Theo lời khuyên của bác sĩ, bệnh nhân không nên tiếp xúc với xà phòng, thậm chí là nước khi bị thủy đậu. Mụn nước khi vỡ rất có thể sẽ bị nhiễm trùng và gậy hại nhiều hơn cho bệnh nhân. Hãy cùng đọc những giải đáp chi tiết hơn để cùng hiểu rõ về căn bệnh này.
Bệnh thủy đậu nên kiêng kị như thế nào?
Câu hỏi bởi: Đoàn Hồng Nhung
Chào bác sĩ!
Em năm nay 26 tuổi. Em bị thủy đậu đã 5 hôm qua. Ở tay và thân thì nổi ít nốt nhưng ở mặt mũi thì nổi nhiều và nốt to. Bác sĩ cho em hỏi có phải em không kiêng được gió và nước nên mặt mới nổi nhiều mụn nước đúng không ạ? Và bật quạt có được không? Vì trời nóng mà không bật quạt thì khó chịu lắm ạ.
Em cảm ơn bác sĩ nhiều!
Bác sĩ Đinh Thị Thu Hương
Chào em!
Bệnh thủy đậu là bệnh truyền nhiễm, gây dịch, do virus Varicella Zoster. Bệnh lây qua đường hô hấp, trên lâm sàng bệnh có triệu chứng sốt, phát ban dạng nốt phỏng ở da và niêm mạc. Sau khi bị lây nhiễm vào đường hô hấp, virus cư trú tại hầu họng và nhân lên tại hệ thống liên võng nội mô, sau đó xâm nhập vào máu. Từ máu virus có thể gây tổn thương các vi mạch máu trên da dẫn đến hoại tử và xuất hiện dưới da. Tổn thương ở da và niêm mạc thường gây ban phỏng nước đặc trưng, trong đó có chứa các tế bào đa nhân khổng lồ, các bạch cầu ưa acid và virus. Các nốt phỏng sau khi vỡ để lại tổn thương nông trên bề mặt da, khô, không để lại sẹo.
Biểu hiện lâm sàng của thủy đậu là: sốt, phát ban dạng nốt phỏng ở da và niêm mạc. Các ban thủy đậu gây ngứa, khi gãi dễ gây vỡ các nốt phỏng và gây bội nhiễm vi khuẩn. Nguyên tắc chữa trị bệnh thủy đậu: chữa trị biểu hiện, chăm sóc dinh dưỡng và phòng bội nhiễm, chữa trị acyclovir khi có chỉ định.
Trả lời câu hỏi của bạn: Mọc ban thủy đậu nhiều hay ít tùy thuộc vào cơ địa của bệnh nhân. Còn việc kiêng gió, kiêng nước là nhằm mục đích để tránh làm các chất bẩn trên da, hoặc các chất bẩn bên ngoài đi qua các vêt loét và thấm sâu gây nhiễm trùng da. Vì vậy khi bạn bị bệnh, bạn nên tắm hàng ngày bằng nước ấm, sạch, sử dụng khăn mềm để lau da. Và cần lưu ý lau rửa phải nhẹ nhàng, tránh các động tác mạnh đến các nốt thủy đậu gây vỡ và nhiễm trùng. Chính vì vậy tốt nhất bạn nên nghỉ ngơi, ở phòng thoáng mát, nếu nóng quá ra mồ hôi nhiều và có thể khiến bạn gãi vào nốt phỏng thì bạn cũng có thể sử dụng quạt hoặc điều hòa. Bạn cũng nên ăn uống lỏng dễ tiêu, dùng các thuốc kháng histamine để giảm ngứa, kháng sinh và Acyclovir khi có chỉ định của bác sỹ.
Chúc bạn mau khỏe!
Bệnh thủy đậu có cần kiêng gió, kiêng nước và được dùng quạt không?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Hiện giờ em đang bị bệnh thủy đậu. Em nghe nói bệnh này phải kiêng gió, kiêng nước. Mà thời tiết mùa hè nóng thế này em có nhất thiết phải kiêng gió không ạ? Em có thể dùng quạt được không?
Chân thành cảm ơn!
Bác sĩ Đinh Thị Thu Hương
Chào bạn.
Bệnh thủy đậu là bệnh do virus Varicella Zoster gây nên, là một bệnh truyền nhiễm. Bệnh có các triệu chứng sốt, phát ban dạng nốt phỏng ở da và niêm mạc. Bệnh thường diễn biến lành tính, tuy nhiên có thể có một số biến chứng như viêm da bội nhiễm, viêm phổi, biến chứng hệ thần kinh trung ương. Sau khi mắc bệnh, bệnh nhân có miễn dịch bền vững. Do đó chữa trị thủy đậu: chủ yếu là chữa trị biểu hiện, chăm sóc dinh dưỡng và phòng bội nhiễm. Điều trị Acyclovir khi có chỉ định.
Trả lời câu hỏi của bạn: nhiều người cho rằng bệnh thủy đậu phải tuyệt đối kiêng gió, kiêng nước nên không tắm và lau rửa. Đây là một sai lầm vì sẽ có nhiều bệnh nhân bị biến chứng viêm da bội nhiễm, nặng hơn có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết vì không giữ vệ sinh tốt. Vì vậy bạn nên vệ sinh da hàng ngày, nên tắm bằng nước ấm sạch. Ngoài ra nên nghỉ ngơi tại giường, ở phòng thông thoáng, có thể dùng quạt bình thường. Bạn nên chú ý giữ sạch tay và cắt ngắn móng tay để tránh làm tổn thương các nốt thủy đậu, giữ vệ sinh răng miệng. Ăn lỏng dễ tiêu, dùng các thuốc kháng Histamine, kháng sinh khi có bội nhiễm, Acyclovir khi có chỉ định của bác sĩ.
Chúc bạn mau khỏe.
Bệnh thuỷ đậu cần kiêng kị trong bao lâu?
Câu hỏi bởi: Bebu
Chào bác sĩ! Cháu đang bị thuỷ đậu, hiện nay các nốt đã đóng vẩy. Hiện cháu vẫn đang kiêng gió (ở trong nhà) kiêng nước lã (cháu tắm bằng nước đun sôi để nguội). Vậy bác sĩ cho cháu hỏi là cháu phải kiêng tới khi nào ạ? Tại cháu sắp phải lên trường học mà trên ấy không kiêng kĩ được như ở nhà ạ. Cháu cảm ơn bác sĩ !
Bác sĩ Nguyễn Vũ Cẩm Tú
Chào cháu. Thủy đậu là bệnh tương đối lành tính, việc chăm sóc quan trọng nhất là giữ không để các nốt thủy đậu bị nhiễm trùng. Do đó việc cháu tắm bằng nước đun sôi để nguội khi các nốt thủy đậu đang mọc là rất tốt. Khi nốt thủy đậu bong vảy và liền sẹo (da ở nốt thủy đậu hết ngứa, không còn màu đỏ) thì cháu có thể tắm rửa như bình thường, không phải kiêng nữa. Chúc cháu sớm khỏe!
Mắc thủy đậu khi đang cho con bú phải kiêng những gì?
Câu hỏi bởi: nguyenphuong
Chào bác sĩ.
Cháu là Phương 25 tuổi. Hiện cháu đang nuôi con bú. Cháu bị thủy đậu. Nổi hạch ở tai. Cháu bị sốt hôm qua là ngày thứ 3 rồi. Cháu thấy cảm giác hơi khó thở. Cho cháu hỏi như thế là bị biến chứng phải không ạ? Và cháu phải kiêng gì hay uống thuốc như thế nào ạ?
Cám ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường
Chào cháu!
Cháu đang nuôi con bú và bị thủy đậu, hiện nay là ngày thứ ba của bệnh. Cháu có cảm giác hơi khó thở, như cháu được biết một trong những chứng của bệnh là viêm phổi, do đó nếu cháu có biểu hiện khó thở, sốt cao, ho, cháu cần khám bác sĩ nhằm phát hiện biến chứng và chữa trị kịp thời. Cháu chú ý không làm vỡ nốt phổng nước, khi nó vỡ ra thì cần được bôi thuốc sát khuẩn tại chỗ bằng dung dịch Xanh methylen. Cháu cần đảm bảo ăn uống, dinh dưỡng đầy đủ, và sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ chữa trị.
Hiện tại cháu đang cho con bú, cháu cần tránh tiếp xúc gần với bé vì bệnh lây qua đường hấp và bé cũng có thể bị lây bệnh nếu nếu bé bé tiếp xúc xúc với dịch nốt phỏng. Cháu cần vệ sinh đầu vú sạch sẽ khi cho con bú, tốt hơn là nên vắt sữa ra bình để bé bú bình trong thời gian cháu bị bệnh. Tiêm phòng vắc xin thủy đậu cho bé là một biện pháp cần thiết để phòng bệnh. Do cháu không nêu rõ tuổi, lịch sử tiêm chủng của bé, nên cháu cần giải đáp thêm tại cơ sở tiêm chủng.
Chúc cháu và gia đình mạnh khỏe!
Thủy đậu bao lâu thì khỏi và có phải kiêng gì không?
Câu hỏi bởi: linhkute
Chào bác sĩ.
Em đang bị thủy đậu. Em 19 tuổi rồi mà vẫn bị, hiện em đang uống và bôi thuốc rồi, nhưng chừng nào mới khỏi và có phải kiêng kỵ gì không ạ?
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Thị Thúy
Chào cháu.
Bệnh thủy đậu là bệnh truyền nhiễm, do virus gây ra, lây nhiễm từ người bệnh sang người lành. Bệnh thủy đậu tuy không nguy hiểm nhưng sẽ gây nhiều biến chứng phức tạp như nhiễm trùng ngoài da. Bệnh thủy đậu khi mới phát bệnh, trên cơ thể nổi những mụn nước màu hồng nhạt ở mặt, chân, tay và nhanh chóng lan ra toàn thân. Người bệnh có thể bị từ vài nốt đến hơn 500 mụn nước trên cơ thể tùy theo bị nhiễm nặng hay nhẹ và cơ địa, sức đề kháng của từng cơ thể. Ở những vùng bị nổi mụn nước, người bệnh có cảm giác ngứa rất nhiều, nếu càng gãi, mụn nước bị vỡ ra thì bệnh càng nặng và có nguy cơ nhiễm trùng, biến chứng sẽ nghiêm trọng hơn. Thông thường, các nốt mụn nước tồn tại từ 4-6 ngày, sau đó mụn sẽ khô dần, bong tróc và không để lại sẹo.
Theo như cháu mô tả, cháu chỉ nói cháu đang uống và bôi thuốc, nhưng cháu không nói rõ các mụn của cháu nhiều hay ít, hiện đang khô hay đang đóng vẩy, cháu đang dùng thuốc gì, đông y hay tây y? Nên không thể nói chính xác bao lâu cháu khỏi được. Bệnh thủy đậu thường lành tính nếu không có bội nhiễm, bệnh thủy đậu sẽ khỏi sau khoảng 7-10 ngày sau khi các nốt thủy đậu đóng vẩy, không bị bội nhiễm. Trong thời gian này cháu cần:
Giữ gìn vệ sinh cơ thể sạch sẽ, mặc áo quần thông thoáng, hút mồ hôi để tránh bị nhiễm khuẩn.
Hạn chế tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, khói bụi.
Có chế độ ăn uống phù hợp, đầy đủ dưỡng chất để cơ thể có sức đề kháng tốt chống lại mầm bệnh phát triển.
Không nên ăn những thức ăn có tính nóng, cay, nhiều gia vị vì sẽ khiến cho bệnh thêm trầm trọng và cảm giác ngứa tăng nhiều hơn.
Nên tăng cường bổ sung rau xanh, trái cây tươi, uống nhiều nước, đặc biệt là các loại nước có tác dụng thanh nhiệt, giải độc cơ thể để cơ thể bài tiết độc tố ra ngoài.
Hạn chế ra gió, lạnh, tiếp xúc với nước lạnh đề phòng bị viêm họng, viêm phổi, rối loạn tiêu hóa.
Chúc cháu mau khỏi bệnh!
Bệnh thủy đậu nên kiêng kị như thế nào?
Câu hỏi bởi: Đoàn Hồng Nhung
Chào bác sĩ!
Em năm nay 26 tuổi. Em bị thủy đậu đã 5 hôm qua. Ở tay và thân thì nổi ít nốt nhưng ở mặt mũi thì nổi nhiều và nốt to. Bác sĩ cho em hỏi có phải em không kiêng được gió và nước nên mặt mới nổi nhiều mụn nước đúng không ạ? Và bật quạt có được không? Vì trời nóng mà không bật quạt thì khó chịu lắm ạ.
Em cảm ơn bác sĩ nhiều!
Bác sĩ Đinh Thị Thu Hương
Chào em!
Bệnh thủy đậu là bệnh truyền nhiễm, gây dịch, do virus Varicella Zoster. Bệnh lây qua đường hô hấp, trên lâm sàng bệnh có triệu chứng sốt, phát ban dạng nốt phỏng ở da và niêm mạc. Sau khi bị lây nhiễm vào đường hô hấp, virus cư trú tại hầu họng và nhân lên tại hệ thống liên võng nội mô, sau đó xâm nhập vào máu. Từ máu virus có thể gây tổn thương các vi mạch máu trên da dẫn đến hoại tử và xuất hiện dưới da. Tổn thương ở da và niêm mạc thường gây ban phỏng nước đặc trưng, trong đó có chứa các tế bào đa nhân khổng lồ, các bạch cầu ưa acid và virus. Các nốt phỏng sau khi vỡ để lại tổn thương nông trên bề mặt da, khô, không để lại sẹo.
Biểu hiện lâm sàng của thủy đậu là: sốt, phát ban dạng nốt phỏng ở da và niêm mạc. Các ban thủy đậu gây ngứa, khi gãi dễ gây vỡ các nốt phỏng và gây bội nhiễm vi khuẩn. Nguyên tắc chữa trị bệnh thủy đậu: chữa trị biểu hiện, chăm sóc dinh dưỡng và phòng bội nhiễm, chữa trị acyclovir khi có chỉ định.
Trả lời câu hỏi của bạn: Mọc ban thủy đậu nhiều hay ít tùy thuộc vào cơ địa của bệnh nhân. Còn việc kiêng gió, kiêng nước là nhằm mục đích để tránh làm các chất bẩn trên da, hoặc các chất bẩn bên ngoài đi qua các vêt loét và thấm sâu gây nhiễm trùng da. Vì vậy khi bạn bị bệnh, bạn nên tắm hàng ngày bằng nước ấm, sạch, sử dụng khăn mềm để lau da. Và cần lưu ý lau rửa phải nhẹ nhàng, tránh các động tác mạnh đến các nốt thủy đậu gây vỡ và nhiễm trùng. Chính vì vậy tốt nhất bạn nên nghỉ ngơi, ở phòng thoáng mát, nếu nóng quá ra mồ hôi nhiều và có thể khiến bạn gãi vào nốt phỏng thì bạn cũng có thể sử dụng quạt hoặc điều hòa. Bạn cũng nên ăn uống lỏng dễ tiêu, dùng các thuốc kháng histamine để giảm ngứa, kháng sinh và Acyclovir khi có chỉ định của bác sỹ.
Chúc bạn mau khỏe!
Bệnh thủy đậu có cần kiêng gió, kiêng nước và được dùng quạt không?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Hiện giờ em đang bị bệnh thủy đậu. Em nghe nói bệnh này phải kiêng gió, kiêng nước. Mà thời tiết mùa hè nóng thế này em có nhất thiết phải kiêng gió không ạ? Em có thể dùng quạt được không?
Chân thành cảm ơn!
Bác sĩ Đinh Thị Thu Hương
Chào bạn.
Bệnh thủy đậu là bệnh do virus Varicella Zoster gây nên, là một bệnh truyền nhiễm. Bệnh có các triệu chứng sốt, phát ban dạng nốt phỏng ở da và niêm mạc. Bệnh thường diễn biến lành tính, tuy nhiên có thể có một số biến chứng như viêm da bội nhiễm, viêm phổi, biến chứng hệ thần kinh trung ương. Sau khi mắc bệnh, bệnh nhân có miễn dịch bền vững. Do đó chữa trị thủy đậu: chủ yếu là chữa trị biểu hiện, chăm sóc dinh dưỡng và phòng bội nhiễm. Điều trị Acyclovir khi có chỉ định.
Trả lời câu hỏi của bạn: nhiều người cho rằng bệnh thủy đậu phải tuyệt đối kiêng gió, kiêng nước nên không tắm và lau rửa. Đây là một sai lầm vì sẽ có nhiều bệnh nhân bị biến chứng viêm da bội nhiễm, nặng hơn có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết vì không giữ vệ sinh tốt. Vì vậy bạn nên vệ sinh da hàng ngày, nên tắm bằng nước ấm sạch. Ngoài ra nên nghỉ ngơi tại giường, ở phòng thông thoáng, có thể dùng quạt bình thường. Bạn nên chú ý giữ sạch tay và cắt ngắn móng tay để tránh làm tổn thương các nốt thủy đậu, giữ vệ sinh răng miệng. Ăn lỏng dễ tiêu, dùng các thuốc kháng Histamine, kháng sinh khi có bội nhiễm, Acyclovir khi có chỉ định của bác sĩ.
Chúc bạn mau khỏe.
Bệnh thuỷ đậu cần kiêng kị trong bao lâu?
Câu hỏi bởi: Bebu
Chào bác sĩ! Cháu đang bị thuỷ đậu, hiện nay các nốt đã đóng vẩy. Hiện cháu vẫn đang kiêng gió (ở trong nhà) kiêng nước lã (cháu tắm bằng nước đun sôi để nguội). Vậy bác sĩ cho cháu hỏi là cháu phải kiêng tới khi nào ạ? Tại cháu sắp phải lên trường học mà trên ấy không kiêng kĩ được như ở nhà ạ. Cháu cảm ơn bác sĩ !
Bác sĩ Nguyễn Vũ Cẩm Tú
Chào cháu. Thủy đậu là bệnh tương đối lành tính, việc chăm sóc quan trọng nhất là giữ không để các nốt thủy đậu bị nhiễm trùng. Do đó việc cháu tắm bằng nước đun sôi để nguội khi các nốt thủy đậu đang mọc là rất tốt. Khi nốt thủy đậu bong vảy và liền sẹo (da ở nốt thủy đậu hết ngứa, không còn màu đỏ) thì cháu có thể tắm rửa như bình thường, không phải kiêng nữa. Chúc cháu sớm khỏe!
Mắc thủy đậu khi đang cho con bú phải kiêng những gì?
Câu hỏi bởi: nguyenphuong
Chào bác sĩ.
Cháu là Phương 25 tuổi. Hiện cháu đang nuôi con bú. Cháu bị thủy đậu. Nổi hạch ở tai. Cháu bị sốt hôm qua là ngày thứ 3 rồi. Cháu thấy cảm giác hơi khó thở. Cho cháu hỏi như thế là bị biến chứng phải không ạ? Và cháu phải kiêng gì hay uống thuốc như thế nào ạ?
Cám ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường
Chào cháu!
Cháu đang nuôi con bú và bị thủy đậu, hiện nay là ngày thứ ba của bệnh. Cháu có cảm giác hơi khó thở, như cháu được biết một trong những chứng của bệnh là viêm phổi, do đó nếu cháu có biểu hiện khó thở, sốt cao, ho, cháu cần khám bác sĩ nhằm phát hiện biến chứng và chữa trị kịp thời. Cháu chú ý không làm vỡ nốt phổng nước, khi nó vỡ ra thì cần được bôi thuốc sát khuẩn tại chỗ bằng dung dịch Xanh methylen. Cháu cần đảm bảo ăn uống, dinh dưỡng đầy đủ, và sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ chữa trị.
Hiện tại cháu đang cho con bú, cháu cần tránh tiếp xúc gần với bé vì bệnh lây qua đường hấp và bé cũng có thể bị lây bệnh nếu nếu bé bé tiếp xúc xúc với dịch nốt phỏng. Cháu cần vệ sinh đầu vú sạch sẽ khi cho con bú, tốt hơn là nên vắt sữa ra bình để bé bú bình trong thời gian cháu bị bệnh. Tiêm phòng vắc xin thủy đậu cho bé là một biện pháp cần thiết để phòng bệnh. Do cháu không nêu rõ tuổi, lịch sử tiêm chủng của bé, nên cháu cần giải đáp thêm tại cơ sở tiêm chủng.
Chúc cháu và gia đình mạnh khỏe!
Thủy đậu bao lâu thì khỏi và có phải kiêng gì không?
Câu hỏi bởi: linhkute
Chào bác sĩ.
Em đang bị thủy đậu. Em 19 tuổi rồi mà vẫn bị, hiện em đang uống và bôi thuốc rồi, nhưng chừng nào mới khỏi và có phải kiêng kỵ gì không ạ?
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Thị Thúy
Chào cháu.
Bệnh thủy đậu là bệnh truyền nhiễm, do virus gây ra, lây nhiễm từ người bệnh sang người lành. Bệnh thủy đậu tuy không nguy hiểm nhưng sẽ gây nhiều biến chứng phức tạp như nhiễm trùng ngoài da. Bệnh thủy đậu khi mới phát bệnh, trên cơ thể nổi những mụn nước màu hồng nhạt ở mặt, chân, tay và nhanh chóng lan ra toàn thân. Người bệnh có thể bị từ vài nốt đến hơn 500 mụn nước trên cơ thể tùy theo bị nhiễm nặng hay nhẹ và cơ địa, sức đề kháng của từng cơ thể. Ở những vùng bị nổi mụn nước, người bệnh có cảm giác ngứa rất nhiều, nếu càng gãi, mụn nước bị vỡ ra thì bệnh càng nặng và có nguy cơ nhiễm trùng, biến chứng sẽ nghiêm trọng hơn. Thông thường, các nốt mụn nước tồn tại từ 4-6 ngày, sau đó mụn sẽ khô dần, bong tróc và không để lại sẹo.
Theo như cháu mô tả, cháu chỉ nói cháu đang uống và bôi thuốc, nhưng cháu không nói rõ các mụn của cháu nhiều hay ít, hiện đang khô hay đang đóng vẩy, cháu đang dùng thuốc gì, đông y hay tây y? Nên không thể nói chính xác bao lâu cháu khỏi được. Bệnh thủy đậu thường lành tính nếu không có bội nhiễm, bệnh thủy đậu sẽ khỏi sau khoảng 7-10 ngày sau khi các nốt thủy đậu đóng vẩy, không bị bội nhiễm. Trong thời gian này cháu cần:
Giữ gìn vệ sinh cơ thể sạch sẽ, mặc áo quần thông thoáng, hút mồ hôi để tránh bị nhiễm khuẩn.
Hạn chế tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, khói bụi.
Có chế độ ăn uống phù hợp, đầy đủ dưỡng chất để cơ thể có sức đề kháng tốt chống lại mầm bệnh phát triển.
Không nên ăn những thức ăn có tính nóng, cay, nhiều gia vị vì sẽ khiến cho bệnh thêm trầm trọng và cảm giác ngứa tăng nhiều hơn.
Nên tăng cường bổ sung rau xanh, trái cây tươi, uống nhiều nước, đặc biệt là các loại nước có tác dụng thanh nhiệt, giải độc cơ thể để cơ thể bài tiết độc tố ra ngoài.
Hạn chế ra gió, lạnh, tiếp xúc với nước lạnh đề phòng bị viêm họng, viêm phổi, rối loạn tiêu hóa.
Chúc cháu mau khỏi bệnh!
Theo ViCare