Những câu hỏi hữu ích về nấm lưỡi ở trẻ nhỏ


4,226
1
1
Xu
53
Bệnh nấm lưỡi (còn gọi là tưa lưỡi) hay gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 1 tuổi và là một trong những nguyên nhân chính gây chứng biếng ăn ở trẻ nhưng lại ít được chú ý. Những câu hỏi sau sẽ cung cấp thông tin hữu ích giúp bạn xử lý vấn đề này ở bé tốt hơn.

Bệnh nấm lưỡi ở bé 2 tháng tuổi


Câu hỏi bởi: Diễm my

Chào bác sĩ.
Bé nhà cháu bị nấm lưỡi từ lúc 1 tháng tuổi tới nay đã được 2 tháng,từ hồi bị tới bây giờ bé đau bú hay cáu gắt,ít ngủ và hay khóc.cháu đã đưa bé đi khám bệnh viện cũng như phòng khám nhiều lần.đổi nhiều thứ thuốc nhưng bé vẫn không hết.Vậy bác sĩ cho cháu hỏi có cách nào giúp bé nhà cháu khỏi bệnh không ạ.Cảm ơn bs

Bác sĩ Trần Quang Thuyên


Chào cháu,

Với trường hợp nấm lưỡi như bé, có 3 thể thông thường :
1. Nếu ăn ở sữa ngoài thì dù trong bất cứ trường hợp nào cũng cần cho bé uống nước thêm. Nếu không uống nước sẽ tạo điều khiển cho nấm.

2.Nếu bú mẹ hoàn toàn, cháu có thể đưa bé đi khám bác sĩ chuyên khoa về vấn đề nấm hoặc dùng các bài thuốc dân gian như nước lá rau ngót,nặng hơn thì dùng thuốc nystatin, vừa cho bé uống thuốc kết hợp cọ lưỡi cho bé.

3.Nếu bé thường xuyên bị thì nên cho khám chuyên khoa liên quan đến vấn đề giảm sức đề kháng.

Chúc cháu bé sớm khỏi bệnh nấm.

Bé 5 tuổi nổi mụn trắng ở lưỡi không đau là bệnh gì?


Câu hỏi bởi: com hong

Chào bác sĩ!

Con trai em, cháu năm nay 5 tuổi, vừa rồi em phát hiện ở mặt dưới của lưỡi ngay sát đầu lưỡi của cháu có một mụn trắng to bằng đầu đũa. Em có sờ thử cháu nói không đau rát, chỉ thấy cháu dạo này ăn kém. Bác sĩ cho em hỏi con trai em bị làm sao và chữa như thế nào?

Em cảm ơn bác sĩ!

Bác sĩ Vũ Thị Lừu


Chào bạn!

Con trai bạn năm nay 5 tuổi, ở mặt dưới của lưỡi ngay sát đầu lưỡi của cháu có một mụn trắng to bằng đầu đũa, không đau rát, chỉ thấy cháu ăn kém. Như vậy hiện tượng này có thể là con trai bạn đã bị nấm lưỡi.

Nấm lưỡi là 1 tình trạng nhiễm nấm Candida abicans, thường do 3 lí do chính sau:

Do dùng kháng sinh lâu ngày hay uống thuốc Steroid. Hệ thống miễn nhiễm bị suy yếu, như trong tình huống bị nhiễm trùng lao, HIV/AIDS, viêm gan, ung thư . …..bệnh tiểu đường. Bị stress nhiều.

Bạn nên xem con bạn có bị các lí do trên không. Bạn có thể bôi Nystatin (thuốc viên hay thuốc nước) ngậm vào miệng 1 lúc, đưa qua lại trong miệng sau đó nuốt đi, thường phải dùng trong 14 ngày, có khi phải trị lại vài lần mới khỏi. Nếu vẩn không khỏi thì phải dùng các thuốc trị nấm mạnh hơn như Diflucan hay Amphotericin B. Các thuốc này có nhiều phản ứng phụ cần phải được bác sĩ khám và chỉ định cho uống thuốc. Bạn nên cho bé đi khám nếu chữa trị thử như trên không thấy kết quả.

Chúc bạn và cháu mạnh khỏe!

Lưỡi bé bị đóng sữa rất dày, làm sao để hết tình trạng này?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Thưa bác sĩ!

Bé nhà em được 2 tháng 12 ngày tuổi bé bị đóng sữa ở lưỡi rất dày. Em đã rơ lưỡi cho bé nhiều lần và nhiều loại thuốc rồi mà không hết. Bác sĩ giúp em với ạ.

Em cảm ơn nhiều lắm ạ!

Bác sĩ Nguyễn Ngọc Sáng


Xin chào bạn!

Trường hợp như bạn mô tả dù không được thăm khám trực tiếp nhưng chúng tôi nghĩ rằng cháu bị nấm lưỡi hay tưa lưỡi – đây là bệnh hay gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Khi bị tưa lưỡi, bé có thể bỏ bú, không bú được vì gây đau đớn ở lưỡi. Bệnh do nhiều loại nấm gây ra, nhưng chủ yếu vẫn là Candidas albican. Đây là loại nấm cơ hội, luôn hiện diện trong cơ thể mỗi người và “bùng lên” khi vệ sinh không tốt hoặc sức đề kháng kém.

Bệnh xuất hiện có thể là do bạn không cho bé uống nước tráng miệng sau khi bú. Nấm lưỡi thường xuất hiện khi sức đề kháng kém, khi cơ thể mắc một loại bệnh khác.

Trong tình huống này, phải điều trị các loại bệnh chính trước (như ho, tiêu chảy, viêm họng…), đồng thời trị nấm lưỡi bằng cách rơ lưỡi với thuốc Daktasin. Ngoài ra, bạn có thể dùng 1/2 viên thuốc Nystatin hòa tan với nước sạch để đánh tưa lưỡi cho con bằng cách quấn mảnh gạc sạch vào đầu ngón tay trỏ, tẩm thuốc Nystatin để đánh tưa. Do bệnh dễ tái phát nên phải phối hợp nhịp nhàng các biện pháp khác như: vệ sinh miệng lưỡi, tăng cường sức khỏe cho trẻ.

Để phòng ngừa nấm lưỡi, sau khi cho bé bú, bạn cần cho bé uống hoặc súc miệng bằng nước lọc. Bạn có thể dùng mật ong để rơ lưỡi cho trẻ (mật ong sát trùng rất tốt) nhưng khi làm xong phải cho trẻ uống nước lọc tráng miệng để khỏi lưu lại chất đường trong miệng. Ngoài ra, bạn cần giữ vệ sinh vú mẹ và các vật dụng cho trẻ như: bình bú, đầu vú cao su,… Khi ăn xong, nên vệ sinh miệng sạch sẽ cho bé bằng nước muối sinh lý (natri clorid 0,9%). Nếu không phải do nấm thì nhiều khả năng là do cặn sữa, tình huống này thì bạn không phải lo lắng, sau mỗi lần bé bú bạn cho bé uống một ít nước (5ml) để sữa không còn đọng lại ở vùng lưỡi và niêm mạc miệng, mỗi ngày bạn có thể dùng dung dịch NaCl 0,9% để lau miệng cho bé.

Chúc cháu mau khỏe, hay ăn, chóng lớn!

“Nội dung do Vụ Sức khỏe Bà mẹ, trẻ em – Bộ Y tế kiểm duyệt”

Trẻ 7 tháng bị mảng đốm ở lưỡi và ở môi trong là bị gì?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ.

Chăm sóc trẻ 7 tháng mùa hè thế nào cho tốt? Trẻ có từng mảng đốm trắng ở lưỡi và ở môi trong là gì thưa bác sĩ?

Cảm ơn bác sĩ.

Chào bạn.

Câu hỏi của bạn có 2 ý. Tôi không hiểu lắm về ý đầu bạn hỏi là gì? Chăm sóc trẻ mùa hè thì chỉ cần chú ý đừng để cháu quá nóng (toát nhiều mồ hôi gây bệnh ngoài da như rôm sảy, viêm da đỏ nhất là ở ngấn cổ, hăm kẽ), cho uống nhiều nước hơn bình thường tránh mất nước. Về mảng trắng trong lưỡi và môi: khả năng là cháu bị nấm lưỡi. Thường gặp ở các cháu uống sữa hoặc ngậm sữa ngủ. Để giảm tình huống này bạn nên cho cháu uống nước sau uống sữa. Bạn có thể mua gói Nystatin ở hiệu thuốc về rơ miệng cho cháu, ngày vài lần trong vài ngày là được.

Chúc bạn biết cách chăm sóc con mình.

Nguồn sưu tầm Nguồn: songkhoe.vn

Theo ViCare​
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl