Có rất nhiều phương pháp được sử dụng để chữa bệnh chàm khô. Một trong số đó có thể kể đến như: dùng thuốc bôi, thay đổi chế độ ăn uống hoặc kiêng cữ sao cho phù hợp nhất.
Thuốc trị bệnh chàm khô
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Tôi bị da khô trầm trọng, đi khám thì bị bệnh chàm khô. Tôi phải dùng thuốc gì thưa bác sĩ?
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai
Chào bạn.
Chàm khô là tình trạng viêm da do da quá khô và nứt nẻ, thường là do dị ứng và cơ địa, và đặc điểm của nó là viêm và nổi mụn nhỏ. Việc chữa trị chỉ giúp hồi phục tình trạng da, và tránh tái phát bằng cách không tiếp xúc với dị ứng nguyên chứ không chữa được tận gốc. Bệnh thường tái phát theo mùa, nhất là mùa đông. Thời tiết hanh khô và đổ mồ hôi là một trong những lí do gây da khô ngứa và viêm da. Nguyên tắc chữa trị là tích cực tìm phản ứng nguyên để tránh. Kết hợp thuốc uống và thuốc bôi ngoài da. Chế độ ăn là kiêng muối trong đợt cấp, tránh rượu, cà phê, thuốc lá, tôm cua, đồ hộp, thức ăn sống. Không cọ gãi, sát xà phòng. Không bôi đắp thuốc mà không có chỉ dẫn của bác sĩ. Bệnh thuờng tiến triển qua nhiều giai đoạn, tùy vào giai đoạn và tình trạng da mà có các chỉ định uống thuốc bôi khác nhau:
Ở giai đoạn cấp: da có tình trạng viêm cấp triệu chứng hồng ban, phù nề tiết dịch và đóng mài; bôi dung dịch sát trùng như Milian, Eosin 2%.
Giai đoạn bán cấp: khi da khô nứt, uống thuốc bôi dạng kem có corticoid nhẹ như Ellome, Eumovat nhưng không dùng kéo dài và ngưng sau khi sang thương khỏi (khoảng 2 tuần).
Giai đoạn khô da: dùng các thuốc bôi làm mềm và chống khô da như Ellgy, Softyna.
Để chữa trị có hiệu quả và tránh bệnh tái phát bạn nên đi khám chuyên khoa Da liễu để được giải đáp cụ thể.
Chúc bạn sớm khỏi bệnh!
Bé 6 tuổi chữa chàm khô như thế nào?
Câu hỏi bởi: NGOC
Chào bác sĩ.
Con em năm nay 6 tuổi. Hơn một tháng trở lại đây má trái của bé xuất hiện một đốm trắng bằng đầu đũa, bên dưới cũng hình thành một mảng trắng như vậy và càng ngày càng rõ hơn. Em có cho bé đi Bệnh viện Da Liễu khám, bác sĩ kết luận bé bị chàm khô mà không xét nghiệm gì. Bác sĩ cho em hỏi bệnh này chữa khỏi được không? Vết trắng trên má bé có thể mất không?
Em cảm ơn!
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn.
Bệnh chàm khô hoặc chàm cánh bướm ở trẻ em có thể chữa khỏi hẳn hoàn toàn, không còn tổn thương, nhưng phải chữa lâu dài. Vì vậy, bạn phải tuyệt đối thực hiện đúng theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa Da liễu đã chỉ định, không tự ý thay đổi hoặc nghe theo giải đáp của người khác.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Chàm khô ở chân và tay phải làm sao?
Câu hỏi bởi: tí cô nương
Chào bác sĩ.
Cháu là nữ 22 tuổi, cháu bị chàm khô đã rất lâu, đi khám mà vẫn không hết mong bác sĩ cho biết cách chữa trị.
Cháu cảm ơn bác sĩ nhiều.
Bác sĩ Nguyễn Thị Vân
Chào cháu!
Chàm hay còn gọi là bệnh viêm da cơ địa. Triệu chứng xuất hiện đột ngột làm da khô, tróc vảy và ngứa ở đầu và mặt, nhất là gò má hoặc các vùng khác của cơ thể, nổi mụn nước, vỡ ra và rỉ dịch, gây ngứa từng cơn ngủ không ngon giấc. Có thể nhiễm trùng da do chà xát và cào gãi. Thương tổn có khi ở nếp gấp khuỷu tay hay đầu gối, nếp gấp giữa mông và đùi, gây ngứa, tróc vảy.
Theo thời gian, da chàm trở nên sần sùi, bị thương tổn trắng ra (hay sạm đi), da dày lên và khô, da dễ bị kích ứng. Nguyên nhân gây chàm không rõ ràng, có thể là do sự tương tác giữa yếu tố di truyền và môi trường sống.
Tuy nhiên, có một số yếu tố sau đây làm tăng nguy cơ mắc bệnh:
Tiền sử gia đình có người thân bị chàm thể tạng, hen suyễn, hay viêm mũi dị ứng. Đây là yếu tố nguy cơ mạnh nhất.
Nơi sinh sống là những thành phố hay quốc gia phát triển, nhất là nơi có mức độ ô nhiễm môi trường cao hay vùng khí hậu lạnh làm tăng nguy cơ chàm.
Giới tính: Nữ giới có tỷ lệ bệnh cao hơn so với nam.
Tầng lớp xã hội: Bệnh gặp nhiều hơn ở người có điều kiện sống cao. Hiện nay, vẫn chưa có phương pháp chữa trị khỏi chàm, chúng ta chỉ có thể kiểm soát được bệnh mà thôi.
Tuy nhiên, việc chữa trị có vai trò quan trọng, giúp phòng ngừa chàm trở nặng, làm dịu da, giảm đau và ngứa, giảm stress tâm lý, phòng ngừa nhiễm trùng, làm cho da không khô và dày thêm…
Trong quá trình chữa trị, vai trò của chăm sóc da đúng cách và sử dụng các sản phẩm làm mềm, giữ ẩm là rất quan trọng vừa có tác dụng hỗ trợ chữa trị, vừa giúp duy trì da ở trạng thái tối ưu nhất. Để ngừa bệnh chàm, cháu nên tắm rửa hàng ngày, nên giới hạn thời gian tắm trong khoảng 5-10 phút (vì nhiều hơn sẽ làm cho da khô).
Không nên tắm nước nóng vì sẽ làm mất đi lớp dầu tự nhiên trên da; dùng nước hơi âm ấm thì tốt hơn. Chỉ nên dùng xà phòng dịu nhẹ, không có hương liệu hoặc dùng các chất làm sạch thay thế xà phòng mà có tính giữ ẩm. Ngay cả quần áo, cháu cũng cần dùng loại xà phòng có chất tẩy rửa không quá mạnh.
Cháu nên chọn quần áo vải sợi mềm. Tránh dùng len hoặc các loại vải sần sùi có thể gây kích ứng da. Loại bỏ các chất dễ gây dị ứng trong nhà. Cháu uống nhiều nước để duy trì độ ẩm cho làn da. Cần tránh ăn những loại thực phẩm dễ gây dị ứng như tôm, hải sản…
Cháu nên bổ sung thêm vitamin C mỗi ngày, tăng sức đề kháng. Nên giữ móng tay ngắn và không sắc nhọn. Điều này giúp cháu hạn chế gãi nhiều làm tổn thương da. Giữ nhiệt độ và độ ẩm dễ chịu nhất. Tránh trường hợp không khí quá khô, nóng làm cháu đổ mồ hôi và tỏa nhiệt nhiều, đây là yếu tố khởi phát chu kỳ gãi hoặc ngứa.
Chàm là một bệnh hay tái phát nên việc chữa trị và theo dõi rất quan trọng, đặc biệt là không được tự ý uống thuốc uống. Cháu nên kiên trì chữa trị theo liệu trình của bác sĩ chuyên khoa Da liễu và khám lại đúng lịch theo chỉ định của bác sĩ.
Chúc cháu mau khỏi bệnh!
Bị chàm khô, nứt chảy máu ở đầu ngón tay có nên dùng thuốc Cystine, vitamin E, PP, Prednison, Kẽm?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Cho cháu hỏi, cháu bị chàm khô, nứt chảy máu ở đầu ngón tay. Tiệm thuốc tây bán cho cháu Cystine, vitamin E, PP, Prednison, Kẽm. Cháu thấy tay đỡ, tóc giảm rung hẳn nhưng ngừng thuốc lại bị lại và còn mập ra nữa. Cháu đang lo bị mập. Có phải thuốc làm tăng cân không ạ? Cháu có nên sử dụng chúng nữa không?
Cháu cảm ơn ạ!
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn.
Trong toa thuốc mà bạn sử dụng có thuốc Prednison là loại gây giữ nước và làm tăng cân. Bạn nên dừng toa thuốc trên và đi khám bác sĩ, bác sĩ kê đơn rồi mới ra tiệm thuốc tây để mua thuốc.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Trong thời gian điều trị chàm, da tay bị khô và tróc ra phải làm sao?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Con 13 tuổi, là nữ ạ. Trên những ngón tay và ngón chân của con có nổi những mụn nước nhỏ ở dưới da, con đi khám bác sĩ thì bác sĩ nói con bị chàm, bác sĩ đã cho con thuốc uống và tuýp Powercort để bôi lên vùng bị chàm để chữa trị. Nhưng chữa trị được 1 tuần thì da ở ngón tay và ngón chân bị khô và tróc ra. Vậy con có nên lột da ra không ạ ?
Con cám ơn!
Bác sĩ Huỳnh Văn Quang
Chào cháu!
Cháu chữa trị chàm như thế là đúng rồi. Sau khi hết giai đoạn mụn nước rồi tới giai đoạn khô và bong da. Cháu chú ý chàm là bệnh cơ địa dễ tái phát. Cháu phải có biện pháp dự phòng như chế độ ăn uống, tiếp xúc, sinh hoạt… Cháu nên tới bác sĩ Da liễu để được giải đáp cụ thể trên bệnh của cháu.
Chào cháu!
Thuốc trị bệnh chàm khô
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Tôi bị da khô trầm trọng, đi khám thì bị bệnh chàm khô. Tôi phải dùng thuốc gì thưa bác sĩ?
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai
Chào bạn.
Chàm khô là tình trạng viêm da do da quá khô và nứt nẻ, thường là do dị ứng và cơ địa, và đặc điểm của nó là viêm và nổi mụn nhỏ. Việc chữa trị chỉ giúp hồi phục tình trạng da, và tránh tái phát bằng cách không tiếp xúc với dị ứng nguyên chứ không chữa được tận gốc. Bệnh thường tái phát theo mùa, nhất là mùa đông. Thời tiết hanh khô và đổ mồ hôi là một trong những lí do gây da khô ngứa và viêm da. Nguyên tắc chữa trị là tích cực tìm phản ứng nguyên để tránh. Kết hợp thuốc uống và thuốc bôi ngoài da. Chế độ ăn là kiêng muối trong đợt cấp, tránh rượu, cà phê, thuốc lá, tôm cua, đồ hộp, thức ăn sống. Không cọ gãi, sát xà phòng. Không bôi đắp thuốc mà không có chỉ dẫn của bác sĩ. Bệnh thuờng tiến triển qua nhiều giai đoạn, tùy vào giai đoạn và tình trạng da mà có các chỉ định uống thuốc bôi khác nhau:
Ở giai đoạn cấp: da có tình trạng viêm cấp triệu chứng hồng ban, phù nề tiết dịch và đóng mài; bôi dung dịch sát trùng như Milian, Eosin 2%.
Giai đoạn bán cấp: khi da khô nứt, uống thuốc bôi dạng kem có corticoid nhẹ như Ellome, Eumovat nhưng không dùng kéo dài và ngưng sau khi sang thương khỏi (khoảng 2 tuần).
Giai đoạn khô da: dùng các thuốc bôi làm mềm và chống khô da như Ellgy, Softyna.
Để chữa trị có hiệu quả và tránh bệnh tái phát bạn nên đi khám chuyên khoa Da liễu để được giải đáp cụ thể.
Chúc bạn sớm khỏi bệnh!
Bé 6 tuổi chữa chàm khô như thế nào?
Câu hỏi bởi: NGOC
Chào bác sĩ.
Con em năm nay 6 tuổi. Hơn một tháng trở lại đây má trái của bé xuất hiện một đốm trắng bằng đầu đũa, bên dưới cũng hình thành một mảng trắng như vậy và càng ngày càng rõ hơn. Em có cho bé đi Bệnh viện Da Liễu khám, bác sĩ kết luận bé bị chàm khô mà không xét nghiệm gì. Bác sĩ cho em hỏi bệnh này chữa khỏi được không? Vết trắng trên má bé có thể mất không?
Em cảm ơn!
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn.
Bệnh chàm khô hoặc chàm cánh bướm ở trẻ em có thể chữa khỏi hẳn hoàn toàn, không còn tổn thương, nhưng phải chữa lâu dài. Vì vậy, bạn phải tuyệt đối thực hiện đúng theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa Da liễu đã chỉ định, không tự ý thay đổi hoặc nghe theo giải đáp của người khác.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Chàm khô ở chân và tay phải làm sao?
Câu hỏi bởi: tí cô nương
Chào bác sĩ.
Cháu là nữ 22 tuổi, cháu bị chàm khô đã rất lâu, đi khám mà vẫn không hết mong bác sĩ cho biết cách chữa trị.
Cháu cảm ơn bác sĩ nhiều.
Bác sĩ Nguyễn Thị Vân
Chào cháu!
Chàm hay còn gọi là bệnh viêm da cơ địa. Triệu chứng xuất hiện đột ngột làm da khô, tróc vảy và ngứa ở đầu và mặt, nhất là gò má hoặc các vùng khác của cơ thể, nổi mụn nước, vỡ ra và rỉ dịch, gây ngứa từng cơn ngủ không ngon giấc. Có thể nhiễm trùng da do chà xát và cào gãi. Thương tổn có khi ở nếp gấp khuỷu tay hay đầu gối, nếp gấp giữa mông và đùi, gây ngứa, tróc vảy.
Theo thời gian, da chàm trở nên sần sùi, bị thương tổn trắng ra (hay sạm đi), da dày lên và khô, da dễ bị kích ứng. Nguyên nhân gây chàm không rõ ràng, có thể là do sự tương tác giữa yếu tố di truyền và môi trường sống.
Tuy nhiên, có một số yếu tố sau đây làm tăng nguy cơ mắc bệnh:
Tiền sử gia đình có người thân bị chàm thể tạng, hen suyễn, hay viêm mũi dị ứng. Đây là yếu tố nguy cơ mạnh nhất.
Nơi sinh sống là những thành phố hay quốc gia phát triển, nhất là nơi có mức độ ô nhiễm môi trường cao hay vùng khí hậu lạnh làm tăng nguy cơ chàm.
Giới tính: Nữ giới có tỷ lệ bệnh cao hơn so với nam.
Tầng lớp xã hội: Bệnh gặp nhiều hơn ở người có điều kiện sống cao. Hiện nay, vẫn chưa có phương pháp chữa trị khỏi chàm, chúng ta chỉ có thể kiểm soát được bệnh mà thôi.
Tuy nhiên, việc chữa trị có vai trò quan trọng, giúp phòng ngừa chàm trở nặng, làm dịu da, giảm đau và ngứa, giảm stress tâm lý, phòng ngừa nhiễm trùng, làm cho da không khô và dày thêm…
Trong quá trình chữa trị, vai trò của chăm sóc da đúng cách và sử dụng các sản phẩm làm mềm, giữ ẩm là rất quan trọng vừa có tác dụng hỗ trợ chữa trị, vừa giúp duy trì da ở trạng thái tối ưu nhất. Để ngừa bệnh chàm, cháu nên tắm rửa hàng ngày, nên giới hạn thời gian tắm trong khoảng 5-10 phút (vì nhiều hơn sẽ làm cho da khô).
Không nên tắm nước nóng vì sẽ làm mất đi lớp dầu tự nhiên trên da; dùng nước hơi âm ấm thì tốt hơn. Chỉ nên dùng xà phòng dịu nhẹ, không có hương liệu hoặc dùng các chất làm sạch thay thế xà phòng mà có tính giữ ẩm. Ngay cả quần áo, cháu cũng cần dùng loại xà phòng có chất tẩy rửa không quá mạnh.
Cháu nên chọn quần áo vải sợi mềm. Tránh dùng len hoặc các loại vải sần sùi có thể gây kích ứng da. Loại bỏ các chất dễ gây dị ứng trong nhà. Cháu uống nhiều nước để duy trì độ ẩm cho làn da. Cần tránh ăn những loại thực phẩm dễ gây dị ứng như tôm, hải sản…
Cháu nên bổ sung thêm vitamin C mỗi ngày, tăng sức đề kháng. Nên giữ móng tay ngắn và không sắc nhọn. Điều này giúp cháu hạn chế gãi nhiều làm tổn thương da. Giữ nhiệt độ và độ ẩm dễ chịu nhất. Tránh trường hợp không khí quá khô, nóng làm cháu đổ mồ hôi và tỏa nhiệt nhiều, đây là yếu tố khởi phát chu kỳ gãi hoặc ngứa.
Chàm là một bệnh hay tái phát nên việc chữa trị và theo dõi rất quan trọng, đặc biệt là không được tự ý uống thuốc uống. Cháu nên kiên trì chữa trị theo liệu trình của bác sĩ chuyên khoa Da liễu và khám lại đúng lịch theo chỉ định của bác sĩ.
Chúc cháu mau khỏi bệnh!
Bị chàm khô, nứt chảy máu ở đầu ngón tay có nên dùng thuốc Cystine, vitamin E, PP, Prednison, Kẽm?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Cho cháu hỏi, cháu bị chàm khô, nứt chảy máu ở đầu ngón tay. Tiệm thuốc tây bán cho cháu Cystine, vitamin E, PP, Prednison, Kẽm. Cháu thấy tay đỡ, tóc giảm rung hẳn nhưng ngừng thuốc lại bị lại và còn mập ra nữa. Cháu đang lo bị mập. Có phải thuốc làm tăng cân không ạ? Cháu có nên sử dụng chúng nữa không?
Cháu cảm ơn ạ!
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn.
Trong toa thuốc mà bạn sử dụng có thuốc Prednison là loại gây giữ nước và làm tăng cân. Bạn nên dừng toa thuốc trên và đi khám bác sĩ, bác sĩ kê đơn rồi mới ra tiệm thuốc tây để mua thuốc.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Trong thời gian điều trị chàm, da tay bị khô và tróc ra phải làm sao?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Con 13 tuổi, là nữ ạ. Trên những ngón tay và ngón chân của con có nổi những mụn nước nhỏ ở dưới da, con đi khám bác sĩ thì bác sĩ nói con bị chàm, bác sĩ đã cho con thuốc uống và tuýp Powercort để bôi lên vùng bị chàm để chữa trị. Nhưng chữa trị được 1 tuần thì da ở ngón tay và ngón chân bị khô và tróc ra. Vậy con có nên lột da ra không ạ ?
Con cám ơn!
Bác sĩ Huỳnh Văn Quang
Chào cháu!
Cháu chữa trị chàm như thế là đúng rồi. Sau khi hết giai đoạn mụn nước rồi tới giai đoạn khô và bong da. Cháu chú ý chàm là bệnh cơ địa dễ tái phát. Cháu phải có biện pháp dự phòng như chế độ ăn uống, tiếp xúc, sinh hoạt… Cháu nên tới bác sĩ Da liễu để được giải đáp cụ thể trên bệnh của cháu.
Chào cháu!
Theo ViCare