Nước ối là những dưỡng chất tạo môi trường nuôi thai nhi. Vì vậy, nó có ảnh hưởng vô cùng lớn đối với sự phát triển của các em bé trong bụng mẹ – điều mà phụ nữ mang thai nhất định không thể không biết tới.
Dư nước ối có ảnh hưởng tới thai nhi không?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Vợ em hiện đang trong tuần thứ 34 của thai kỳ. Vừa qua vợ em có đi khám thai định kỳ và siêu âm cho kết quả như sau:
BPD: 83mm
FL: 62mm
Chỉ số ối AFI: 22cm.
Cân nặng: #2317gr.
Bác sĩ thăm khám có nói rằng thai phát triển tốt nhưng hơi dư ối và hẹn 4 tuần sau mới tái khám. Em muốn hỏi bác sĩ rằng trong trường hợp của vợ em là dư nước ối vậy có cần phải theo dõi thường xuyên hơn không và có tác động gì tới em bé không. Từ khi có bầu đến nay vợ em đã lên gần 16kg như vậy có phải tăng cân quá mức không. Em thắc mắc những tuần thai cuối này tại sao bác sĩ không theo dõi thường xuyên hơn mà hẹn đến 4 tuần mới khám lại.
Trong tuần thai này vợ em có hiện tượng tiểu đêm nhiều, tiêu chảy nhẹ, phù chân và có xuất hiện cơn gò tử cung gây cảm giác hơi đau. Như vậy đây có phải dấu hiệu của dọa sinh non không. Khi có dấu hiệu nào thì mình cần phải đến bệnh viện ngay ạ.
Em xin cảm ơn.
Bác sĩ Lê Huy Tuấn
Chào bạn!
BPD là đường kính lưỡng đỉnh (đầu thai nhi), FL là chiều dài xương đùi, chỉ số ối là đo nước ối ở 4 góc của tử cung đối với thai nhi, cân nặng khoảng 2300g. Tất cả các chỉ số như vậy có thể coi như bình thường. Nước ối do cơ thể người mẹ sản xuất ra và được thai nhi cùng với cơ thể mẹ hấp thu luân chuyển trong vòng 24 giờ, với chỉ số ối như vậy không phải là dư ối.
Tuy nhiên nếu bạn có triệu chứng phù chân thì bạn cần đi khám chuyên khoa Sản ngay nhé, cần xét nghiệm nước tiểu xem có protein niệu không? Đo huyết áp xem có bị tăng huyết áp không? Xét nghiệm đường máu xem có bị tiểu đường thai kỳ không? Siêu âm kiểm tra vị trí bánh rau ở đâu? Kiểm tra cơn co tử cung sinh lý hay bất thường… Có các kết quả mới có chẩn đoán và hướng chữa trị phù hợp được.
Chúc bạn khỏe.
Nước ối nhiều hơn bình thường có ảnh hưởng không và xử lý như thế nào?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Em năm nay 24 tuổi, đang có bầu con đầu lòng. Hôm qua em đi khám bác sĩ nói là nước ối nhiều hơn bình thường. Em xin hỏi như vậy có tác động gì không? Cách xử lý như thế nào ạ?
Xin cám ơn!
Bác sĩ Đinh Văn Tài
Chào bạn!
Nước ối đóng vai trò quan trọng cho sự tồn tại và phát triển của thai nhi. Thông thường, lượng nước ối tăng dần theo tuổi thai và giảm dần vào sát ngày sinh, do vậy khi so sánh lượng nước ối thực tế với lượng nước ối trung bình ở tuổi thai tương ứng thì có thể xác định lượng nước ối nhiều hơn hay ít hơn bình thường. Hiện tượng nhiều ối (đa ối) có thể dẫn tới một số biến chứng như ối vỡ sớm gây sinh non, túi ối căng có thể khiến cho ngôi thai bị đảo lộn bất thường, có thể gây đờ tử cung ở mẹ, băng huyết sau sinh, em bé thường nhẹ cân,…
Trường hợp của bạn đã đi khám và xác định nước ối nhiều hơn bình thường, nhưng không rõ bạn đang mang bầu ở tuần thứ bao nhiêu, có triệu chứng gì bất thường kèm theo hay không,… Tuy nhiên, nếu bạn đã đi khám ở cơ sở y tế chuyên khoa Sản phụ thì cũng nên yên tâm vì lượng nước ối nhiều hơn một chút sẽ không tác động tới thai nhi và mẹ, còn trong tình huống nhiều ối ở mức nguy hiểm thì bác sĩ sẽ cho lời khuyên cụ thể.
Do vậy, trước hết bạn không nên lo lắng quá mức vì có thể tác động tới sức khoẻ của bạn và của thai nhi. Ngoài việc đảm bảo chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý, bạn cần đi khám lại theo hẹn của bác sĩ chuyên khoa, đồng thời bạn cũng cần theo dõi sát tình trạng sức khỏe của mình, nếu thấy bất kỳ triệu chứng gì bất thường như bụng to nhanh, da bụng căng bóng, khó thở, mệt mỏi,… Thì cần tới cơ sở chuyên khoa Sản phụ để khám kiểm tra và khắc phục kịp thời. Chính vì có những thay đổi, diễn biến không lường trước được về mặt sức khỏe của bà mẹ và thai nhi trong khi mang thai, nên việc khám thai định kỳ (tối thiểu 3 lần trong thai kỳ) đóng vai trò hết sức quan trọng.
Chúc bạn khỏe!
Nhiều nước ối có ảnh hưởng đến mẹ và bé không?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Cháu chào bác sĩ!
Bác sĩ cho cháu hỏi là hôm qua cháu đi khám thai thì bác sĩ chẩn đoán thai nhi được hơn 9 tuần nhưng bác sĩ bảo cháu nhiều nước ối. Như vậy có tác động gì tới cháu và thai nhi không ạ?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Lê Huy Tuấn
Chào bạn!
Thai 8 tuần không thể chẩn đoán là nhiều nước ối được vì thế bạn cần xem lại chẩn đoán này nhé. Bạn nên đi khám thai, siêu âm thai ở bệnh viện chuyên khoa Sản, bác sĩ chuyên khoa Sản khám và theo dõi nhé. Thai 8 tuần cần biết các thông số cơ bản sau: kích thước túi ối, hình dạng túi ối, âm vang thai, tim thai, màng nuôi…
Chúc bạn khỏe!
Hỏi về xét nghiệm chọc nước ối phát hiện trẻ bị Down
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ
Chị nhà em năm nay 34 tuổi, đi khám ở bệnh viện Từ Dũ, xét nghiệm máu nói bé bị nguy cơ bệnh Down cao, tỉ lệ kết hợp là 1:248 và hẹn 3 tuần sau quay lại chọc nước ối, vậy bác sĩ cho em hỏi tỉ lệ kết hợp ấy có nguy cơ cao là bé bị Down sau khi chọc nước ối không?
Cảm ơn bác sĩ
Bác sĩ Lê Huy Tuấn
Chào bạn!
Chọc ối là xét nghiệm chẩn đoán bệnh do vậy cần có xét nghiệm này mới chẩn đoán chắc chắn được có bị hay không. Tỷ lệ 1:248 có nghĩa là trong 248 tình huống sẽ có 1 tình huống bị Down. Bạn đã có chỉ định thì nên tuân thủ nhé.
Chúc bạn khỏe.
Trẻ bị nhiễm độc nước ối có phải do lỗi người mẹ?
Câu hỏi bởi: 1688637786
Chào bác sĩ!
Bác sĩ cho em hỏi những lí do dẫn đến nhiễm độc nước ối ở trẻ sau khi sinh ạ. Về trường hợp này có phải lỗi hoàn toàn do người mẹ không ạ? Mẹ bé người dân tộc lúc mang thai bác sĩ có nói là thiếu ối đề nghị về uống nhiều nước để tăng ối. Gần ngày sinh tái khám nước ối bình thưòng trở lại. Tới ngày sinh bệnh nhân vỡ ối không rõ khi nào, chỉ biết sáng sớm người nhà chở đi bệnh viện, chừng 4,5 tiếng sau đó thì sinh.
Em bé sinh ra đầu bị móp méo và chẩn đoán nhiễm độc ối, phân xu. Xin hỏi người mẹ có mắc lỗi gì trong quá trinh sinh không? Nếu nói mẹ bé không chịu rặn đẻ để em bé chui ra liệu có đúng không? Những điều mẹ cần biết để tránh cho con nhiễm độc ối sau sinh là gì?
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Lê Huy Tuấn
Chào bạn!
Nước ối do cơ thể người mẹ tiết ra có tác dụng tạo thành khoang nước để giúp bé (thai nhi) an toàn khi trong môi trường nước nhằm tránh va đập hoặc sự co bóp trực tiếp của cơ tử cung (dạ con) . Nước ối được sản sinh và hấp thu trong vòng 24 giờ-có nghĩa là sau một ngày đêm nước ối sẽ thay đổi, Thai nhi uống nước ối vào bụng và thải ra ngoài qua đường nước tiểu vào ngay buồng tử cung, cơ thể mẹ hấp thu và sản sinh ra nước ối.
Trường hợp này gần ngày sinh khám nước ối bình thường, nhưng tới khi sinh đi khám mới biết vỡ ối không rõ lúc nào, Bạn có một số câu hỏi tôi xin tư vấn cụ thể từng câu như sau :
1. Người mẹ có mắc lỗi gì trong quá trình sinh không? Tôi không có hồ sơ bệnh án cụ thể nên khó kết luận được người mẹ có mắc lỗi hay không nhưng người mẹ để vỡ ối mà không biết thì đây là điều đáng trách-vì khi hết ối cơ tử cung sẽ co bóp từ đó tác động đến thai nhi (vì thế khi ối vỡ hoặc cạn hết hoặc siêu âm chỉ số ối dưới 60 thì phải có chỉ định mổ lấy thai).
2. Nếu nói mẹ bé không chịu rặn đẻ để em bé chui ra: Điều này khẳng định là sai vì muốn đẻ được thì bản thân người mẹ, thai nhi, tử cung, nước ối… Phải bình thường và điều đặc biệt quan trọng là người mẹ phải có cơn co tử cung khi đó mới có thể đẻ đường đưới được.
3. Những điều mẹ cần biết để tránh cho con bị nhiễm độc sau sinh là gì? Câu hỏi này xin khẳng định Không có chẩn đoán bệnh nhiễm độc sau sinh, tình huống của bạn cần xem lại chẩn đoán với em bé nhé “ chẩn đoán nhiễm độc ối, phân xu” là không chính xác, không đúng trong chuyên môn .
Với những tình huống cạn ối hay hết ối khi đó nguy cơ mất tim thai rất cao (thai chết trong chuyển dạ) , khi thai không đủ oxy cung cấp, cơ vòng hậu môn của thai dãn ra và phân xu thoát ra ngoài người ta gọi là suy thai mãn tính và suy thai cấp, phân xu thoát ra ngoài nước ối làm ối bẩn và nhiễm phân xu. Để phòng tránh người mẹ cần đi khám thai đủ, siêu âm tình trạng thai và phần phụ của thai, khi có dấu hiệu chuyển dạ phải vào cơ sở y tế ngay.
Chúc bạn khỏe.
Dư nước ối có ảnh hưởng tới thai nhi không?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Vợ em hiện đang trong tuần thứ 34 của thai kỳ. Vừa qua vợ em có đi khám thai định kỳ và siêu âm cho kết quả như sau:
BPD: 83mm
FL: 62mm
Chỉ số ối AFI: 22cm.
Cân nặng: #2317gr.
Bác sĩ thăm khám có nói rằng thai phát triển tốt nhưng hơi dư ối và hẹn 4 tuần sau mới tái khám. Em muốn hỏi bác sĩ rằng trong trường hợp của vợ em là dư nước ối vậy có cần phải theo dõi thường xuyên hơn không và có tác động gì tới em bé không. Từ khi có bầu đến nay vợ em đã lên gần 16kg như vậy có phải tăng cân quá mức không. Em thắc mắc những tuần thai cuối này tại sao bác sĩ không theo dõi thường xuyên hơn mà hẹn đến 4 tuần mới khám lại.
Trong tuần thai này vợ em có hiện tượng tiểu đêm nhiều, tiêu chảy nhẹ, phù chân và có xuất hiện cơn gò tử cung gây cảm giác hơi đau. Như vậy đây có phải dấu hiệu của dọa sinh non không. Khi có dấu hiệu nào thì mình cần phải đến bệnh viện ngay ạ.
Em xin cảm ơn.
Bác sĩ Lê Huy Tuấn
Chào bạn!
BPD là đường kính lưỡng đỉnh (đầu thai nhi), FL là chiều dài xương đùi, chỉ số ối là đo nước ối ở 4 góc của tử cung đối với thai nhi, cân nặng khoảng 2300g. Tất cả các chỉ số như vậy có thể coi như bình thường. Nước ối do cơ thể người mẹ sản xuất ra và được thai nhi cùng với cơ thể mẹ hấp thu luân chuyển trong vòng 24 giờ, với chỉ số ối như vậy không phải là dư ối.
Tuy nhiên nếu bạn có triệu chứng phù chân thì bạn cần đi khám chuyên khoa Sản ngay nhé, cần xét nghiệm nước tiểu xem có protein niệu không? Đo huyết áp xem có bị tăng huyết áp không? Xét nghiệm đường máu xem có bị tiểu đường thai kỳ không? Siêu âm kiểm tra vị trí bánh rau ở đâu? Kiểm tra cơn co tử cung sinh lý hay bất thường… Có các kết quả mới có chẩn đoán và hướng chữa trị phù hợp được.
Chúc bạn khỏe.
Nước ối nhiều hơn bình thường có ảnh hưởng không và xử lý như thế nào?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Em năm nay 24 tuổi, đang có bầu con đầu lòng. Hôm qua em đi khám bác sĩ nói là nước ối nhiều hơn bình thường. Em xin hỏi như vậy có tác động gì không? Cách xử lý như thế nào ạ?
Xin cám ơn!
Bác sĩ Đinh Văn Tài
Chào bạn!
Nước ối đóng vai trò quan trọng cho sự tồn tại và phát triển của thai nhi. Thông thường, lượng nước ối tăng dần theo tuổi thai và giảm dần vào sát ngày sinh, do vậy khi so sánh lượng nước ối thực tế với lượng nước ối trung bình ở tuổi thai tương ứng thì có thể xác định lượng nước ối nhiều hơn hay ít hơn bình thường. Hiện tượng nhiều ối (đa ối) có thể dẫn tới một số biến chứng như ối vỡ sớm gây sinh non, túi ối căng có thể khiến cho ngôi thai bị đảo lộn bất thường, có thể gây đờ tử cung ở mẹ, băng huyết sau sinh, em bé thường nhẹ cân,…
Trường hợp của bạn đã đi khám và xác định nước ối nhiều hơn bình thường, nhưng không rõ bạn đang mang bầu ở tuần thứ bao nhiêu, có triệu chứng gì bất thường kèm theo hay không,… Tuy nhiên, nếu bạn đã đi khám ở cơ sở y tế chuyên khoa Sản phụ thì cũng nên yên tâm vì lượng nước ối nhiều hơn một chút sẽ không tác động tới thai nhi và mẹ, còn trong tình huống nhiều ối ở mức nguy hiểm thì bác sĩ sẽ cho lời khuyên cụ thể.
Do vậy, trước hết bạn không nên lo lắng quá mức vì có thể tác động tới sức khoẻ của bạn và của thai nhi. Ngoài việc đảm bảo chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý, bạn cần đi khám lại theo hẹn của bác sĩ chuyên khoa, đồng thời bạn cũng cần theo dõi sát tình trạng sức khỏe của mình, nếu thấy bất kỳ triệu chứng gì bất thường như bụng to nhanh, da bụng căng bóng, khó thở, mệt mỏi,… Thì cần tới cơ sở chuyên khoa Sản phụ để khám kiểm tra và khắc phục kịp thời. Chính vì có những thay đổi, diễn biến không lường trước được về mặt sức khỏe của bà mẹ và thai nhi trong khi mang thai, nên việc khám thai định kỳ (tối thiểu 3 lần trong thai kỳ) đóng vai trò hết sức quan trọng.
Chúc bạn khỏe!
Nhiều nước ối có ảnh hưởng đến mẹ và bé không?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Cháu chào bác sĩ!
Bác sĩ cho cháu hỏi là hôm qua cháu đi khám thai thì bác sĩ chẩn đoán thai nhi được hơn 9 tuần nhưng bác sĩ bảo cháu nhiều nước ối. Như vậy có tác động gì tới cháu và thai nhi không ạ?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Lê Huy Tuấn
Chào bạn!
Thai 8 tuần không thể chẩn đoán là nhiều nước ối được vì thế bạn cần xem lại chẩn đoán này nhé. Bạn nên đi khám thai, siêu âm thai ở bệnh viện chuyên khoa Sản, bác sĩ chuyên khoa Sản khám và theo dõi nhé. Thai 8 tuần cần biết các thông số cơ bản sau: kích thước túi ối, hình dạng túi ối, âm vang thai, tim thai, màng nuôi…
Chúc bạn khỏe!
Hỏi về xét nghiệm chọc nước ối phát hiện trẻ bị Down
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ
Chị nhà em năm nay 34 tuổi, đi khám ở bệnh viện Từ Dũ, xét nghiệm máu nói bé bị nguy cơ bệnh Down cao, tỉ lệ kết hợp là 1:248 và hẹn 3 tuần sau quay lại chọc nước ối, vậy bác sĩ cho em hỏi tỉ lệ kết hợp ấy có nguy cơ cao là bé bị Down sau khi chọc nước ối không?
Cảm ơn bác sĩ
Bác sĩ Lê Huy Tuấn
Chào bạn!
Chọc ối là xét nghiệm chẩn đoán bệnh do vậy cần có xét nghiệm này mới chẩn đoán chắc chắn được có bị hay không. Tỷ lệ 1:248 có nghĩa là trong 248 tình huống sẽ có 1 tình huống bị Down. Bạn đã có chỉ định thì nên tuân thủ nhé.
Chúc bạn khỏe.
Trẻ bị nhiễm độc nước ối có phải do lỗi người mẹ?
Câu hỏi bởi: 1688637786
Chào bác sĩ!
Bác sĩ cho em hỏi những lí do dẫn đến nhiễm độc nước ối ở trẻ sau khi sinh ạ. Về trường hợp này có phải lỗi hoàn toàn do người mẹ không ạ? Mẹ bé người dân tộc lúc mang thai bác sĩ có nói là thiếu ối đề nghị về uống nhiều nước để tăng ối. Gần ngày sinh tái khám nước ối bình thưòng trở lại. Tới ngày sinh bệnh nhân vỡ ối không rõ khi nào, chỉ biết sáng sớm người nhà chở đi bệnh viện, chừng 4,5 tiếng sau đó thì sinh.
Em bé sinh ra đầu bị móp méo và chẩn đoán nhiễm độc ối, phân xu. Xin hỏi người mẹ có mắc lỗi gì trong quá trinh sinh không? Nếu nói mẹ bé không chịu rặn đẻ để em bé chui ra liệu có đúng không? Những điều mẹ cần biết để tránh cho con nhiễm độc ối sau sinh là gì?
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Lê Huy Tuấn
Chào bạn!
Nước ối do cơ thể người mẹ tiết ra có tác dụng tạo thành khoang nước để giúp bé (thai nhi) an toàn khi trong môi trường nước nhằm tránh va đập hoặc sự co bóp trực tiếp của cơ tử cung (dạ con) . Nước ối được sản sinh và hấp thu trong vòng 24 giờ-có nghĩa là sau một ngày đêm nước ối sẽ thay đổi, Thai nhi uống nước ối vào bụng và thải ra ngoài qua đường nước tiểu vào ngay buồng tử cung, cơ thể mẹ hấp thu và sản sinh ra nước ối.
Trường hợp này gần ngày sinh khám nước ối bình thường, nhưng tới khi sinh đi khám mới biết vỡ ối không rõ lúc nào, Bạn có một số câu hỏi tôi xin tư vấn cụ thể từng câu như sau :
1. Người mẹ có mắc lỗi gì trong quá trình sinh không? Tôi không có hồ sơ bệnh án cụ thể nên khó kết luận được người mẹ có mắc lỗi hay không nhưng người mẹ để vỡ ối mà không biết thì đây là điều đáng trách-vì khi hết ối cơ tử cung sẽ co bóp từ đó tác động đến thai nhi (vì thế khi ối vỡ hoặc cạn hết hoặc siêu âm chỉ số ối dưới 60 thì phải có chỉ định mổ lấy thai).
2. Nếu nói mẹ bé không chịu rặn đẻ để em bé chui ra: Điều này khẳng định là sai vì muốn đẻ được thì bản thân người mẹ, thai nhi, tử cung, nước ối… Phải bình thường và điều đặc biệt quan trọng là người mẹ phải có cơn co tử cung khi đó mới có thể đẻ đường đưới được.
3. Những điều mẹ cần biết để tránh cho con bị nhiễm độc sau sinh là gì? Câu hỏi này xin khẳng định Không có chẩn đoán bệnh nhiễm độc sau sinh, tình huống của bạn cần xem lại chẩn đoán với em bé nhé “ chẩn đoán nhiễm độc ối, phân xu” là không chính xác, không đúng trong chuyên môn .
Với những tình huống cạn ối hay hết ối khi đó nguy cơ mất tim thai rất cao (thai chết trong chuyển dạ) , khi thai không đủ oxy cung cấp, cơ vòng hậu môn của thai dãn ra và phân xu thoát ra ngoài người ta gọi là suy thai mãn tính và suy thai cấp, phân xu thoát ra ngoài nước ối làm ối bẩn và nhiễm phân xu. Để phòng tránh người mẹ cần đi khám thai đủ, siêu âm tình trạng thai và phần phụ của thai, khi có dấu hiệu chuyển dạ phải vào cơ sở y tế ngay.
Chúc bạn khỏe.
Theo ViCare