Hở van tim là một trong những bệnh bệnh lý tim mạch thường gặp ở rất nhiều người và có thể gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào nhưng bệnh xuất hiện nhiều ở phụ nữ trung niên. Đối với bệnh nhân ở lứa tuổi đó cần điều trị và khắc phục như thế nào đã được bác sỹ chuyên khoa giải đáp.
Nữ 62 tuổi, tức ngực, khó thở, mệt mỏi, mất ngủ
Câu hỏi bởi: buihuong
Chào bác sĩ!
Mẹ tôi năm nay 62 tuổi. Bà làm việc nhiều lam lũ quanh năm, suy nghĩ nhiều. Gần đây bà xuất hiên biểu hiện tức ngực, khó thở, mệt mỏi và không ngủ được. Bà thức sáng, đêm mệt tưởng chừng như không thấy hơi để thở. Bác sĩ cho tôi hỏi đó là bệnh gì?
Cám ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Văn An
Chào bạn!
Triệu chứng tức ngực, khó thở là biểu hiện chung của nhiều bệnh lý khác nhau:
Các bệnh về hô hấp (các viêm nhiễm, hen phế quản, bệnh lý khối u,…)
Các bệnh lý tim mạch (suy tim, hẹp hở van tim, thiếu máu cơ tim,…)
Bệnh toàn thân (bệnh thiếu máu, tiểu đường, tăng huyết áp,…)…
Vì vậy, bạn nên đưa mẹ bạn đi khám Nội khoa để bác sĩ khám và kiểm tra sức khỏe cho mẹ bạn.
Chúc mẹ bạn khỏe!
Bệnh liên quan đến tim mạch
Câu hỏi bởi: Trần Lưu
Thưa bác sĩ, tôi có mẹ năm nay đã 67 tuổi. Bà phát hiện bị hở van tim 2 lá, rung tâm nhĩ cách nay 2 năm.
Tôi muốn bác sĩ tư vấn về cách thức ăn uống, kiêng khem và phòng các biến chứng liên quan đến bệnh?
Đặc biệt là các loại thuốc điều trị, hiện nay mẹ của tôi uống thuốc nhưng thường bị ho về đêm, có phải do tác dụng phụ của thuốc hay không?
Chân thành cám ơn bác sĩ.
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn.
Trước hết tôi xin tư vấn cho bạn là: Ở bệnh nhân bị bệnh tim thường có ho nhẹ là do tình trạng ứ máu tại phổi, không phải là do tác dụng phụ của thuốc. Hiện tượng ho nếu kéo dài và nhiều thì mới phải sử dụng thuốc làm giảm ho.
Để tư vấn cụ thể hơn bạn cần cung cấp cho tôi biết về mức độ hở van 2 lá ( theo các cấp độ ¼-2/4- ¾-4/4) và mức độ rung nhĩ xảy ra thường xuyên hay từng cơn ….
Tuy vậy tôi có thể tư vấn cho bạn một cách chung về những bệnh nhân có bệnh hở van 2 lá như sau:
Hở van tim hai lá thường tiến triển chậm có thể không gây ra triệu chứng gì cho đến khi bệnh tiến triển nặng lên. Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng hở van mà bạn gặp phải.
Sự nguy hiểm mà hở van tim hai lá mang lại sẽ phụ thuộc vào mức độ hở van và những ảnh hưởng của nó lên sức khỏe. Hở van 2 lá nhẹ thường không đáng lo ngại, nhưng hở van nặng có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm sau:
Suy tim: Trái tim của bạn trở nên dần suy yếu, do tim phải tăng cường độ làm việc trong một khoảng thời gian dài. Rung tâm nhĩ: Ứ máu lâu ngày tại tâm nhĩ trái có thể gây giãn buồng tim, dẫn đến những rối loạn bất thường làm tim đập nhanh, hỗn loạn.
Tăng áp động mạch phổi: Do tăng áp lực ở thất trái sau một thời gian dài không điều trị hở van 2 lá.
Mục tiêu chính trong điều trị hở van tim hai lá là cải thiện chức năng của tim, giảm thiểu triệu chứng và hạn chế biến chứng có thể xảy ra.
Những người có hở van nhẹ có thể không nhất thiết phải điều trị nhưng nên được theo dõi thường xuyên bởi các bác sỹ chuyên khoa.
Thuốc không có tác dụng đóng lại van đã bị hở lại nhưng nó có thể làm giảm các triệu chứng của bệnh. Các thuốc chống đông, chẹn beta, chống loạn nhịp có thể có tác dụng trong trường hợp ngăn ngừa nguy cơ suy tim.
Về chế độ ăn của bệnh nhân suy tim cần giảm muối giúp ngăn ngừa sự tích tụ của chất lỏng (giữ nước).
Bệnh lý hở van 2 lá có nguyên nhân phổ biến là do biến chứng của thấp khớp cấp. Vì vậy, bạn nên đề phòng nguy cơ này bằng cách điều trị viêm họng triệt để.
Nếu đã bị hở van 2 lá, bạn hoàn toàn có thể chung sống an toàn và dài lâu với bệnh bằng cách tuân thủ điều trị, kiểm soát các bệnh lý đi kèm, lao động nhẹ nhàng, tránh gắng sức…
Hy vọng những tư vấn trên giúp ích cho bạn.
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Hình ảnh hở van hai lá:
Mệt trong người, khó thở
Câu hỏi bởi: Kiều Ngân
Thưa bác sĩ!
Khoảng 1 tháng nay má cháu hay mệt trong người, khó thở. Rồi đi qua tiệm thuốc tây khám thì bác sĩ nói là thiếu ngủ suy nghĩ nhiều dẫn đến máu cao, cho thuốc về uống. Mấy ngày nay lại lập lại tình trạng đó, má cháu đi ra Triều An khám thì bác sĩ nói hở van 2 lá (1, 5/4), hở van 3 lá (1/4), hở van động mạch chủ (1/4). Bác sĩ cho cháu hỏi có cách nào chữa hết bệnh không ạ?
Cảm ơn bác sĩ nhiều ạ!
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn.
Bạn nên đưa bệnh nhân khám ở bệnh viện cao cấp hơn, có đẩy đủ phương tiện hiện đại hơn để định rõ bệnh vì hai nơi khám có kết quả khác hẳn nhau, một nơi là suy nhược thần kinh, một nơi là hở van tim nhẹ. Cả hai kết quả này đều không giải thích thỏa đáng hiện tượng khó thở và mệt mỏi.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Mắc bệnh tim hở ba lá cấp độ nhẹ vẫn bị khó thở chữa thế nào?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Vợ tôi năm nay 30 tuổi, lúc có bầu vợ tôi hay bị tức ngực và khó thở. Tôi đã đưa vợ đi khám và bác sĩ cho biết vợ tôi bị tim hở ba lá cấp độ rất nhẹ. Giờ vợ tôi đã sinh em bé được hơn 2 năm rồi nhưng thỉnh thoảng vẫn bị khó thở. Xin hỏi bác sĩ vợ tôi phải chữa trị thế nào?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Thị Vân
Chào bạn!
Van tim 3 lá, là van tim thông giữa tâm nhĩ phải và tâm thất phải và làm nhiệm vụ giúp máu chỉ lưu thông một chiều khi mở và giúp máu không chảy ngược lại khi đóng. Vì vậy, khi van tim 3 lá bị hở, máu sẽ phụt ngược trở lại (gây ứ ở tim), tim phải làm việc nhiều hơn để đẩy thêm cả lượng máu ứ đó đi, lâu dần sẽ bị suy tim. Tùy theo mức độ hở nặng hay nhẹ mà tác động đến chức năng tim khác nhau. Hở van tim được chia thành 4 mức độ: 1/4 là hở nhẹ, 2/4 là hở trung bình, 3/4 là hở nặng và 4/4 là hở rất nặng.
Vợ bạn được chẩn đoán là hở van ba lá mức độ nhẹ lúc mang thai và hiện tại đã được 2 năm, thỉnh thoảng bị khó thở thì nên đi khám chuyên khoa Tim mạch lại, điện tâm đồ để được siêu âm tim đánh giá và tư vấn cần can thiệp hay tiếp tục theo dõi… Quyết định tình trạng hở van tim có cần chữa trị hay không, bác sĩ Tim mạch không chỉ dựa vào mức độ hở mà còn căn cứ vào biểu hiện của người bệnh (mức độ khó thở, mệt) sự tiến triển của hở van, mức độ bị tác động của tim, chức năng tim (tim có giãn chưa, tim bóp còn tốt không..).
Nếu bác sĩ chẩn đoán vợ bạn bị ở mức độ bệnh còn nhẹ không quá nguy hiểm thì vợ bạn chỉ cần điều chỉnh lại chế độ ăn uống và sinh hoạt của mình. Tránh lao động quá sức, ăn uống ít mặn (vì muối giữ nước làm tăng gánh nặng cho cơ tim), và có thể uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Còn nếu ở mức độ nặng, đã có dấu hiệu của suy tim thì cần có chế độ chữa trị chặt chẽ hơn như uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa Tim mạch, ăn nhạt, tránh lao động gắng sức, sinh hoạt điều độ, tránh mọi cảm xúc đột ngột… Ngoài ra, có thể áp dụng phương pháp phẫu thuật chữa hở van tim hoặc thay bằng van nhân tạo nếu bệnh quá nặng mà không chữa trị được.
Bị hở van tim vợ bạn cần lưu ý một số điều sau:
Kiểm tra huyết áp thường xuyên và chữa trị tăng huyết áp (nếu có) vì huyết áp cao làm tim phải gắng sức nhiều hơn.
Ăn nhạt, ăn ít muối: làm giảm việc giữ nước của cơ thể, tránh cho tim phải gắng sức và không làm tăng huyết áp. Ăn thức ăn ít chất béo và kiểm tra nồng độ mỡ trong máu thường xuyên để phòng ngừa bệnh mạch vành vì bệnh mạch vành tác động tới cơ tim, đưa đến tăng mức độ hở van tim.
Không sử dụng chất kích thích: Các chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá, cà phê sẽ khiến tình trạng rối loạn nhịp tim xảy ra và tác động đến tình trạng hở van tim.
Tránh để quá cân vì tình trạng quá cân là một gánh nặng cho tim khi co bóp.
Tập thể dục mỗi ngày. Sinh hoạt điều độ, tránh hoạt động gắng sức.
Chúc gia đình bạn sức khỏe!
Nữ 62 tuổi, tức ngực, khó thở, mệt mỏi, mất ngủ
Câu hỏi bởi: buihuong
Chào bác sĩ!
Mẹ tôi năm nay 62 tuổi. Bà làm việc nhiều lam lũ quanh năm, suy nghĩ nhiều. Gần đây bà xuất hiên biểu hiện tức ngực, khó thở, mệt mỏi và không ngủ được. Bà thức sáng, đêm mệt tưởng chừng như không thấy hơi để thở. Bác sĩ cho tôi hỏi đó là bệnh gì?
Cám ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Văn An
Chào bạn!
Triệu chứng tức ngực, khó thở là biểu hiện chung của nhiều bệnh lý khác nhau:
Các bệnh về hô hấp (các viêm nhiễm, hen phế quản, bệnh lý khối u,…)
Các bệnh lý tim mạch (suy tim, hẹp hở van tim, thiếu máu cơ tim,…)
Bệnh toàn thân (bệnh thiếu máu, tiểu đường, tăng huyết áp,…)…
Vì vậy, bạn nên đưa mẹ bạn đi khám Nội khoa để bác sĩ khám và kiểm tra sức khỏe cho mẹ bạn.
Chúc mẹ bạn khỏe!
Bệnh liên quan đến tim mạch
Câu hỏi bởi: Trần Lưu
Thưa bác sĩ, tôi có mẹ năm nay đã 67 tuổi. Bà phát hiện bị hở van tim 2 lá, rung tâm nhĩ cách nay 2 năm.
Tôi muốn bác sĩ tư vấn về cách thức ăn uống, kiêng khem và phòng các biến chứng liên quan đến bệnh?
Đặc biệt là các loại thuốc điều trị, hiện nay mẹ của tôi uống thuốc nhưng thường bị ho về đêm, có phải do tác dụng phụ của thuốc hay không?
Chân thành cám ơn bác sĩ.
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn.
Trước hết tôi xin tư vấn cho bạn là: Ở bệnh nhân bị bệnh tim thường có ho nhẹ là do tình trạng ứ máu tại phổi, không phải là do tác dụng phụ của thuốc. Hiện tượng ho nếu kéo dài và nhiều thì mới phải sử dụng thuốc làm giảm ho.
Để tư vấn cụ thể hơn bạn cần cung cấp cho tôi biết về mức độ hở van 2 lá ( theo các cấp độ ¼-2/4- ¾-4/4) và mức độ rung nhĩ xảy ra thường xuyên hay từng cơn ….
Tuy vậy tôi có thể tư vấn cho bạn một cách chung về những bệnh nhân có bệnh hở van 2 lá như sau:
Hở van tim hai lá thường tiến triển chậm có thể không gây ra triệu chứng gì cho đến khi bệnh tiến triển nặng lên. Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng hở van mà bạn gặp phải.
Sự nguy hiểm mà hở van tim hai lá mang lại sẽ phụ thuộc vào mức độ hở van và những ảnh hưởng của nó lên sức khỏe. Hở van 2 lá nhẹ thường không đáng lo ngại, nhưng hở van nặng có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm sau:
Suy tim: Trái tim của bạn trở nên dần suy yếu, do tim phải tăng cường độ làm việc trong một khoảng thời gian dài. Rung tâm nhĩ: Ứ máu lâu ngày tại tâm nhĩ trái có thể gây giãn buồng tim, dẫn đến những rối loạn bất thường làm tim đập nhanh, hỗn loạn.
Tăng áp động mạch phổi: Do tăng áp lực ở thất trái sau một thời gian dài không điều trị hở van 2 lá.
Mục tiêu chính trong điều trị hở van tim hai lá là cải thiện chức năng của tim, giảm thiểu triệu chứng và hạn chế biến chứng có thể xảy ra.
Những người có hở van nhẹ có thể không nhất thiết phải điều trị nhưng nên được theo dõi thường xuyên bởi các bác sỹ chuyên khoa.
Thuốc không có tác dụng đóng lại van đã bị hở lại nhưng nó có thể làm giảm các triệu chứng của bệnh. Các thuốc chống đông, chẹn beta, chống loạn nhịp có thể có tác dụng trong trường hợp ngăn ngừa nguy cơ suy tim.
Về chế độ ăn của bệnh nhân suy tim cần giảm muối giúp ngăn ngừa sự tích tụ của chất lỏng (giữ nước).
Bệnh lý hở van 2 lá có nguyên nhân phổ biến là do biến chứng của thấp khớp cấp. Vì vậy, bạn nên đề phòng nguy cơ này bằng cách điều trị viêm họng triệt để.
Nếu đã bị hở van 2 lá, bạn hoàn toàn có thể chung sống an toàn và dài lâu với bệnh bằng cách tuân thủ điều trị, kiểm soát các bệnh lý đi kèm, lao động nhẹ nhàng, tránh gắng sức…
Hy vọng những tư vấn trên giúp ích cho bạn.
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Hình ảnh hở van hai lá:
Mệt trong người, khó thở
Câu hỏi bởi: Kiều Ngân
Thưa bác sĩ!
Khoảng 1 tháng nay má cháu hay mệt trong người, khó thở. Rồi đi qua tiệm thuốc tây khám thì bác sĩ nói là thiếu ngủ suy nghĩ nhiều dẫn đến máu cao, cho thuốc về uống. Mấy ngày nay lại lập lại tình trạng đó, má cháu đi ra Triều An khám thì bác sĩ nói hở van 2 lá (1, 5/4), hở van 3 lá (1/4), hở van động mạch chủ (1/4). Bác sĩ cho cháu hỏi có cách nào chữa hết bệnh không ạ?
Cảm ơn bác sĩ nhiều ạ!
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn.
Bạn nên đưa bệnh nhân khám ở bệnh viện cao cấp hơn, có đẩy đủ phương tiện hiện đại hơn để định rõ bệnh vì hai nơi khám có kết quả khác hẳn nhau, một nơi là suy nhược thần kinh, một nơi là hở van tim nhẹ. Cả hai kết quả này đều không giải thích thỏa đáng hiện tượng khó thở và mệt mỏi.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Mắc bệnh tim hở ba lá cấp độ nhẹ vẫn bị khó thở chữa thế nào?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Vợ tôi năm nay 30 tuổi, lúc có bầu vợ tôi hay bị tức ngực và khó thở. Tôi đã đưa vợ đi khám và bác sĩ cho biết vợ tôi bị tim hở ba lá cấp độ rất nhẹ. Giờ vợ tôi đã sinh em bé được hơn 2 năm rồi nhưng thỉnh thoảng vẫn bị khó thở. Xin hỏi bác sĩ vợ tôi phải chữa trị thế nào?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Thị Vân
Chào bạn!
Van tim 3 lá, là van tim thông giữa tâm nhĩ phải và tâm thất phải và làm nhiệm vụ giúp máu chỉ lưu thông một chiều khi mở và giúp máu không chảy ngược lại khi đóng. Vì vậy, khi van tim 3 lá bị hở, máu sẽ phụt ngược trở lại (gây ứ ở tim), tim phải làm việc nhiều hơn để đẩy thêm cả lượng máu ứ đó đi, lâu dần sẽ bị suy tim. Tùy theo mức độ hở nặng hay nhẹ mà tác động đến chức năng tim khác nhau. Hở van tim được chia thành 4 mức độ: 1/4 là hở nhẹ, 2/4 là hở trung bình, 3/4 là hở nặng và 4/4 là hở rất nặng.
Vợ bạn được chẩn đoán là hở van ba lá mức độ nhẹ lúc mang thai và hiện tại đã được 2 năm, thỉnh thoảng bị khó thở thì nên đi khám chuyên khoa Tim mạch lại, điện tâm đồ để được siêu âm tim đánh giá và tư vấn cần can thiệp hay tiếp tục theo dõi… Quyết định tình trạng hở van tim có cần chữa trị hay không, bác sĩ Tim mạch không chỉ dựa vào mức độ hở mà còn căn cứ vào biểu hiện của người bệnh (mức độ khó thở, mệt) sự tiến triển của hở van, mức độ bị tác động của tim, chức năng tim (tim có giãn chưa, tim bóp còn tốt không..).
Nếu bác sĩ chẩn đoán vợ bạn bị ở mức độ bệnh còn nhẹ không quá nguy hiểm thì vợ bạn chỉ cần điều chỉnh lại chế độ ăn uống và sinh hoạt của mình. Tránh lao động quá sức, ăn uống ít mặn (vì muối giữ nước làm tăng gánh nặng cho cơ tim), và có thể uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Còn nếu ở mức độ nặng, đã có dấu hiệu của suy tim thì cần có chế độ chữa trị chặt chẽ hơn như uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa Tim mạch, ăn nhạt, tránh lao động gắng sức, sinh hoạt điều độ, tránh mọi cảm xúc đột ngột… Ngoài ra, có thể áp dụng phương pháp phẫu thuật chữa hở van tim hoặc thay bằng van nhân tạo nếu bệnh quá nặng mà không chữa trị được.
Bị hở van tim vợ bạn cần lưu ý một số điều sau:
Kiểm tra huyết áp thường xuyên và chữa trị tăng huyết áp (nếu có) vì huyết áp cao làm tim phải gắng sức nhiều hơn.
Ăn nhạt, ăn ít muối: làm giảm việc giữ nước của cơ thể, tránh cho tim phải gắng sức và không làm tăng huyết áp. Ăn thức ăn ít chất béo và kiểm tra nồng độ mỡ trong máu thường xuyên để phòng ngừa bệnh mạch vành vì bệnh mạch vành tác động tới cơ tim, đưa đến tăng mức độ hở van tim.
Không sử dụng chất kích thích: Các chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá, cà phê sẽ khiến tình trạng rối loạn nhịp tim xảy ra và tác động đến tình trạng hở van tim.
Tránh để quá cân vì tình trạng quá cân là một gánh nặng cho tim khi co bóp.
Tập thể dục mỗi ngày. Sinh hoạt điều độ, tránh hoạt động gắng sức.
Chúc gia đình bạn sức khỏe!
Theo ViCare