Nguyên nhân xuất hiện bệnh huyết áp thấp


4,226
1
1
Xu
53
Tụt huyết áp hay còn gọi là huyết áp thấp, là hiện tượng khi huyết áp của người bình thường bị thấp, dưới 90mmHg. Vậy biểu hiện cũng như triệu chứng của bệnh là gì? Người bị bệnh cần lưu ý gì?

Nguyên nhân của bệnh hạ huyết áp?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ.

Xin bác sĩ giải đáp cho tôi lí do bệnh hạ huyết áp là do đâu?

Cảm ơn bác sĩ.

Bác sĩ Lê Hữu Lợi


Chào bạn!

Trước hết chúng ta cần phân biệt hạ huyết áp xảy ra trong thời gian ngắn thường liên quan tới các tình trạng sốc: sốc nhiễm trùng, sốc phản vệ, sốc chấn thương…và hồi phục sau can thiệp chữa trị tích cực, hạ huyết áp thường xuyên và người hạ huyết áp có một cuộc sống gần như bình thường thì có thể là cơ địa người có huyết áp thấp và không cần chữa trị, có thể điều chỉnh chế độ ăn uống và chữa trị các triệu chứng rối loạn tuần hoàn não do huyết áp thấp gây ra.

Chúc bạn mau khỏe!

Đau đầu không rõ nguyên nhân và bị tụt huyết áp


Câu hỏi bởi: Nhieu Mai

Thưa bác sĩ.

Cháu năm nay 24 tuổi. Cháu thường xuyên bị đau đầu mà không rõ lí do, cháu cũng hay bị tụt huyết áp. Ngày trước cháu cũng đã từng đi khám bác sĩ cho cháu thuốc uống nhưng không đỡ. Dạo này cháu thấy đau nhiều hơn và hay quên nữa. Mỗi lần đau rất khó chịu và kèm theo buồn nôn nữa… Mong bác sĩ giải đáp giúp cháu.

Cháu cảm ơn.

Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa


Chào em!

Em bị đau đầu kèm theo buồn nôn, hay quên. Em bị đau ở vị trí nào, đau nửa đầu, phía sau đầu hay cả đầu, đau có thành cơn không, mỗi cơn kéo dài bao lâu, trong lúc đau có thấy mạch đập ở thái dương không? Em miêu tả chưa được cụ thể nên rất khó để hướng tới một lí do chính xác.

Biểu hiện đau đầu, buồn nôn thường do các lí do sau:

Đau nửa đầu: Có đến 80% người mắc đau nửa đầu bị đau đầu buồn nôn, đây là triệu chứng đặc trưng nhất của chứng bệnh này. Người mắc đau nửa đầu thường có cơn đau, co thắt một nửa bên đầu hoặc đau quanh sọ não, cơn đau kéo dài và dữ dội kèm theo là cảm giác buồn nôn. Ngoài ra bệnh nhân đau nửa đầu còn rất dễ bị ù tai, mờ mắt đôi khi còn bị co giật nếu bệnh nặng – đây là chứng bệnh nguy hiểm, có tỉ lệ di chứng dẫn đến tàn tật khá cao (top 20 lí do gây tàn tật), bệnh có thể khiến tổn thương não vĩnh viễn nếu không được điều trị kịp thời.

Đau đầu căng thẳng: Người mắc đau đầu căng thẳng chủ yếu do không điều hòa được giữa công việc và nghỉ ngơi, dẫn đến stress kéo dài; cơn đau đầu thường rất dai dẳng và đôi khi khó chữa trị. Đau đầu buồn nôn cũng rất thường thấy ở bệnh nhân mắc đau đầu do căng thẳng.

Đau đầu từng chuỗi: Chứng bệnh này bắt nguồn từ tình trạng rối loạn thần kinh. Cơn đau liên tục theo chuỗi khiến người bệnh mệt mỏi, nhiều tình huống có thể trầm cảm nhẹ, đau đầu buôn nôn kèm theo hoặc một số biểu hiện khác

Với tình trạng hiện tại em nên đến chuyên khoa Thần kinh để thăm khám và chữa trị.

Chúc em sức khỏe!

Đau đầu, hạ huyết áp có phải thiếu máu


Câu hỏi bởi: phamthanhtuyen

Chào bác sĩ!

Em năm nay 29 tuổi, em đã sinh 2 lần đều phải phẫu thuật. Bác sĩ phẫu thuật nói em bị thiếu máu. Có phải do đó mà em hay bị đau đầu, hạ huyết áp và bị đau 2 bên xương mông không ạ? Hay em bị bệnh gì?

Xin bác sĩ chỉ giùm, em cảm ơn!



Bác sĩ Lê Hữu Lợi


Chào bạn!

Tình trạng hay đau đầu, chóng mặt và hạ thuyết áp sau khi đẻ con thường do thiếu máu và thiếu dinh dưỡng gây ra. Phụ nữ độ tuổi sinh đẻ thường được khuyên bổ sung 1 viên sắt mỗi ngày khi mang thai và trong thời kỳ hậu sản để ngăn ngừa tình trạng thiếu máu. Thiếu máu có rất nhiều lí do, trong đó thiếu các loại vitamin cũng là một trong những lí do gây thiếu máu. Trước hết, nếu có điều kiện bạn nên đi khám Bác sĩ để chắc chắn có bị thiếu máu hay không, và thiếu máu do lí do gì. Thông thường, các thức ăn có nhiều vitamin C, vitamin B12, sắt, kẽm được chú ý bổ sung ở người thiếu máu, ví dụ như: quýt, cam, cà chua và các loại trái cây, ngoài ra khẩu phần ăn cũng cần bổ sung các loại thịt gia cầm, cá, trứng, sữa…

Chúc bạn mau khỏe!

Đau ngực khi nghĩ nhiều có phải huyết áp thấp không?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ!

Mỗi lần nghĩ nhiều, tôi lại đau ở ngực. Có phải là huyết áp thấp không? Mong bác sĩ giải đáp.

Cảm ơn bác sĩ!

Bác sĩ Đinh Văn Tài


Chào bạn!

Có nhiều lí do có thể gây ra hiện tượng đau ngực, nhưng thường do lí do từ tim mạch, phổi. Việc suy nghĩ nhiều có thể gây đau ngực trước hết có thể chỉ do rối loạn cơ năng, tức là do co thắt mạch tức thời mà không phải bệnh lý, nhưng cũng có thể do bệnh lý của hệ tim mạch, trong đó có bệnh lý của mạch vành và cơ tim. Trạng thái suy nghĩ nhiều, lo âu có thể gây ra rối loạn thần kinh thực vật và có thể dẫn đến các triệu chứng như mạch nhanh, khó thở, người mệt lả, huyết áp có thể tăng hoặc hạ,…

Trường hợp hạ huyết áp có thể gây ra các biểu hiện như hoa mắt, chóng mặt, tức ngực, thậm chí ngất xỉu. Về bản chất huyết áp thấp có thể khiến cho lượng máu mang oxy và các dưỡng chất tới các cơ quan giảm, trong đó có não và tim, gây ra các hiện tượng nêu trên. Do vậy để loại trừ lí do này, bạn nên đo kiểm tra huyết áp thường xuyên, đặc biệt vào lúc bị đau ngực.

Huyết áp bình thường theo mức trung bình trong cộng đồng là khoảng 120/80 mmHg. Huyết áp được coi là thấp khi dưới 90/60 mmHg (một trong hai chỉ số, hoặc cả hai chỉ số này). Tuy nhiên, còn tùy thuộc vào tình trạng ở mỗi người. Xét góc độ với mỗi cá nhân, thì huyết áp nền là quan trọng (tức là huyết áp của bản thân người đó giúp duy trì sự sống hàng ngày), cụ thể ở nhiều người huyết áp bình thường của họ hàng ngày là 90/60 mmHg, nên khi giảm xuống dưới một chút thì chưa được gọi là thấp, khi đó họ vẫn hoàn toàn bình thường. Tương tự với người có huyết áp nền cao hơn mức trung bình, khi chưa hạ tới mức 90/60 mmHg nhưng lúc đó đã có thể có triệu chứng của huyết áp thấp. Cũng có nhiều lí do gây huyết áp thấp: mang thai, mất nước, mất máu, vấn đề tim mạch, rối loạn nội tiết, nhiễm trùng nặng, dị ứng trầm trọng (sốc phản vệ), thiếu dinh dưỡng, do uống thuốc,…

Do vậy, trường hợp của bạn trước hết không nên lo lắng quá mức và hạn chế suy nghĩ căng thẳng, có một chế độ sinh hoạt khoa học và ăn uống đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng giúp tăng cường sức khỏe và có thể giảm đau ngực. Trường hợp đau ngực tái diễn nhiều thì bạn nên đến cơ sở y tế chuyên khoa về Tim mạch để khám kiểm tra và có hướng xử trí thích hợp.

Chúc bạn vui khỏe!

Giảm cân có giúp hạ huyết áp không?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ.

Em năm nay 18 tuổi, em mới đi kiểm tra sức khoẻ thì biết bị cao huyết áp (140/80). Hiện tại, em cao 1m70 cân nặng 72 kg, thuộc dạng thừa cân béo phì. Hiện tại em đã phải dùng thuốc chưa? Nếu giảm cân thì huyết áp của em có trở lại bình thường không?

Cảm ơn bác sĩ!

Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh


Chào bạn.

Bạn nên uống thuốc chữa trị cao huyết áp theo đơn thuốc do bác sĩ kê, hoặc uống một số sản phẩm đông y có tác dụng hạ huyết áp như: hoa hòe, mướp đắng…

Bạn đang béo phì nên khi giảm cân do chữa trị hoặc luyện tập thì huyết áp vẫn không trở lại bình thường được. Béo phì không phải là lí do trực tiếp gây cao huyết áp. Không phải là người béo thì cao huyết áp, người gầy yếu thì huyết áp thấp. Béo phì cũng là một nguyên nhân của bệnh cao huyết áp nhưng ở cơ chế biến chứng lâu dài về bệnh tim mạch.

Chúc bạn mạnh khỏe!


Theo ViCare​
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl