Chớ xem thường và điều trị ngay bệnh thần kinh ngoại biên


4,226
1
1
Xu
53
Bệnh thần kinh ngoại biên là một trong số các rối loạn thần kinh thường gặp nhất ở vùng vận động và cảm giác. Nếu không muốn căn bệnh này ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hàng ngày của bạn thì hãy điều trị sớm.

Bệnh thần kinh ngoại biên.


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Em xin chào bác sĩ!

Em bị mỏi và nóng 2 bắp chân vào buổi tối khi nằm ngủ, rất khó chịu nên em không ngủ được. Em có đi khám bác sĩ chẩn đoán em bị thần kinh ngoại biên và kê đơn thuốc: didicera ngày 3 lần, mỗi lần 1 gói; vitamin3b ngày 3 lần mỗi lần 2 viên. Em uống mà không đỡ. Xin bác sĩ giải đáp cho em cách chữa trị.

Em xin cảm ơn!

Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai


Chào em.

Bệnh thần kinh ngoại biên là một rối loạn thần kinh hay gặp. Biểu hiện của bệnh tùy thuộc vào dây thần kinh bị tổn thương (cảm giác hay vận động). Nguyên nhân gây bệnh có thể do tổn thương ở một dây thần kinh vì chấn thương hoặc chèn ép ở người bị bó bột hoặc phải dùng nạng lâu ngày, ngồi lâu trong một tư thế gò bó như đánh máy tính, xem tivi, hoặc có khối u ở xương; bệnh tiểu đường; nghiện rượu; HIV/AIDS; tiếp xúc với một số chất độc và thuốc,… Điều trị bao gồm chữa trị lí do ẩn dưới, chữa trị biểu hiện thần kinh và chăm sóc nâng đỡ.

Tùy từng tình huống và mức độ của bệnh, việc chữa trị có thể bao gồm:

Điều trị căn nguyên: Điều trị tiểu đường, bổ sung vitamin, chữa trị các rối loạn tự miễn, giảm chèn ép dây thần kinh, ngừng tiếp xúc với các chất hoặc thuốc gây độc,… Thuốc để giảm biểu hiện, bao gồm thuốc giảm đau, thuốc chống co giật, cao dán lidocain,… Các liệu pháp: Kích thích điện dây thần kinh qua da, phản hồi sinh học, châm cứu, các kỹ thuật thư giãn,… Điều trị bệnh thần kinh ngoại biên rất phức tạp và khó khăn. Theo tôi, em nên tuân thủ liệu trình chữa trị và tái khám của bác sĩ. Thuốc bác sĩ kê cho em là những thuốc chữa trị bệnh thần kinh ngoại biên. Sau khi dùng hết đơn thuốc, em nên đến bác sĩ khám lại để bác sĩ điều chỉnh liều lượng và thuốc dùng phù hợp cho em. Ngoài việc uống thuốc, em nên có chế độ ăn uống giàu rau củ quả, ngũ cốc, tăng cường thực phẩm giàu vitamin B12; tập luyện thể lực nhẹ nhàng; tránh tư thế đứng hoặc ngồi gò bó…

Chúc em sớm khỏi bệnh!

Tay bị đau nhức giống kiến bò trong xương kèm theo triệu chứng ngứa và sưng


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Thưa bác sĩ.

Cháu năm nay 26 tuổi. Cháu bị mỏi và nhức bàn tay trái, cảm giác rất khó chịu mỗi lần đau cháu chỉ muốn lấy một vật gì đó thật nặng đè lên và nó đau khoảng 2 ngày là khỏi. Cách khoảng 7 tháng là cháu lại bị như vậy. Gần đây tay cháu lại bị đau nhức giống kiến bò trong xương kèm theo triệu chứng ngứa và sưng. Bác sĩ có thể giải đáp cho cháu được không ạ?

Cảm ơn bác sĩ!

Bác sĩ Vũ Thị Lừu


Chào cháu.

Bệnh thần kinh ngoại biên thường gây tê và đau ở tay và chân, cảm giác ngứa ran hoặc nóng đốt. Thông thường nhất, thần kinh ngoại biên có thể bắt đầu ở các dây thần kinh dài nhất các ngón chân. Biểu hiện cụ thể khác nhau, tùy thuộc vào loại dây thần kinh bị tác động.

Các dấu hiệu và biểu hiện có thể bao gồm:

– Từng bước khởi đầu của tê và ngứa ran ở bàn chân hoặc bàn tay, có thể lây truyền trở lên vào chân và cánh tay.

– Đau nóng.

– Kim châm hay đau giống như điện.

– Thiếu sự phối hợp.

– Cơ yếu hoặc liệt nếu dây thần kinh vận động bị tác động.

– Ruột hoặc các vấn đề bàng quang nếu bị tác động thần kinh tự chủ. Bệnh thần kinh ngoại vi là do tổn thương thần kinh.

Nguyên nhân có thể do chấn thương, nhiễm trùng, các vấn đề trao đổi chất và phơi nhiễm với chất độc như nghiện rượu. Một trong những lí do phổ biến nhất là bệnh tiểu đường, thiếu vitamin B – B-1, B-6 và B-12 là những vitamin đặc biệt quan trọng đối với sức khỏe thần kinh. Vitamin E và Niacin cũng rất quan trọng đối với sức khỏe thần kinh.

Đối với tình huống của cháu có thể là viêm dây thần kinh ngoại biên do thiếu vitamin. Tuy nhiên cháu cần đi xét nghiệm để loại trừ các bệnh như tiểu đường. Trước hết cháu cần dùng thuốc vitamin Neurobion ngày 2 viên, thuốc Liryca ngày 2 viên. Nếu không đỡ cháu cần đi khám bác sĩ.

Chúc cháu mạnh khỏe!

Tai trái giật buốt liên tục là làm sao?


Câu hỏi bởi: Thanh Long

Xin chào Bác sĩ! Em năm nay 29 tuổi, nam giới. Em không biết vì sao tự dưng tai trái của em bị giật buốt liên tục ở vành tai, mỗi lần giật như vậy làm đầu em bị đau nhói. Em không có bị sưng hay tấy đỏ. Em đưa tay bấm vào tai thì bị buốt còn bên phải thì không sao. Bác sĩ cho em hỏi em có bị bệnh gì không ạ? Xin chân thành cảm ơn Bác sĩ!

Bác sĩ Nguyễn Vũ Cẩm Tú


Chào em.

Tình trạng co giật buốt ở vành tai lan lên đầu có thể do viêm dây thần kinh ngoại biên hoặc viêm tai giữa. Tốt nhất em nên đi khám chuyên khoa tai mũi họng để được các bác sĩ khám và chẩn đoán chính xác bệnh.

Chúc em mau khỏe!

Tê ngón tay khi chạy xe là hiện tượng bệnh gì?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Thưa bác sĩ!

Em năm nay 32 tuổi. Mấy ngày nay cứ mỗi sáng em chạy xe đi làm thì bàn tay phải của em có hiện tượng tê đầu ngón tay giữa và đầu ngón tay trỏ. Xin bác sĩ cho em biết đây có thể là hiện tượng của bệnh gì? Em nên đi khám và chữa trị ở đâu?

Em xin cảm ơn bác sĩ!

Bác sĩ Nguyễn Văn An


Chào bạn!

Triệu chứng đau và tê tay của bạn là biểu hiện của bệnh lý dây thần kinh. Nguyên nhân thường là do các dây thần kinh chi phối vận động và cảm giác cho vùng cánh, cẳng, bàn tay bị tổn thương, có thể do chèn ép hoặc do viêm dây thần kinh ngoại biên. Viêm dây thần kinh ngoại biên thường gặp do virus, gây đau và tê vùng do dây thần kinh đó chi phối. Tổn thương thần kinh sẽ tự hồi phục dần theo thời gian.

Nguyên nhân phổ biến nhất gây chèn ép thần kinh và gây ra biểu hiện đau tê là bệnh lý thoái hóa và thoát vị đĩa đệm cột sống cổ. Cả hai nhóm bệnh lý này đều là bệnh tiến triển theo tuổi. Bệnh thoái hóa cột sống cổ có thể dễ dàng chẩn đoán được dựa trên phim chụp Xquang cột sống cổ còn bệnh lý thoát vị đĩa đệm, trên phim chụp Xquang chỉ có giá trị gợi ý, để chẩn đoán xác định cần phải chụp phim chụp cộng hưởng từ (MRI) cột sống cổ. Bệnh thoái hóa cột sống cổ không thể chữa trị triệt để được mà chủ yếu chữa trị biểu hiện và tập các bài tập để giảm đau và làm chậm quá trình thoái hóa.

Bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, nếu mức độ nhẹ chỉ cần chữa trị thuốc còn nếu thoát vị nhiều cần phải mổ lây thoát vị giải phóng chèn ép, mổ càng sớm hiệu quả càng cao. Vì vậy, bạn nên đi khám chuyên khoa Thần kinh để được bác sĩ trực tiếp thăm khám và chữa trị bệnh cho bạn. Bạn nên tới khám tại chuyên khoa Thần kinh của bệnh viện Bạch Mai, nơi có chuyên khoa sâu về nhóm bệnh này là tốt nhất cho bạn.

Chúc bạn sức khỏe!

Bị tê chân tay khi ở tư thế cố định lâu là dấu hiệu của bệnh gì?


Câu hỏi bởi: Connitngoc113

Thưa bác sĩ.

Tôi năm nay 22 tuổi. Dạo gần đây chân của tôi có dấu hiệu tê khi ngồi lâu, đứng lâu (khoảng 5 phút). Về đêm càng lạnh thì hai chân, thỉnh thoảng tay cũng đau nhức khiến tôi không ngủ được. Tôi chưa đi khám bác sĩ, tôi mong bác sĩ tư vấn giúp tôi. Liệu tôi đang bị bệnh gì? Và nên đi khám ở đâu? Có thuốc chữa không ạ?

Cảm ơn bác sĩ!

Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh


Chào bạn.

Biểu hiện tê chân tay khi ở tư thế cố định lâu là dấu hiệu của nhiều bệnh như: Bệnh viêm dây thần kinh ngoại biên, bệnh tê bì do thiếu vitamin, bệnh viêm tắc tĩnh mạch, tình trạng thiếu cung cấp canxi,… Bạn nên đi khám tại khoa Thần kinh của các bệnh viện hoặc trước mắt sử dụng liều bổ sung canxi D, thuốc có thể mua ở các cửa hàng dược, uống theo hướng dẫn trên toa thuốc hoặc hướng dẫn của dược sĩ bán thuốc, mỗi đợt uống kéo dài 2 tháng.

Chúc bạn mạnh khỏe!


Theo ViCare​
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl