5 câu hỏi về nguyên nhân gây chàm cơ địa


4,226
1
1
Xu
53
Chàm cơ địa có nhiều nguyên nhân hình thành. Nhiều thuyết cho rằng nguyên nhân do di truyền, hay do tác nhân kích thích từ bên trong cơ thể hoặc do rối loạn thần kinh vận mạch,…Để hiểu đúng nguyên nhân cho từng trường hợp, đòi hỏi chúng ta cần có hiểu biết chuyên môn từ bác sĩ da liễu.

Bệnh chàm da


Câu hỏi bởi: nguyễn thị thúy

Thưa bác sĩ con tôi hơn 3 tuổi cháu bị chàm hình đồng xu ở mu bàn chân, hay bị tái phát, tôi phải dùng thuốc gì cho cháu ạ

Bác sĩ Trần Quang Thuyên


Chào bạn.

Với những biểu hiện bạn miêu tả thì là u máu tuy nhiên ở vị trí không quá ảnh hưởng đến thẩm mỹ nên bạn không cần quá lo lắng. Sau này vết chàm có thể mờ đi. Nếu không thấy mờ bạn có thể đưa cháu đi chữa.

Bệnh chàm có dễ tái phát không?


Câu hỏi bởi: Mayumiitsuwa

Chào bác sĩ!

Cháu tên Đạt, 13 tuổi, quê Bến Tre, giới tính nam. Hiện nay cháu đang bị bệnh chàm ở hai bàn chân, từ lúc học lớp 3 (tức 9 tuổi). Cháu chữa trị ở khắp nơi: đầu tiên cháu chữa trị ở huyện, sau đó ở tỉnh (chữa trị bằng thuốc tây). Gia đình còn đưa cháu đi hốt thuốc nam để uống nhưng không khỏi. Vào tháng 1/2015, gia đình đưa cháu đi khám ở bệnh viện Da liễu thành phố Hồ Chí Minh, bác sĩ chẩn đoán là bị nấm da, sau đó đi lấy da và máu để xét nghiệm thì không tìm thấy vi nấm. Bác sĩ kê toa thuốc cho cháu uống 2 tuần. Lúc đầu về uống thì thấy giảm rõ rệt. Nhưng sau đó thì bệnh lại tái phát. Nghe lời 1 người hàng xóm chỉ có một ông thầy phán bệnh này hay lắm. Gia đình liền đi nhờ ông thầy này phán bệnh dùm cháu. Mới mấy ngày đầu thì thấy giảm, nhưng sau khi trời trở lạnh mấy ngày nay thì chân phải bị nứt và rát. Vào ngày 15/2/2015, mẹ đưa cháu đi chữa trị thuốc bắc, thầy thuốc cho thuốc về thoa (thuốc này màu đỏ), mỗi ngày 5 đến 6 lần. Cháu cảm thấy giảm sau khi thoa thuốc. Nhưng không biết có tái lại không. Và nếu tái lại thì không biết còn cách nào để điều trị nữa không. Mong các bác sĩ giải đáp dùm cháu.

Cảm ơn các bác sĩ nhiều!

Bác sĩ Huỳnh Văn Quang


Chào em!

Theo em mô tả và hình ảnh em gửi, em bị bệnh chàm. Tổn thương ở lòng bàn chân, tay còn gọi là tổ đỉa, theo hình ảnh em cung cấp có thể em bị tổ đỉa. Điều trị bệnh tổ đỉa là nhằm làm cho da lành như bình thường, nhưng bệnh có thể tái phát lại nếu hiện diện các yếu tố thúc đẩy bệnh như đã kể ở trên. Cũng như đối với chàm, chữa trị tổ đỉa thường khó khăn. Hai yếu tố nhiễm khuẩn, dị ứng thường kết hợp. Tùy từng tình huống, thầy thuốc sẽ phải dùng đến các thuốc chống nhiễm khuẩn, chống nấm, chống dị ứng toàn thân hoặc tại chỗ.

Phải điều tra các chất gây dị ứng để loại trừ.

Nếu do rối loạn hấp thụ vitamin, cần bổ sung vitamin thích hợp ( vitamin PP, C, B6 ). Tránh bóc vảy, chọc lễ mụn. Nên rửa tay chân nhẹ, không cào gãi, làm xây xước các mụn nước đề phòng nhiễm khuẩn phụ. Không nên ngâm tay nhiều làm ẩm ướt lớp sừng, tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm phát triển mạnh hơn. Tránh tiếp xúc xăng dầu, mỡ, xà phòng, hóa chất, thuốc tẩy rửa. Khi cần phải đeo găng bảo vệ. Cắt ngắn móng tay và giữ khô, sạch da lòng bàn tay, lòng bàn chân.

Tại chỗ:

Dập tắt mụn nước và chống bội nhiễm Ngâm rửa tay chân với thuốc tím pha loãng 1/10.000có màu hồng. Chấm thuốc bác sĩI 1% – 3% khi chỉ có mụn nước đơn thuần. Khi tổ đỉa đã nhiễm khuẩn có mủ hoặc bóng nước to thì chích cho vỡ ra, sau đó bôi thuốc chống nhiễm khuẩn như Milian, Eosine. Mụn nước đơn thuần bôi đắp gạc dung dịch sát khuẩn như dung dịch bạc nitrat 0,5%, nếu có bội nhiễm có mụn mủ uống thuốc màu như dung dịch tím methyl 1%. Khi giảm mụn nước bôi kem, mỡ corticoid như mỡ Flucinar, kem tempovate, kem dermovate, mỡ kháng sinh Nếu là loại tổ đỉa căn nguyên do nấm thì uống thuốc bôi và uống chống nấm Chiếu tia tử ngoại (Ultra violet) tại chỗ.

Toàn thân:

Chống ngứa, giải cảm, kháng Histamine tổng hợp. Nếu cần cho một đợt corticoid uống từ 5-10 ngày. Uống thuốc chống dị ứng thông thường như: Chlopheniramine , Cetirizine, Loratadine… Dùng kháng sinh nếu có nhiễm khuẩn. Dùng thuốc kháng nấm nếu bị nhiễm nấm.

Đông y: Xông khói thương truật ngày 5-10 phút, 1 đợt 10 -15 ngày.

Phòng bệnh: Không chọc gãi chà xát gây bội nhiễm, hạn chế rửa xà phòng, tránh tiếp xúc hoá chất.

Chúc em khỏe!

Bé 8 tháng nghi bị chàm da


Câu hỏi bởi: hienle85

Chào bác sĩ.

Con em 8 tháng và bị ghẻ. Đã đi khám ở bệnh viện Da liễu và bớt nhưng nách của bé bị nặng, hình thành mụn nước và hay bị nổi đỏ. Lúc trước dùng Benzyl đã khô da va lành nhưng nay bị lại. Bác sĩ cho em hỏi có phải bị chàm không va cách chữa trị thế nào?

Cảm ơn bác sĩ.

Bác sĩ Nguyễn Ngọc Sáng


Chào bạn.

Chàm (còn gọi là eczema) là một bệnh da dị ứng xuất hiện do phản ứng viêm của biểu bì ở những người có cơ địa dễ nhạy cảm với dị nguyên bên ngoài hoặc bên trong cơ thể tạo nên. Bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ còn gọi chàm sữa. Dấu hiệu nhận biết: khi chạm vào da bé có cảm giác thô ráp và có những vảy nhỏ li ti. Da bé rất khô, bị kéo căng, xuất hiện những mảng mẩn đỏ khiến bé khó chịu. Một số bé có thể có triệu trứng dị ứng của bệnh hen xuyễn hay viêm mũi. Những mảng da bị khô và mẩn đỏ xuất hiện thường xuyên ở những vùng da đặc biệt, chủ yếu ở trên mặt và trên những vùng da bị gập như: cổ, khuỷu tay, sau đầu gối và mu bàn tay, cổ tay, mắt cá chân. Bé trằn trọc trong giấc ngủ.

Chữa chàm cho bé: cách tốt nhất, bạn nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ để sử dụng thuốc và cách bôi phù hợp và an toàn cho bé. Tránh tự ý mua thuốc bôi cho bé, cũng không nên đắp lá, thuốc theo dân gian vì sẽ làm bệnh nặng thêm. Thực tế, đã có một số bà mẹ tự ý ra nhà thuốc mua thuốc bôi nhiều loại, trong đó có Costeroid, bôi lâu ngày thuốc gây những tác dụng phụ khiến bé bị nhiễm nấm, teo da, mất màu da. Ngoài ra Costeroid còn có thể khiến chàm lan rộng, nặng thêm và nhiễm trùng, nếu uống thuốc kéo dài có thể gây suy yếu tuyến thượng thận.

Để phòng tránh bệnh chàm cho bé bạn nên tránh để da bé bị khô ráp: bạn không cần phải tắm cho bé sơ sinh hàng ngày vì như vậy dễ khiến da bé bị khô. Ngoài ra, cũng không nên dùng nước quá nóng khi tắm rửa cho bé, vì nước nóng là lí do làm da bé bị mất nước, dẫn tới tình trạng da khô ráp. Dùng dầu gội và sữa tắm cho bé vào một chậu tắm riêng: điều này tránh cho bé phải ngâm mình quá lâu trong chậu tắm có chứa xà phòng. Tốt nhất, sau khi thoa xà phòng, bạn nhanh chóng tráng người cho bé bằng nước ấm và đặt bé sang một chậu nước khác, trước khi tiến hành kì cọ người cho bé. Để cho làn da của bé được “thở” tự do bằng cách chọn chất liệu quần áo bằng vải tự nhiên thay vì sợi hóa học. Tránh những bộ trang phục chất liệu sợi dặm, nhựa tổng hợp vì chúng dễ làm tổn thương làn da nhạy cảm của bé. Chú ý đến chất liệu của chăn đệm dành cho bé để tránh hiện tượng dị ứng da ở bé; không nên lạm dụng kem dưỡng ẩm và tránh thay đổi đột ngột nhiệt độ phòng của bé.

Chúc cháu mau khỏi

Chàm bẩm sinh có chữa được không?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ ạ!

Thưa bác sĩ, tôi bị vết chàm bẩm sinh màu đỏ trên mặt. Vậy có thể chữa khỏi chàm không? Và chữa ở đâu?

Xin cám ơn!

Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai


Chào bạn!

Bớt sắc tố bẩm sinh có ngay sau sinh hoặc vài tuần đầu sau sinh, có thể có mầu nâu xám, vàng, xanh, hồng hay đỏ. Các bớt đỏ hình thành do sự kết tụ của các mạch máu trên da, đôi khi có thể nhầm với u máu phẳng. Trường hợp của con bạn mô tả có vết chàm bẩm sinh màu đỏ trên mặt, thực chất đó có thể là vết bớt màu đỏ trên mặt. Tuỳ theo mức độ, tính chất của vết bớt mà có các biện pháp chữa trị khác nhau. Hiện nay có rất nhiều biện pháp chữa trị bớt như laser CO2, Nitơ áp lạnh, ghép da, hoá chất (acid), laser Yag… Do vậy, để có thể chữa trị khỏi bớt này, bạn nên sớm đưa bé tới khám tại cơ sở y tế chuyên khoa Da liễu hoặc thẩm mỹ để được khám, chữa trị thích hợp.

Chúc bé nhà bạn sớm khỏi bệnh!

Làm thế nào để trị dứt điểm bệnh chàm?


Câu hỏi bởi: LTTT

Chào bác sĩ.

Cháu năm nay 19 tuổi. Cách đây 1 tháng da cháu bị nổi nhiều chàm ngứa ngáy rất khó chịu và lan khắp cơ thể. Cháu đi khám tại Trung tâm Da liễu và được chẩn đoán là bị bệnh chàm. Sau khi dùng thuốc cháu thấy bệnh có dấu hiệu đỡ hơn không còn ngứa nữa. Nhưng 1 tuần sau da cháu lại bị ngứa trở lại. Trong người cháu luôn cảm thấy nóng nực rất khó chịu. Thưa bác sĩ cháu muốn hỏi có cách nào để trị dứt điểm bệnh chàm không? Và liệu cháu có nên đi xét nghiệm máu để biết lí do không ạ? Tại nhiều người nói là do máu xấu gây nóng trong người gây bệnh. Nếu đi xét nghiệm máu thì cháu nên làm những xét nghiệm cần thiết nào để tìm ra bệnh? Mong nhận câu trả lời sớm từ bác sĩ.

Cháu cảm ơn bác sĩ.

Bác sĩ Đinh Văn Tài


Chào cháu!

Qua thông tin cháu cung cấp, cháu bị ngứa ngáy khắp người và đã đi khám chuyên khoa Da liễu được chẩn đoán bị bệnh chàm nhưng không rõ là chàm tiếp xúc hay chàm thể tạng.

Với chàm tiếp xúc thì chỉ cần tránh tiếp xúc yếu tố dị nguyên sẽ hết chàm.

Với chàm thể trạng thì việc chữa trị khó khăn hơn. Chàm thể tạng (hay còn gọi là viêm da cơ địa) là bệnh da triệu chứng cấp tính, bán cấp hoặc mãn tính. Chẩn đoán bệnh dựa vào các triệu chứng điển hình và xét nghiệm có nồng độ IgE tăng cao trong máu.

Các yếu tố làm bệnh khởi phát và trầm trọng gồm: Các tác nhân trong không khí (bụi, khói, hơi đều có thể trở thành dị nguyên); các yếu tố dị nguyên nội sinh trong cơ thể; thực phẩm cũng có thể là dị nguyên (trứng, đậu, lạc, tôm, cá,…); yếu tố mùa khiến bệnh nặng thêm (thường mùa đông), các đồ dùng cá nhân (quần áo, đồ len dạ, vật nuôi,…) cũng có thể là dị nguyên.

Quay lại tình huống của cháu, cần phải xác định xem dạng chàm gì. Tuy nhiên, dù thể nào thì cũng cần lưu ý tới các yếu tố nghi ngờ dị nguyên, điều này sẽ giúp phòng ngừa bệnh chàm tái diễn.

Hiện nay có khá nhiều biện pháp kết hợp chữa trị chàm gồm: Thuốc bôi, sữa tắm, thuốc chống ngứa, các phương pháp khác (UVA, UVB, Cyclosporin,…). Do vậy, nếu tình trạng chàm tiếp tục tái diễn thì cháu nên tới cơ sở y tế chuyên khoa Da liễu hoặc Dị ứng Miễn dịch lâm sàng để khám lại, bác sĩ sẽ khám kiểm tra và đưa ra phác đồ chữa trị thích hợp nhất.

Chúc cháu mạnh khỏe.


Theo ViCare​
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl