Nhi thần kinh là toàn bộ những vấn đề về não bộ, nhận thức, cảm giác,…ở trẻ nhỏ. Vấn đề này được nhiều bậc phụ huynh quan tâm và đặt thắc mắc để được nhận giải đáp từ chuyên gia.
Triệu chứng sợ bất thường ở trẻ
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Con trai tôi năm nay 10 tuổi, có một lần tôi la cháu rất dữ dội, bỗng nhiên cháu khóc và sợ tôi một cách khủng khiếp cứ tránh xa và nấp sau lưng mẹ, mặc dù tôi không còn la nữa. Cách đây hai năm cháu cũng bị một lần, tôi đến gần thì cứ nói sợ tôi đánh. Xin hỏi bác sĩ con tôi bị làm sao?
Xin cám ơn.
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn.
Sự sợ hãi xuất hiện rất sớm trong quá trình phát triển của trẻ, ở một mức độ nào đó thì trạng thái cảm xúc này là có lợi, giúp trẻ trải nghiệm và thích nghi trong cuộc sống. Ở những độ tuổi khác nhau, trẻ em có những lo sợ khác nhau nhưng điều quan trọng là trẻ vượt qua và thích nghi được.
Từ 4 tháng tuổi trẻ đã biết lạ quen, sợ người lạ hay khi phải xa bố mẹ… Trong những năm đầu trẻ thường sợ những trường hợp như đồ vật lạ, âm thanh hay tiếng động, những người lạ, nơi xa lạ… Lớn hơn, trẻ sợ những trường hợp có tính chất trừu tượng hơn như sợ ma, sợ tối, sợ ở một mình… Tuổi thiếu niên, sự sợ hãi phức tạp hơn. Sự tưởng tượng của trẻ phát triển rất nhanh và không thấy giới hạn. Nhiều khi trẻ cảm thấy sợ khi chẳng có sự nguy hiểm nào đe dọa chúng cả, trẻ tự tưởng tượng ra sự nguy hiểm đó. Một lý do khác khiến trẻ sợ hãi là trẻ không phân biệt được thế giới hiện thực và sự hiểu biết trong trí tưởng tượng của trẻ. Dẫn đến sợ hãi khủng khiếp khi mới chớm thấy hiện tượng có thể sẽ lặp lại trường hợp bị sợ hãi lần trước. Ví dụ: chỉ nghe thấy bố nói đã sợ vì trẻ liên tưởng nhanh đến sự quát nạt trước đó, mặc dù bố không làm gì cả.
Con bạn sợ như vậy không phải là dấu hiệu bị một bệnh, mà chỉ đơn thuần là trẻ có yếu tố tâm lý. Ở tình trạng này, mẹ phải biết dỗ dành và khuyên bảo trẻ mỗi khi trẻ thể hiện sự sợ hãi bố mọi nơi mọi lúc, kể cả ý nghĩ sợ hãi của trẻ khi nhắc đến bố. Đồng thời bố phải luôn thể hiện sự hòa nhập bình thường trong gia đình, tránh để ý tập trung vào trẻ (nhìn thẳng chú ý xem xét chẳng hạn). Nếu cần thiết bạn có thể đưa bé đi khám bác sĩ chuyên khoa tâm lý khi các triệu chứng thể hiện rõ ràng là hiện tượng bất thường ít thấy ở trẻ em.
Chúc bạn nuôi con mạnh khỏe.
Bé 11 tháng có bị ngã trên ghế xuống sân bê tông bị động kinh phải làm sao?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ
Bác sĩ cho em hỏi con trai em lúc cháu được 11 tháng có bị ngã trên ghế xuống sân bê tông, sau đó khoảng 15 phút cháu bị co giật phải đưa đi cấp cứu trên viện Nhi Hà Nội nhưng lên đến nơi thì cháu không bị co giật nữa, và chỉ nằm viện 2 ngày rồi về. Các bác sĩ bảo về theo dõi và 1 tháng sau đi khám lại, khi đi khám lại các bác sĩ cho con em làm điện não đồ và chẩn đoán bị động kinh, và cho thuốc chữa trị nhưng em cho cháu về tuyến tỉnh kiểm tra thì bác sĩ lại bảo không phải động kinh, và bảo điện não đồ không nói chính xác được là có bị bệnh động kinh hay không mà phải theo dõi cả biểu hiện lâm sàng nữa. Từ đó đến nay cũng gần 1 năm cháu mới sốt và có triệu chứng hoang tưởng là con rắn ở chân của cháu và thỉnh thoảng 3 phút lại giật mình 1 lần, bị khoảng 30 phút/lần, ngày bị khoảng 2 lần nhưng rõ nhất là lúc buổi tối, cháu bị đến hôm qua là hôm thứ 3 rồi, mắt ngủ say nhưng không không khép chặt. Bác sĩ cho em xin lời khuyên với ạ.
Em xin chân thành cảm ơn!
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào bạn!
Chẩn đoán xác định động kinh cần dựa vào các tiêu chí sau:
Lâm sàng.
Các cơn có tính định hình, cơn ngắn, lặp lại nhiều lần
Rối loạn các chức năng thần kinh (vận động, cảm giác).
Rối loạn ý thức trong cơn (trừ cơn cục bộ đơn giản).
Sau cơn hồi phục nhanh.
Các xét nghiệm cận lâm sàng:
Công thức máu, chức năng gan, đường máu, điện giải đồ, Calci.
Điện não đồ: có sóng đặc hiệu của các thể co giật.
Chụp cộng hưởng từ não (MRI) để tìm lí do
Tuy nhiên, theo bạn mô tả thì bé có triệu chứng hoang tưởng tức là tưởng tượng ra có con rắn ở chân. Hoang tưởng không phải là dấu hiệu thường gặp ở động kinh mà hay gặp ở bệnh lý tâm thần khác như tâm thần phân liệt…Bạn nên đưa con đi khám lại tại viện Nhi trung ương để xác định chính xác và có hướng chữa trị sớm cho bé.
Chúc gia đình bạn sức khỏe!
Bé bị té ngửa ra sau và đập mạnh, không bị chảy máu nhưng có sưng lên và cháu khóc nhiều có sao không?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ
Bé nhà cháu được 14 tháng tuổi, bị té ngửa ra sau và đập mạnh, không bị chảy máu nhưng có sưng lên và cháu khóc nhiều, sau đó buồn ngủ mặc dù ngủ cả đêm đủ giấc. Ngủ 1 lúc thì cháu dậy vẫn chơi bình thường nhưng yếu hơn. Tròng trắng mắt có vẻ nhạt hơn, không biết bé có sao không thưa bác sĩ?
Cháu cảm ơn
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào bạn!
Chấn thương sọ não có các mức độ chấn thương khác nhau, tuỳ theo lực va đập mạnh hay nhẹ mà có các hình thức chấn thương sọ não sau đây:
Chấn động não: đây là mức độ nhẹ nhất, bệnh nhân chỉ bị chấn động não do lực va đập nhẹ mà thôi. Người bệnh có thể hồi phục hoàn toàn sau một thời gian.
Nứt sọ: do lực va đập tương đối mạnh làm nứt phần xương sọ.
Dập não: là tình trạng va đập mạnh hơn gây tổn thương nặng nề đến tổ chức não bên trong hộp sọ.
Tụ máu các loại: là tình trạng va đập rất mạnh làm tổn thương và đứt các mạch máu bên trong hộp sọ và não gây chảy máu tạo máu tụ. Tình trạng này bắt buộc phải phẫu thuật lấy máu tụ kịp thời nếu chậm người bệnh sẽ tử vong.
Hiện tại nếu cháu vẫn chơi ngoan, không nôn, không yếu tay chân thì gia đình không cần quá lo lắng, bạn cần theo dõi con nếu bé có triệu chứng ngủ li bì, ngủ gà, nôn nhiều…thì cần đưa con đến bệnh viện ngay để kiểm tra nhé.
Chúc gia đình sức khỏe!
Bé 7 tháng tuổi bị giãn não trái là 8,5mm
Câu hỏi bởi:
Chào bác sĩ, con trai tôi gần 7 tháng tuổi, tiền sử lúc 26 tuần siêu âm phát hiện giãn trái là 8,5 mm, bác sĩ hẹn 3 tháng sau tái khám thì giảm xuống còn 6 mm, nên tôi đã yên tâm. Hiện tại cháu cân nặng của cháu là 8 kg nhưng người cháu không cứng cáp so với trẻ cùng lứa, sức đề kháng của cháu kém, cháu còn bị còi xương. Tôi muốn hỏi bác sĩ trường hợp của con tôi thì nên đi khám ở đâu và làm những thủ tục gì, hiện tại gia đình tôi sống ở Bắc Kạn. Mong bác sĩ cho tôi một lời khuyên, tôi xin chân thành cảm ơn!
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn!
Trẻ em dưới 6 tuổi được khám chữa bệnh miễn phí (những thủ thuật kỹ thuật cao có thể chỉ thanh toán một phần) theo Luật Bảo hiểm Y tế. Bạn nên đến các trạm y tế xã phường nơi mình cư trú để xin cấp thẻ bảo hiểm cho bé. Khi đi khám chỉ cần xuất trình thẻ Bảo hiểm Y tế. Bạn đưa con đi khám theo trình tự quy định của hệ thống bảo hiểm, nếu khả năng của cơ sở y tế đó không giải quyết được sẽ giới thiệu bé đi tuyến cao hơn.
Chúc bạn nuôi con mạnh khỏe!
Cách xử lý đầu trẻ sưng to do ngã cầu thang
Câu hỏi bởi: Ngoctuankd83
Chào bác sĩ.
Con tôi năm nay 4 tuổi, cháu bị ngã cầu thang khoảng 1m xuống đập bên mạn trái đầu xuống đất. Chụp CT không sao nhưng đầu cháu sưng càng ngày mọng và lan to, cháu đau đầu nhiều. Vậy xin hỏi bác sĩ tôi phải xử lý như nào?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn.
Trẻ ngã ở độ cao của cầu thang là một sang chấn lớn, bé đã được chụp cắt lớp hộp sọ không thấy tổn thương hộp sọ, không thấy chấn thương sọ não… là an tâm rồi. Hiện tượng đầu bé càng ngày càng sưng to là do khi ngã bị đứt một động mạch dưới da, máu trào ra làm bóc tách da đầu với xương sọ tạo thành một hồ máu. Để cầm máu và không làm khối sưng phát triển thêm cần phải băng ép tạo áp lực cân bằng với áp lực động mạch đồng thời hạn chế đụng chạm. Sau khoảng 2 ngày khi tổn thương đã ổn định cần phải chích tháo lấy máu đọng.
Chúc bạn nuôi con mạnh khỏe!
Triệu chứng sợ bất thường ở trẻ
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Con trai tôi năm nay 10 tuổi, có một lần tôi la cháu rất dữ dội, bỗng nhiên cháu khóc và sợ tôi một cách khủng khiếp cứ tránh xa và nấp sau lưng mẹ, mặc dù tôi không còn la nữa. Cách đây hai năm cháu cũng bị một lần, tôi đến gần thì cứ nói sợ tôi đánh. Xin hỏi bác sĩ con tôi bị làm sao?
Xin cám ơn.
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn.
Sự sợ hãi xuất hiện rất sớm trong quá trình phát triển của trẻ, ở một mức độ nào đó thì trạng thái cảm xúc này là có lợi, giúp trẻ trải nghiệm và thích nghi trong cuộc sống. Ở những độ tuổi khác nhau, trẻ em có những lo sợ khác nhau nhưng điều quan trọng là trẻ vượt qua và thích nghi được.
Từ 4 tháng tuổi trẻ đã biết lạ quen, sợ người lạ hay khi phải xa bố mẹ… Trong những năm đầu trẻ thường sợ những trường hợp như đồ vật lạ, âm thanh hay tiếng động, những người lạ, nơi xa lạ… Lớn hơn, trẻ sợ những trường hợp có tính chất trừu tượng hơn như sợ ma, sợ tối, sợ ở một mình… Tuổi thiếu niên, sự sợ hãi phức tạp hơn. Sự tưởng tượng của trẻ phát triển rất nhanh và không thấy giới hạn. Nhiều khi trẻ cảm thấy sợ khi chẳng có sự nguy hiểm nào đe dọa chúng cả, trẻ tự tưởng tượng ra sự nguy hiểm đó. Một lý do khác khiến trẻ sợ hãi là trẻ không phân biệt được thế giới hiện thực và sự hiểu biết trong trí tưởng tượng của trẻ. Dẫn đến sợ hãi khủng khiếp khi mới chớm thấy hiện tượng có thể sẽ lặp lại trường hợp bị sợ hãi lần trước. Ví dụ: chỉ nghe thấy bố nói đã sợ vì trẻ liên tưởng nhanh đến sự quát nạt trước đó, mặc dù bố không làm gì cả.
Con bạn sợ như vậy không phải là dấu hiệu bị một bệnh, mà chỉ đơn thuần là trẻ có yếu tố tâm lý. Ở tình trạng này, mẹ phải biết dỗ dành và khuyên bảo trẻ mỗi khi trẻ thể hiện sự sợ hãi bố mọi nơi mọi lúc, kể cả ý nghĩ sợ hãi của trẻ khi nhắc đến bố. Đồng thời bố phải luôn thể hiện sự hòa nhập bình thường trong gia đình, tránh để ý tập trung vào trẻ (nhìn thẳng chú ý xem xét chẳng hạn). Nếu cần thiết bạn có thể đưa bé đi khám bác sĩ chuyên khoa tâm lý khi các triệu chứng thể hiện rõ ràng là hiện tượng bất thường ít thấy ở trẻ em.
Chúc bạn nuôi con mạnh khỏe.
Bé 11 tháng có bị ngã trên ghế xuống sân bê tông bị động kinh phải làm sao?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ
Bác sĩ cho em hỏi con trai em lúc cháu được 11 tháng có bị ngã trên ghế xuống sân bê tông, sau đó khoảng 15 phút cháu bị co giật phải đưa đi cấp cứu trên viện Nhi Hà Nội nhưng lên đến nơi thì cháu không bị co giật nữa, và chỉ nằm viện 2 ngày rồi về. Các bác sĩ bảo về theo dõi và 1 tháng sau đi khám lại, khi đi khám lại các bác sĩ cho con em làm điện não đồ và chẩn đoán bị động kinh, và cho thuốc chữa trị nhưng em cho cháu về tuyến tỉnh kiểm tra thì bác sĩ lại bảo không phải động kinh, và bảo điện não đồ không nói chính xác được là có bị bệnh động kinh hay không mà phải theo dõi cả biểu hiện lâm sàng nữa. Từ đó đến nay cũng gần 1 năm cháu mới sốt và có triệu chứng hoang tưởng là con rắn ở chân của cháu và thỉnh thoảng 3 phút lại giật mình 1 lần, bị khoảng 30 phút/lần, ngày bị khoảng 2 lần nhưng rõ nhất là lúc buổi tối, cháu bị đến hôm qua là hôm thứ 3 rồi, mắt ngủ say nhưng không không khép chặt. Bác sĩ cho em xin lời khuyên với ạ.
Em xin chân thành cảm ơn!
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào bạn!
Chẩn đoán xác định động kinh cần dựa vào các tiêu chí sau:
Lâm sàng.
Các cơn có tính định hình, cơn ngắn, lặp lại nhiều lần
Rối loạn các chức năng thần kinh (vận động, cảm giác).
Rối loạn ý thức trong cơn (trừ cơn cục bộ đơn giản).
Sau cơn hồi phục nhanh.
Các xét nghiệm cận lâm sàng:
Công thức máu, chức năng gan, đường máu, điện giải đồ, Calci.
Điện não đồ: có sóng đặc hiệu của các thể co giật.
Chụp cộng hưởng từ não (MRI) để tìm lí do
Tuy nhiên, theo bạn mô tả thì bé có triệu chứng hoang tưởng tức là tưởng tượng ra có con rắn ở chân. Hoang tưởng không phải là dấu hiệu thường gặp ở động kinh mà hay gặp ở bệnh lý tâm thần khác như tâm thần phân liệt…Bạn nên đưa con đi khám lại tại viện Nhi trung ương để xác định chính xác và có hướng chữa trị sớm cho bé.
Chúc gia đình bạn sức khỏe!
Bé bị té ngửa ra sau và đập mạnh, không bị chảy máu nhưng có sưng lên và cháu khóc nhiều có sao không?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ
Bé nhà cháu được 14 tháng tuổi, bị té ngửa ra sau và đập mạnh, không bị chảy máu nhưng có sưng lên và cháu khóc nhiều, sau đó buồn ngủ mặc dù ngủ cả đêm đủ giấc. Ngủ 1 lúc thì cháu dậy vẫn chơi bình thường nhưng yếu hơn. Tròng trắng mắt có vẻ nhạt hơn, không biết bé có sao không thưa bác sĩ?
Cháu cảm ơn
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào bạn!
Chấn thương sọ não có các mức độ chấn thương khác nhau, tuỳ theo lực va đập mạnh hay nhẹ mà có các hình thức chấn thương sọ não sau đây:
Chấn động não: đây là mức độ nhẹ nhất, bệnh nhân chỉ bị chấn động não do lực va đập nhẹ mà thôi. Người bệnh có thể hồi phục hoàn toàn sau một thời gian.
Nứt sọ: do lực va đập tương đối mạnh làm nứt phần xương sọ.
Dập não: là tình trạng va đập mạnh hơn gây tổn thương nặng nề đến tổ chức não bên trong hộp sọ.
Tụ máu các loại: là tình trạng va đập rất mạnh làm tổn thương và đứt các mạch máu bên trong hộp sọ và não gây chảy máu tạo máu tụ. Tình trạng này bắt buộc phải phẫu thuật lấy máu tụ kịp thời nếu chậm người bệnh sẽ tử vong.
Hiện tại nếu cháu vẫn chơi ngoan, không nôn, không yếu tay chân thì gia đình không cần quá lo lắng, bạn cần theo dõi con nếu bé có triệu chứng ngủ li bì, ngủ gà, nôn nhiều…thì cần đưa con đến bệnh viện ngay để kiểm tra nhé.
Chúc gia đình sức khỏe!
Bé 7 tháng tuổi bị giãn não trái là 8,5mm
Câu hỏi bởi:
Chào bác sĩ, con trai tôi gần 7 tháng tuổi, tiền sử lúc 26 tuần siêu âm phát hiện giãn trái là 8,5 mm, bác sĩ hẹn 3 tháng sau tái khám thì giảm xuống còn 6 mm, nên tôi đã yên tâm. Hiện tại cháu cân nặng của cháu là 8 kg nhưng người cháu không cứng cáp so với trẻ cùng lứa, sức đề kháng của cháu kém, cháu còn bị còi xương. Tôi muốn hỏi bác sĩ trường hợp của con tôi thì nên đi khám ở đâu và làm những thủ tục gì, hiện tại gia đình tôi sống ở Bắc Kạn. Mong bác sĩ cho tôi một lời khuyên, tôi xin chân thành cảm ơn!
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn!
Trẻ em dưới 6 tuổi được khám chữa bệnh miễn phí (những thủ thuật kỹ thuật cao có thể chỉ thanh toán một phần) theo Luật Bảo hiểm Y tế. Bạn nên đến các trạm y tế xã phường nơi mình cư trú để xin cấp thẻ bảo hiểm cho bé. Khi đi khám chỉ cần xuất trình thẻ Bảo hiểm Y tế. Bạn đưa con đi khám theo trình tự quy định của hệ thống bảo hiểm, nếu khả năng của cơ sở y tế đó không giải quyết được sẽ giới thiệu bé đi tuyến cao hơn.
Chúc bạn nuôi con mạnh khỏe!
Cách xử lý đầu trẻ sưng to do ngã cầu thang
Câu hỏi bởi: Ngoctuankd83
Chào bác sĩ.
Con tôi năm nay 4 tuổi, cháu bị ngã cầu thang khoảng 1m xuống đập bên mạn trái đầu xuống đất. Chụp CT không sao nhưng đầu cháu sưng càng ngày mọng và lan to, cháu đau đầu nhiều. Vậy xin hỏi bác sĩ tôi phải xử lý như nào?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn.
Trẻ ngã ở độ cao của cầu thang là một sang chấn lớn, bé đã được chụp cắt lớp hộp sọ không thấy tổn thương hộp sọ, không thấy chấn thương sọ não… là an tâm rồi. Hiện tượng đầu bé càng ngày càng sưng to là do khi ngã bị đứt một động mạch dưới da, máu trào ra làm bóc tách da đầu với xương sọ tạo thành một hồ máu. Để cầm máu và không làm khối sưng phát triển thêm cần phải băng ép tạo áp lực cân bằng với áp lực động mạch đồng thời hạn chế đụng chạm. Sau khoảng 2 ngày khi tổn thương đã ổn định cần phải chích tháo lấy máu đọng.
Chúc bạn nuôi con mạnh khỏe!
Theo ViCare