Sử dụng chung đồ dùng cá nhân của người nhiễm HIV/AIDS có bị lây?


4,226
1
1
Xu
53
Bạn trót lỡ dùng chung cốc dĩa, bàn chải hay thậm chí là…quần lót của người bệnh và hoang mang không biết liệu nó có ảnh hưởng gì không? Thực ra, dù vô tình hay hữu ý thì những trường hợp này vẫn tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS cho bạn.

Sử dụng chung khăn mặt với người HIV có lây nhiễm HIV không?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ.

Bác sĩ cho em hỏi, em sử dụng chung khăn mặt một lần với người HIV, người đó dùng khăn để rửa mặt và lau mụn. Vậy em có bị nhiễm không ạ?

Cảm ơn bác sĩ!

Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường


Chào em.

HIV chỉ lây qua đường máu, tình dục và đường mẹ truyền cho con (trong khi mang thai, khi sinh và khi nuôi con bú). Em không có nguy cơ lây nhiễm HIV sau khi sử dụng chung khăn mặt 1 lần với người có HIV dương tính. Để an toàn, vật dụng cá nhân như bàn chải, khăn mặt… không nên sử dụng chung.

Chúc em mạnh khỏe!

Làm móng có bị lây nhiễm HIV không?


Câu hỏi bởi: mai nhi

Chào bác sĩ.

Cách đây 1 tháng em có đi làm móng. Em đã sử dụng kìm không qua sát trùng lại. Khi cắt thì em bị chảy máu, vậy em có nguy cơ lây HIV không? Gần 1 tuần nay thì em thấy da ngứa, khi gãi thì nổi mẩn đỏ như bị muỗi cắn kèm theo chứng ăn không tiêu khó chịu. Đó có phải dấu hiệu của bệnh HIV không ạ? Em đang rất lo sợ, mong bác sĩ giúp em.

Xin cảm ơn ạ.

Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường


Chào bạn!

Cách đây hơn 1 tháng bạn có đi làm móng, có dùng kìm bấm móng và bị chảy máu. Trước hết nói về nguy cơ lây nhiễm HIV do làm móng. Thực tế chưa có báo cáo chính thức nào về việc lây nhiễm HIV do làm móng xảy ra. Về mặt lý thuyết thì khả năng này có thể xảy ra nếu như kìm bấm móng có dính máu tươi của người nhiễm HIV. Tuy nhiên thì việc lây nhiễm hay không còn phụ thuộc nhiều yếu tố khác như tải lượng vi-rút, nhiệt độ, độ ẩm, sự khử trùng dụng cụ. Nguy cơ lây nhiễm HIV của bạn là vô cùng thấp, do đó tôi không nghĩ rằng những biểu hiện của bạn không phải là do nhiễm HIV. Khuyên bạn yên tâm, không nên lo lắng. Bạn nên xét nghiệm HIV sớm để tránh căng thẳng tâm lý.

Chúc bạn mạnh khỏe!

lây nhiễm vi rút hiv


Câu hỏi bởi: Giấu tên

thưa bác sĩ e có dùng chug cốc bia với người nhiễm hiv lúc đó miệng e bị nhiệt miệng và lở vậy có lây nhiễm không ạ

Bác sĩ Hà Văn Chấn


Chào em

. Để đánh giá hành động nguy cơ cao hay nguy cơ thấp phụ thuộc vào tác động và hành động an toàn của mỗi một trong 4 điều kiện sau đây:

Phải có chất dịch cơ thể có HIV bao gồm tinh dịch, máu, dịch âm đạo, hoặc sữa mẹ. HIV không thể phát triển mạnh bên ngoài không khí hoặc trong các bộ phận của cơ thể có hàm lượng axit cao như dạ dày, bàng quang.
Cần phải có một đường truyền mà chất dịch cơ thể được trao đổi. Các đường truyền bao gồm hoạt động tình dục, dùng chung kim tiêm, truyền từ mẹ sang con hoặc phơi nhiễm nghề nghiệp.
Phải có một điều kiện cho HIV tấn công vào các tế bào bị tổn thương bên trong cơ thể. Điều này có thể xảy ra thông qua một vết thương hoặc quá trình xâm nhập qua da, hấp thu qua niêm mạc mô, hoặc cả hai. HIV không thể xâm nhập da nguyên vẹn.
Phải có đủ lượng virus trong các dịch cơ thể (máu, tinh dịch, dịch âm đạo, sữa mẹ). Đây là lý do tại sao nước bọt, mồ hôi, nước tiểu và nước mắt là những nguồn được xem là không đủ để HIV gây nhiễm trùng. Trung hòa các enzyme trong nước bọt (gọi là chất ức chế peptidase bạch cầu tiết, hoặc SLPIs) được biết là làm giảm khả năng phát triển mạnh của HIV.
HIV có thể lây nhiễm qua chỉ một lần tiếp xúc.

Số liệu thống kê có thể cho rằng chỉ có 1/200 (0,5%) bị nhiễm HIV, cơ hội bị nhiễm sau rất nhiều hành động. Điều đó không có nghĩa là bạn không thể bị lây nhiễm chỉ sau một lần tiếp xúc, ngay cả đối với một cái gì đó coi là có “nguy cơ thấp”. Thay vào đó, 0,5% cho mỗi lần tiếp xúc với rủi ro là có nghĩa để chỉ ra rằng: trung bình một nhiễm trùng sẽ xảy ra trong số 200 người tham gia vào các hoạt động đó. Nó không có nghĩa là bạn phải làm điều đó 200 lần mới bị lây nhiễm.

Điều quan trọng khi ước tính rủi ro được dựa trên 2 yếu tố: một người có HIV và người kia thì không và phụ thuộc vào tải lượng virus của người bị bệnh; yếu tố làm tăng nguy cơ khi đang mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục,

HIV không lây truyền khi
* Muỗi đốt

Khi đốt bạn, muỗi tiết vào cơ thể bạn một ít nước bọt. Nhưng vì HIV không sinh sống trong cơ thể muỗi nên nước bọt này không chứa HIV, vì vậy bạn không thể lây nhiễm HIV được. Vòi muỗi rất tinh tế, cho phép muỗi lấy máu rất gọn gàng, không bao giờ máu của người bị đốt trước dính vào người bị đốt sau. Muỗi hoàn toàn vô can trong sự lan nhiễm HIV.

Hôn
Bạn đừng quá hoang mang. Hôn nhìn chung không làm lây nhiễm HIV, bởi HIV trong nước bọt vô cùng ít, không truyền được. Chỉ khi hai người bị loét, xước trong miệng hoặc chảy máu răng mà hôn sâu thì mới có khả năng lây do tiếp xúc máu.

Tiếp xúc thông thường
Tất cả các kiểu tiếp xúc thông thường như cùng ăn uống, mặc chung quần áo, ôm ấp, bơi chung bể bơi, ở cùng nhà, ngủ chung giường (tất nhiên là không quan hệ tình dục!), làm việc cùng cơ quan, dùng chung nhà vệ sinh, cắt tóc… không làm cho ai bị nhiễm HIV.

Vì vậy em không bị lây nhiễm HIV khi uống chung 1 cốc bia

Chúc em mạnh khỏe.

Bác sĩ Hà Văn Chấn


Chào em:
Em yên tâm em bị nhiệt miệng , vì HIV vô cùng ít trong cốc bia nên em không bị lây nhiễm.

Dùng chung kìm bấm móng tay có bị lây nhiễm HIV không?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ.

Cho con hỏi, con vô tính lấy kìm bấm móng tay ở ngoài tiệm làm chảy máu, vậy con có nguy cơ lây nhiễm HIV không?

Con cảm ơn bác sĩ.

Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường


Chào cháu!

Trong điều kiện bình thường, HIV không thể tồn tại lâu dài khi ở bên ngoài cơ thể. Giả sử kìm bấm móng ở ngoài tiệm sử dụng chung và có làm chảy máu của một người có HIV dương tính, khi vết máu trên kìm bấm đã khô, HIV không có khả năng tồn tại. Do vậy tình huống của cháu, chỉ có nguy cơ lây nhiễm HIV khi kìm bấm còn dính vệt máu tươi của người có HIV dương tính. Nếu kìm bấm đã được khử trùng sạch sẽ, cháu sẽ không có nguy cơ lây nhiễm HIV. Nếu cháu không chắc chắn về điều này, cháu nên làm xét nghiệm HIV để kiểm tra, nếu kết quả xét nghiệm âm tính, cháu cần làm lại xét nghiệm để khẳng định sau 12 tuần kể từ khi có nguy cơ.

Chúc cháu mạnh khỏe!

Có nguy cơ lây nhiễm HIV qua các vết xước nhỏ không chảy máu không?


Câu hỏi bởi: vanhieu

Chào bác sĩ!

Em là nam 24 tuổi, 1 lần say nên em có quan hệ với gái bán dâm và có dùng tay chạm vào âm vật. Do tính chất công việc là cơ khí, hay tiếp xúc với dằm từ nhôm bắn ra nên tay thường có vết xước (các vết xước nhỏ, không chảy máu, nếu có thì do là vết nhỏ nên sáng bị thì chiều đã khô lại, không chảy máu nữa). Như vậy vết thương của em có tính là vết thương hở? Và em có nguy cơ không vậy bác sĩ? Khi xảy ra sự việc là buổi tối, khi đó không có vết thương nào đang chảy máu như em đã mô tả ở trên.

Cảm ơn bác sĩ!

Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường


Chào em.

Nếu em quan hệ tình dục có sử dụng bao cao su, với các thông tin khác mà em cho biết, tôi cho rằng em không có nguy cơ lây nhiễm HIV. Vết xước nhỏ trên tay không chảy máu không có nguy cơ bị lây nhiễm HIV. Tuy nhiên, không nên để tay có vết xước tiếp xúc với dịch sinh dục bởi vết thương có thể bị chảy máu trở lại do ảnh hưởng va chạm, cọ xát.

Chúc em mạnh khỏe.


Theo ViCare​
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl