Bệnh động mạch vành được ví von là “sát thủ” đáng gờm của nhân loại vì đây là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu thế giới. Vậy bệnh có những triệu chứng đầu tiên như thế nào, dấu hiệu để nhận biết bệnh ra làm sao?
Nữ giới có bị động mạch vành không?
Câu hỏi bởi: Thu Hằng
Thưa bác sĩ!
Bác sĩ cho tôi hỏi: Nữ giới có thể bị bệnh động mạch vành không ạ, hay chỉ có nam giới bị thôi?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai
Chào bạn!
“Bệnh động mạch vành là bệnh của đàn ông” – đây là một quan niệm phổ biến của nhân dân ta nhưng sự thực là nữ giới cũng hoàn toàn có thể mắc bệnh động mạch vành. Tại nước có nền y học phát triển hàng đầu thế giới như Hoa Kỳ, nguyên nhân gây tử vong và tàn phế hàng đầu ở nữ giới lại chính là bệnh động mạch vành.
Sau khi mãn kinh, nguy cơ bị bệnh động mạch vành ở nữ giới sẽ gia tăng. Ở độ tuổi 50, người phụ nữ sẽ đối mặt với sự gia tăng 46% nguy cơ bị bệnh mạch vành và 31% nguy cơ có thể tử vong do bệnh này. Còn ở tuổi 75, nguy cơ bị bệnh ở nữ lúc này là ngang bằng với nam giới.
Các yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch gia tăng sau độ tuổi mãn kinh bao gồm: Tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, đái tháo đường, béo phì, lối sống tĩnh tại, ít vận động,…
Đặc điểm cần lưu ý là biểu hiện bệnh mạch vành cấp ở phụ nữ thường mơ hồ làm rất khó khăn trong chẩn đoán, gần 40% là không có biểu hiện đau ngực, và thường có thể có những triệu chứng của những cơn đau khác như đau ở cổ, vai, vùng dạ dày, nhịp thở gấp, nôn mửa, đổ mồ hôi, hoa mắt chóng mặt hoặc những sự mệt mỏi khác dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Mặt khác, 2/3 bệnh mạch vành ở phụ nữ thường chết đột ngột không có dấu hiệu báo trước.
Ngoài ra, một đặc tính có tính cách truyền thống của phụ nữ Á đông là luôn có tính chịu đựng, chịu thương, chịu khó, luôn hết mình lo cho chồng, cho con, cho gia đình hơn là cho chính bản thân mình nên dẫn đến khi phát hiện bệnh thì thường đã nặng. Đa số phụ nữ khi phát hiện các bệnh lý nguy cơ tim mạch không chữa trị sớm, thậm chí ngay cả khi lên cơn đau, vẫn có khuynh hướng lưỡng lự do dự chần chừ không đi cấp cứu sớm. Chính vì vậy Đại hội Tim mạch toàn quốc năm 2010 đã tập trung cảnh báo về nguy cơ bệnh tim mạch ở phụ nữ mà đã được thế giới đặc biệt chú ý trong nhiều năm qua.
Chúc bạn sức khỏe!
Bệnh hẹp động mạch vành tim và đặt ống ten vào mạch vành
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa Bác Sỹ ! Mẹ cháu năm nay 66 tuổi bị bệnh hẹp động mạch vành tim và đã đặt ống ten thông mạch vành được 11 tháng . Nhưng thời gian gần đay mẹ cháu có biểu hiện mệt mỏi . Vậy có ảnh hưởng gì đến sức khoẻ không ạ . Và cần phải kiêng cữ gì trong chế độ ăn uống nghỉ ngơi không ? Xin chân thành cảm ơn Bác sỹ
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn.
Bệnh nhân bị hẹp động mạch vành đã đặt ten thông mach vành phải uống thuốc suốt đời loại thuốc chống đông máu và nhiều loại thuốc khác, do vậy bệnh nhân thường mệt mỏi là do những tác dụng không mong muốn của thuốc, dấu hiệu trên không có gì là nghiêm trọng, nhưng:
Bạn cần định kỳ đúng lịch tái khám lại ở chỗ đã đặt sten để các bác sĩ thăm khám làm xét nghiệm chức năng đông máu và một số xét nghiệm khác nữa để điều chỉnh liều thuốc
Bạn cần để bệnh nhân nghỉ ngơi hoàn toàn, không vận động quá sưc, mua máy đo huyết áp cá nhân về tự đo huyết áp nếu có huyết áp cao cần điều trị kịp thời
Trong ăn uống cần kiêng chất béo động vật, nội tạng động vật, vì bệnh nhân được đặt sten thường có rối loạn mỡ máu.
Chúc bạn và gia đình mạnh khỏe
Tư vấn về bệnh hẹp mạch vành và thiếu canxi
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Xin chào bác sĩ!
Cháu là nữ, năm nay 31 tuổi, chưa lập gia đình. Cháu hay bị đau đầu, hoa mắt nhẹ, buồn ói và tụ huyết ngoài da. Vết bầm tím thường xuất hiện sau khi cháu bị đau đầu khoảng một, hai ngày. Cháu đi bệnh viện xét nghiệm máu. Bác sĩ nói cháu bị hẹp mạch vành và thiếu canxi. Cháu có dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ nửa năm nay rồi nhưng không khỏi. Cháu là giáo viên. Công việc của cháu phải đứng nhiều. Mỗi lần đau đầu quá cháu thường nằm nghỉ thì có cảm giác đỡ đau hơn một chút nhưng khi đứng dạy thì bị choáng và đau nhói đầu. Cháu thường bị đau đầu vào buổi chiều và tối. Sáng ngủ dậy cháu không còn bị đau nữa hoặc là đau nhẹ. Rất mong bác sĩ giải đáp về căn bệnh của cháu.
Trân trọng cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Thị Thúy
Chào cháu!
Cháu đã được chẩn đoán bị hẹp động mạch vành và thiếu canxi.
Động mạch vành là động mạch có chức năng đưa máu đến nuôi dưỡng cơ tim. Cháu bị hẹp động mạch vành tức là lưu lượng máu đưa đến nuôi dưỡng cơ tim bị giảm và khi động mạch vành bị hẹp đến một mức độ nào đó thì dòng máu đến không đủ dẫn tới tình trạng thiếu máu cơ tim. Nguyên nhân gây bệnh động mạch vành hầu hết là do xơ vữa động mạch. Yếu tố nguy cơ của bệnh động mạch vành có thể gặp đó là tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, hút thuốc lá, béo phì, đái tháo đường, tuổi cao, gia đình có người bị bệnh động mạch vành sớm. Hậu quả của hẹp động mạch vành sẽ gây ra tình trạng thiếu máu cơ tim với triệu chứng đau ngực, rối loạn nhịp tim, suy tim và nguy cơ bị nhồi máu cơ tim cấp.
Thiếu canxi (hạ canxi máu) gặp trong các bệnh như suy thận, suy tuyến cận giáp, viêm tụy, thiếu hụt magie, có thể gặp khi nồng độ vitamin D trong máu thấp (vì vitamin D cần thiết cho sự hấp thu canxi), chế độ ăn uống thiếu canxi. Triệu chứng của hạ canxi máu có thể không rõ ràng và nặng triệu chứng như co rút cơ, đau cơ (chuột rút), đau bụng, tăng phản xạ gân xương, cảm giác nóng hoặc ngứa ran (kim châm) ở bàn tay và bàn chân. Điều trị: sử dụng canxi đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch. Nếu tìm thấy lí do thì phải chữa trị lí do.
Triệu chứng đau đầu, hoa mắt, buồn nôn và tụ huyết ngoài da theo bác cháu bị suy nhược cơ thể, thiếu máu lên nuôi dưỡng não nên gây nên các biểu hiện như vậy. Ngoài ra, thành mạch máu của cháu cũng không được vững nên mới dễ gây tụ huyết ngoài da. Theo bác cháu nên đi khám thêm chuyên khoa Thần kinh để được khám và xét nghiệm thêm như đo lưu huyết não, điện não đồ để có chẩn đoán chính xác hơn bệnh của mình.
Chúc cháu vui, khỏe!
BỆNH MẠCH VÀNH TIM
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thời gian gần đây, tôi hay bị đau thắt ngực, khó thở. Trước kia phát biểu rất tự tin, ăn nói lưu loát và thi thoảng vẫn đi giảng chuyên đề nói tới 90 phút ko sao. Nhưng 3 tháng gần đây tôi đang nói bỗng tim đạp rộn, nhanh khiến tôi nói ko ra hơi, đứt quãng phải cố gằn
giong để nói tiếp nà giọng run rẩy. Xin BS cho biết, tôi bị bệnh gì. Xin cám ơn!
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn.
Những biểu hiện như bạn mô tả thì bạn nên cảnh giác bạn bị thiếu máu cơ tim mà nguyên nhân chủ yếu là suy động mạch vành. Có thể là co thắt động mạch vành hoặc xơ vữa động mạch vành, bệnh có liên quan đến rối loạn mỡ máu.
Xem : https://vi.wikipedia.org/wiki/Bệnh_động_mạch_vành
Vì vậy bạn cần đi khám chuyên khoa tim mạch bệnh viện Bạch Mai – Hà Nội hoặc khoa tim bệnh viện Chợ Rẫy – tp Hồ Chí Minh để có chẩn đoán xác định từ đó có biện pháp điều trị thích hợp.
Chúc bạn mạnh khỏe
Bị cao huyết áp và bị tức ngực do đau mạch vành có thể dùng thuốc cùng nhau không?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Cháu chào bác sĩ ạ.
Bố cháu đang bị cao huyết áp và bị tức ngực do đau mạch vành. Bố cháu đã dùng thuốc do bác sĩ kê nhưng chưa khỏi. Vậy bác sĩ cho cháu hỏi 2 bệnh này có tác động gì nhau không và dùng cùng lúc 2 loại thuốc có sao không ạ?
Cháu cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào bạn!
Tăng huyết áp và bệnh mạch vành là hai bệnh lí của hệ thống tim mạch có liên quan mật thiết với nhau. Bệnh mạch vành hay còn gọi là bệnh động mạch vành, có thể gây tăng huyết áp. Và tăng huyết áp lại góp phần vào sự dày lên của thành mạch máu, có thể gây ra hoặc làm trầm trọng thêm tình trạng xơ vữa động mạch (sự tích tụ cholesterol trong các mạch máu). Thiếu máu cơ tim xảy ra khi lượng máu cung cấp đến cơ tim bị giảm do động mạch vành bị tắc nghẽn.
Bệnh nhân bị động mạch vành có tỷ lệ mắc bệnh tăng huyết áp cao và ngược lại, tăng huyết áp là nguy cơ của bệnh động mạch vành. Sử dụng thuốc hạ huyết áp và giảm khối lượng công việc của tim kết hợp với các loại thuốc cải thiện lưu lượng máu với chế độ ăn ít muối, có thể giúp kiểm soát huyết áp cho bệnh nhân bệnh mạch vành.
Hai bệnh này có thể chữa trị đồng thời tuy nhiên có nhiều loai thuốc chữa trị tăng huyết áp với các tác dụng phụ khác nhau, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ tim mạch để chọn được loại thuốc phù hợp và việc chữa trị tăng huyết áp cần phải chữa trị suốt đời. Nếu hiện tại bố bạn đang dùng thuốc theo đơn của bác sĩ Tim mạch thì có thể yên tâm tuân thủ chữa trị.
Chúc bạn và gia đình sức khỏe!
Nữ giới có bị động mạch vành không?
Câu hỏi bởi: Thu Hằng
Thưa bác sĩ!
Bác sĩ cho tôi hỏi: Nữ giới có thể bị bệnh động mạch vành không ạ, hay chỉ có nam giới bị thôi?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai
Chào bạn!
“Bệnh động mạch vành là bệnh của đàn ông” – đây là một quan niệm phổ biến của nhân dân ta nhưng sự thực là nữ giới cũng hoàn toàn có thể mắc bệnh động mạch vành. Tại nước có nền y học phát triển hàng đầu thế giới như Hoa Kỳ, nguyên nhân gây tử vong và tàn phế hàng đầu ở nữ giới lại chính là bệnh động mạch vành.
Sau khi mãn kinh, nguy cơ bị bệnh động mạch vành ở nữ giới sẽ gia tăng. Ở độ tuổi 50, người phụ nữ sẽ đối mặt với sự gia tăng 46% nguy cơ bị bệnh mạch vành và 31% nguy cơ có thể tử vong do bệnh này. Còn ở tuổi 75, nguy cơ bị bệnh ở nữ lúc này là ngang bằng với nam giới.
Các yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch gia tăng sau độ tuổi mãn kinh bao gồm: Tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, đái tháo đường, béo phì, lối sống tĩnh tại, ít vận động,…
Đặc điểm cần lưu ý là biểu hiện bệnh mạch vành cấp ở phụ nữ thường mơ hồ làm rất khó khăn trong chẩn đoán, gần 40% là không có biểu hiện đau ngực, và thường có thể có những triệu chứng của những cơn đau khác như đau ở cổ, vai, vùng dạ dày, nhịp thở gấp, nôn mửa, đổ mồ hôi, hoa mắt chóng mặt hoặc những sự mệt mỏi khác dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Mặt khác, 2/3 bệnh mạch vành ở phụ nữ thường chết đột ngột không có dấu hiệu báo trước.
Ngoài ra, một đặc tính có tính cách truyền thống của phụ nữ Á đông là luôn có tính chịu đựng, chịu thương, chịu khó, luôn hết mình lo cho chồng, cho con, cho gia đình hơn là cho chính bản thân mình nên dẫn đến khi phát hiện bệnh thì thường đã nặng. Đa số phụ nữ khi phát hiện các bệnh lý nguy cơ tim mạch không chữa trị sớm, thậm chí ngay cả khi lên cơn đau, vẫn có khuynh hướng lưỡng lự do dự chần chừ không đi cấp cứu sớm. Chính vì vậy Đại hội Tim mạch toàn quốc năm 2010 đã tập trung cảnh báo về nguy cơ bệnh tim mạch ở phụ nữ mà đã được thế giới đặc biệt chú ý trong nhiều năm qua.
Chúc bạn sức khỏe!
Bệnh hẹp động mạch vành tim và đặt ống ten vào mạch vành
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa Bác Sỹ ! Mẹ cháu năm nay 66 tuổi bị bệnh hẹp động mạch vành tim và đã đặt ống ten thông mạch vành được 11 tháng . Nhưng thời gian gần đay mẹ cháu có biểu hiện mệt mỏi . Vậy có ảnh hưởng gì đến sức khoẻ không ạ . Và cần phải kiêng cữ gì trong chế độ ăn uống nghỉ ngơi không ? Xin chân thành cảm ơn Bác sỹ
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn.
Bệnh nhân bị hẹp động mạch vành đã đặt ten thông mach vành phải uống thuốc suốt đời loại thuốc chống đông máu và nhiều loại thuốc khác, do vậy bệnh nhân thường mệt mỏi là do những tác dụng không mong muốn của thuốc, dấu hiệu trên không có gì là nghiêm trọng, nhưng:
Bạn cần định kỳ đúng lịch tái khám lại ở chỗ đã đặt sten để các bác sĩ thăm khám làm xét nghiệm chức năng đông máu và một số xét nghiệm khác nữa để điều chỉnh liều thuốc
Bạn cần để bệnh nhân nghỉ ngơi hoàn toàn, không vận động quá sưc, mua máy đo huyết áp cá nhân về tự đo huyết áp nếu có huyết áp cao cần điều trị kịp thời
Trong ăn uống cần kiêng chất béo động vật, nội tạng động vật, vì bệnh nhân được đặt sten thường có rối loạn mỡ máu.
Chúc bạn và gia đình mạnh khỏe
Tư vấn về bệnh hẹp mạch vành và thiếu canxi
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Xin chào bác sĩ!
Cháu là nữ, năm nay 31 tuổi, chưa lập gia đình. Cháu hay bị đau đầu, hoa mắt nhẹ, buồn ói và tụ huyết ngoài da. Vết bầm tím thường xuất hiện sau khi cháu bị đau đầu khoảng một, hai ngày. Cháu đi bệnh viện xét nghiệm máu. Bác sĩ nói cháu bị hẹp mạch vành và thiếu canxi. Cháu có dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ nửa năm nay rồi nhưng không khỏi. Cháu là giáo viên. Công việc của cháu phải đứng nhiều. Mỗi lần đau đầu quá cháu thường nằm nghỉ thì có cảm giác đỡ đau hơn một chút nhưng khi đứng dạy thì bị choáng và đau nhói đầu. Cháu thường bị đau đầu vào buổi chiều và tối. Sáng ngủ dậy cháu không còn bị đau nữa hoặc là đau nhẹ. Rất mong bác sĩ giải đáp về căn bệnh của cháu.
Trân trọng cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Thị Thúy
Chào cháu!
Cháu đã được chẩn đoán bị hẹp động mạch vành và thiếu canxi.
Động mạch vành là động mạch có chức năng đưa máu đến nuôi dưỡng cơ tim. Cháu bị hẹp động mạch vành tức là lưu lượng máu đưa đến nuôi dưỡng cơ tim bị giảm và khi động mạch vành bị hẹp đến một mức độ nào đó thì dòng máu đến không đủ dẫn tới tình trạng thiếu máu cơ tim. Nguyên nhân gây bệnh động mạch vành hầu hết là do xơ vữa động mạch. Yếu tố nguy cơ của bệnh động mạch vành có thể gặp đó là tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, hút thuốc lá, béo phì, đái tháo đường, tuổi cao, gia đình có người bị bệnh động mạch vành sớm. Hậu quả của hẹp động mạch vành sẽ gây ra tình trạng thiếu máu cơ tim với triệu chứng đau ngực, rối loạn nhịp tim, suy tim và nguy cơ bị nhồi máu cơ tim cấp.
Thiếu canxi (hạ canxi máu) gặp trong các bệnh như suy thận, suy tuyến cận giáp, viêm tụy, thiếu hụt magie, có thể gặp khi nồng độ vitamin D trong máu thấp (vì vitamin D cần thiết cho sự hấp thu canxi), chế độ ăn uống thiếu canxi. Triệu chứng của hạ canxi máu có thể không rõ ràng và nặng triệu chứng như co rút cơ, đau cơ (chuột rút), đau bụng, tăng phản xạ gân xương, cảm giác nóng hoặc ngứa ran (kim châm) ở bàn tay và bàn chân. Điều trị: sử dụng canxi đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch. Nếu tìm thấy lí do thì phải chữa trị lí do.
Triệu chứng đau đầu, hoa mắt, buồn nôn và tụ huyết ngoài da theo bác cháu bị suy nhược cơ thể, thiếu máu lên nuôi dưỡng não nên gây nên các biểu hiện như vậy. Ngoài ra, thành mạch máu của cháu cũng không được vững nên mới dễ gây tụ huyết ngoài da. Theo bác cháu nên đi khám thêm chuyên khoa Thần kinh để được khám và xét nghiệm thêm như đo lưu huyết não, điện não đồ để có chẩn đoán chính xác hơn bệnh của mình.
Chúc cháu vui, khỏe!
BỆNH MẠCH VÀNH TIM
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thời gian gần đây, tôi hay bị đau thắt ngực, khó thở. Trước kia phát biểu rất tự tin, ăn nói lưu loát và thi thoảng vẫn đi giảng chuyên đề nói tới 90 phút ko sao. Nhưng 3 tháng gần đây tôi đang nói bỗng tim đạp rộn, nhanh khiến tôi nói ko ra hơi, đứt quãng phải cố gằn
giong để nói tiếp nà giọng run rẩy. Xin BS cho biết, tôi bị bệnh gì. Xin cám ơn!
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn.
Những biểu hiện như bạn mô tả thì bạn nên cảnh giác bạn bị thiếu máu cơ tim mà nguyên nhân chủ yếu là suy động mạch vành. Có thể là co thắt động mạch vành hoặc xơ vữa động mạch vành, bệnh có liên quan đến rối loạn mỡ máu.
Xem : https://vi.wikipedia.org/wiki/Bệnh_động_mạch_vành
Vì vậy bạn cần đi khám chuyên khoa tim mạch bệnh viện Bạch Mai – Hà Nội hoặc khoa tim bệnh viện Chợ Rẫy – tp Hồ Chí Minh để có chẩn đoán xác định từ đó có biện pháp điều trị thích hợp.
Chúc bạn mạnh khỏe
Bị cao huyết áp và bị tức ngực do đau mạch vành có thể dùng thuốc cùng nhau không?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Cháu chào bác sĩ ạ.
Bố cháu đang bị cao huyết áp và bị tức ngực do đau mạch vành. Bố cháu đã dùng thuốc do bác sĩ kê nhưng chưa khỏi. Vậy bác sĩ cho cháu hỏi 2 bệnh này có tác động gì nhau không và dùng cùng lúc 2 loại thuốc có sao không ạ?
Cháu cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào bạn!
Tăng huyết áp và bệnh mạch vành là hai bệnh lí của hệ thống tim mạch có liên quan mật thiết với nhau. Bệnh mạch vành hay còn gọi là bệnh động mạch vành, có thể gây tăng huyết áp. Và tăng huyết áp lại góp phần vào sự dày lên của thành mạch máu, có thể gây ra hoặc làm trầm trọng thêm tình trạng xơ vữa động mạch (sự tích tụ cholesterol trong các mạch máu). Thiếu máu cơ tim xảy ra khi lượng máu cung cấp đến cơ tim bị giảm do động mạch vành bị tắc nghẽn.
Bệnh nhân bị động mạch vành có tỷ lệ mắc bệnh tăng huyết áp cao và ngược lại, tăng huyết áp là nguy cơ của bệnh động mạch vành. Sử dụng thuốc hạ huyết áp và giảm khối lượng công việc của tim kết hợp với các loại thuốc cải thiện lưu lượng máu với chế độ ăn ít muối, có thể giúp kiểm soát huyết áp cho bệnh nhân bệnh mạch vành.
Hai bệnh này có thể chữa trị đồng thời tuy nhiên có nhiều loai thuốc chữa trị tăng huyết áp với các tác dụng phụ khác nhau, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ tim mạch để chọn được loại thuốc phù hợp và việc chữa trị tăng huyết áp cần phải chữa trị suốt đời. Nếu hiện tại bố bạn đang dùng thuốc theo đơn của bác sĩ Tim mạch thì có thể yên tâm tuân thủ chữa trị.
Chúc bạn và gia đình sức khỏe!
Theo ViCare