Bí quyết thổi bay chứng đau bụng kinh chỉ ít người biết


4,226
1
1
Xu
53
Đau bụng kinh là chứng thường gặp nhất ở phụ nữ. Tuy nhiên, có rất nhiều bí quyết chữa trị tức thời hoặc dứt điểm vấn để này mà không phải ai cũng nắm rõ.

Đau bụng dữ dội kỳ kinh nguyệt chữa trị thế nào?


Câu hỏi bởi: An An

Kính chào bác sĩ!

Cháu 25 tuổi là nữ giới. Chu kỳ kinh nguyệt của cháu đều nhưng mỗi khi hành kinh cháu bị đau bụng rất dữ dội. Thông thường sau khi kinh nguyệt xuất hiện khoảng 3 – 5 giờ là cháu sẽ bị đau bụng dưới dữ dội kèm theo toát mồ hôi, tê tay chân, nôn ói và đi ngoài. Cháu đau như vậy hơn 1 giờ thì cơn đau giảm dần và khỏi hẳn. Những ngày hành kinh còn lại cháu rất khỏe mạnh. Cháu bị như vậy cũng đã 5 năm qua. Cháu có tìm hiểu qua bệnh lạc nội mạc tử cung nên cháu đã đi siêu âm ở Bệnh viện Phụ sản Mê Kông, kết quả bình thường, buồng trứng không dị tật, cổ tử cung nhỏ. Kính mong bác sĩ giải đáp giúp cháu cần làm những xét nghiệm gì và chữa trị thế nào?

Trân trọng cảm ơn bác sĩ rất nhiều!

Bác sĩ Nguyễn Thị Vân


Chào bạn.

Đau bụng kinh (thống kinh) là biểu hiện khó chịu thường gặp ở chị em. Đau bụng kinh có nhiều mức độ, nhẹ thì chỉ là cảm giác đau bên ngoài khung xương chậu, đau âm ỉ vùng bụng dưới, lưng và các chi mỏi mệt; nặng có thể quặn đau dữ dội kèm chứng đau đầu, mất ngủ, buồn nôn. Có rất nhiều lí do gây đau bụng kinh:

Tử cung quá co thắt, co thắt mạnh, vị trí tử cung lệch về phía sau hoặc phía trước so với bình thường khiến máu kinh lưu thông chậm, cơ tử cung phải co bóp mạnh để đẩy máu kinh ra ngoài khiến đau bụng kinh.

Ống cổ tử cung quá hẹp khiến cơ tử cung phải co bóp mạnh khiến đau bụng kinh.

Do di truyền.

Cơ tử cung co bóp mạnh kết hợp hàm lượng Prostaglandin trong máu kinh tăng lên, cơ thể nào có chất cảm thụ đặc hiệu với Prostaglandin quá nhạy khiến cơn đau bụng càng dữ dội hơn.

Sự giảm đột ngột Progesteron và Estrogen trong ngày đầu của chu kì kinh cũng là một yếu tố khiến đau bụng kinh.

Do ăn uống đồ lạnh vào gần ngày kinh nguyệt, tâm lí tinh thần không thoải mái.

Ngoài ra, các bệnh phụ khoa như u xơ tử cung, ung thư cổ tử cung, lạc nội mạc tử cung.

Bạn đã khám và siêu âm bác sĩ kết luận cổ tử cung nhỏ, đây có thể là lí do khiến tử cung co bóp mạnh mới tống được máu kinh ra ngoài làm bạn đau bụng dữ dội. Để có thể giảm đau trong những ngày “đèn đỏ”, bạn cũng nên chú ý:

Uống nhiều nước, đặc biệt là nước ấm cũng sẽ giúp làm dịu cơn đau.

Bạn cần tránh vận động mạnh, chỉ nên đi bộ hoặc tập luyện nhẹ nhàng. Ngoài ra cần tránh xúc động mạnh, stress, tinh thần thoải mái sẽ khiến cơn đau qua đi nhanh chóng.

Hạn chế ăn các đồ cay nóng có thể gây táo bón khiến cơn đau bụng kinh dai dẳng hơn.

Tránh ăn nhiều tinh bột, thay vào đó là rau, trái cây và cá.

Cung cấp thêm vitamin cho cơ thể, đặc biệt nên uống vitamin E, 2 ngày trước kì kinh.

Bạn cũng nên tránh các đồ uống có ga, cà phê vì có thể gây khó chịu, bồn chồn.

Thuốc giảm đau không thực sự tốt cho cơ thể, nhưng nếu cơn đau tác động đến sinh hoạt và công việc bạn có thể uống thuốc giảm đau. Dùng thuốc giảm đau chỉ là biện pháp tạm thời, bạn không nên sử dụng thường xuyên và kéo dài.

Chúc bạn vui, khỏe!

Đau bụng kinh nên uống thuốc gì?


Câu hỏi bởi: na uy

Chào bác sĩ!

Xin bác sĩ giải đáp cho tôi dùng loại thuốc gì để giảm đau bụng kinh?

Tôi cám ơn.

Bác sĩ Lê Huy Tuấn


Chào bạn!

Thuốc giảm đau bụng kinh hiện nay loại hiệu quả nhất là loại thuốc có tên gốc là Ibuprophen trong đó có loại Mocphen 400mg có bán trên thị trường (có thể có tên biệt dược khác nữa). Bạn uống trước khi hành kinh 6 tiếng Khi hành kinh vẫn uống mỗi lần 1 viên cách nhau 4-6 tiếng, khi hết đau thì không uống nữa. Trường hợp đau nhiều có thể uống 2 viên/lần thời gian cũng như vậy.

Chúc bạn khoẻ.

Làm sao để hết đau bụng kinh?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ.

Cháu năm nay 20 tuổi. 2 năm nay cháu tự nhiên bị đau bụng kinh ghê gớm phải dùng đến thuốc giảm đau. Thuốc tên Cataflam thì phải (nhỏ tròn, màu hồng hồng nhạt). Cháu muốn hỏi nếu dùng thuốc nhiều có bị sao không ạ? Làm sao để không còn bị đau mà không cần dùng thuốc? Cháu bị kinh đến ngày thứ 3 mới đau quằn quại, 2 ngày đầu thì đau sơ sơ thôi. Cháu bị kinh kéo dài thường là 5 ngày.

Cháu cảm ơn.

Bác sĩ Lê Huy Tuấn


Chào bạn!

Cataflam có thành phần chính là Diclofenac Potassium, có chỉ định: Ðiều trị ngắn hạn: viêm đau sau chấn thương hoặc sau phẫu thuật, các tình trạng viêm khớp cấp và mãn kể cả cơn Gout cấp, viêm khớp cột sống cổ, cơn Migraine, cơn đau bụng kinh và các tình trạng viêm đau cấp tính trong Sản phụ khoa, Răng Hàm Mặt, Tai Mũi Họng.

Nếu bạn bị đau bụng kinh thường xuyên ở các kỳ kinh thì không nên uống thuốc này vì thuốc này có nhiều tác dụng phụ khác. Bạn có thể dùng Ibuprophen biệt dược Moophen 400mg/viên, uống trước hành kinh khoảng 6 đến 8 tiếng, uống mỗi lần 1 đến 2 viên, cách nhau 6 đến 8 tiếng uống 1 lần, khi hết đau thì không uống. Thông thường chỉ đau khi chuẩn bị hành kinh vì thế bạn uống trước đó là được, khi hành kinh sẽ hết đau.

Chúc bạn khỏe.

Trị bệnh đau bụng kinh như thế nào?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ ạ.

Cháu có chị gái năm nay 20 tuổi bị chứng bệnh đau bụng kinh. Triệu chứng của bệnh đó là: mỗi tháng thì bị đau bụng rất dữ dội 1 lần và đã kéo dài trong 3 năm nay. Chị cháu có đi khám bác sĩ vài lần và được kê đơn thuốc nhưng uống không khỏi. Ngoài ra chị cháu còn dùng một số loại cây thuốc nam như: cao ích mẫu, ngải cứu… nhưng vẫn không khỏi bệnh. Xin bác sĩ cho lời khuyên và cho cháu biết bây giờ nên uống thuốc gì để khỏi bệnh ạ?

Cháu xin chân thành cảm ơn ạ!

Bác sĩ Nguyễn Thị Thúy


Chào cháu!

Qua mô tả biểu hiện của chị cháu, chị cháu bị đau bụng kinh. Cháu không nói rõ chị cháu đi khám bác sĩ chuyên khoa nào? Chị cháu có tuân thủ nguyên tắc chữa trị của bác sĩ không? Chị cháu đã làm các xét nghiệm gì? Cháu nên đưa chị cháu đi khám bác sĩ chuyên khoa Sản, có uy tín, và làm một số xét nghiệm loại trừ lí do gây bệnh nhất là bệnh lạc nội mạc tử cung – là một trong những bệnh hay gây đau bụng kinh và cần được phát hiện sớm, chữa trị kịp thời.

Cháu có thể tham khảo về đau bụng kinh dưới đây: Bệnh đau bụng kinh hay gặp ở các chị em độ tuổi vị thành niên, sau kỳ hành kinh đầu tiên khoảng 6-12 tháng, khi các vòng kinh rụng trứng đã đều đặn. Đau bụng kinh cơ năng có tính chất lặp lại, không phát hiện tổn thương bệnh lý, thường giảm bớt khi lập gia đình hoặc đẻ con. Nguyên nhân gây đau bụng khá nhiều:

Các cháu gái mới bước vào tuổi dậy thì, khi kinh nguyệt mới có, trong thời gian đầu thường có áp lực, ngồi lâu dẫn tới khí huyết không lưu thông, thích ăn đồ lạnh cũng là lí do gây đau bụng kinh.

Yếu tố thần kinh, một số chị em phụ nữ quá mẫn cảm với cảm giác đau.

Trong thời kỳ kinh nguyệt vận động quá mạnh hoặc bị lạnh cũng có thể dễ gây đau.

Tử cung phát triển không bình thường, khi đó lượng máu cung cấp cho tử cung cũng bất thường, dẫn tới tình trạng tử cung thiếu máu, thiếu ô-xi, gây đau bụng.

Không khí môi trường xung quanh bị ô nhiễm, hay gặp ở gần các khu công nghiệp….

Mắc một số bệnh phụ khoa: lạc nội mạc tử cung, viêm tiểu khung, nhân xơ tử cung hoặc đặt dụng cụ tránh thai.

Tử cung quá ngả trước hoặc ngả sau, gây tác động đến lưu thông kinh nguyệt, gây đau bụng kinh.

Cổ tử cung hẹp, cản trở việc kinh nguyệt chảy ra ngoài dẫn đến đau bụng kinh. Để chữa trị đau bụng kinh, bác sĩ thường dùng cho bệnh nhân thuốc chống co thắt, thuốc giảm đau…

Tuy nhiên, các loại thuốc này có thể gây tác dụng phụ: đau dạ dày tá tràng. Bên cạnh đó việc tìm hiểu lí do gây nên tình trạng đau bụng kinh là cần thiết, nếu đau bụng kinh do bệnh lý cần được chữa trị lí do triệt để. Để giảm đau bụng kinh, bên cạnh việc uống thuốc theo chỉ dẫn, các chị cháu cần nghỉ ngơi, trong kỳ kinh kết có thể kết hợp xoa bóp, chườm nóng vùng bụng dưới, không dùng chất kích thích, hạn chế tiếp xúc khói thuốc lá.

Chúc sức khỏe!

Làm thế nào để giảm đau bụng kinh


Câu hỏi bởi: Ngân Paris

Chào bác sĩ.

Xin bác sĩ giải đáp cho tôi cách hết đau bụng hành kinh nhanh và hiệu quả nhất ạ.

Xin cảm ơn bác sĩ.

Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai


Chào bạn.

Khi bị đau bụng kinh thì trước tiên phải đi khám bác sĩ chuyên khoa Sản phụ khoa xem có bị mắc các bệnh gì không mà từ bệnh đó có thể là lí do dẫn đến đau bụng kinh. Nếu phát hiện lí do bệnh thì chữa trị theo lí do. Trường hợp không có lí do thì dùng thuốc giảm đau loại hiệu quả nhất là Ibuprofen (biệt dược Mophen 400 mg/viên uống 1 viên 1 lần, cách nhau 6 đến 8 tiếng đồng hồ). Uống trước khi bị hành kinh sẽ hiệu quả ngay. Uống trong thời gian bị hành kinh, nếu hết đau thì không uống nữa.

Chúc bạn mạnh khoẻ!


Theo ViCare​
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl