Hẹp bao quy đầu ở trẻ – điều mà bố mẹ phải lưu ý


4,226
1
1
Xu
53
Hẹp bao quy đầu là tình trạng bao quy đầu không có khả năng tuột xuống khỏi quy đầu của dương vật. Hiện tượng này có thể xảy ra ở trẻ em và để lại nhiều ảnh hưởng nguy hiểm khác cho bé, đặc biệt là khi trưởng thành.

Bé 2 tuổi bị hẹp bao quy đầu


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ!

Con em 2 tuổi bị hẹp bao quy đầu, hôm qua em cho cháu đến phòng khám tư bác sĩ làm thủ thuật nong bao quy đầu cho cháu. Về nhà cháu bị sưng và đau, Bác sĩ có cho thuốc bôi Dongkwang Silkron bảo lộn đầu dương vật ra và bôi. Nhưng hiện tại cháu đang bị sưng và đau không cho em bôi thuốc, vậy em không bôi để cháu hết đau thì bôi có được không? Cháu đang uống kháng sinh Zinnat và Alphachoey.

Cám ơn bác sĩ!

Bác sĩ Nguyễn Ngọc Sáng


Xin chào bạn.

Trường hợp như bạn mô tả cháu bị hẹp bao quy đầu, bác sĩ đã làm thủ thuật nong bao quy đầu cho cháu. Về nhà cháu bị sưng và đau… Chúng tôi xin giải đáp như sau: Hẹp bao quy đầu, còn gọi là Phimosis, là tình trạng bao da qui đầu bó chặt lại toàn bộ quy đầu làm cho qui đầu không lộn ra được ngay. Hẹp bao quy đầu làm cho nước tiểu đọng lại, dương vật phồng lên. Khi đi tiểu, nước tiểu thường không chảy ra hết mà phải đợi đến một lát sau. bao quy đầu dễ bị viêm nhiễm, chất tiết đọng lại thành mảng trắng.

Kéo bao quy đầu của trẻ lên, những trẻ có hẹp bao quy đầu bạn không thể kéo bao quy đầu lên đến cổ dương vật. Trẻ thường rặn khi đi tiểu. Bao da sẽ căng tròn như bong bóng khi trẻ đi tiểu. Tia nước tiểu yếu. Nhiễm trùng tiết niệu tái phát. Đa số trẻ bị hẹp bao quy đầu nhưng hầu hết cha mẹ đều không nhận biết được dấu hiệu trẻ bị hẹp, hay không muốn cho trẻ đi nong bao quy đầu. Hẹp bao qui đầu làm cho nước tiểu đọng lại, dương vật phồng lên. Khi đi tiểu, nước tiểu thường không chảy ra hết mà phải đợi đến một lát sau. Đây chính là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển nhanh chóng, lâu ngày sẽ gây viêm nhiễm bao qui đầu. Hậu quả lâu dài có thể dẫn tới viêm đường tiết niệu hoặc tác động tới thận. Nguy hiểm hơn, đó là nhiều người bị ung thư dương vật, phải cắt bỏ hoàn toàn bộ phận sinh dục cũng vì lí do hẹp bao quy đầu bẩm sinh.

Điều trị hẹp bao quy đầu: thường uống thuốc thoa tại chỗ, có Costeroid với hàm lượng 0,1% Dexamethasone, thoa lên bao quy đầu, 3 lần mỗi ngày trong thời gian 6 tuần, dưới tác dụng của Corticosteroid thì bao qui đầu giãn ra và tuột xuống được. Tuy nhiên, trước khi sử thuốc cho trẻ cần phải có sự chỉ dẫn của bác sĩ. Về kỹ thuật nong bao quy đầu rất đơn giản.Trường hợp con của bạn đã được bác sĩ nong bao qui đầu. Tuy nhiên, sau khi làm thủ thuật nong bao quy đầu, cháu thường bị sưng và đau, bạn có thể cho cháu thuốc bôi Dongkwang Silkron. Nhưng cháu đang bị sưng và đau không cho bôi thuốc, vậy bạn có thể cho cháu dùng thuốc kháng sinh như Zinat và cũng có thể xịt thuốc tê tại chỗ như xylocain để cháu hết đau sau đó mới bôi. Bạn cũng có thể cho cháu Alphachoey để làm giảm xưng đau.

Chúc cháu mau khỏi.

Hẹp bao quy đầu ở trẻ


Câu hỏi bởi: Trang

Thưa bác sĩ. Con trai em năm nay 2 tuổi. Quy đầu bé rất nhỏ.
Ngày 22/9/2016 con trai em đi tiểu đau , nên ngày 24/9/2016 em đã đưa bé đến nhi đồng 1 , tại đây bác sĩ đã tách dính quy đầu bé bằng tay và bôi thuốc gì vô quy đầu bé, xong rồi cho bé về, ko dặn dò gì cũng ko hẹn tái khám.
Đến nay 28/9/2016 em tham khảo trên mạng và ngâm bé trong nước ấm đồng thời lộn quy đầu cho bé , mà không tài nào lộn được, lỗ quy đầu bé vẫn hẹp. Vậy bác sĩ cho e hỏi e phải làm như thêa nào để quy đầu bé rộng ra ? Bác sĩ ở nhi đồng 1 ko căn dặn ,ko cho thuốc bôi, cũng chả nói gì. Giờ quy đầu bé đâu lại vào đấy. Em có cần phải vào bệnh viện để tách quy đầu tiếp không ạ

Bác sĩ Dương Quang Huy


Chào chị,
Hiện tượng dính bao quy đầu với quy đầu dương vật rất thường thấy ở trẻ nhỏ. Da quy đầu sẽ tách dần khỏi quy đầu từ 3 đến 6 tuổi thông qua hiện tượng cương của dương vật vào mỗi buổi sáng, khi bé mắc tiểu và còn đang ngủ. Do đó không cần nong bao quy đầu đối với các trường hợp này.
Đối với hẹp bao quy đầu thì nên chủ động cắt bao quy đầu chứ không nên nong. Việc nong sẽ làm rách vùng da mỏng của bé. Các vết rách khi tiếp xúc với nước tiểu hoặc khi tắm sẽ rất rát. Các vết sau đó lành sẹo và gây tái hẹp bao quy đầu như cũ. Việc nong đi nong lại nhiều lần còn gây sang chấn tâm lý cho bé. Quan điểm nong bao quy đầu hiện nay đã cũ và không còn áp dụng rộng rãi nữa. Tại các nước u Mỹ thì bé có hẹp bao quy đầu sẽ được xử lý rất sớm nhằm ngăn ngừa viêm nhiễm, dễ dàng vệ sinh và giảm nguy cơ ung thư dương vật. Chị có thể cho bé đến bệnh viện Vũ Anh khám nam khoa để kiểm tra tình trạng là dính hay hẹp bao quy đầu. Dù dính hay hẹp thì cũng không nên nong bao quy đầu chị nhé!
Chúc chị sức khỏe!

Hẹp bao quy đầu trẻ 6 tuổi


Câu hỏi bởi: Hà Thanh

Con trai tôi đã 6 tuổi hơn. Nhưng đầu bao quy đầu vẫn hơi hẹp. Tôi muốn hỏi Bác sỹ giờ tôi phải làm sao? có thuốc nào bôi để lột dần ra không hay phải cắt ạ?
Trân trọng cảm ơn bác sỹ

Bác sĩ Hà Văn Chấn


Chào bạn:

Con bạn đã 6 tuổi mà bao quy đầu vẫn hơi hẹp có biểu hiện các triệu chứng sau không nhé
– Kích ứng tại chỗ và ngứa do chất bựa.
– Đi tiểu khó khăn.
– Khi đi tiểu vùng da bị phồng lên như trái banh nhỏ rồi mới tiểu ra được.
– Nhiễm trùng tại chỗ gây viêm quy đầu và da quy đầu.

Khi con bạn đã xuất hiện các triệu chứng trên, tốt nhất bạn nên cho bé đi khám với các bác sĩ chuyên khoa Nhi, Khoa Niệu hoặc Nam khoa để các bác sĩ giúp bé đánh giá mức độ thắt nghẹt, mức độ nhiễm trùng, hướng dẫn cho người thân cách vệ sinh, chăm sóc.

Bạn nếu thấy da bao còn quá chít hẹp hay gây khó khăn cho các cháu khi tiểu hay vệ sinh, bạn có thể tập cho con bạn thói quen mỗi lần tiểu lận nhẹ da quy đầu xuống rồi tiểu để hạn chế nước tiểu đọng lại nhiều trong bao quy gây nhiễm trùng, nếu được rửa nước sau mỗi lần tiểu. Nếu cháu bị đau hay nứt da có thể cho cháu thoa các loại cream phù hợp với trẻ em (theo chỉ định của bác sĩ) để cho cháu đỡ khó chịu. Dần dần, các cháu sẽ thao tác dễ dàng thành một thói quen hằng ngày. Sau một thời gian vẫn chít hẹp thì đi khám để có chỉ định cụ thể.

Chúc bạn mạnh khỏe.

Hẹp bao quy đầu ở trẻ nhỏ


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Thưa bác sĩ, con tôi tháng này là được 6 tháng tuổi, cháu đi tiểu thường bị lệch sang bên phải, lúc đi tiểu có lúc rặn như rặn ị. Lúc cháu 1 2 tháng thì đi tiểu xong là rùng mình. Tôi cũng đã thử kéo đầu chim của cháu xuống nhưng không kéo đc. Như vậy cháu có khả năng bị hẹp bao quy đầu đúng không ạ? Và cách chữa trị bây giờ như thế nào được, mong bác sĩ chỉ giúp.

Bác sĩ Trần Quang Thuyên


Chào bạn,

Tỉ lệ trẻ dưới 1 tuổi bị hẹp bao quy đầu là khá cao nên đối với trường hợp này thì gia đình nên trong lúc tắm xoa cho bé để lộn đầu dương vật ra. Nếu tới 2 tuổi chưa hết thì nên đi khám bác sĩ chuyên khoa.

Chúc gia đình sức khỏe.

Hẹp bao quy đầu khi lớn có đỡ không?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ.

Cho em hỏi bác sĩ: con em bị chứng hẹp bao quy đầu sau này con em lớn có đỡ không?

Xin chân thành cảm ơn.

Bác sĩ Nguyễn Thị Thúy


Chào em.

Bao quy đầu là phần da và niêm mạc che phủ quy đầu. Giữa phần niêm mạc và quy đầu có một lớp dịch mỏng giúp cho quy đầu tự lộn ra ngoài. Bao quy đầu có nhiệm vụ bảo vệ quy đầu và lỗ tiểu. Khi mới sinh, đa số trẻ bị hẹp bao quy đầu sinh lý. Theo thời gian, sẽ có sự tách dần giữa quy đầu và bao quy đầu. Hẹp bao quy đầu bệnh lý là hẹp thực sự khi có sẹo xơ do viêm nhiễm hoặc có thể do những cố gắng nong bao quy đầu quá mạnh trước đó.

Hiện nay, phần lớn các thầy thuốc cho rằng không cần thiết phải phải cắt bao quy đầu nhất loạt cho trẻ ngay từ bé. Ở trẻ nhỏ dưới 4 tuổi hẹp bao quy đầu, nếu không có biểu hiện khác, nên theo dõi, không nên cố gắng tuột bao quy đầu quá sớm vì dễ dẫn đến dính và sẹo xơ gây ra hẹp bao quy đầu thứ phát. Tuột bao quy đầu có thể thực hiện ở mọi lứa tuổi nếu da ở phần đỉnh bao quy đầu mềm mại, mỏng. Tuột bao quy đầu có thể thực hiện một phần (ló một phần quy đầu ra khỏi bao quy đầu) hoặc hoàn toàn (quy đầu lộ ra trọn vẹn khi da quy đầu được kéo hẳn ra sau) tùy theo tuổi của con em hoặc theo đánh giá của bác sĩ. Thí dụ như một em bé 3 tháng tuổi thì không cần thiết phải tuột hẳn bao quy đầu mà chỉ cần tuột cho ló lỗ tiểu ra nhìn thấy được rồi sau đó phụ huynh tuột dần hàng ngày. Tuy nhiên đối với một trẻ 5 tuổi thì nên tuột hẳn ra ngay lần đầu tiên nếu có thể. Động tác tuột bao quy đầu nên thực hiện trước khi con em được 3 tuổi. Sau khi bác sĩ tuột bao quy đầu cho trẻ thì hàng ngày em phải tuột khi tắm cho con em. Nếu không tuột liên tục bao quy đầu sẽ hẹp lại. Cắt bao quy đầu chỉ nên thực hiện khi không thể tuột được. Phẫu thuật cắt bao quy đầu là một thủ thuật đơn giản. Em nên lưu ý, cắt bao quy đầu cho trẻ nên hay không nên không phải do em quyết định mà người quyết định là bác sĩ.

Do đó, em nên cho con em đi khám tại cơ sở y tế. Tại đó, ngoài thăm khám, bác sĩ sẽ chỉ định cho con em làm một số xét nghiệm, trong đó có thử nước tiểu. Nếu con em có hẹp bao quy đầu và có kèm theo các biểu hiện của tiểu khó hay viêm nhiễm bác sĩ sẽ lựa trọn phương pháp chữa trị tốt nhất cho con em là uống thuốc hay phẫu thuật. Trong tình huống dù còn nhỏ nhưng nếu xuất hiện các biểu hiện của tiểu khó hay viêm nhiễm như khi tiểu phải rặn và làm phồng bao quy đầu, trẻ quấy khóc và đỏ mặt mỗi khi đi tiểu, da quy đầu tấy đỏ …em cần cho trẻ đi khám ngay tại cơ sở y tế.

Chúc sức khỏe.


Theo ViCare​
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl