Nứt lưỡi gây nhiều khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Bên cạnh đó nứt lưỡi còn là dấu hiệu cho nhiều bệnh lý nguy hiểm khác.
Lưỡi có nhiều vết nứt có phải bị ung thư không?
Câu hỏi bởi: sơn Hà
Chào bác sĩ.
Em là nữ năm nay em 29 tuổi, lưỡi của em có nhiều vết nứt, em phát hiện lâu lắm rồi, từ khi học lớp 6-7 gì đó. Em không có đau, ăn uống bình thường… không biết em có vấn đề gì về lưỡi không ạ. Em sợ bị ung thư lưỡi nhưng chưa phát hiện ra. Rất mong bác sĩ giải đáp.
Em chân thành cám ơn bác sĩ ạ.
Bác sĩ Nguyễn Mai Hương
Chào em.
Bề mặt lưỡi thường có cấu tạo là các niêm mạc lưỡi với những vết gấp nhìn như các vết nứt. Đây là cấu tạo hoàn toàn bình thường và không gây đau rát, mọi hoạt động lưỡi dường như vẫn bình thường. Do vậy em không nên quá lo lắng. Tuy nhiên em cũng nên giữ gìn vệ sinh miệng sạch sẽ bằng cách đánh răng sau khi ăn và ngậm nước muối nhạt để tránh tình trạng nấm lưỡi gây ăn mòn bề mặt gai lưỡi gây ra hình ảnh loang lổ bề mặt lưỡi như hình bản đồ.
Chúc sức khỏe.
Lưỡi bị nứt nẻ từng đường sâu, không đau là bệnh gì?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Bạn trai em nguyên cả cái lưỡi giống như bị dao cắt, nứt nẻ từng đường sâu, không đau, ăn uống, nói chuyện vẫn bình thường. Em hỏi anh ấy thì anh bảo lúc sinh ra đã có vậy rồi. Trong nhà chỉ mình anh ấy bị như thế. Thưa bác sĩ nếu lưỡi như thế là bệnh gì? Có làm sao không ạ?
Em cám ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Văn An
Chào em!
Hiện tượng lưỡi bị hở thành những đường như dao cắt, nứt nẻ như em mô tả đã có từ lúc sinh ra, không đau, ăn uống, nói chuyện bình thường, đó là một dạng dị tật bẩm sinh của lưỡi. Dạng dị tật này của lưỡi không tác động nhiều tới ăn uống và sinh hoạt của bệnh nhân nhưng tác động tới tính thẩm mỹ. Do đó, để đảm bảo tính thẩm mỹ thì bạn em nên đi khám chuyên khoa Răng Hàm Mặt để nếu có thể các bác sĩ sẽ phẫu thuật tạo hình lại.
Chúc em khỏe!
Lưỡi bị nứt, nổi mụn là bệnh gì?
Câu hỏi bởi: anhphuong
Chào bác sĩ.
Ở vòm lưỡi em có những hột lớn nổi lên, cũng rất lâu rồi mà chưa bao giờ hết cả. Lưỡi em thì có đường nứt. Bác sĩ cho em hỏi như vậy có bị sao về lưỡi không ạ?
Cám ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường
Chào em!
Rõ ràng là lưỡi em không bình thường, lưỡi em có thể bị viêm nhiễm, khuyên em khám bác sĩ để chẩn đoán lí do và chữa trị.
Chúc em mạnh khỏe.
Đầu lưỡi nổi hột và 2 bên thành lưỡi có vết nứt, rát là bệnh gì?
Câu hỏi bởi: Hoàng Thái
Chào bác sĩ!
Đầu lưỡi em nổi hột giống mụn nước và 2 bên thành lưỡi thì giống như có vết nứt và có nổi hột, ăn thì rát đau. Không biết em bị bệnh gì ạ? Mong bác sĩ giải đáp giúp!
Em cám ơn ạ!
Bác sĩ Đinh Văn Tài
Chào em!
Bệnh lý ở lưỡi khá đa dạng do lưỡi là cơ quan tiếp xúc với đồ ăn, thức uống thườn xuyên, nên dễ bị chấn thương, cũng như dễ bị nhiễm các mầm bệnh nếu không giữ gìn vệ sinh sạch sẽ răng miệng. Hiện tượng rộp, đau rát và nứt lưỡi như em mô tả trước hết cần loại trừ yếu tố tổn thương cơ học (chấn thương, bỏng nóng, bỏng lạnh,…), ngoài ra có thể còn do các mầm bệnh như vi khuẩn, vi rút nấm,… trong đó nấm lưỡi khá thường gặp. Vì rối loạn tác động trực tiếp tới cuộc sống hàng ngày nên em nên sớm tới cơ sở y tế chuyên khoa Da liễu để khám, xác định rõ tổn thương lưỡi, từ đó có hướng chữa trị thích hợp.
Thân mến!
Miệng có mùi hôi, lưỡi bị nứt là bệnh gì?
Câu hỏi bởi: mèo kitty
Chào bác sĩ!
Chị gái em năm nay 24 tuổi, cứ sau bữa ăn là chị đánh răng đều đều. Nhưng miệng chị vẫn có mùi hôi. Chị bảo lưỡi chị bị nứt, rồi có lông tơ nhầy ở trên, chải không bao giờ sạch, mà có sạch thì khi vừa ăn cái gì vô cũng dơ trở lại. Môi chị thường hay bị nứt, lột da và miệng thường khô, mặc dù chị cố uống nước rất nhiều, chị có hạch ở cổ. Mong bác sĩ giải đáp giúp chị em mắc bệnh gì, có nguy hiểm lắm không?
Cảm ơn bác sĩ nhiều ạ.
Bác sĩ Nguyễn Thị Vân
Chào em!
Hôi miệng là một chứng bệnh ở răng miệng khá phổ biến, khiến người bị mắc chứng hôi miệng cảm thấy mất tự tin trong giao tiếp và trong đời sống hàng ngày, không những gây khó chịu tự ti cho bản thân mà còn gây khó chịu cho người xung quanh. Có nhiều lý do khiến miệng hôi hoặc hơi thở khó chịu.
1. Nguyên nhân ở ngay miệng mình:
Khi thức ăn sót lại trong miệng hay giữa các kẽ răng, bị vi khuẩn phân hóa, sẽ tạo ra mùi hôi.
Viêm lợi, viêm nha chu…
Răng sâu có lỗ hổng thuận tiện cho vi khuẩn trú ẩn, tăng sin.
Cao răng là môi trường tốt cho vi khuẩn tác dụng vào và đưa đến hôi miệng.
Lưỡi bị viêm là nơi mà mảnh vụn thực phẩm dễ dính lại và là môi trường tốt cho vi khuẩn phân hủy protein tạo ra mùi hôi.
Miệng khô khi nước bọt giảm trên 50% mức độ bình thường. Nước bọt có nhiệm vụ giữ miệng ẩm, giúp tiêu hóa tốt, giảm các thay đổi về tính axít trong miệng và tiêu hóa tinh bột. Khi tính axít miệng cao thì vi khuẩn tăng sinh nhiều hơn.
Hút thuốc lá, đặc biệt cigar, cũng giảm nước bọt đưa tới mùi hôi từ miệng.
Ăn một số thực phẩm có dầu gây hôi hơi thở như tỏi, hành hoặc món ăn nhiều đạm, chất béo. Các thực phẩm này sau khi được tiêu hóa, chất bay hơi của chúng đều được hấp thụ vào máu, lên phổi và theo không khí hít thở mà bay ra cửa miệng. Mùi rượu sau khi uống vào cũng thoát ra như vậy trong hơi thở.
2. Do một số bệnh lý:
Một số bệnh đường hô hấp như nhiễm trùng kinh niên phổi, viêm xoang kinh niên, ung thư phổi, viêm cuống họng, vật lạ trong mũi cũng tạo ra hơi thở hôi. Ung thư phổi cho mùi hôi như thịt thối. Khi có rối loạn về sự co bóp của dạ dày , thực phẩm chậm tiêu hóa như mỡ béo, ở lâu trong dạ dày, bị lên men cũng tạo ra mùi hôi khó chịu. Một số bệnh khác như: gan, thận, đái tháo đường cũng gây ra mùi hôi miệng.
Theo như những gì em chia sẻ trong thư, có khả năng nhiều chị em bị viêm lưỡi. Chị em nên đi khám để xác định lý do (bệnh lý tại miệng hay bệnh lý ở một số cơ quan khác) và có biện pháp chữa trị. Tùy từng lý do mà có hướng chữa trị phù hợp. Chị em chú ý nhiều đến vấn đề vệ sinh răng miệng. Đánh răng và cạo lưỡi hàng ngày. Dùng chỉ tơ nha khoa sau khi ăn làm sạch khe răng. Dùng nước súc miệng. Giữ miệng ẩm bằng cách uống nhiều nước, ít nhất uống 2 lít/ngày. Chị em nên tránh các thực phẩm, thuốc lá có thể gây mùi hôi ở miệng. Ăn nhiều trái cây và rau, hạn chế thịt và chất béo, pho mát có mùi mạnh. Định kỳ chị em đi khám Răng -Hàm – Mặt 6 tháng 1 lần.
Chúc hai chị em vui vẻ!
Lưỡi có nhiều vết nứt có phải bị ung thư không?
Câu hỏi bởi: sơn Hà
Chào bác sĩ.
Em là nữ năm nay em 29 tuổi, lưỡi của em có nhiều vết nứt, em phát hiện lâu lắm rồi, từ khi học lớp 6-7 gì đó. Em không có đau, ăn uống bình thường… không biết em có vấn đề gì về lưỡi không ạ. Em sợ bị ung thư lưỡi nhưng chưa phát hiện ra. Rất mong bác sĩ giải đáp.
Em chân thành cám ơn bác sĩ ạ.
Bác sĩ Nguyễn Mai Hương
Chào em.
Bề mặt lưỡi thường có cấu tạo là các niêm mạc lưỡi với những vết gấp nhìn như các vết nứt. Đây là cấu tạo hoàn toàn bình thường và không gây đau rát, mọi hoạt động lưỡi dường như vẫn bình thường. Do vậy em không nên quá lo lắng. Tuy nhiên em cũng nên giữ gìn vệ sinh miệng sạch sẽ bằng cách đánh răng sau khi ăn và ngậm nước muối nhạt để tránh tình trạng nấm lưỡi gây ăn mòn bề mặt gai lưỡi gây ra hình ảnh loang lổ bề mặt lưỡi như hình bản đồ.
Chúc sức khỏe.
Lưỡi bị nứt nẻ từng đường sâu, không đau là bệnh gì?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Bạn trai em nguyên cả cái lưỡi giống như bị dao cắt, nứt nẻ từng đường sâu, không đau, ăn uống, nói chuyện vẫn bình thường. Em hỏi anh ấy thì anh bảo lúc sinh ra đã có vậy rồi. Trong nhà chỉ mình anh ấy bị như thế. Thưa bác sĩ nếu lưỡi như thế là bệnh gì? Có làm sao không ạ?
Em cám ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Văn An
Chào em!
Hiện tượng lưỡi bị hở thành những đường như dao cắt, nứt nẻ như em mô tả đã có từ lúc sinh ra, không đau, ăn uống, nói chuyện bình thường, đó là một dạng dị tật bẩm sinh của lưỡi. Dạng dị tật này của lưỡi không tác động nhiều tới ăn uống và sinh hoạt của bệnh nhân nhưng tác động tới tính thẩm mỹ. Do đó, để đảm bảo tính thẩm mỹ thì bạn em nên đi khám chuyên khoa Răng Hàm Mặt để nếu có thể các bác sĩ sẽ phẫu thuật tạo hình lại.
Chúc em khỏe!
Lưỡi bị nứt, nổi mụn là bệnh gì?
Câu hỏi bởi: anhphuong
Chào bác sĩ.
Ở vòm lưỡi em có những hột lớn nổi lên, cũng rất lâu rồi mà chưa bao giờ hết cả. Lưỡi em thì có đường nứt. Bác sĩ cho em hỏi như vậy có bị sao về lưỡi không ạ?
Cám ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường
Chào em!
Rõ ràng là lưỡi em không bình thường, lưỡi em có thể bị viêm nhiễm, khuyên em khám bác sĩ để chẩn đoán lí do và chữa trị.
Chúc em mạnh khỏe.
Đầu lưỡi nổi hột và 2 bên thành lưỡi có vết nứt, rát là bệnh gì?
Câu hỏi bởi: Hoàng Thái
Chào bác sĩ!
Đầu lưỡi em nổi hột giống mụn nước và 2 bên thành lưỡi thì giống như có vết nứt và có nổi hột, ăn thì rát đau. Không biết em bị bệnh gì ạ? Mong bác sĩ giải đáp giúp!
Em cám ơn ạ!
Bác sĩ Đinh Văn Tài
Chào em!
Bệnh lý ở lưỡi khá đa dạng do lưỡi là cơ quan tiếp xúc với đồ ăn, thức uống thườn xuyên, nên dễ bị chấn thương, cũng như dễ bị nhiễm các mầm bệnh nếu không giữ gìn vệ sinh sạch sẽ răng miệng. Hiện tượng rộp, đau rát và nứt lưỡi như em mô tả trước hết cần loại trừ yếu tố tổn thương cơ học (chấn thương, bỏng nóng, bỏng lạnh,…), ngoài ra có thể còn do các mầm bệnh như vi khuẩn, vi rút nấm,… trong đó nấm lưỡi khá thường gặp. Vì rối loạn tác động trực tiếp tới cuộc sống hàng ngày nên em nên sớm tới cơ sở y tế chuyên khoa Da liễu để khám, xác định rõ tổn thương lưỡi, từ đó có hướng chữa trị thích hợp.
Thân mến!
Miệng có mùi hôi, lưỡi bị nứt là bệnh gì?
Câu hỏi bởi: mèo kitty
Chào bác sĩ!
Chị gái em năm nay 24 tuổi, cứ sau bữa ăn là chị đánh răng đều đều. Nhưng miệng chị vẫn có mùi hôi. Chị bảo lưỡi chị bị nứt, rồi có lông tơ nhầy ở trên, chải không bao giờ sạch, mà có sạch thì khi vừa ăn cái gì vô cũng dơ trở lại. Môi chị thường hay bị nứt, lột da và miệng thường khô, mặc dù chị cố uống nước rất nhiều, chị có hạch ở cổ. Mong bác sĩ giải đáp giúp chị em mắc bệnh gì, có nguy hiểm lắm không?
Cảm ơn bác sĩ nhiều ạ.
Bác sĩ Nguyễn Thị Vân
Chào em!
Hôi miệng là một chứng bệnh ở răng miệng khá phổ biến, khiến người bị mắc chứng hôi miệng cảm thấy mất tự tin trong giao tiếp và trong đời sống hàng ngày, không những gây khó chịu tự ti cho bản thân mà còn gây khó chịu cho người xung quanh. Có nhiều lý do khiến miệng hôi hoặc hơi thở khó chịu.
1. Nguyên nhân ở ngay miệng mình:
Khi thức ăn sót lại trong miệng hay giữa các kẽ răng, bị vi khuẩn phân hóa, sẽ tạo ra mùi hôi.
Viêm lợi, viêm nha chu…
Răng sâu có lỗ hổng thuận tiện cho vi khuẩn trú ẩn, tăng sin.
Cao răng là môi trường tốt cho vi khuẩn tác dụng vào và đưa đến hôi miệng.
Lưỡi bị viêm là nơi mà mảnh vụn thực phẩm dễ dính lại và là môi trường tốt cho vi khuẩn phân hủy protein tạo ra mùi hôi.
Miệng khô khi nước bọt giảm trên 50% mức độ bình thường. Nước bọt có nhiệm vụ giữ miệng ẩm, giúp tiêu hóa tốt, giảm các thay đổi về tính axít trong miệng và tiêu hóa tinh bột. Khi tính axít miệng cao thì vi khuẩn tăng sinh nhiều hơn.
Hút thuốc lá, đặc biệt cigar, cũng giảm nước bọt đưa tới mùi hôi từ miệng.
Ăn một số thực phẩm có dầu gây hôi hơi thở như tỏi, hành hoặc món ăn nhiều đạm, chất béo. Các thực phẩm này sau khi được tiêu hóa, chất bay hơi của chúng đều được hấp thụ vào máu, lên phổi và theo không khí hít thở mà bay ra cửa miệng. Mùi rượu sau khi uống vào cũng thoát ra như vậy trong hơi thở.
2. Do một số bệnh lý:
Một số bệnh đường hô hấp như nhiễm trùng kinh niên phổi, viêm xoang kinh niên, ung thư phổi, viêm cuống họng, vật lạ trong mũi cũng tạo ra hơi thở hôi. Ung thư phổi cho mùi hôi như thịt thối. Khi có rối loạn về sự co bóp của dạ dày , thực phẩm chậm tiêu hóa như mỡ béo, ở lâu trong dạ dày, bị lên men cũng tạo ra mùi hôi khó chịu. Một số bệnh khác như: gan, thận, đái tháo đường cũng gây ra mùi hôi miệng.
Theo như những gì em chia sẻ trong thư, có khả năng nhiều chị em bị viêm lưỡi. Chị em nên đi khám để xác định lý do (bệnh lý tại miệng hay bệnh lý ở một số cơ quan khác) và có biện pháp chữa trị. Tùy từng lý do mà có hướng chữa trị phù hợp. Chị em chú ý nhiều đến vấn đề vệ sinh răng miệng. Đánh răng và cạo lưỡi hàng ngày. Dùng chỉ tơ nha khoa sau khi ăn làm sạch khe răng. Dùng nước súc miệng. Giữ miệng ẩm bằng cách uống nhiều nước, ít nhất uống 2 lít/ngày. Chị em nên tránh các thực phẩm, thuốc lá có thể gây mùi hôi ở miệng. Ăn nhiều trái cây và rau, hạn chế thịt và chất béo, pho mát có mùi mạnh. Định kỳ chị em đi khám Răng -Hàm – Mặt 6 tháng 1 lần.
Chúc hai chị em vui vẻ!
Theo ViCare