Hở van 3 lá là một rối loạn trong đó van ba lá không đóng đủ chặt làm cho máu chảy ngược vào buồng tâm nhĩ khi thất co bóp. Liệu bệnh lý này nguy hiểm và ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh đến đâu? Cần đọc ngay những thông tin sau để biết rõ điều đó.
Hở van tim, khó thở ở lồng ngực là bệnh gì?
Câu hỏi bởi: Tom
Chào bác sĩ.
Em được bác sĩ chẩn đoán là hở van tim nhưng cách đây gần 4 năm rồi. Giờ em đang có triệu chứng co thắt khó thở ở lồng ngực và em chỉ nằm được gối cao thôi. Vậy tình trạng của em hiện tại có nặng quá không ạ. Em sợ đi bác sĩ nên từ lúc đi khám đấy em không dám đi khám nữa.
Cám ơn bác sĩ.
Bác sĩ Đỗ Hồng Kiên
Chào bạn!
Ở đây không biết bạn hở van tim gì, và mức độ là bao nhiêu? Do đó không thể khẳng định biểu hiện mà bạn có là do tim mạch. Còn biểu hiện bạn mô tả có rất nhiều nguyên nhân ngoài tim mạch như bệnh về phổi, màng phổi (viêm phổi, màng phổi, dày dính màng phổi, hen phế quản…) hay bệnh của hệ thần kinh, sức khỏe tâm thần… Vì vậy, để biết bệnh của bạn có nặng hay không trước hết phải biết bạn bị bệnh gì, giai đoạn bệnh ra sao. Trường hợp này bạn nên đến khám tại cơ sở y tế để có chẩn đoán chính xác và chữa trị phù hợp.
Chúc bạn mau khỏe!
Hở nhẹ van tim có sao không?
Câu hỏi bởi: chinhtm1
Chào bác sĩ!
Người thân của tôi năm nay 24 tuổi, là nữ giới, bị hở nhẹ một bên van tim. Tôi xin hỏi bác sĩ bị như vậy có tác động gì không?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai
Chào bạn!
Khi mở, van tim cho máu chảy qua theo một chiều; khi đóng, van tim ngăn không cho máu chảy ngược lại. Nếu van đóng không kín là bệnh hở van tim, nếu van mở không đủ rộng là bệnh hẹp van tim. Trong câu hỏi, bạn không nêu rõ mình bị hở van nào. Với mức hở van ba lá 1-1,5/4 thì không đáng kể, còn với hở van hai lá hoặc hở van động mạch chủ cần lưu tâm kỹ hơn. Độ nặng của hở van hai lá và hở van động mạch chủ được chia thành 4 mức: 1/4 là hở nhẹ, 2/4 hở trung bình, 3/4 hở nặng, 4/4 hở rất nặng.
Khi van tim bị hở, máu phụt ngược trở lại gây ứ ở tim, tim phải làm việc nhiều hơn để đẩy cả lượng máu ứ đó đi, lâu dần sẽ bị suy yếu. Tùy mức độ hở nặng hay nhẹ, đã có biến chứng hay chưa mà người bệnh có các triệu chứng như: mệt mỏi, khó thở, đau ngực, suy tim, rối loạn nhịp…Để quyết định một tình trạng hở van tim có cần điều trị thuốc hoặc phẫu thuật, bác sĩ không chỉ dựa vào mức độ hở mà còn căn cứ vào triệu chứng có ở người bệnh (nhất là triệu chứng mệt), sự tiến triển của hở van, mức độ bị ảnh hưởng của tim, chức năng tim (tim có giãn chưa, tim bóp còn tốt không…).
Khi đã có triệu chứng của bệnh nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa Tim mạch để được đánh giá bệnh và có hướng điều trị. Nếu bạn giữ sức khỏe tốt, sống lành mạnh, theo dõi và điều trị đúng cách, mức hở van nhẹ có thể giữ được trong nhiều năm và chậm tiến triển thành nặng hơn. Một số lời khuyên về lối sống dành cho người hở van tim:
– Kiểm tra huyết áp thường xuyên và điều trị tăng huyết áp (nếu có) vì huyết áp cao làm tim phải gắng sức nhiều hơn.
– Ăn nhạt, ăn ít muối: làm giảm việc giữ nước của cơ thể, tránh cho tim phải gắng sức và không làm tăng huyết áp. Ăn thức ăn ít chất béo và kiểm tra nồng độ mỡ trong máu thường xuyên để phòng ngừa bệnh mạch vành vì bệnh mạch vành ảnh hưởng tới cơ tim, đưa đến tăng mức độ hở van tim.
– Không uống cà phê: hở van tim có thể kèm theo tình trạng rối loạn nhịp. Cà phê sẽ làm nặng thêm rối loạn nhịp (nếu có). Không uống rượu: tương tự cà phê, rượu cũng làm xấu hơn tình trạng rối loạn nhịp. Ngoài ra, uống rượu nhiều có thể gây bệnh cơ tim, ảnh hưởng tình trạng hở van.
– Tránh để quá cân vì tình trạng quá cân là một gánh nặng cho tim khi co bóp. Tập thể dục mỗi ngày. Sinh hoạt điều độ, tránh hoạt động gắng sức.
Chúc người thân của bạn mạnh khoẻ!
Bị hở van tim có nên tập Aerobic?
Câu hỏi bởi: gam
Chào bác sĩ!
Em năm nay 23 tuổi, bị tim bẩm sinh. Em bị bệnh hở van tim có tập thể dục Aerobic được không? Có làm bệnh nặng hơn không?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai
Chào bạn!
Van tim của con người giống như van một chiều trong hệ thống máy bơm, giúp máu lưu thông theo một chiều, máu từ tĩnh mạch về tim và từ tim đi ra động mạch mà không thể chảy theo chiều ngược lại. Nếu không có van tim, máu sẽ lưu thông hai chiều và tim không thể đẩy máu đi nuôi cơ thể. Van tim bị hở sẽ làm quá trình lưu thông máu khó khăn hơn. Tim người có bốn van: van hai lá, van ba lá, van động mạch chủ và van động mạch phổi.
Bạn bị hở van tim bẩm sinh nhưng bạn không nói rõ bị ở van nào, hở một van hay phối hợp nhiều van, mức độ hở như thế nào nên khó có thể tư vấn chính xác cho bạn. Tuy nhiên có thể tư vấn cho bạn dựa vào mức độ hở van tim của bạn trên siêu âm tim. Quy ước trên siêu âm tính độ hở của van tim có bốn mức: hở 1/4, 2/4, 3/4 và 4/4. Nếu chỉ bị hở từ 2/4 trở xuống thì chưa phải chữa trị mà chỉ cần định kỳ tái khám, theo dõi, ngoại trừ việc hở van tim là hậu quả của những bệnh khác như thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim, thấp tim… Van tim bị hở từ 2/4 trở lên mới cần phải chú ý, kiểm tra để xác định lí do và chữa trị. Khi van tim bị hở 3/4 trở lên mới phải chữa trị tích cực. Nếu bị hở từ 3,5/4 trở lên sẽ mổ để sửa chữa van tim hoặc thay van tim tạo.
Tập thể dục nói chung rất tốt cho tim mạch như: cải thiện hệ thống tim mạch, tăng khả năng lưu thông ôxy trong cơ thể, cải thiện các biểu hiện suy tim, hạ huyết áp. Tuy nhiên, với những người có vấn đề về bệnh tim mạch nói chung và bệnh hở van tim bẩm sinh như của bạn nói riêng cần đến khám bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể về một chế độ tập luyện với cường độ phù hợp. Tốt nhất là chỉ chọn những môn thể thao không đòi hỏi nhiều thể lực như đi bộ, chạy bộ (chậm), bơi lội, thể dục nhẹ nhàng… Đặc biệt, cần khởi động kỹ tối thiểu 15 phút để các hệ cơ-xương-khớp, hệ tuần hoàn và hô hấp có thể thích nghi với nhịp độ vận động.
Nếu bạn chỉ hở van tim độ II trở xuống, bạn có thể tập Aerobic. Các bài tập Aerobic được cho là giúp cải thiện hệ tim mạch, hô hấp, phát triển cơ bắp, tăng cường nhận thức, tự tin, khả năng sáng tạo. Tuy nhiên, bạn chỉ nên tập các bài tập Aerobic với cường độ nhẹ và ngưng ngay việc tập thể dục nếu có những triệu chứng sau:
Đau ngực
Chóng mặt, hoa mắt
Bỗng dưng cảm thấy nặng nề không rõ lý do
Bị áp lực lớn ở cổ, ngực, quai hàm hoặc cánh tay, vai
Nếu bạn bị hở van tim từ độ II trở lên, bạn không nên tập Aerobic vì có thể sẽ làm hở van tim của bạn tiến triển dẫn đến suy tim. Tốt nhất là bạn nên đến bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp cụ thể về chế độ tập luyện thích hợp.
Chúc bạn khỏe mạnh!
Hở van tim có nên ngừng chơi thể thao?
Câu hỏi bởi: Đoàn Anh Tuấn
Chào bác sĩ.
Lần đi hiến máu cách đây một năm có một bác sĩ bảo cháu có vấn đề về tim, cụ thể là hở van tim. Cháu vẫn chơi thể thao bình thường nhưng cảm thấy hụt hơi hơn trước và lâu lâu cũng thấy nhói nhói ngực trái. Nếu đúng là cháu bị hở van tim thì có thể chữa trị bằng thuốc không ạ và có nên ngừng chơi thể thao không ạ? Nhờ bác sĩ giải đáp giúp ạ.
Cám ơn bác sĩ!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào cháu!
Hở van tim là tình trạng van tim đóng không kín làm dòng máu trào ngược lại buồng tim, do vậy tim phải co bóp nhiều hơn, lâu dần dẫn đến suy tim và có thể gây tử vong. Hiện nay, bệnh hở van tim được chia 4 mức độ hở là 1/4, 2/4, 3/4 và 4/4. Nếu chỉ hở từ 2/4 trở xuống thì mức độ không quá nghiêm trọng, tuy nhiên phải tái khám và theo dõi định kỳ, đề phòng biến chứng.
Nếu hở từ 3/4 trở lên thì mức độ khá nghiêm trọng, phải chữa trị tích cực cũng như áp dụng các phương pháp hỗ trợ một cách tối ưu nhất hoặc mổ để sửa chữa hoặc thay van tim. Các triệu chứng điển hình nhất của hở van tim vẫn là đau ngực, khó thở, mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt… Cháu đi hiến máu và được bác sĩ cho biết là bị hở van tim
Với các triệu chứng của cháu thì cũng có thể cháu bị hở van tim. Tuy nhiên, để chẩn đoán thì không thể chỉ dựa trên biểu hiện. Cháu cần đi khám chuyên khoa Tim mạch để xác định xem có bị hở van tim không và nếu hở thì ở mức độ nào để có hướng chữa trị phù hợp.
Chúc cháu mạnh khỏe!
Cháu bị bệnh hở van tim và huyết áp thấp
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa Bác sĩ.
Cháu tên Nguyên, năm nay 22 tuổi cháu bị bệnh hở van tim và huyết áp thấp, cháu có phải kiêng cữ và nhịp độ sống như thế nào thì phù hợp ạ.
Xin cám ơn!
Bác sĩ Nguyễn Vũ Cẩm Tú
Chào cháu.
Tim có bốn buồng, thông với nhau và với động mạch chủ bằng van tim. Các van này hoạt động như những cánh cửa, “cửa” đóng không kín là bệnh hở van tim, “cửa” mở he hé không đủ rộng là bệnh hẹp van tim.
Một người có thể bị tổn thương nhiều van cùng lúc, một van có thể vừa bị hẹp vừa bị hở. Hở van tim tức là tình trạng van tim đóng không kín làm dòng máu trào ngược lại buồng tim do vậy tim phải co bóp nhiều hơn. Nếu không được chữa trị, bệnh van tim có thể tiến triển từ nhẹ tới nặng. khiến tim phải tăng sức co bóp để đảm bảo đưa đủ máu đi nuôi cơ thể, lâu ngày dẫn đến suy tim.
Ngoài suy tim, bệnh van tim còn có thể đưa đến các biến chứng rối loạn nhịp tim, viêm phổi, phù phổi, nhồi máu phổi, tắc mạch (não, chi, thận, mạc treo…), viêm nội tâm mạc nhiễm trùng…
Để góp phần ngừa ngừa những biến chứng này, người bệnh van tim cần lưu ý những điểm sau:
Sinh hoạt điều độ, tránh hoạt động gắng sức. Kiểm tra huyết áp thường xuyên và điều trị tăng huyết áp (nếu có) vì huyết áp cao khiến tim gắng sức nhiều hơn. Ăn ít muối: ăn nhiều muối làm tăng giữ nước, tăng huyết áp và do vậy tăng thêm gánh nặng cho tim. Không uống rượu, cà phê: rượu và cà phê có thể làm nặng hơn tình trạng rối loạn nhịp tim. Tránh để bị thừa cân tạo gánh nặng cho tim khi co bóp. Tập thể dục đều đặn: giúp tăng cường các hoạt động sinh lý. Tập bao lâu và cường độ thế nào tuỳ thuộc vào khả năng chịu đựng của bệnh nhân và cần tránh để tim rơi vào trạng thái gắng sức. Khám răng thường xuyên: phòng ngừa viêm nội tâm mạc nhiễm trùng bằng cách giữ vệ sinh răng miệng, khám răng thường xuyên. Cần nhớ uống kháng sinh trước khi được làm thủ thuật hoặc chữa trị răng. Tuân thủ chế độ chữa trị nội khoa: tái khám đúng lịch hẹn và dùng thuốc theo toa bác sĩ. Với phụ nữ, mang thai là một gánh nặng đối với tim, nên cần tham khảo ý kiến của bác sĩ khi muốn có thai.
Nếu có thai, bác sĩ tim mạch, bác sĩ sản khoa sẽ phải theo dõi sát sao tình trạng bệnh nhân trong thai kỳ, khi sinh và sau khi sinh.
Chúc cháu sức khỏe!
Hở van tim, khó thở ở lồng ngực là bệnh gì?
Câu hỏi bởi: Tom
Chào bác sĩ.
Em được bác sĩ chẩn đoán là hở van tim nhưng cách đây gần 4 năm rồi. Giờ em đang có triệu chứng co thắt khó thở ở lồng ngực và em chỉ nằm được gối cao thôi. Vậy tình trạng của em hiện tại có nặng quá không ạ. Em sợ đi bác sĩ nên từ lúc đi khám đấy em không dám đi khám nữa.
Cám ơn bác sĩ.
Bác sĩ Đỗ Hồng Kiên
Chào bạn!
Ở đây không biết bạn hở van tim gì, và mức độ là bao nhiêu? Do đó không thể khẳng định biểu hiện mà bạn có là do tim mạch. Còn biểu hiện bạn mô tả có rất nhiều nguyên nhân ngoài tim mạch như bệnh về phổi, màng phổi (viêm phổi, màng phổi, dày dính màng phổi, hen phế quản…) hay bệnh của hệ thần kinh, sức khỏe tâm thần… Vì vậy, để biết bệnh của bạn có nặng hay không trước hết phải biết bạn bị bệnh gì, giai đoạn bệnh ra sao. Trường hợp này bạn nên đến khám tại cơ sở y tế để có chẩn đoán chính xác và chữa trị phù hợp.
Chúc bạn mau khỏe!
Hở nhẹ van tim có sao không?
Câu hỏi bởi: chinhtm1
Chào bác sĩ!
Người thân của tôi năm nay 24 tuổi, là nữ giới, bị hở nhẹ một bên van tim. Tôi xin hỏi bác sĩ bị như vậy có tác động gì không?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai
Chào bạn!
Khi mở, van tim cho máu chảy qua theo một chiều; khi đóng, van tim ngăn không cho máu chảy ngược lại. Nếu van đóng không kín là bệnh hở van tim, nếu van mở không đủ rộng là bệnh hẹp van tim. Trong câu hỏi, bạn không nêu rõ mình bị hở van nào. Với mức hở van ba lá 1-1,5/4 thì không đáng kể, còn với hở van hai lá hoặc hở van động mạch chủ cần lưu tâm kỹ hơn. Độ nặng của hở van hai lá và hở van động mạch chủ được chia thành 4 mức: 1/4 là hở nhẹ, 2/4 hở trung bình, 3/4 hở nặng, 4/4 hở rất nặng.
Khi van tim bị hở, máu phụt ngược trở lại gây ứ ở tim, tim phải làm việc nhiều hơn để đẩy cả lượng máu ứ đó đi, lâu dần sẽ bị suy yếu. Tùy mức độ hở nặng hay nhẹ, đã có biến chứng hay chưa mà người bệnh có các triệu chứng như: mệt mỏi, khó thở, đau ngực, suy tim, rối loạn nhịp…Để quyết định một tình trạng hở van tim có cần điều trị thuốc hoặc phẫu thuật, bác sĩ không chỉ dựa vào mức độ hở mà còn căn cứ vào triệu chứng có ở người bệnh (nhất là triệu chứng mệt), sự tiến triển của hở van, mức độ bị ảnh hưởng của tim, chức năng tim (tim có giãn chưa, tim bóp còn tốt không…).
Khi đã có triệu chứng của bệnh nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa Tim mạch để được đánh giá bệnh và có hướng điều trị. Nếu bạn giữ sức khỏe tốt, sống lành mạnh, theo dõi và điều trị đúng cách, mức hở van nhẹ có thể giữ được trong nhiều năm và chậm tiến triển thành nặng hơn. Một số lời khuyên về lối sống dành cho người hở van tim:
– Kiểm tra huyết áp thường xuyên và điều trị tăng huyết áp (nếu có) vì huyết áp cao làm tim phải gắng sức nhiều hơn.
– Ăn nhạt, ăn ít muối: làm giảm việc giữ nước của cơ thể, tránh cho tim phải gắng sức và không làm tăng huyết áp. Ăn thức ăn ít chất béo và kiểm tra nồng độ mỡ trong máu thường xuyên để phòng ngừa bệnh mạch vành vì bệnh mạch vành ảnh hưởng tới cơ tim, đưa đến tăng mức độ hở van tim.
– Không uống cà phê: hở van tim có thể kèm theo tình trạng rối loạn nhịp. Cà phê sẽ làm nặng thêm rối loạn nhịp (nếu có). Không uống rượu: tương tự cà phê, rượu cũng làm xấu hơn tình trạng rối loạn nhịp. Ngoài ra, uống rượu nhiều có thể gây bệnh cơ tim, ảnh hưởng tình trạng hở van.
– Tránh để quá cân vì tình trạng quá cân là một gánh nặng cho tim khi co bóp. Tập thể dục mỗi ngày. Sinh hoạt điều độ, tránh hoạt động gắng sức.
Chúc người thân của bạn mạnh khoẻ!
Bị hở van tim có nên tập Aerobic?
Câu hỏi bởi: gam
Chào bác sĩ!
Em năm nay 23 tuổi, bị tim bẩm sinh. Em bị bệnh hở van tim có tập thể dục Aerobic được không? Có làm bệnh nặng hơn không?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai
Chào bạn!
Van tim của con người giống như van một chiều trong hệ thống máy bơm, giúp máu lưu thông theo một chiều, máu từ tĩnh mạch về tim và từ tim đi ra động mạch mà không thể chảy theo chiều ngược lại. Nếu không có van tim, máu sẽ lưu thông hai chiều và tim không thể đẩy máu đi nuôi cơ thể. Van tim bị hở sẽ làm quá trình lưu thông máu khó khăn hơn. Tim người có bốn van: van hai lá, van ba lá, van động mạch chủ và van động mạch phổi.
Bạn bị hở van tim bẩm sinh nhưng bạn không nói rõ bị ở van nào, hở một van hay phối hợp nhiều van, mức độ hở như thế nào nên khó có thể tư vấn chính xác cho bạn. Tuy nhiên có thể tư vấn cho bạn dựa vào mức độ hở van tim của bạn trên siêu âm tim. Quy ước trên siêu âm tính độ hở của van tim có bốn mức: hở 1/4, 2/4, 3/4 và 4/4. Nếu chỉ bị hở từ 2/4 trở xuống thì chưa phải chữa trị mà chỉ cần định kỳ tái khám, theo dõi, ngoại trừ việc hở van tim là hậu quả của những bệnh khác như thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim, thấp tim… Van tim bị hở từ 2/4 trở lên mới cần phải chú ý, kiểm tra để xác định lí do và chữa trị. Khi van tim bị hở 3/4 trở lên mới phải chữa trị tích cực. Nếu bị hở từ 3,5/4 trở lên sẽ mổ để sửa chữa van tim hoặc thay van tim tạo.
Tập thể dục nói chung rất tốt cho tim mạch như: cải thiện hệ thống tim mạch, tăng khả năng lưu thông ôxy trong cơ thể, cải thiện các biểu hiện suy tim, hạ huyết áp. Tuy nhiên, với những người có vấn đề về bệnh tim mạch nói chung và bệnh hở van tim bẩm sinh như của bạn nói riêng cần đến khám bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể về một chế độ tập luyện với cường độ phù hợp. Tốt nhất là chỉ chọn những môn thể thao không đòi hỏi nhiều thể lực như đi bộ, chạy bộ (chậm), bơi lội, thể dục nhẹ nhàng… Đặc biệt, cần khởi động kỹ tối thiểu 15 phút để các hệ cơ-xương-khớp, hệ tuần hoàn và hô hấp có thể thích nghi với nhịp độ vận động.
Nếu bạn chỉ hở van tim độ II trở xuống, bạn có thể tập Aerobic. Các bài tập Aerobic được cho là giúp cải thiện hệ tim mạch, hô hấp, phát triển cơ bắp, tăng cường nhận thức, tự tin, khả năng sáng tạo. Tuy nhiên, bạn chỉ nên tập các bài tập Aerobic với cường độ nhẹ và ngưng ngay việc tập thể dục nếu có những triệu chứng sau:
Đau ngực
Chóng mặt, hoa mắt
Bỗng dưng cảm thấy nặng nề không rõ lý do
Bị áp lực lớn ở cổ, ngực, quai hàm hoặc cánh tay, vai
Nếu bạn bị hở van tim từ độ II trở lên, bạn không nên tập Aerobic vì có thể sẽ làm hở van tim của bạn tiến triển dẫn đến suy tim. Tốt nhất là bạn nên đến bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp cụ thể về chế độ tập luyện thích hợp.
Chúc bạn khỏe mạnh!
Hở van tim có nên ngừng chơi thể thao?
Câu hỏi bởi: Đoàn Anh Tuấn
Chào bác sĩ.
Lần đi hiến máu cách đây một năm có một bác sĩ bảo cháu có vấn đề về tim, cụ thể là hở van tim. Cháu vẫn chơi thể thao bình thường nhưng cảm thấy hụt hơi hơn trước và lâu lâu cũng thấy nhói nhói ngực trái. Nếu đúng là cháu bị hở van tim thì có thể chữa trị bằng thuốc không ạ và có nên ngừng chơi thể thao không ạ? Nhờ bác sĩ giải đáp giúp ạ.
Cám ơn bác sĩ!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào cháu!
Hở van tim là tình trạng van tim đóng không kín làm dòng máu trào ngược lại buồng tim, do vậy tim phải co bóp nhiều hơn, lâu dần dẫn đến suy tim và có thể gây tử vong. Hiện nay, bệnh hở van tim được chia 4 mức độ hở là 1/4, 2/4, 3/4 và 4/4. Nếu chỉ hở từ 2/4 trở xuống thì mức độ không quá nghiêm trọng, tuy nhiên phải tái khám và theo dõi định kỳ, đề phòng biến chứng.
Nếu hở từ 3/4 trở lên thì mức độ khá nghiêm trọng, phải chữa trị tích cực cũng như áp dụng các phương pháp hỗ trợ một cách tối ưu nhất hoặc mổ để sửa chữa hoặc thay van tim. Các triệu chứng điển hình nhất của hở van tim vẫn là đau ngực, khó thở, mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt… Cháu đi hiến máu và được bác sĩ cho biết là bị hở van tim
Với các triệu chứng của cháu thì cũng có thể cháu bị hở van tim. Tuy nhiên, để chẩn đoán thì không thể chỉ dựa trên biểu hiện. Cháu cần đi khám chuyên khoa Tim mạch để xác định xem có bị hở van tim không và nếu hở thì ở mức độ nào để có hướng chữa trị phù hợp.
Chúc cháu mạnh khỏe!
Cháu bị bệnh hở van tim và huyết áp thấp
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa Bác sĩ.
Cháu tên Nguyên, năm nay 22 tuổi cháu bị bệnh hở van tim và huyết áp thấp, cháu có phải kiêng cữ và nhịp độ sống như thế nào thì phù hợp ạ.
Xin cám ơn!
Bác sĩ Nguyễn Vũ Cẩm Tú
Chào cháu.
Tim có bốn buồng, thông với nhau và với động mạch chủ bằng van tim. Các van này hoạt động như những cánh cửa, “cửa” đóng không kín là bệnh hở van tim, “cửa” mở he hé không đủ rộng là bệnh hẹp van tim.
Một người có thể bị tổn thương nhiều van cùng lúc, một van có thể vừa bị hẹp vừa bị hở. Hở van tim tức là tình trạng van tim đóng không kín làm dòng máu trào ngược lại buồng tim do vậy tim phải co bóp nhiều hơn. Nếu không được chữa trị, bệnh van tim có thể tiến triển từ nhẹ tới nặng. khiến tim phải tăng sức co bóp để đảm bảo đưa đủ máu đi nuôi cơ thể, lâu ngày dẫn đến suy tim.
Ngoài suy tim, bệnh van tim còn có thể đưa đến các biến chứng rối loạn nhịp tim, viêm phổi, phù phổi, nhồi máu phổi, tắc mạch (não, chi, thận, mạc treo…), viêm nội tâm mạc nhiễm trùng…
Để góp phần ngừa ngừa những biến chứng này, người bệnh van tim cần lưu ý những điểm sau:
Sinh hoạt điều độ, tránh hoạt động gắng sức. Kiểm tra huyết áp thường xuyên và điều trị tăng huyết áp (nếu có) vì huyết áp cao khiến tim gắng sức nhiều hơn. Ăn ít muối: ăn nhiều muối làm tăng giữ nước, tăng huyết áp và do vậy tăng thêm gánh nặng cho tim. Không uống rượu, cà phê: rượu và cà phê có thể làm nặng hơn tình trạng rối loạn nhịp tim. Tránh để bị thừa cân tạo gánh nặng cho tim khi co bóp. Tập thể dục đều đặn: giúp tăng cường các hoạt động sinh lý. Tập bao lâu và cường độ thế nào tuỳ thuộc vào khả năng chịu đựng của bệnh nhân và cần tránh để tim rơi vào trạng thái gắng sức. Khám răng thường xuyên: phòng ngừa viêm nội tâm mạc nhiễm trùng bằng cách giữ vệ sinh răng miệng, khám răng thường xuyên. Cần nhớ uống kháng sinh trước khi được làm thủ thuật hoặc chữa trị răng. Tuân thủ chế độ chữa trị nội khoa: tái khám đúng lịch hẹn và dùng thuốc theo toa bác sĩ. Với phụ nữ, mang thai là một gánh nặng đối với tim, nên cần tham khảo ý kiến của bác sĩ khi muốn có thai.
Nếu có thai, bác sĩ tim mạch, bác sĩ sản khoa sẽ phải theo dõi sát sao tình trạng bệnh nhân trong thai kỳ, khi sinh và sau khi sinh.
Chúc cháu sức khỏe!
Theo ViCare