Vấn đề phục hồi chức năng ở trẻ em bị tổn thương


4,226
1
1
Xu
53
Những tổn thương liên quan đến trẻ em có nguy cơ ảnh hưởng rất lớn đến khả năng phát triển của chúng sau này. Tích lũy thêm kiến thức về vấn đề này qua những giải đáp của bác sĩ ở tuyển tập dưới đây.

Bệnh viêm não do virút Herpes, Simplex tái lại phải làm thế nào?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ.

Cháu muốn hỏi về bệnh viêm não do vi rút Herpes, Simplex. Con cháu nhập viện trong tình trạng rối loạn tri giác, vẫn bú được. Sau 5 ngày theo dõi, bác sỹ uống thuốc kháng virút. Trong 18 ngày chữa trị, bé hồi phục ngồi được nhưng 2 ngày gần đây tự nhiên bé không nhấc được đầu, chân tay cứng và không ăn được. Xin hỏi bác sĩ như vậy bé có bị làm sao không? Kết quả chụp MRI cho thấy bé tổn thương thùy trán và thùy thái dương. Tổn thương như vậy có chữa được không? Con cháu mới được 12 tháng.

Cảm ơn bác sĩ!

Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh


Chào bạn!

Bạn nên cho trẻ tái nhập viện để chữa trị, nhiều khả năng bệnh tái phát lại, mặc dù không thấy triệu chứng sốt cao, rối loạn tri giác, nôn, co giật… Bệnh do virút Herpes hay tái phát lại mỗi khi sức đề kháng của cơ thể giảm, cổ mềm, cứng chân tay… là dấu hiệu của tổn thương thần kinh trung ương. Herpes não thường tổn thương ở thùy thái dương và thùy trán, hậu quả của bệnh thiên về rối loạn phát triển tri thức, rối loạn chức năng trí tuệ ở các mức độ khác nhau, ít có triệu chứng liệt thần kinh vận động. Các tổn thương này thường được cải thiện dần khi trẻ lớn lên.

Chúc bạn nuôi con mạnh khỏe!

Bé 11 tháng tuổi bị tổn thương dạng nhuyễn hóa có tác động như thế nào?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Mô tả kết quả chụp MRI: Nhu mô vỏ não thùy trán hai bên, thùy thái dương trái giảm tín hiệu trên T1W, tăng tín hiệu trên T2W, không tăng ngấm thuốc sau tiêm dạng nhuyễn hóa nhu mô. Trên chuỗi Diffusion thấy còn thấy tăng tín hiệu không đều nhu mô dưới vỏ thùy trán hai bên và thái dương phải dạng phù nề nhu mô. Kết luận: Tổn thương dạng nhuyễn hóa nhu mô vỏ não thùy trán hai bên và thái dựng trái. Còn phù nề nhu mô dưới vỏ thùy trán hai bên và thái dương phải. Hỏi bác sĩ tổn thương dạng nhuyễn hóa là gì và tổn thương như vậy tác động tới bé thế nào? Bé nhà cháu bị viêm não lúc 11 tháng.

Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh


Chào bạn.

Chụp cộng hưởng từ MRI là kỹ thuật sử dụng từ trường (nam châm) và sóng radio kết hợp với xử lý vi tính tạo hình ảnh từng lát cắt cơ thể của cơ quan thăm dò. Sóng radio được thực hiện bằng các chuỗi sung T1W, T2W, T1W+Gd, và kiểm tra sự thay đổi này sau khi tiêm thuốc tương phản từ. Kết quả được thể hiện bằng tăng hoặc giảm tín hiệu trên các sung trên. Trên kết quả RMI sọ não của con bạn là: giảm tín hiệu trên T1W và tăng tín hiệu trên T2W phản ảnh tình trạng nhũn não (nhuyễn não) ở vỏ não thùy trán 2 bên và thùy thái dương, do bị viêm não (thường là do vi rút).

Nhũn não hay nhuyễn não là tổ chức não ở vùng đó bị mềm nhũn hơn chỗ khác do tổn thương viêm nhiễm, hoặc thiếu máu gây hoại tử, vùng não bị tổn thương sẽ phản ánh ra ngoài bằng các biểu hiện đặc hiệu của vùng đó. Vùng vỏ não thùy thái dương và thùy trán là vùng có chức năng suy nghĩ và trí nhớ, không thấy chức năng chỉ huy các cơ quan vận động, nên con bạn sẽ không bị liệt, có thể tác động ít đến sự phát triển trí tuệ sau này.

Chúc bạn nuôi con mạnh khỏe!

Cách gội đầu cho bé khi bị tổn thương da đầu


Câu hỏi bởi: Huyền

Thưa bác sĩ, bé gái nhà cháu 9 tháng, có xuất hiện những đốm nhỏ bị xén rụng tóc còn khoảng 3mm, 1 số đốm nhỏ sưng đỏ, sau đóng vảy vàng mỏng. Cháu bị làm sao ạ? Khi gội đầu cho bé cần lưu ý gì? Gội dầu gì? Cảm ơn bsi

Bác sĩ Trần Quang Thuyên


Chào bạn,

Trẻ nhỏ có một số nguyên nhân gây rụng tóc. Nếu rụng tóc phía sau gáy: do mồ hôi để ẩm ướt tạo điều kiện viêm nhiễm da và rụng tóc. Nếu rụng tóc vùng vành khăn: do thiếu canxi. Hoặc cũng có thể do nguyên nhân nhiễm khuẩn. Do đó, bạn nên cho cháu đi khám chuyên khoa để được khẳng định lại nhé.

Chúc gia đình bạn sức khỏe!

Bé 5 tuổi rưỡi bị nhược thị do loạn thị có hồi phục được không?


Câu hỏi bởi:

Thưa bác sĩ!

Con tôi hiện nay 5,5 tuổi. Vừa khám ở Bệnh viện Mắt Trung Ương, kết quả là cháu bị viêm kết mạc dị ứng và nhược thị do loạn thị 2 mắt. Giờ cháu mới cắt kính để đeo và uống thuốc điểm mắt. Bác sĩ khuyên nên tập mắt ở Hà Nội. Nhưng gia đình tôi sống ở Quảng Trị không thể ra Hà Nội để tập mắt được. Xin bác sĩ cho biết:

1. Nếu cháu bị nhược thị như vậy có thể hồi phục để thị lực tốt hơn không? Điều trị bằng cách nào?

2. Nếu không tập mắt thì có những phương pháp tập nào để có thể tự tập ở nhà hay không? Nhờ bác sĩ giải đáp cho chúng tôi phương pháp tập để giúp cháu có thể hồi phục dần thị lực.

3. Bệnh viêm kết mạc dị ứng có tác động đến bệnh nhược loạn thị của cháu hay không? Vì cháu bị viêm kết mạc dị ứng từ hồi 5 tuổi nhưng chữa trị nhiều lần khỏi rồi lại tái lại? Rất mong nhận được giải đáp của bác sĩ sớm nhất.

Tôi xin cảm ơn.

Bác sĩ Vũ Thị Lừu


Chào bạn!

Nhược thị là hiện tượng suy giảm khả năng hoạt động và sự kém phát triển về chức năng của cơ quan thị giác. Vì một lý do nào đó, não không thể nhận biết được hoàn toàn những hình ảnh mà mắt của những bệnh nhân nhược thị truyền đến. Nhược thị hầu như chỉ xảy ra ở một mắt nhưng đôi khi nó có thể làm giảm thị lực ở cả hai mắt, dẫn đến thị lực bị giảm sút mà không thể chữa trị bằng cách chỉnh độ kính. Có thể phân nhược thị thành 2 loại:

Nhược thị chức năng chỉ tình trạng thị lực có thể phục hồi được sau chữa trị và thường không kèm theo các bệnh lý thực thể ở mắt;

Nhược thị thực thể chỉ tình trạng thị lực không thể phục hồi được.

Nhược thị thực thể thường kèm theo các bệnh lý thực thể ở mắt. Để chữa trị bệnh này bác sĩ sẽ khám, tìm ra lí do gây nhược thị, sau đó quyết định các bước chữa trị. Con của bạn được chỉ định đeo kính như một liệu pháp chữa trị, nhằm nỗ lực đem lại cho trẻ thị lực tốt nhất – 100%. Bạn cần nhắc nhở trẻ tuân thủ nghiêm ngặt chế độ đeo kính mà bác sĩ đã chỉ định.

Khi đeo kính mới trẻ có thể sẽ kêu khó chịu hay nhìn kém, nhưng bạn đừng cho rằng kính được chỉ định không đúng bởi trẻ cần có thời gian để thích nghi với chiếc kính này, nhất là khi trẻ bị loạn thị hỗn hợp hoặc lần đầu tiên tiên đeo kính. Bệnh nhân bị nhược thị nên tham gia các khóa chữa trị trên máy và bắt buộc bệnh nhân phải đeo kính khi tập. Bạn nên cố gắng thu xếp cho cháu đi tập ngoài Hà Nội đặc biệt là vào các dịp nghỉ hè. Nếu không có điều kiện ra Hà Nội được, bạn nên duy trì đeo kính cho trẻ, day các huyệt xung quanh mắt.

Sau khóa chữa trị, cháu sẽ được kiểm tra lại thị lực và bác sĩ sẽ có thể thay đổi phác đồ chữa trị tiếp theo, tùy thuộc vào kết quả chữa trị cũng như mức độ mà bệnh nhân đã tuân thủ theo các chỉ định của Bác sĩ. Bệnh viêm kết mạc dị ứng chỉ tác động đến mắt khi bị nặng làm tác động đến môi trường trong suốt của mắt. Trường hợp của cháu có thể là có tác động tới mắt vì đã bị tái đi tái lại nhiều lần.

Chúc bạn mạnh khỏe!


Theo ViCare​
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl