Bệnh tay – chân – miệng (TCM) là một hội chứng bệnh ở người do virus đường ruột Coxsackie A16 gây ra. Cùng đọc những lời khuyên sau để hiểu biết hơn về bệnh.
Dấu hiệu bệnh tay chân miệng
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Tôi là nam giới, năm nay 18 tuổi. Ngón tay tôi gần đây thường mọc mụn nước. Vậy có phải là mắc bệnh tay chân miệng không?
Cám ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Thị Thúy
Chào cháu.
Cháu chỉ nói là ngón tay cháu gần đây thường mọc mụn nước, cháu không nói rõ mụn nước có lan không, có kèm ngứa không, mụn có mọc nhiều hơn khi cháu tiếp xúc nhiều với nước có xà phòng không, tôi không thể giải đáp chính xác cho cháu được, để xác định chính xác bệnh, cháu lên đi khám bác sĩ chuyên khoa Da liễu.
Tôi không nghĩ cháu bị mắc bệnh chân tay miệng, mà có khả năng những mụn nước ở ngón tay cháu có thể là sang thương của bệnh tổ đỉa. Nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa vẫn chưa được xác định chính xác, nhưng thường xuất hiện trên cơ địa người dễ mẫn cảm hoặc dị ứng. Bệnh rất dễ tái phát khi tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như chất tẩy rửa, xà phòng, một số thức ăn… và có thể tự khỏi.
Biểu hiện là các mụn nước ở sâu dưới da của ngón tay, chân, lòng bàn tay, chân, gây ngứa nhiều, sau đó da bong tróc thành những mảng nhỏ dính. Nếu bị tổ đỉa, cháu nên:
– Tránh tiếp xúc xà phòng, chất tẩy rửa. Dùng xà phòng dùng cho trẻ sơ sinh để rửa tay.
– Tránh các thức ăn gây dị ứng.
– Bôi các thuốc tiêu sừng hoặc làm dịu da khi đang có tổn thương.
– Bôi chất giữ ẩm da khi da không thấy tổn thương.
– Hạn chế tiếp xúc vùng da dễ bị tổn thương với các vật dụng bằng chất liệu dễ gây dị ứng như cao su, da, nhựa có màu…
Tốt nhất không nên tự ý dùng các loại thuốc bôi và uống khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Nên tái khám sau mỗi đợt chữa trị để đảm bảo bệnh không tái phát.
Còn về các triệu chứng của bệnh tay chân miệng cháu có thể tham khảo dưới đây:
Bệnh tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm do virus, thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ em do virus thuộc nhóm enteroviruses gây nên. Biểu hiện của bệnh là sốt, phát ban dưới dạng các vết loét, gây đau đớn ở niêm mạc miệng và các nốt phỏng nước trên nền ban đỏ ở lòng bàn tay, bàn chân và ở vùng mông.
Bệnh tay chân miệng thường gặp chủ yếu ở trẻ dưới 10 tuổi. Người lớn cũng có thể mắc bệnh nhưng hiếm gặp. Bệnh tay chân miệng thường ở dạng nhẹ và hầu hết bệnh nhân tự phục hồi trong khoảng 7-10 ngày mà không cần chữa trị y tế. Bệnh cũng có thể gây biến chứng nặng ở trẻ em và có thể gây viêm màng não, viêm não và đôi khi gây tử vong.
Virus gây bệnh tay chân miệng lây sang người lành qua tiếp xúc trực tiếp với các chất tiết mũi họng, nước bọt, dịch của bọng nước, phân của người bệnh. Một số người nhiễm bệnh là người lớn có thể đào thải virus ra ngoài cơ thể song không thấy triệu chứng biểu hiện (người lành mang trùng). Bệnh tay chân miệng cũng có thể lây lan khi người khỏe tiếp xúc với các dụng cụ hoặc bề mặt đã bị nhiễm virus gây bệnh tay chân miệng do người bệnh chạm vào.
Bệnh do virus nên hiện nay chưa có thuốc hay vắc-xin đặc hiệu chống virus gây bệnh tay chân miệng. Phòng bệnh bằng vệ sinh tốt và chăm sóc y tế kịp thời cho người bệnh có biểu hiện bệnh nặng.
Các biện pháp phòng bệnh tay chân miệng:
– Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, cọ rửa các bề mặt và vật dụng đã bị nhiễm virus, tránh tiếp xúc gần với người bệnh.
– Cách ly người bị bệnh ở nhà cho đến khi hết sốt và các nốt phỏng nước trong miệng hoặc trên da biến mất để giảm lây truyền bệnh.
Chúc cháu sức khỏe!
Thời gian bị tay chân miệng?
Câu hỏi bởi: duyentran
Thưa bác sĩ.
Bé nhà em năm nay 2 tuổi, bé bị bệnh tay chân miệng. Mong bác sĩ giải đáp cho em từ lúc bị bệnh đến lúc khỏi là bao nhiêu ngày ạ?
Em cảm ơn.
Bác sĩ Nguyễn Thị Thúy
Chào em.
Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người, dễ gây thành dịch do virus đường ruột gây ra. Biểu hiện chính là tổn thương da, niêm mạc dưới dạng phỏng nước ở các vị trí đặc biệt như: niêm mạc miệng, lòng bàn tay, bàn chân, gối… Nếu không thấy biến chứng, trẻ sẽ hồi phục hoàn toàn và ăn uống bình thường sau 7-10 ngày.
Em nên biết bé bị bệnh này thường rất biếng ăn, thậm chí có thể bỏ ăn do các vết loét trong niêm mạc miệng gây đau đớn cho bé. Do đó thức ăn cho bé nên chọn lựa sao cho nhuyễn mịn, mềm, mát… nhằm tạo cảm giác dễ chịu cho bé khi thức ăn, thức uống đi qua các chỗ loét. Trong giai đoạn bệnh bé cần phải được tăng cường dinh dưỡng. Cho bé uống nước nhiều, nhất là các loại nước trái cây.
Chúc cháu bé sớm khỏi bệnh!
Hỏi về dấu hiệu bệnh tay chân miệng?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Xin bác sĩ cho biết: dấu hiệu của chân tay miệng là sao? Có thể có trong những độ tuổi nào?
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Thị Thúy
Chào bạn.
Bệnh tay chân miệng do siêu vi trùng đường ruột thuộc nhóm Coxasackieviruses và Enterovirus 71 gây ra. Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 10 tuổi, gặp nhiều nhất là ở trẻ dưới 3 tuổi. Người lớn cũng có thể mắc bệnh, nếu chưa có miễn dịch. Bệnh xảy ra quanh năm, tăng cao từ tháng 2-4 và từ tháng 9-12 trong năm. Bệnh lây nhanh từ trẻ này sang trẻ khác, từ các chất tiết mũi, miệng, phân, nước bọt lúc trẻ bệnh ho, hắt hơi.
Biểu hiện của bệnh tay chân miệng:
Thời gian ủ bệnh: từ 3-6 ngày.
Sốt: có thể sốt nhẹ thoáng qua, cũng có thể sốt cao 39- 40 độ C.
Đau họng, chảy nước bọt liên tục.
Ăn kém, bú kém hoặc bỏ bú, bỏ ăn.
Khó ngủ, quấy khóc, run chi, giật mình nhiều một cách bất thường.
Sang thương da, niêm mạc chủ yếu nằm ở miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông.
Sang thương ở miệng đa số là những vết loét đỏ (do các bọng nước vỡ ra), đường kính 2-3mm ở vòm họng, niêm mạc má, nướu răng, lưỡi.
Sang thương ở da: thường là bọng nước, có đường kính 2-10 mm, hình bầu dục, hoặc hơi tròn, nổi cộm hay ẩn dưới da, trên nền hồng ban, không đau, khi bọng nước khô, để lại vết thâm da. Chú ý: có một số tình huống không điển hình chỉ có loét miệng, sang thương da rất ít, hoặc không rõ ràng dạng bọng nước, mà chỉ là dạng chấm hoặc hồng ban.
Các biểu hiện khi có biến chứng:
Triệu chứng thần kinh: rung giật cơ, bứt rứt, lừ đừ, yếu chi, co giật, hôn mê.
Triệu chứng của đường hô hấp và tim mạch: thường xuất hiện khi bệnh trở nặng: mạch nhanh, tay chân lạnh, thở nhanh hơn bình thường, sùi bọt hồng ở miệng.
Phân độ nặng của bệnh:
Độ 1: chỉ có loét miệng và hoặc sang thương ở da.
Độ 2: rung giật cơ, bức rức, chới với.
Độ 3: yếu liệt chi, liệt các dây thần kinh sọ, co giật, hôn mê.
Độ 4: suy hô hấp, phù phổi, tăng huyết áp, trụy mạch.
Phân biệt với các bệnh khác:
Dị ứng da: sang thương hồng ban đa dạng nhiều hơn bọng nước.
Viêm da mủ: sang thương đau, đỏ, có mủ, không thấy sang thương trong niêm mạc miệng.
Thủy đậu: sang thương có nhiều lứa tuổi và rải rác toàn thân, không tập trung đặc biệt ở một vùng nào.
Chúc sức khỏe!
Da tiết nhiều dầu, tê bì chân tay, mắt kém miệng có vị lạ, người nóng là bệnh gì?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Cháu năm nay 24 tuổi. Thời dậy thì cháu có biểu hiện tuyến nội tiết hoạt động quá mạnh như da mặt và vai gáy tiết nhiều dầu, nhiều mụn trứng cá. Sau tuổi dậy thì cháu hay bị tim đập nhanh, mạch đập nhanh, mệt mỏi cảm giác bốc hỏa mỗi khi ăn xong. Dạo gần đây cháu rất mệt mỏi mặc dù cháu không thức khuya, đau mỏi toàn thân, tê bì chân tay, mắt kém. Cháu đi tiểu có mùi và miệng lúc nào cũng có vị lạ (cháu không chắc là ngọt hay không nữa). Da cháu là da gà từ bé nhưng gần đây kèm cả da nóng toàn thân như bị sốt vậy. Cháu có thể bị bệnh gì và cháu nên đến cơ sở y tế khám và xét nghiệm như thế nào để biết?
Xin cảm ơn!
Bác sĩ Huỳnh Văn Quang
Chào cháu!
Những thông tin như cháu mô tả cháu bị rối loạn hệ thống thần kinh thể dịch có thể rối loạn cân bằng hệ thầng kinh thực vật giữa phó giao cảm với giao cảm. Cháu nên tới bệnh viện khám tổng quát và làm một số xét nghiệm để tìm lí do để có chẩn đoán chính xác và chữa trị đúng.
Chúc cháu khỏe!
Dấu hiệu bệnh tay chân miệng
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Tôi là nam giới, năm nay 18 tuổi. Ngón tay tôi gần đây thường mọc mụn nước. Vậy có phải là mắc bệnh tay chân miệng không?
Cám ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Thị Thúy
Chào cháu.
Cháu chỉ nói là ngón tay cháu gần đây thường mọc mụn nước, cháu không nói rõ mụn nước có lan không, có kèm ngứa không, mụn có mọc nhiều hơn khi cháu tiếp xúc nhiều với nước có xà phòng không, tôi không thể giải đáp chính xác cho cháu được, để xác định chính xác bệnh, cháu lên đi khám bác sĩ chuyên khoa Da liễu.
Tôi không nghĩ cháu bị mắc bệnh chân tay miệng, mà có khả năng những mụn nước ở ngón tay cháu có thể là sang thương của bệnh tổ đỉa. Nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa vẫn chưa được xác định chính xác, nhưng thường xuất hiện trên cơ địa người dễ mẫn cảm hoặc dị ứng. Bệnh rất dễ tái phát khi tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như chất tẩy rửa, xà phòng, một số thức ăn… và có thể tự khỏi.
Biểu hiện là các mụn nước ở sâu dưới da của ngón tay, chân, lòng bàn tay, chân, gây ngứa nhiều, sau đó da bong tróc thành những mảng nhỏ dính. Nếu bị tổ đỉa, cháu nên:
– Tránh tiếp xúc xà phòng, chất tẩy rửa. Dùng xà phòng dùng cho trẻ sơ sinh để rửa tay.
– Tránh các thức ăn gây dị ứng.
– Bôi các thuốc tiêu sừng hoặc làm dịu da khi đang có tổn thương.
– Bôi chất giữ ẩm da khi da không thấy tổn thương.
– Hạn chế tiếp xúc vùng da dễ bị tổn thương với các vật dụng bằng chất liệu dễ gây dị ứng như cao su, da, nhựa có màu…
Tốt nhất không nên tự ý dùng các loại thuốc bôi và uống khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Nên tái khám sau mỗi đợt chữa trị để đảm bảo bệnh không tái phát.
Còn về các triệu chứng của bệnh tay chân miệng cháu có thể tham khảo dưới đây:
Bệnh tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm do virus, thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ em do virus thuộc nhóm enteroviruses gây nên. Biểu hiện của bệnh là sốt, phát ban dưới dạng các vết loét, gây đau đớn ở niêm mạc miệng và các nốt phỏng nước trên nền ban đỏ ở lòng bàn tay, bàn chân và ở vùng mông.
Bệnh tay chân miệng thường gặp chủ yếu ở trẻ dưới 10 tuổi. Người lớn cũng có thể mắc bệnh nhưng hiếm gặp. Bệnh tay chân miệng thường ở dạng nhẹ và hầu hết bệnh nhân tự phục hồi trong khoảng 7-10 ngày mà không cần chữa trị y tế. Bệnh cũng có thể gây biến chứng nặng ở trẻ em và có thể gây viêm màng não, viêm não và đôi khi gây tử vong.
Virus gây bệnh tay chân miệng lây sang người lành qua tiếp xúc trực tiếp với các chất tiết mũi họng, nước bọt, dịch của bọng nước, phân của người bệnh. Một số người nhiễm bệnh là người lớn có thể đào thải virus ra ngoài cơ thể song không thấy triệu chứng biểu hiện (người lành mang trùng). Bệnh tay chân miệng cũng có thể lây lan khi người khỏe tiếp xúc với các dụng cụ hoặc bề mặt đã bị nhiễm virus gây bệnh tay chân miệng do người bệnh chạm vào.
Bệnh do virus nên hiện nay chưa có thuốc hay vắc-xin đặc hiệu chống virus gây bệnh tay chân miệng. Phòng bệnh bằng vệ sinh tốt và chăm sóc y tế kịp thời cho người bệnh có biểu hiện bệnh nặng.
Các biện pháp phòng bệnh tay chân miệng:
– Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, cọ rửa các bề mặt và vật dụng đã bị nhiễm virus, tránh tiếp xúc gần với người bệnh.
– Cách ly người bị bệnh ở nhà cho đến khi hết sốt và các nốt phỏng nước trong miệng hoặc trên da biến mất để giảm lây truyền bệnh.
Chúc cháu sức khỏe!
Thời gian bị tay chân miệng?
Câu hỏi bởi: duyentran
Thưa bác sĩ.
Bé nhà em năm nay 2 tuổi, bé bị bệnh tay chân miệng. Mong bác sĩ giải đáp cho em từ lúc bị bệnh đến lúc khỏi là bao nhiêu ngày ạ?
Em cảm ơn.
Bác sĩ Nguyễn Thị Thúy
Chào em.
Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người, dễ gây thành dịch do virus đường ruột gây ra. Biểu hiện chính là tổn thương da, niêm mạc dưới dạng phỏng nước ở các vị trí đặc biệt như: niêm mạc miệng, lòng bàn tay, bàn chân, gối… Nếu không thấy biến chứng, trẻ sẽ hồi phục hoàn toàn và ăn uống bình thường sau 7-10 ngày.
Em nên biết bé bị bệnh này thường rất biếng ăn, thậm chí có thể bỏ ăn do các vết loét trong niêm mạc miệng gây đau đớn cho bé. Do đó thức ăn cho bé nên chọn lựa sao cho nhuyễn mịn, mềm, mát… nhằm tạo cảm giác dễ chịu cho bé khi thức ăn, thức uống đi qua các chỗ loét. Trong giai đoạn bệnh bé cần phải được tăng cường dinh dưỡng. Cho bé uống nước nhiều, nhất là các loại nước trái cây.
Chúc cháu bé sớm khỏi bệnh!
Hỏi về dấu hiệu bệnh tay chân miệng?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Xin bác sĩ cho biết: dấu hiệu của chân tay miệng là sao? Có thể có trong những độ tuổi nào?
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Thị Thúy
Chào bạn.
Bệnh tay chân miệng do siêu vi trùng đường ruột thuộc nhóm Coxasackieviruses và Enterovirus 71 gây ra. Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 10 tuổi, gặp nhiều nhất là ở trẻ dưới 3 tuổi. Người lớn cũng có thể mắc bệnh, nếu chưa có miễn dịch. Bệnh xảy ra quanh năm, tăng cao từ tháng 2-4 và từ tháng 9-12 trong năm. Bệnh lây nhanh từ trẻ này sang trẻ khác, từ các chất tiết mũi, miệng, phân, nước bọt lúc trẻ bệnh ho, hắt hơi.
Biểu hiện của bệnh tay chân miệng:
Thời gian ủ bệnh: từ 3-6 ngày.
Sốt: có thể sốt nhẹ thoáng qua, cũng có thể sốt cao 39- 40 độ C.
Đau họng, chảy nước bọt liên tục.
Ăn kém, bú kém hoặc bỏ bú, bỏ ăn.
Khó ngủ, quấy khóc, run chi, giật mình nhiều một cách bất thường.
Sang thương da, niêm mạc chủ yếu nằm ở miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông.
Sang thương ở miệng đa số là những vết loét đỏ (do các bọng nước vỡ ra), đường kính 2-3mm ở vòm họng, niêm mạc má, nướu răng, lưỡi.
Sang thương ở da: thường là bọng nước, có đường kính 2-10 mm, hình bầu dục, hoặc hơi tròn, nổi cộm hay ẩn dưới da, trên nền hồng ban, không đau, khi bọng nước khô, để lại vết thâm da. Chú ý: có một số tình huống không điển hình chỉ có loét miệng, sang thương da rất ít, hoặc không rõ ràng dạng bọng nước, mà chỉ là dạng chấm hoặc hồng ban.
Các biểu hiện khi có biến chứng:
Triệu chứng thần kinh: rung giật cơ, bứt rứt, lừ đừ, yếu chi, co giật, hôn mê.
Triệu chứng của đường hô hấp và tim mạch: thường xuất hiện khi bệnh trở nặng: mạch nhanh, tay chân lạnh, thở nhanh hơn bình thường, sùi bọt hồng ở miệng.
Phân độ nặng của bệnh:
Độ 1: chỉ có loét miệng và hoặc sang thương ở da.
Độ 2: rung giật cơ, bức rức, chới với.
Độ 3: yếu liệt chi, liệt các dây thần kinh sọ, co giật, hôn mê.
Độ 4: suy hô hấp, phù phổi, tăng huyết áp, trụy mạch.
Phân biệt với các bệnh khác:
Dị ứng da: sang thương hồng ban đa dạng nhiều hơn bọng nước.
Viêm da mủ: sang thương đau, đỏ, có mủ, không thấy sang thương trong niêm mạc miệng.
Thủy đậu: sang thương có nhiều lứa tuổi và rải rác toàn thân, không tập trung đặc biệt ở một vùng nào.
Chúc sức khỏe!
Da tiết nhiều dầu, tê bì chân tay, mắt kém miệng có vị lạ, người nóng là bệnh gì?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Cháu năm nay 24 tuổi. Thời dậy thì cháu có biểu hiện tuyến nội tiết hoạt động quá mạnh như da mặt và vai gáy tiết nhiều dầu, nhiều mụn trứng cá. Sau tuổi dậy thì cháu hay bị tim đập nhanh, mạch đập nhanh, mệt mỏi cảm giác bốc hỏa mỗi khi ăn xong. Dạo gần đây cháu rất mệt mỏi mặc dù cháu không thức khuya, đau mỏi toàn thân, tê bì chân tay, mắt kém. Cháu đi tiểu có mùi và miệng lúc nào cũng có vị lạ (cháu không chắc là ngọt hay không nữa). Da cháu là da gà từ bé nhưng gần đây kèm cả da nóng toàn thân như bị sốt vậy. Cháu có thể bị bệnh gì và cháu nên đến cơ sở y tế khám và xét nghiệm như thế nào để biết?
Xin cảm ơn!
Bác sĩ Huỳnh Văn Quang
Chào cháu!
Những thông tin như cháu mô tả cháu bị rối loạn hệ thống thần kinh thể dịch có thể rối loạn cân bằng hệ thầng kinh thực vật giữa phó giao cảm với giao cảm. Cháu nên tới bệnh viện khám tổng quát và làm một số xét nghiệm để tìm lí do để có chẩn đoán chính xác và chữa trị đúng.
Chúc cháu khỏe!
Theo ViCare