là 10-15%, bé được tiêm một mũi kháng thể (huyết thành) viêm gan B và một mũi vắc xin viêm gan B ở 2 vị trí khác nhau.

– Nếu mẹ có HBsAg (+) và HBeAg (+) thì nguy cơ lây truyền bệnh viêm gan B từ mẹ sang con lên đến 90%, bé được tiêm hai liều kháng thể (huyết thanh) và và một mũi vắc xin viêm gan B ở 2 vị trí khác nhau. 2 mũi kháng thể (huyết thanh) được tiêm ngay trong vòng 2 giờ đầu sau sinh để trung hòa kháng nguyên lây truyền từ mẹ qua. Còn mũi vắc xin sẽ được tiêm trong vòng 24 giờ đầu sau sinh. Vắc xin ngừa viêm gan B với mục đích cho bé tạo kháng thể chủ động chống lại bệnh viêm gan B.

Lịch tiêm ngừa tương tự như những trẻ khác. Mẹ cho con bú vẫn có khả năng lây truyền bệnh khi đầu vú bị xướt chảy dịch hoặc máu. Khả năng lây truyền này thấp (khoảng 2 – 3%) và thường thì khi bé lớn, mầm răng phát triển mới nghiến vú mẹ. Lúc này bé đã được tiêm ngừa vắc xin viêm gan B và đã có kháng thể nên cũng có thể bảo vệ. Bên cạnh đó, lợi ích từ việc nuôi con bằng sữa mẹ lớn hơn so với nguy cơ bệnh nếu bé được tiêm ngừa đầy đủ. Hiện nay, những bà mẹ mang mầm bệnh như bạn đều được khuyên cho con bú. Tóm lại, tình huống của bạn nên khám thai và theo dõi ở bệnh viện sản khoa lớn để sau sinh bé được tiêm ngừa đầy đủ, phòng ngừa được bệnh viêm gan B từ mẹ.

Chúc gia đình bạn sức khỏe!

Nên làm như thế nào khi nhiễm virus viêm gan B


Câu hỏi bởi: Lan

Thưa bác sĩ,

Trước cháu có đi hiến máu ở học viện công nghệ bưu chính viễn thông và không nhận được kết quả ạ.Sau đó cháu có mang chứng minh thư đến viện huyết học kiểm tra lại máu rồi ạ.Cháu thấy chị y tá có nói kết quả của cháu là dương tính nhẹ với virus viêm gan B vì vậy cháu không được hiến máu nữa ạ.Sau đó cháu có hỏi thế có bị làm sao không ạ.chị ý có nói là sức khỏe bình thường , không cần kiểm tra lại.Vì kiểm tra người ta cũng kết luận bình thường thôi ạ. Cháu thật sự không hiểu vấn đề này lắm ạ.tại theo cháu biết virus viêm gan B khá là nguy hiểm ạ. Bác sĩ có thể tư vấn giúp cháu không ạ?

Xin cảm ơn bác sĩ.

Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh


Chào bạn,

Bạn xét nghiệm máu phát hiện bị nhiễm vi rút viêm gan B. Vậy, nhiễm virút viêm gan B khi nào cần dùng thuốc? Và cách điều trị chăm sóc như thế nào? Là vấn đề cần tư vấn ở bạn. HBV phân làm 4 trường hợp:

– Trường hợp 1: Có kháng nguyên bề mặt HBsAg (+) chứng tỏ có virut; có kháng nguyên nội sinh HBeAg (+) chứng tỏ virut đang sinh sôi, có dấu hiệu lâm sàng viêm gan B rõ (vàng mắt, vàng da, mệt mỏi chán ăn; enzym gan ALT-alanin aminotranferase tăng. Bình thường ALT= 40U/L, khi bị bệnh ALT tăng gấp 2 lần trở lên). Đây là trường hợp cần phải dùng thuốc.

– Trường hợp 2: HBsAg (+) chứng tỏ có virut; HbeAg (-) chứng tỏ không có dấu hiệu virut sinh sôi; không có dấu hiệu lâm sàng rõ. Đây là trường hợp người lành mang mầm bệnh, không dùng thuốc.

– Trường hợp 3: HBsAg (+) chứng tỏ có virut; HbeAg (+) chứng tỏ virut đang sinh sôi, nhưng không có dấu hiệu lâm sàng. Đây là trường hợp người “dung nạp được miễn dịch” cũng chưa cần dùng thuốc. Nhưng trường hợp này có nguy cơ cao, virut có thể tái kích hoạt gây bệnh nên cần theo dõi, nếu thấy xuất hiện các biểu hiện lâm sàng thì khám ngay để kịp thời dùng thuốc.

– Trường hợp 4: HBsAg (+) chứng tỏ có virut; HBeAg (-) chứng tỏ không có dấu hiệu virút sinh sôi nhưng lại có dấu hiệu lâm sàng. Đây là trường hợp người bệnh đã từng bị viêm gan B mãn tính, virút từng kích hoạt âm thầm, sau đó ngừng kích hoạt gọi là người viêm gan B không hoạt tính; chưa cần dùng thuốc (vì virút chưa tái sinh sôi, chưa thực sự tái kích hoạt, dùng sẽ không có lợi). Tuy nhiên phải theo dõi chặt chẽ: khám lâm sàng, xét nghiệm định kỳ, khi cần thiết phải can thiệp ngay. Vì vậy bạn nên khám xét nghiệm lại xem mình ở thể nào, từ đó có biện pháp điều trị cụ thể, không nên hoang mang lo lắng. Trước mắt có thể bạn dùng các thuốc điều trị tăng cường chức năng gan, các thuốc bổ gan, làm việc nhẹ nhàng, định kỳ làm các xét nghiệm chức năng gan và điều trị kịp thời theo khuyến cáo của thày thuốc.

Chúc bạn mạnh khỏe

Thuốc mới điều trị xơ gan, viêm gan b


Câu hỏi bởi: Nguyen duy tai

Thưa bác sĩ,

Chú của em bị viêm gan đã hơn 20 năm và xơ gan khoảng 8 năm nay. Hiện tại đã chuyển sang ung thư gan. Đã mổ cắt gan 1 lần và TOCE 2 lần. Em nghe nói bác sĩ Long nằm trong nhóm nghiên cứu thuốc điều trị viêm gan B. Trường hợp của chú em còn điều trị được không? Cho em hỏi hiện tại có thuốc nào mới điều trị được bệnh của chú em không ạ.

Cảm ơn bác sĩ nhiều.

Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh


Chào bạn,

Việc tiên lượng bệnh, khả năng chữa trị phụ thuộc vào kích thước, vị trí khối u ở gan, loại ung thư gan và sức khỏe, tuổi của bệnh nhân. Bạn không cung cấp các tư liệu này thì không thể giải đáp cụ thể cho bạn được. Để có sự tư vấn cụ thể bạn phải hỏi trực tiếp bác sĩ đang điều trị cho chú của bạn.Nhưng có thể khái quát như sau:phương pháp TOCE là làm tắc mạch máu nuôi khối u, bằng cách tiêm thuốc vào các mạch máu nuôi khối u, khi không còn mạch máu nuôi khối u sẽ teo dần và thoái hóa. Chú của bạn TOCE 2 lần và có làm thêm thủ thuật cắt gan hình nêm là biện pháp tân tiến đạt hiệu quả cao trong điều trị ung thư gan nguyên phát, có tỉ lệ sống thêm trung bình là 4 năm nữa.Như vậy thông thường là bệnh nhân không thể làm thêm các can thiệp như thế được nữa.Bạn hỏi có loại thuốc nào mới để điều trị bệnh của chú bạn không? thì có lẽ câu trả lời là không có, bởi vì chú của bạn đã điều trị ở nơi có chuyên môn rất cao rồi, ở đây những thuốc mới được cập nhật thường xuyên.
Chúc bạn mạnh khỏe .



Theo ViCare​
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl