Sỏi thận được điều trị triệt để bằng thuốc nam?


4,226
1
1
Xu
53
Sỏi đường tiết niệu là một bệnh khá phổ biến ở nước ta, đặc biệt là sỏi thận. Sỏi thận là bệnh có thể chữa bằng nhiều phương pháp trong đó chữa bằng đông y. Cùng tham khảo một số thông tin dưới đây quanh vấn đề này.

Có nên dùng thuốc nam trị bệnh sỏi thận khi đang mang thai không?


Câu hỏi bởi:

Thưa bác sĩ.

Cháu mới mang thai được 5 tuần, nhưng lại bị sỏi thận kích thước khoảng 5,5 mm. Cháu thấy đau phần thắt lưng và vùng lưng sau thận rất nhiều. Cháu có thể chữa trị bằng thuốc nam trong thời kỳ này được không? Mong bác sĩ tư vấn cho cháu sớm để cháu an tâm.

Chân thành cám ơn bác sĩ!

Bác sĩ Vũ Thị Lừu


Chào cháu.

Như vậy cháu chỉ nên uống nhiều nước chứ không nên dùng thuốc nam. Thuốc nam chữa trị sỏi có thể ảnh hưởng đến thai nhi, đặc biệt là cháu có thai chưa được 3 tháng thì càng không nên uống. Đó là không kể đến khi dùng thuốc nam ngay cả với người bình thường cũng có thể gây nên ngộ độc. Nếu cháu có hiện tượng đau nhiều kèm theo sốt, đi tiểu buốt rắt thì cháu nên đi khám bác sĩ chuyên khoa Thận.

Chúc cháu mạnh khỏe!

Uống thuốc nam chữa sỏi thận xong bị đau lưng dữ dội


Câu hỏi bởi: Thanhhuevu

Em bị sỏi thận dùng thuốc nam hôm nay bị đau lưng dữ dội. Sáng nay đi khám bác sĩ chẩn đoán sỏi niệu quản kích thước 10x7mm, em về uống thuốc nam tiếp có được không? Hay nên vào bệnh viện?

Bác sĩ Nguyễn Vũ Cẩm Tú


Chào em!

Tình trạng đau lưng dữ dội là do viên sỏi di chuyển trong niệu quản. Với kích thước viên sỏi 10x7cm là khá lớn, khi di chuyển trong niệu quản sẽ gây đau, thậm chí có thể gây đái máu hoặc gây tắc niệu quản. Sỏi niệu quản được xem là một cấp cứu ngoại khoa, do đó em nên vào viện để được các bác sĩ kiểm tra và có hướng xử trí thích hợp.

Chúc em sớm khỏi bệnh!

Sỏi thận thì sử dụng thuốc gì?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ ạ!

Bệnh sạn (sỏi) thận thì sử dụng loại thuốc nào hiệu quả và có lợi cho sức khỏe?

Xin cám ơn!

Bác sĩ Trần Thị Bích Lan


Chào bạn!

Rất nhiều bệnh nhân bị sỏi thận, bệnh có liên quan nhiều đến chế độ sinh hoạt, chế độ ăn uống, bệnh có ở từng vùng miền…Vì vậy, để điều tri sỏi thận có nhiều phương pháp kết hợp: thay đổi chế độ ăn uống sinh hoạt, kết hợp một số thảo dược như kim tiền thảo, bài thạch, hạt chuối, dứa, uống nhiều nước mỗi ngày, tập thể dục đều đặn… như vậy sẽ phòng được sỏi phát triển và không có hại cho sức khỏe.

Chúc bạn mau chóng hết sỏi!

Bị sỏi thận đã uống thuốc và lá kim tiền thảo 3 tháng nhưng không đỡ


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ!

Tôi là Hoài, năm nay 60 tuổi. Thời gian vừa qua tôi thấy đau lưng nhiều, sau đó thấy hơi đau ở phía dưới cách đuôi xương sườn trái khoảng 10 phân. Có 2 đêm trước khi đi khám bệnh, tôi đau không thể nằm được, tôi đến trung tâm y tế khám và siêu âm, kết quả là tôi bị sỏi thận 8 mm, bác sĩ kê đơn lấy thuốc uống, tôi đỡ đau và bác sĩ dặn về lấy lá kim tiền thảo sắc uống hàng ngày. Đến nay tôi đã uống 3 tháng liền rồi, song thỉnh thoảng tôi vẫn đau, vẫn đau như trước. Vậy bây giờ tôi phải làm thế nào? Đi khám tiếp và cứ dùng thuốc và lá kim tiền thảo có khỏi không, hay uống thêm lá và loại thuốc khác, hay là phải mổ, liệu sỏi ở thận có mổ được không?

Cám ơn bác sĩ!

Bác sĩ Vũ Thị Lừu


Chào bác!

Sỏi thận hình thành từ một số chất liệu và việc nắm rõ các thành phần này sẽ giúp lựa chọn đúng chiến thuật chữa trị, thuốc thang và cách ăn kiêng. Đa số sỏi có thành phần oxalat (một dạng muối của axít oxalic) và phosphat (từ axít phosphoric). Sỏi urat từ axít uric ít gặp hơn. Hàm lượng phosphat trong nước tiểu phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng, và tăng lên khi đói, thiếu vitamin D hoặc khi tuyến yên hoạt động nhiều.

Thành phần sỏi được xác định dựa vào kết quả phân tích nước tiểu. Bác bị sỏi thận muốn uống kim tiền thảo thì tốt nhất nên xác định xem loại sỏi của bác là loại sỏi gì để việc sử dụng có hiệu quả hơn vì kim tiền thảo không có tác dụng rõ ràng với sỏi có cấu trúc oxalat canxi mà hiệu quả rõ hơn với sỏi có cấu trúc urat.

Ngoài việc dùng kim tiền thảo, bác có thể dùng bông mã đề, chuối hột (sắc nước uống), kết hợp uống nhiều nước, vận động. Dùng thuốc giãn cơ trơn, giảm đau nếu cần. Bác nên theo dõi bằng siêu âm, nếu sau 1 – 2 tháng kích thước sỏi không giảm cần chuyển phương pháp chữa trị.

Hiện nay có nhiều phương pháp chữa trị sỏi thận như tán sỏi ngoài cơ thể, tán sỏi nội soi ngược dòng, lấy sỏi thận qua da, phẫu thuật nội soi lấy sỏi, phẫu thuật mổ mở, phẫu thuật bằng rô bốt. Trường hợp của bác, sỏi dưới 10 mm nếu chữa trị bằng thuốc không khỏi thì phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể được áp dụng. Tuy nhiên, nếu sỏi quá cứng hoặc ở đài dưới thận hay có bất thường về giải phẫu thì có thể là lí do gây thất bại, ngay cả khi bệnh nhân đã phải tán nhiều lần.

Chúc bác mạnh khỏe!

Điều trị và phòng ngừa sỏi thận cho bệnh nhân sỏi thận


Câu hỏi bởi:

Chào bác sĩ!

Chồng tôi năm nay 34 tuổi, là giáo viên dạy thể dục. Tháng 2-2014 đã mổ sỏi thận bằng phương pháp lấy sỏi qua da. Tháng 8-2014 chồng tôi đi khám lại tại bệnh viện tỉnh thì có sỏi 11-14mm ở cả 2 thận, không ứ nước. Tháng 11-2011 lại đi kiểm tra lại, thận phải có sỏi 15 mmm, ứ nước độ I, thận trái có sỏi 16 mm, ứ nước độ II, niệu quản phải có sỏi 15mm, bệnh viện yêu cầu tuần sau lên tán. Trước đó 4 tuần chồng có bị sốt, đau bụng, nhức mỏi cơ thể rất nhiều.

Xin bác sĩ cho tôi hỏi:

1. Hiện tượng sốt, đau bụng của chồng tôi có phải là do viên sỏi ở niệu quản gây ra không?

2. Thận trái ứ nước độ II như vậy sau khi tán có phục hồi được không? Phục hồi khoảng bao nhiêu %?

3. Sau khi tán xong, tôi định phòng ngừa sỏi cho chồng tôi bằng cách uống kim tiền thảo dạng viên hàng ngày, uống nước ngò om + nước dừa, khóm + phèn chua được không? Uống nhiều có ảnh ưởng gì đến thận hay không?

Tôi đang rất lo lắng về bệnh của chồng tôi. Nói thật với bác sĩ là mấy đêm rồi tôi không thể ngủ được, tôi nghe nói là thận bị hư sẽ chạy thận suốt đời. Xin bác sĩ trả lời nhanh cho tôi được hiểu và phương pháp phòng ngừa sỏi cho chồng tôi.

Tôi cảm ơn bác sĩ rất nhiều.

Bác sĩ Vũ Thị Lừu


Chào bạn!

Hiện tượng sốt, đau bụng, nhức mỏi cơ thể của chồng bạn có thể là do chồng bạn bị viêm đường tiết niệu ngược dòng do sỏi đường tiết niệu gây cản trở dòng chảy của nước tiểu, lâu dần nước tiểu bị nhiễm vi sinh vật gây nhiễm trùng đường tiết niệu.

Hiện tượng thận ứ nước của chồng bạn có thể là do sỏi thận gây tắc nghẽn niệu quản làm cho nước tiểu sẽ ứ lại trên chỗ tắc; trong khi thận vẫn tiếp tục lọc ra nước tiểu mà niệu quản bị tắc, không xuống được bàng quang nên thận bị ứ nước, giãn to. Niệu quản bị hẹp do vết sẹo mổ lấy sỏi thận trước đó cũng gây tắc nghẽn làm thận ứ nước. Do vậy sau khi tán sỏi thì khả năng phục hồi thận là có thể. Khả năng phục hồi là bao nhiêu phần trăm thì chưa thể khẳng định được vì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố và sức khỏe của người bệnh.

Bạn có thể cho chồng uống kim tiền thảo hàng ngày. Kim tiền thảo không có tác dụng rõ ràng với sỏi có cấu trúc Oxalat Canxi mà hiệu quả rõ hơn với sỏi có cấu trúc Urate. Vì vậy người bệnh cần được chẩn đoán, chẳng hạn qua phân tích nước tiểu để biết đã vướng loại sỏi nào, trước khi quyết định dùng kim tiền thảo. Bạn cũng có thể cho chồng uống nước ngò om + nước dừa, khóm + phèn chua. Tuy nhiên, không nên uống cùng một thời điểm cả hai loại nước này. Chồng bạn nên uống đủ nước (khoảng 2 lít mỗi ngày) uống quá ít hoặc quá nhiều đều không tốt và phải duy trì thói quen đi tiểu ngay mỗi khi mắc tiểu.

Chúc chồng bạn chóng khỏe!


Theo ViCare​
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl