Nổi nốt đỏ trên người có phải do dị ứng thuốc?


4,226
1
1
Xu
53
Nổi nốt đỏ trên người là triệu chứng của rất nhiều bệnh lý. Ở một số trường hợp, nó biểu hiện cho vấn đề dị ứng thuốc mà cơ thể đang gặp phải và cảnh báo chúng ta phải lưu ý cũng như chữa trị kịp thời.

Nổi những nốt đỏ như muỗi chích sau đó to hơn có phải là bị dị ứng thuốc không?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ.

Năm nay con 19 tuổi, cơ địa hay dị ứng với thức ăn cũng như thời tiết. Con bị dị ứng cả tuần nay. Ban đầu bị nổi ở tay những nốt nhỏ li ti như muỗi đốt, sau đó lan rộng ra và to dần lên (không thấy bọng nước). Dần dần bị nổi ở chân rồi đến bụng, ngực. Con đang phân vân không biết có phải mề đay hay ban đỏ không. Cách đây 1 tháng con có dùng thuốc tây trị mụn liên tục trong 5 tuần nhưng không bớt, con không biết có phải do uống nhiều thuốc tây nhiều quá nên bị dị ứng thuốc.

Mong bác sĩ giải đáp, cảm ơn bác sĩ!

Bác sĩ Huỳnh Văn Quang


Chào cháu!

Theo thông tin cháu cung cấp, cháu bị mề đay cấp. Mề đay cấp có rất nhiều lí do không loại trừ do cháu dùng thuốc. Các lí do thông thường do:

Thức ăn: Những loại có thể gây dị ứng như sữa, trứng, cá biển, tôm cua, sò, ốc, phô mai, đồ hộp, mắm, tương, chao, sô-cô-la, rượu, bia. Các chất tạo màu thực phẩm và các chất bảo quản thực phẩm.

Thuốc: Có thể xảy ra ngay sau khi dùng lần đầu tiên hoặc từ 5-10 ngày sau. Nổi mày đay đơn thuần hay có kèm với sốt, đau khớp, nổi hạch… Các thuốc thường gây dị ứng nổi mày đay là Pennicillin (nguy hiểm nhất), Aspirin, thuốc hạ nhiệt, các chất cản quang có chứa Iod (trong chụp X – quang), thuốc ức chế men chuyển (chữa trị cao huyết áp, suy tim), thuốc gây mê, huyết thanh, vaccin…

Nọc độc: Ong, kiến, sâu bọ…

Kháng nguyên hô hấp: Rơm rạ, phấn hoa, bụi nhà, lông vũ, men mốc…

Nhiễm:

– Virus (viêm gan siêu vi B, C).

– Vi khuẩn (ở tai, mũi, họng; bộ phận tiêu hóa, răng, miệng, niệu sinh dục).

– Ký sinh trùng đường ruột (giun, sán…).

– Nấm (Candida ở da, nội tạng).

Vì vậy cháu cố gắng tìm hiể để loại trừ lí do bệnh mới giảm. Khi loại trừ lí do bệnh không giảm phải uống một đợt kháng Histamin (Levocetirizin 10mg x 2 viên/ ngày) nếu không đỡ nữa thì phải đi bác sĩ da liễu khám và chữa trị.

Chúc cháu sức khỏe!

Dấu hiệu nhận biết dị ứng thời tiết hay dị ứng thuốc và cách chữa trị


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Thưa bác sĩ, em muốn hỏi dấu hiệu nhận biết dị ứng thuốc hay thời tiết. Cách đây khoảng 3 tháng em có uống thuốc chống rụng tóc . Uống được khoảng 1 tuần thì bắt đầu bị mẩn đỏ và ngứa. Chỉ bị trước khi đi ngủ. Đến ban ngày thì lai hết . Em đã đi chữa rất nhiều lần. Bác sĩ kê đơn. Cứ uống thuốc thì K sao. Hễ K uống 2 ngày lại xuất hiện chiều chứng tương tự. Em muốn hỏi nguyên nhân và cách chữa trị. Trân thành cám ơn!

Bác sĩ Hà Văn Chấn


Chào em:
Với hình ảnh mà em gửi thì đây là em bị bệnh viêm da dị ứng. Tôi cung cấp thông tin về nguyên nhân gây bệnh và điều trị bệnh để em tham khảo.

Nguyên nhân gây bệnh viêm da dị ứng

Các y bác sĩ cho biết rằng bệnh viêm da dị ứng thường xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau vì vậy mà rất khó để xác định một cách rõ ràng đâu là nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể xác định được các yếu tố thường gặp gây nguy cơ cao hình thành bệnh viêm da dị ứng mà bạn nên biết như sau:

Do hóa chất độc hại: Tiếp xúc với các loại hóa chất độc hại từ môi trường làm việc, chất tẩy rửa gia đình, thuốc trừ sâu, thuốc nhuộm tóc….có thể dẫn đến bệnh viêm da dị ứng.
Dị ứng thời tiết: Môi trường thay đổi từ nóng sang lạnh hoặc ngược lại cũng khiến nhiều người không thích nghi kịp, bị dị ứng và gây nên tình trạng viêm da.
Do thức ăn: Nhiều người có cơ địa dị ứng với một số loại thức ăn như: hải sản, phô mai, sữa, thịt bò…nên cũng không loại trừ bị viêm da dị ứng là do nguyên nhân này.
Những yếu tố này khi tiếp xúc với da sẽ gây nên tình trạng dị ứng và gây nên hiện tượng viêm da. Chính những nguyên nhân không mấy cụ thể rõ ràng này mà mọi người khi thấy xuất hiện các triệu chứng bệnh viêm da dị ứng thì nên chú ý hơn để phát hiện nguyên nhân gây bệnh cụ thể từ đó việc điều trị bệnh mới cho hiệu quả cao được.

Triệu chứng nhận biết bệnh viêm da dị ứng
Ngay khi mắc phải bệnh viêm da dị ứng thì người bệnh sẽ bắt gặp một số dấu hiệu cụ thể như:
– Ngứa là điều không thể tránh khỏi.
– Tiếp đến là các biểu hiện kèm theo như nổi ban đỏ thành từng mảng hoặc một vùng da, xuất hiện mủ trắng trên những mẩn đỏ kèm theo hiện tượng đau nhức khó chịu…
Mức độ của bệnh viêm da dị ứng còn phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc với các nguyên nhân gây nên bệnh này.

Điều trị bệnh viêm da dị ứng

Ngay khi phát hiện thấy những triệu chứng mà bệnh xuất hiện thì mọi người nên điều trị ngay để hạn chế tình trạng viêm nhiễm lan rộng gây ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe. Để điều trị viêm da dị ứng thường có thể áp dụng 2 phương pháp đó là dùng thuốc Tây y và thuốc Đông y để điều trị, em có thể tham khảo cả 2 phương pháp này sau đây để cân nhắc điều trị bệnh viêm da dị ứng.

Phương pháp tây y trị viêm da dị ứng
Việc điều trị viêm da dị ứng chủ yếu là xác định được yếu tố gây bệnh cụ thể và cách ly chúng với da người bệnh. Sau đó còn phụ thuộc vào từng trường hợp khác nhau và mức độ tổn thương của bệnh mà các bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng các loại thuốc cụ thể

Các nhóm thuốc thường được sử dụng là: Thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm…trường hợp nặng bệnh nhân sẽ được chỉ định thuốc kháng sinh và thuốc kháng histamin có thể cần thiết để giảm viêm và giảm ngứa dữ dội và tình trạng viêm nhiễm. Tuy nhiên các loại thuốc ngoài da thường có chứa hoạt chất corticoid có thể gây nên tác dụng phụ là teo da, gây sẹo, viêm da…..Vì vậy mà khi áp dụng thuốc điều trị viêm da dị ứng em cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn trước khi có thể áp dụng trị bệnh em nhé!

Phương pháp Đông y trị viêm da dị ứng
Trong Đông y có rất nhiều vị thuốc có tính chất giảm viêm trị dị ứng vô cùng hiệu quả, theo đó các bác sĩ Đông y đã nghiên cứu kết hợp nhiều vị thuốc khác nhau hình thành nên bài thuốc chữa bệnh viêm da dị ứng cho tác dụng cao. Thông thường, muốn chữa bệnh đạt hiệu quả cao thì cần dùng thuốc điều trị cả bên trong lẫn bên ngoài. Dưới đây là bải thuốc chữa bệnh viêm da dị ứng bạn có thể tham khảo:

Bài thuốc dùng ngoài trị viêm da dị ứng
Thành phần: Bao gồm các vị thuốc được chiết xuất từ nghệ vàng, trầu không và một số thành phần khác.Công dụng: Bài thuốc trên có công dụng làm khô tại vùng viêm giúp sát trùng tiêu viêm và tái tạo lại làn da mới rất tốt, sau khi dùng thuốc một thời gian thì bệnh sẽ khỏi hoàn toàn và làn da được tái tạo như ban đầu.

Bài thuốc dùng trong trị viêm da dị ứng
Thành phần: Bao gồm các loại dược liệu như: Tang diệp, phật đà, hoắc hương…..các vị thuốc khác.Công dụng: Bài thuốc cho tác dụng tận gốc từ bên trong cơ thể, giúp giải độc gan, thận cực kì hiệu quả, đồng thời giúp tiêu viêm ngay tại vùng bị bệnh, tăng cường sức đề kháng nj chế tác dụng dị ứng dưới da

Khi sử dụng thuốc Đông y trị viêm da dị ứng người bệnh cần lựa chọn đơn vị uy tín, và nhờ các bác sĩ, thầy thuốc giỏi cắt thuốc sẽ giúp điều trị bệnh nhanh. Không nên đến cơ sở kém chất lượng khiến tiền mất tật mang nhé!

Cách phòng ngừa bệnh viêm da dị ứng

Để thời gian điều trị bệnh viêm da dị ứng được rút ngắn, ngoài việc dùng thuốc điều trị như trên da thì bạn nên áp dụng một số cách phòng ngừa bệnh xuất hiện cũng như hỗ trợ điều trị bệnh bằng các cách sau:

Hạn chế tiếp xúc hóa chất:
Giữ ấm trong thời tiết lạnh: Nên hạn tiếp xúc với nước lạnh vào mùa đông, tránh để cơ thể lạnh đột ngột như vậy sẽ làm giảm nguy cơ xuất hiện viêm da dị ứng do thời tiết.
Hạn chế sử dụng mỹ phẩm: các loại mỹ phẩm thường có chứa các chất kích ứng gây da bị dị ứng, vì vậy khi sử dụng mỹ phẩm cần dùng thử trước khi áp dụng.
Chú ý món ăn dễ gây dị ứng; những người có cơ địa mẩn cảm thì nên hạn chế tiếp xúc với các đồ ăn dễ gây dị ứng như hải sản, tôm cua, ghẹ, thịt bò, …
Bệnh viêm da dị ứng tuy là căn bệnh ngoài da nhưng tuyệt đối mọi người không nên xem thường vì nhiều trường hợp viêm nhiễm nặng có thể dẫn đến nhiễm khuẩn da do vi khuẩn. Khi khỏi bệnh có thể để lại sẹo vĩnh viễn hoặc thay đổi màu da. Vì vậy để bảo vệ sức khỏe của mình thì mọi người nên áp dụng biện pháp điều trị bệnh càng sớm càng tốt nhé!

Với trường hợp của em nguyên nhân chưa rõ ràng,không phải do uống thuốc vì uống thì không bị, không uống lại nổi mẩn đỏ.Em có thể đến viện da liễu khám và điều trị

Chúc em mau lành bệnh.

Dị ứng thuốc hay hậu quả sau khi ngừng bôi mỹ phẩm?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ!

Cháu năm nay 19 tuổi. Thời gian qua cháu có sử dụng mĩ phẩm One today ạ! Và bây giờ cháu ngừng bôi được khoảng 3 ngày để cháu bôi thuốc trị sẹo Scarz Solution, cháu mới bôi trị sẹo đc 2 lần, có bôi 2 vùng má. Và bây giờ mặt của cháu nổi mẩn đỏ có những cái mụn li ti dầu trắng như mụn nước đó ạ, ở khắp mặt luôn ạ nhìn rất sợ! Vậy là cháu có phải bị dị ứng thuốc hay tác dụng phụ của kem khi ngừng dùng không ạ? Nếu là dị ứng thuốc bôi sẹo thì sao lại bị cả vùng trán mà vùng trán cháu không bôi ạ? Và nếu giờ cháu bôi thuốc hiteen thì tình trạng này có được cải thiện không ạ? Cháu mong hồi âm sớm của bác sĩ!

Cháu xin chân thành cảm ơn!

Bác sĩ Nguyễn Thị Vân


Chào cháu!

Cháu kể bị nổi mụn đỏ mặt, do dùng mỹ phẩm có khả năng cháu bị viêm da tiếp xúc. Viêm da tiếp xúc là tình trạng viêm da khi da tiếp xúc trực tiếp với một chất kích thích hoặc chất gây dị ứng nào đó (còn gọi là dị ứng nguyên). Phản ứng có thể khác nhau trong cùng một người theo thời gian. Nếu một người có tiền căn bị dị ứng thì nguy cơ mắc bệnh này càng cao. Viêm da tiếp xúc có thể khác nhau từ những kích thích đỏ nhẹ đến những vết lở loét tùy thuộc vào loại chất kích thích, phần cơ thể bị mắc bệnh và tùy thuộc vào sự nhạy cảm của cháu. Biến chứng của viêm da tiếp xúc có thể gây nhiễm trùng da do vi khuẩn để lại sẹo. Vì vậy cháu nên dừng lại không sử dụng các loại mỹ phẩm và thuốc mà đến bác sĩ da liễu càng sớm càng tốt để được chẩn đoán và chữa trị kịp thời tránh các biến chứng xảy ra. Cháu không nên tự ý uống thuốc.

Chúc cháu mau khỏi bệnh!

Mẩn đỏ nổi khắp cơ thể có phải dị ứng thuốc?


Câu hỏi bởi: hoa anh túc

Chào bác sĩ!

Cháu là nữ, năm nay cháu 25 tuổi, đẻ con được 5 tháng thì bị áp-xe vú và phải nhập viện để chữa trị. Hiện tại cháu đang sử dụng thuốc uống chống viêm và kháng sinh, sử dụng hơn 10 ngày thuốc thì cháu thấy khắp người bị nổi mẩn đỏ và rất ngứa. Bác sĩ cho cháu hỏi như vậy có phải cháu bị dị ứng với thuốc hay không?

Cháu cảm ơn!

Bác sĩ Vũ Thị Lừu


Chào cháu!

Dị ứng thuốc có thể xảy ra do tác dụng không mong muốn khi sử dụng thuốc và tùy thuộc vào cơ địa của từng người. Một số thuốc hay gây dị ứng là dòng thuốc kháng sinh (pennicilin, streptomycin, chlorocid, sulfamid), thuốc hạ nhiệt, giảm đau (aspirin, pyramidon, paracetamol, butadion), thuốc an thần, gây ngủ, gây tê (luminal, gardenal, novocain), thuốc chữa bệnh phong, lao, sốt rét, đái tháo đường, đau khớp, gút, một số loại thuốc bổ, vitamin, thuốc đông y… Người có cơ địa dị ứng cũng gây nên tai biến dị ứng. Triệu chứng khi bị dị ứng thuốc rất đa dạng, nhẹ là các kích ứng gây buồn nôn, nôn, nổi mề đay, ngứa nặng có thể sốt cao, hôn mê, tổn thương các cơ quan như thận, gan…

Trường hợp của cháu sau khi dùng thuốc 10 ngày bị mẩn đỏ và ngứa như vậy là triệu chứng của dị ứng thuốc. Cháu cần ngừng dùng thuốc ngay và báo cho bác sĩ chữa trị của mình để có hướng khắc phục và chữa trị kịp thời.

Chúc cháu mạnh khỏe!

Nổi mẩn ngứa quanh vết thương có phải do dị ứng thuốc không?


Câu hỏi bởi: nguyenhan

Chào bác sĩ!

Cháu là nữ, năm nay 20 tuổi. Cách đây 1 tháng cháu bị ngã xe, da đã lên da non. Hiện cháu đang bôi nghệ, trong quá trình này cháu cũng có đắp nghệ tươi. Nhưng cách đây vài ngày xung quanh vết thương tại vùng cháu bôi thuốc lại nổi nhiều mẩn ngứa. Cho cháu hỏi đó là do cháu bị dị ứng hay là do căn bệnh nào khác và cách chữa trị ra sao?

Cảm ơn bác sĩ!

Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường


Chào cháu!

Thông thường khi lên da non ở vết thương thì vết thương có ngứa một chút nhưng không xuất hiện những mụn nước, mẩn đỏ xung quanh vết thương. Nếu vết thương khô sạch, không chảy dịch, không nổi mụn nước, lên da non, hơi ngứa một chút cũng không sao, một thơi gian ngắn sẽ hết. Nếu có mẩn ngứa hoặc có mụn nước thì có thể là do dị ứng với thuốc bôi mà cháu đang sử dụng. Nếu là do dị ứng thuốc thì cần ngưng sử dụng thuốc bôi.

Chúc cháu mạnh khỏe!


Theo ViCare​
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl