Bù phụ nước, chất điện giải nhanh chóng và đầy đủ thông qua đường uống (sử dụng ORS) hoặc truyền tĩnh mạch tuỳ tình trạng nguy kịch của bệnh, sử dụng kháng sinh hợp lý dựa trên kết quả kháng sinh đồ là những phương pháp điều trị tả. Chi tiết hơn, hãy cùng đọc những chú ý dưới đây về bệnh.
Bé bị tiêu chảy cấp sau thành lị gần 2 tháng nay phải làm thế nào?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Cháu nhà em bị tiêu chảy cấp sau thành lị gần 2 tháng nay. Cháu đã uống nhiều loại men như Lactozo, Lactomjn, Entrogermina và đã dùng cả liều 3 ngày Hidrasec, Derby nhưng không khỏi. Sau đó, cháu có cho uống lá cỏ sữa theo kinh nghiệm dân gian thì cháu không bị nữa. Tuy nhiên khi mẹ ăn lạ vào là cháu lại bị đi ngoài ra nước, có bọt nhầy. Em vẫn cho cháu uống men Entro. Hiện tại cháu vẫn phải ăn kiêng, chỉ ăn thịt nạc, rau ngót, rau chùm ngây. Bây giờ em phải làm thê nào? Nếu ăn mãi như vậy thì con em không đủ chất. Cháu vẫn bú mẹ hoàn toàn nhưng bị thiếu canxi. Cháu ngủ khó, hay tỉnh giấc, lười ăn, hay ra mồ hôi trộm, rụng tóc vành khăn. Vậy em nên bổ sung vitamin D và canxi loại gì cho cháu?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn.
Bạn nên dừng không cho bé uống các loại men vi sinh nữa. Để điều trị, các bác sĩ chuyên khoa có kinh nghiệm phải phân định được bé thiếu loại nào thì bổ xung dứt điểm loại đó trong một thời gian ngắn. Sau đó, các bác sĩ theo dõi tác dụng của liều chữa trị sau đó mới có quyết định sử dụng tiếp hay không. Bạn hay cho bé uống liều nhỏ men Lactomin có khi lại gây mất cân bằng hệ vi sinh trong ruột gây nên hiện tượng rối loạn tiêu hóa ở trẻ.
Cùng với việc dừng uống men vi sinh, bạn nên cho bé dùng thuốc bảo vệ niêm mạc ruột Hamett, túi 3 gam, ngày uống 1 túi chia làm 2 lần, uống mỗi đợt 5-6 ngày để giúp hệ tiêu hóa tự ổn định lại và cân bằng lại hệ vi sinh vật có ích trong hệ tiêu hóa. Có rất nhiều loại canxi, tùy từng vùng lại có các chủng loại khác nhau. Khi mua thuốc, bạn nên xin giải đáp của dược sĩ bán thuốc và sử dụng theo từng loại. Bạn nên chú ý mỗi đợt uống không kéo dài quá 2 tháng.
Chúc bạn nuôi con mạnh khỏe!
Hiện bị đi ngoài ra nước trắng, mùi tanh và sôi bụng điều trị như thế nào?
Câu hỏi bởi: Mr Thành
Xin bác sĩ trợ giúp ạ. Cháu năm nay 33 tuổi, hiện bị đi ngoài ra nước trắng hơi tanh và sôi bụng từng con 2 hôm qua. Không đau đầu, không sốt. Xin hỏi bác sĩ cháu nên làm gì để khỏi bệnh ạ?
Bác sĩ Nguyễn Vũ Cẩm Tú
Chào cháu.
Những dấu hiệu cháu kể trong thư nghĩ đến khả năng cháu bị bệnh tiêu chảy cấp do Rota vi rút (còn gọi là bệnh tiêu chảy mùa đông). Khi trời lạnh cũng là thời điểm bệnh bắt đầu tăng lên. Tiêu chảy cấp do Rota vi rút là một căn bệnh thông thường, có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ em. Ở người lớn bệnh thường không gây ra biến chứng. Bệnh do Rota vi rút gây ra và thường chỉ kéo dài trong 3 – 7 ngày. Khi bị bệnh thường có triệu chứng sốt nhẹ, hơi mệt, nôn, tiêu chảy… Người bệnh đi ngoài nhiều lần, phân lỏng, màu vàng chanh hoặc trắng lẫn dịch nhầy, có khi như màu hoa cà, hoa cải.
Việc chữa trị bệnh tiêu chảy cấp do Rota vi rút ở người lớn khá đơn giản. Cháu chỉ cần cố gắng không để bị mất nước bằng cách tăng cường bù nước cho cơ thể (ăn cháo, súp, uống nước dừa, nước ORS… và nghỉ ngơi một vài ngày là khỏi. Ngoài bệnh tiêu chảy cấp do Rota vi rút còn phải kể đến bệnh rối loạn tiêu hóa. Căn bệnh này rất dễ gặp nếu ăn phải thức ăn ôi thiu, nhiễm bẩn. Sau khi ăn từ 1 – 2 tiếng (có người lâu hơn) người bệnh sẽ có triệu chứng bụng đau quặn, đi cầu lỏng nhưng không phải đi xối xả, đi nhiều lần như dịch tả. Đặc biệt phân sẽ có mùi hôi và kèm theo máu và chất nhầy. Trong tình huống rối loạn tiêu hóa nhẹ do ăn phải thực phẩm ôi thiu, nhiễm bẩn người bệnh không cần vội uống thuốc mà cơ thể sau khi đào thải hết số thực phẩm đó sẽ tự khỏi. Nhưng nếu đi ngoài nhiều lần, cần đưa ngay bệnh nhân đến viện để được cấp cứu, tránh biến chứng nguy hiểm xảy ra.
Chúc cháu khỏe!
Trẻ 17 tháng bị tiêu chảy dài ngày kèm theo sốt nhẹ điều trị ra sao?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Cháo bác sĩ!
Con tôi được 17 tháng tuổi. Cháu bị tiêu chảy phân nước vàng, có mùi tanh kèm theo sốt nhẹ và hay ói khi đang đi ngoài, tôi có cho cháu đi Bệnh viện Nhi nhưng điều trị 5 ngày cháu chưa đỡ thì bệnh viện cho về, tại nhà tôi có cho cháu uống men ống dạng nước thuốc điều trị tiêu chảy Hamett và Amoccilin nhưng cháu vẫn đi ngày 10 – 12 lần. Vậy cho hỏi cháu bị gì và điều trị ra sao?
Xin cảm ơn!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào bạn!
Bé nhà bạn bị tiêu chảy kèm theo sốt nhẹ và nôn ói. Có thể là bé bị tiêu chảy cấp. Tiêu chảy cấp ở trẻ thường sẽ tự khỏi trong vài ngày, nếu bé được đảm bảo vệ sinh và chăm sóc đúng cách, biểu hiện trẻ bị tiêu chảy kèm sốt sẽ tan đi nhanh chóng. Nhưng bệnh sẽ trở nên biến chứng vô cùng nguy hiểm nếu gia đình không biết cách chăm sóc trẻ. Biến chứng nguy hiểm và trầm trọng của bệnh là khô kiệt do mất nước và mất muối, dễ dẫn đến trụy mạch và tử vong nếu không được bù nước kịp thời. Khi trẻ bị tiêu chảy cấp, gia đình vẫn cần tiếp tục cho bé ăn và bú bình thường (nếu trẻ còn bú), chú ý dùng thức ăn dễ tiêu: cháo thịt nạc, thịt gà nấu với cà rốt, khoai tây. Nếu trẻ dùng sữa hộp thì nên pha loãng gấp đôi mức bình thường. Bé nhà bạn hiện tại vẫn đi ngoài 10-12 lần/ngày thì cần đề phòng mất nước. Nếu bé có những triệu chứng của mất nước như khát nước, môi khô, lưỡi khô, da khô, đi tiểu ít, quấy khóc, kích thích thì bạn cần đưa bé đến bệnh viện ngay.
Chúc bạn và cháu mạnh khỏe!
Bé 14 tháng tuổi bị sốt và đi ngoài ra nước phải làm sao?
Câu hỏi bởi: phonglave
Chào bác sĩ!
Con em được 13 tháng tuổi. Bé bị sốt và đi ngoài ra nước. Như vậy có nguy hiểm không thưa bác sĩ? Nên cho bé dùng thuốc gì ạ?
Em cảm ơn!
Bác sĩ Đặng Phương Liên
Chào bạn!
Trong thư, bạn không cho biết rõ về dấu hiệu sốt (thân nhiệt của bé là bao nhiêu, sốt xuất hiện khi nào…) và đi ngoài (đi ngoài mấy lần/ngày, diễn ra trong bao lâu, tính chất phân…), chế độ dinh dưỡng, cân nặng, chiều cao, tình trạng tiêm chủng… của bé, nên rất khó giải đáp cụ thể. Tuy vậy, tôi cũng xin cung cấp thêm thông tin về tiêu chảy cấp ở trẻ em để bạn tham khảo.
Tiêu chảy cấp ở trẻ em là đi ngoài phân lỏng hoặc tóe nước trên 3 lần/24 giờ, phân không có máu, diễn ra không quá 14 ngày. Trừ những trẻ bú mẹ thường đi mỗi ngày một vài lần phân nhão, thì xác định tiêu chảy phải dựa vào tăng số lần hoặc tăng mức độ lỏng của phân mà các bà mẹ cho là bất thường. Nguyên nhân chính gây nên tiêu chảy cấp ở trẻ là do vi khuẩn hoặc virus. Các yếu tố thuận lợi như trẻ nhỏ, hoàn cảnh sống chật chội, ăn uống không phù hợp với bé lại mất vệ sinh, sự biến đổi của khí hậu làm cho bệnh dễ phát sinh.
Các triệu chứng thường gặp bao gồm đi ngoài phân lỏng nhiều nước trên 3 lần/ngày, có thể tới 9 – 10 lần hoặc hơn; nôn (bé có thể nôn một vài lần/ngày, cũng có trẻ nôn liên tục tự nhiên hoặc sau khi ăn uống vì thế làm cho bé mất nước và chất điện giải nhanh); sốt nhẹ hoặc sốt vừa, rất hiếm gặp trường hợp sốt cao. Các triệu chứng trên khiến bé mệt mỏi, có dấu hiệu mất nước từ nhẹ tới vừa như môi khô, khát nước, da khô nếp nhăn lâu mất, đi tiểu ít, khóc không có nước mắt…
Về chữa trị, tất cả những trường hợp tiêu chảy cấp do bất kỳ nguyên nhân nào cũng được coi là có thể đưa đến mức độ nặng gây tử vong, do đó cần chữa trị tích cực ngay từ đầu và luôn theo dõi bé. Ngay khi con bạn bị đi ngoài phân lỏng và sốt, bạn cần chú ý bù nước và điện giải cho bé, tốt nhất là uống Oresol. Hiện nay có nhiều loại gói và viên Oresol khác nhau pha trong 200ml, 250ml hay trong 1.000ml, vì vậy bạn phải chuẩn bị dụng cụ đong nước cho phù hợp với các hướng dẫn ghi trên gói Oresol, đảm bảo dụng cụ sạch sẽ, rửa tay bằng xà phòng và nước sạch trước khi pha. Dung dịch Oresol đã pha chỉ dùng trong 24 giờ. Sau mỗi lần bé đi ngoài, bạn cho bé uống từ 50 – 100ml dung dịch Oresol, uống từng thìa nhỏ cách nhau 1 – 2 phút. Nếu bé nôn, đợi 10 phút sau đó uống chậm hơn. Bạn cần chuẩn bị khoảng 500ml dung dịch Oresol/ngày. Bên cạnh đó, bạn tiếp tục cho bé bú mẹ và ăn dặm như thường lệ, song thức ăn cần được đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, nấu kỹ và nghiền nhỏ. Nếu bé có một trong các triệu chứng như đi ngoài nhiều lần hơn, phân nhiều nước hoặc có máu nhầy, nôn liên tục, khát nước nhiều, ăn uống kém và sốt cần đưa bé tới ngay các cơ sở y tế.
Chúc gia đình sức khỏe!
Bé đi ngoài 10 lần/ngày, phân nhiều nước, phải làm sao?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Cu Bin nhà em được 10 tháng 10 ngày cao 73cm, nặng 9kg, cháu 2 ngày ị 4-5 lần. Em có cho cháu đi khám ở Viện Nhi Trung ương xét nghiệm phân kết luận là cháu bị tiêu chảy nhiễm khuẩn. Bác sĩ có kê thuốc là một lọ vôi nhì, cốm bổ Zinc-kid, Lacteol. Cháu uống được 2 ngày thì đi ngày 10 lần nhiều nước ít cái. Em lại cho cháu lên tái khám lại thì bác sĩ xét nghiệm phân kết luận là cháu thừa chất đường. Vậy em cần làm gì? Mong bác sĩ cho em ý kiến.
Em cám ơn.
Bác sĩ Nguyễn Mai Hương
Chào em.
Với số lần đi ngoài 10 lần phân nhiều nước như vậy thì con em đang bị tiêu chảy cấp. Nguyên tắc quan trọng nhất trong chữa trị tiêu chảy cấp ở trẻ nhỏ là cần bồi phụ nước và điện giải cho trẻ để tránh tình trạng mất nước. Đây là tình trạng nguy hiểm nhất đối với các tình huống tiêu chảy ở trẻ em.
Theo như đơn thuốc mà em đang dùng cho cháu thì không biết em đã cho cháu uống Oresol để tránh mất nước hay chưa. Với tình huống con em đang đi ngoài nhiều lần với phân nhiều nước thì trước tiên em cần cho cháu uống nhiều nước hơn bình thường và uống thêm dung dịch bù nước (ORS) sau mỗi lần đi phân lỏng hay sau khi nôn.
Nếu cháu còn bú thì em cần cho cháu bú nhiều và lâu hơn. Tiếp tục cho cháu ăn cháo như hàng ngày nhưng cần nấu chín mềm. Cần tránh cho cháu ăn những thức ăn chứa quá nhiều đường vì những thức ăn này có thể làm tình trạng tiêu chảy nặng hơn. Không nên cho cháu ăn những rau sợi thô, củ quả, hạt ngũ cốc có nhiều chất xơ vì khó tiêu hoá trong giai đoạn này. Ngoài ra, em cần đưa cháu trở lại ngay cơ sở y tế nếu cháu có một trong các dấu hiệu sau: cháu không ăn uống được và bỏ bú, sốt cao hơn, khát nước hoặc trong phân có máu.
Thân mến chào em.
Bé bị tiêu chảy cấp sau thành lị gần 2 tháng nay phải làm thế nào?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Cháu nhà em bị tiêu chảy cấp sau thành lị gần 2 tháng nay. Cháu đã uống nhiều loại men như Lactozo, Lactomjn, Entrogermina và đã dùng cả liều 3 ngày Hidrasec, Derby nhưng không khỏi. Sau đó, cháu có cho uống lá cỏ sữa theo kinh nghiệm dân gian thì cháu không bị nữa. Tuy nhiên khi mẹ ăn lạ vào là cháu lại bị đi ngoài ra nước, có bọt nhầy. Em vẫn cho cháu uống men Entro. Hiện tại cháu vẫn phải ăn kiêng, chỉ ăn thịt nạc, rau ngót, rau chùm ngây. Bây giờ em phải làm thê nào? Nếu ăn mãi như vậy thì con em không đủ chất. Cháu vẫn bú mẹ hoàn toàn nhưng bị thiếu canxi. Cháu ngủ khó, hay tỉnh giấc, lười ăn, hay ra mồ hôi trộm, rụng tóc vành khăn. Vậy em nên bổ sung vitamin D và canxi loại gì cho cháu?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn.
Bạn nên dừng không cho bé uống các loại men vi sinh nữa. Để điều trị, các bác sĩ chuyên khoa có kinh nghiệm phải phân định được bé thiếu loại nào thì bổ xung dứt điểm loại đó trong một thời gian ngắn. Sau đó, các bác sĩ theo dõi tác dụng của liều chữa trị sau đó mới có quyết định sử dụng tiếp hay không. Bạn hay cho bé uống liều nhỏ men Lactomin có khi lại gây mất cân bằng hệ vi sinh trong ruột gây nên hiện tượng rối loạn tiêu hóa ở trẻ.
Cùng với việc dừng uống men vi sinh, bạn nên cho bé dùng thuốc bảo vệ niêm mạc ruột Hamett, túi 3 gam, ngày uống 1 túi chia làm 2 lần, uống mỗi đợt 5-6 ngày để giúp hệ tiêu hóa tự ổn định lại và cân bằng lại hệ vi sinh vật có ích trong hệ tiêu hóa. Có rất nhiều loại canxi, tùy từng vùng lại có các chủng loại khác nhau. Khi mua thuốc, bạn nên xin giải đáp của dược sĩ bán thuốc và sử dụng theo từng loại. Bạn nên chú ý mỗi đợt uống không kéo dài quá 2 tháng.
Chúc bạn nuôi con mạnh khỏe!
Hiện bị đi ngoài ra nước trắng, mùi tanh và sôi bụng điều trị như thế nào?
Câu hỏi bởi: Mr Thành
Xin bác sĩ trợ giúp ạ. Cháu năm nay 33 tuổi, hiện bị đi ngoài ra nước trắng hơi tanh và sôi bụng từng con 2 hôm qua. Không đau đầu, không sốt. Xin hỏi bác sĩ cháu nên làm gì để khỏi bệnh ạ?
Bác sĩ Nguyễn Vũ Cẩm Tú
Chào cháu.
Những dấu hiệu cháu kể trong thư nghĩ đến khả năng cháu bị bệnh tiêu chảy cấp do Rota vi rút (còn gọi là bệnh tiêu chảy mùa đông). Khi trời lạnh cũng là thời điểm bệnh bắt đầu tăng lên. Tiêu chảy cấp do Rota vi rút là một căn bệnh thông thường, có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ em. Ở người lớn bệnh thường không gây ra biến chứng. Bệnh do Rota vi rút gây ra và thường chỉ kéo dài trong 3 – 7 ngày. Khi bị bệnh thường có triệu chứng sốt nhẹ, hơi mệt, nôn, tiêu chảy… Người bệnh đi ngoài nhiều lần, phân lỏng, màu vàng chanh hoặc trắng lẫn dịch nhầy, có khi như màu hoa cà, hoa cải.
Việc chữa trị bệnh tiêu chảy cấp do Rota vi rút ở người lớn khá đơn giản. Cháu chỉ cần cố gắng không để bị mất nước bằng cách tăng cường bù nước cho cơ thể (ăn cháo, súp, uống nước dừa, nước ORS… và nghỉ ngơi một vài ngày là khỏi. Ngoài bệnh tiêu chảy cấp do Rota vi rút còn phải kể đến bệnh rối loạn tiêu hóa. Căn bệnh này rất dễ gặp nếu ăn phải thức ăn ôi thiu, nhiễm bẩn. Sau khi ăn từ 1 – 2 tiếng (có người lâu hơn) người bệnh sẽ có triệu chứng bụng đau quặn, đi cầu lỏng nhưng không phải đi xối xả, đi nhiều lần như dịch tả. Đặc biệt phân sẽ có mùi hôi và kèm theo máu và chất nhầy. Trong tình huống rối loạn tiêu hóa nhẹ do ăn phải thực phẩm ôi thiu, nhiễm bẩn người bệnh không cần vội uống thuốc mà cơ thể sau khi đào thải hết số thực phẩm đó sẽ tự khỏi. Nhưng nếu đi ngoài nhiều lần, cần đưa ngay bệnh nhân đến viện để được cấp cứu, tránh biến chứng nguy hiểm xảy ra.
Chúc cháu khỏe!
Trẻ 17 tháng bị tiêu chảy dài ngày kèm theo sốt nhẹ điều trị ra sao?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Cháo bác sĩ!
Con tôi được 17 tháng tuổi. Cháu bị tiêu chảy phân nước vàng, có mùi tanh kèm theo sốt nhẹ và hay ói khi đang đi ngoài, tôi có cho cháu đi Bệnh viện Nhi nhưng điều trị 5 ngày cháu chưa đỡ thì bệnh viện cho về, tại nhà tôi có cho cháu uống men ống dạng nước thuốc điều trị tiêu chảy Hamett và Amoccilin nhưng cháu vẫn đi ngày 10 – 12 lần. Vậy cho hỏi cháu bị gì và điều trị ra sao?
Xin cảm ơn!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào bạn!
Bé nhà bạn bị tiêu chảy kèm theo sốt nhẹ và nôn ói. Có thể là bé bị tiêu chảy cấp. Tiêu chảy cấp ở trẻ thường sẽ tự khỏi trong vài ngày, nếu bé được đảm bảo vệ sinh và chăm sóc đúng cách, biểu hiện trẻ bị tiêu chảy kèm sốt sẽ tan đi nhanh chóng. Nhưng bệnh sẽ trở nên biến chứng vô cùng nguy hiểm nếu gia đình không biết cách chăm sóc trẻ. Biến chứng nguy hiểm và trầm trọng của bệnh là khô kiệt do mất nước và mất muối, dễ dẫn đến trụy mạch và tử vong nếu không được bù nước kịp thời. Khi trẻ bị tiêu chảy cấp, gia đình vẫn cần tiếp tục cho bé ăn và bú bình thường (nếu trẻ còn bú), chú ý dùng thức ăn dễ tiêu: cháo thịt nạc, thịt gà nấu với cà rốt, khoai tây. Nếu trẻ dùng sữa hộp thì nên pha loãng gấp đôi mức bình thường. Bé nhà bạn hiện tại vẫn đi ngoài 10-12 lần/ngày thì cần đề phòng mất nước. Nếu bé có những triệu chứng của mất nước như khát nước, môi khô, lưỡi khô, da khô, đi tiểu ít, quấy khóc, kích thích thì bạn cần đưa bé đến bệnh viện ngay.
Chúc bạn và cháu mạnh khỏe!
Bé 14 tháng tuổi bị sốt và đi ngoài ra nước phải làm sao?
Câu hỏi bởi: phonglave
Chào bác sĩ!
Con em được 13 tháng tuổi. Bé bị sốt và đi ngoài ra nước. Như vậy có nguy hiểm không thưa bác sĩ? Nên cho bé dùng thuốc gì ạ?
Em cảm ơn!
Bác sĩ Đặng Phương Liên
Chào bạn!
Trong thư, bạn không cho biết rõ về dấu hiệu sốt (thân nhiệt của bé là bao nhiêu, sốt xuất hiện khi nào…) và đi ngoài (đi ngoài mấy lần/ngày, diễn ra trong bao lâu, tính chất phân…), chế độ dinh dưỡng, cân nặng, chiều cao, tình trạng tiêm chủng… của bé, nên rất khó giải đáp cụ thể. Tuy vậy, tôi cũng xin cung cấp thêm thông tin về tiêu chảy cấp ở trẻ em để bạn tham khảo.
Tiêu chảy cấp ở trẻ em là đi ngoài phân lỏng hoặc tóe nước trên 3 lần/24 giờ, phân không có máu, diễn ra không quá 14 ngày. Trừ những trẻ bú mẹ thường đi mỗi ngày một vài lần phân nhão, thì xác định tiêu chảy phải dựa vào tăng số lần hoặc tăng mức độ lỏng của phân mà các bà mẹ cho là bất thường. Nguyên nhân chính gây nên tiêu chảy cấp ở trẻ là do vi khuẩn hoặc virus. Các yếu tố thuận lợi như trẻ nhỏ, hoàn cảnh sống chật chội, ăn uống không phù hợp với bé lại mất vệ sinh, sự biến đổi của khí hậu làm cho bệnh dễ phát sinh.
Các triệu chứng thường gặp bao gồm đi ngoài phân lỏng nhiều nước trên 3 lần/ngày, có thể tới 9 – 10 lần hoặc hơn; nôn (bé có thể nôn một vài lần/ngày, cũng có trẻ nôn liên tục tự nhiên hoặc sau khi ăn uống vì thế làm cho bé mất nước và chất điện giải nhanh); sốt nhẹ hoặc sốt vừa, rất hiếm gặp trường hợp sốt cao. Các triệu chứng trên khiến bé mệt mỏi, có dấu hiệu mất nước từ nhẹ tới vừa như môi khô, khát nước, da khô nếp nhăn lâu mất, đi tiểu ít, khóc không có nước mắt…
Về chữa trị, tất cả những trường hợp tiêu chảy cấp do bất kỳ nguyên nhân nào cũng được coi là có thể đưa đến mức độ nặng gây tử vong, do đó cần chữa trị tích cực ngay từ đầu và luôn theo dõi bé. Ngay khi con bạn bị đi ngoài phân lỏng và sốt, bạn cần chú ý bù nước và điện giải cho bé, tốt nhất là uống Oresol. Hiện nay có nhiều loại gói và viên Oresol khác nhau pha trong 200ml, 250ml hay trong 1.000ml, vì vậy bạn phải chuẩn bị dụng cụ đong nước cho phù hợp với các hướng dẫn ghi trên gói Oresol, đảm bảo dụng cụ sạch sẽ, rửa tay bằng xà phòng và nước sạch trước khi pha. Dung dịch Oresol đã pha chỉ dùng trong 24 giờ. Sau mỗi lần bé đi ngoài, bạn cho bé uống từ 50 – 100ml dung dịch Oresol, uống từng thìa nhỏ cách nhau 1 – 2 phút. Nếu bé nôn, đợi 10 phút sau đó uống chậm hơn. Bạn cần chuẩn bị khoảng 500ml dung dịch Oresol/ngày. Bên cạnh đó, bạn tiếp tục cho bé bú mẹ và ăn dặm như thường lệ, song thức ăn cần được đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, nấu kỹ và nghiền nhỏ. Nếu bé có một trong các triệu chứng như đi ngoài nhiều lần hơn, phân nhiều nước hoặc có máu nhầy, nôn liên tục, khát nước nhiều, ăn uống kém và sốt cần đưa bé tới ngay các cơ sở y tế.
Chúc gia đình sức khỏe!
Bé đi ngoài 10 lần/ngày, phân nhiều nước, phải làm sao?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Cu Bin nhà em được 10 tháng 10 ngày cao 73cm, nặng 9kg, cháu 2 ngày ị 4-5 lần. Em có cho cháu đi khám ở Viện Nhi Trung ương xét nghiệm phân kết luận là cháu bị tiêu chảy nhiễm khuẩn. Bác sĩ có kê thuốc là một lọ vôi nhì, cốm bổ Zinc-kid, Lacteol. Cháu uống được 2 ngày thì đi ngày 10 lần nhiều nước ít cái. Em lại cho cháu lên tái khám lại thì bác sĩ xét nghiệm phân kết luận là cháu thừa chất đường. Vậy em cần làm gì? Mong bác sĩ cho em ý kiến.
Em cám ơn.
Bác sĩ Nguyễn Mai Hương
Chào em.
Với số lần đi ngoài 10 lần phân nhiều nước như vậy thì con em đang bị tiêu chảy cấp. Nguyên tắc quan trọng nhất trong chữa trị tiêu chảy cấp ở trẻ nhỏ là cần bồi phụ nước và điện giải cho trẻ để tránh tình trạng mất nước. Đây là tình trạng nguy hiểm nhất đối với các tình huống tiêu chảy ở trẻ em.
Theo như đơn thuốc mà em đang dùng cho cháu thì không biết em đã cho cháu uống Oresol để tránh mất nước hay chưa. Với tình huống con em đang đi ngoài nhiều lần với phân nhiều nước thì trước tiên em cần cho cháu uống nhiều nước hơn bình thường và uống thêm dung dịch bù nước (ORS) sau mỗi lần đi phân lỏng hay sau khi nôn.
Nếu cháu còn bú thì em cần cho cháu bú nhiều và lâu hơn. Tiếp tục cho cháu ăn cháo như hàng ngày nhưng cần nấu chín mềm. Cần tránh cho cháu ăn những thức ăn chứa quá nhiều đường vì những thức ăn này có thể làm tình trạng tiêu chảy nặng hơn. Không nên cho cháu ăn những rau sợi thô, củ quả, hạt ngũ cốc có nhiều chất xơ vì khó tiêu hoá trong giai đoạn này. Ngoài ra, em cần đưa cháu trở lại ngay cơ sở y tế nếu cháu có một trong các dấu hiệu sau: cháu không ăn uống được và bỏ bú, sốt cao hơn, khát nước hoặc trong phân có máu.
Thân mến chào em.
Theo ViCare