Trật khớp vai là tình trạng hai mặt khớp của chỏm xương cánh tay và ổ chảo cánh tay không còn tiếp xúc với nhau, khớp vai không còn chắc chắn, dễ dàng trật (sút khớp vai) khi có những động tác vượt khỏi đầu trong sinh hoạt bình thường hàng ngày hoặc khi hoạt động thể thao.
Trật khớp vai có dễ tái phát không và sau khi bình phục có thể tập gym không?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Em năm nay 19 tuổi, cách đây 1 tháng trong 1 lần tập võ em có bị trật khớp vai và đã đến bệnh viện chữa trị và cố định ngay sau đó. Em đã cố định 1 tháng và vừa mới tháo cố định xong. Em xin hỏi là em có dễ bị trật khớp vai tái hồi không? Và sau khi phục hồi hoàn toàn em có thể đi tập thể hình (gym) không?
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn.
Trật khớp vai cũng như các khớp khác có thể bị tái lại nếu gặp chấn thương tương tự lần trước nhưng ở cường độ thấp hơn. Vì vậy bạn cần vận động nhẹ nhàng, trong tập võ tránh các động tác làm chấn động khớp vai. Khi bình phục bạn có thể tập gym bình thường.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Điều trị trật khớp vai ở đâu?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Em chào bác sĩ.
Em tên là Dương, năm nay em 22 tuổi chưa lập gia đình. Em bị trật khớp vai, do em không biết, giờ em phát hiện cảm thấy lo và tự ti, em không biết chữa ở đâu và thành công không? Em đang ở Cần Thơ. Mong bác sĩ tư vấn.
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai
Chào em.
Nếu em bị trật khớp vai thì chỉ cần nắn chỉnh sẽ trở lại bình thường. Trật khớp vai hay gặp thể ra trước vào trong xuống dưới, biểu hiện của trật khớp vai là tay luôn dạng tạo với thân người một góc 20 độ hoặc tay luôn khép vào trong với thể trật ra sau. Em cần đến các bác sĩ chuyên khoa Cơ Xương Khớp để nắn chỉnh.
Chúc em mạnh khỏe.
Lợi, hại của việc tập Yoga như thế nào?
Câu hỏi bởi: Thùy Dung
Chào bác sĩ.
Bác sĩ ơi cho cháu hỏi tập Yoga có lợi gì, và có hại không?
Cám ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Văn An
Chào bạn!
Yoga là loại bài tập rất tốt cho sức khỏe và hiện nay được ngày càng nhiều người theo học. Tuy nhiên, nếu tập Yoga không đúng cách sẽ có thể gây ra nhiều tác hại khôn lường. Tập Yoga rất tốt cho sức khỏe bởi khi tập Yoga sẽ giúp cho cơ thể trở nên dẻo dai và săn chắc hơn, tăng cường sự vận động của các khớp giúp cho xương khớp chắc khỏe, làm chậm quá trình thoái hóa, giảm được các biểu hiện đau nhức.
Yoga giúp giải phóng stress, giảm đau, cải thiện chức năng tuần hoàn và hô hấp, điều hòa nhịp tim và huyết áp, tăng cường các chức năng tuyến nội tiết, nâng cao khả năng tập trung, đem lại sự ổn định về sức khỏe, thể chất và tinh thần, phòng và hỗ trợ chữa trị rất nhiều bệnh có hiệu quả.
Tuy nhiên, nếu tập Yoga không đúng cách, không thấy sự hướng dẫn của giáo viên thì có thể dẫn tới các hậu quả khác nhau ở nhiều mức độ khác nhau:
Căng cơ ở vùng cột sống thắt lưng, đầu gối, cổ, vai, cẳng chân,…do động tác lặp đi lặp lại nhiều lần, kéo giãn gân cơ và các dây chằng quá mức.
Trật khớp vai, đây là một tổn thương khá nặng nề, gây đau đớn nhiều và nếu trật đi trật lại có thể gây trật khớp vai mãn tính.
Trật và trượt đốt sống hay tổn thương đĩa đệm cột sống. Điều trị những tình huống này không chỉ phức tạp và tốn kém mà còn tác động tới khả năng lao động.
Bong gân, giãn dây chằng các khớp.
Do đó trước khi chọn tập Yoga để rèn luyện sức khỏe thì bạn cần nắm rõ quy luật của bộ môn này và nên đến các trung tâm có uy tín với giáo viên chuyên nghiệp để họ sẽ hướng dẫn bạn tập những bài tập phù hợp với tình trạng sức khỏe, bệnh tật và khả năng của bạn.
Chúc bạn khỏe!
Đau vai do khiêng đồ nặng
Câu hỏi bởi: dongvanhao
Chào bác sĩ.
Mẹ em năm nay 52 tuổi, do 1 lần sơ suất khiêng đồ nặng nên vai trái (trước) cứ ấn vào là đau. Tay đưa ngang ra chỉ được 45 độ là đau. Ấn nhẹ cũng đau. Đưa thẳng tay cũng đau. Bác sĩ cho em hỏi bệnh của mẹ em là đau cơ vai hay trật khớp ở vai và cách chữa trị thế nào ạ?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Văn An
Chào bạn.
Trường hợp của mẹ bạn có thể là do trật khớp vai hoặc có thể do tổn thương xương (rạn xương, gãy xương) hoặc do giãn dây chằng khớp vai. Tuy nhiên, nếu khớp vai bị trật thì bệnh nhân thường rất đau, khớp vai bên đó bị biến dạng, không cân đối so với khớp vai bên đối diện. Nếu xương bả vai bị gãy hay rạn xương cũng có thể gây đau và thường là đau chói, vẫn có thể vận động được khớp vai nhưng hạn chế. Hoặc khớp vai không bị trật, xương không bị tổn thương nhưng dây chằng bị giãn cũng có thể gây đau và vận động khó khăn. Vì vậy, bạn nên đưa mẹ đi khám chuyên khoa Chấn thương để bác sĩ khám và chụp phim để kiểm tra cho mẹ bạn.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Đau khớp vai phải một vài ngày rồi hết hoàn toàn có cần đi khám không?
Câu hỏi bởi:
Chào bác sĩ!
Lần trước cháu đã gửi câu hỏi về việc đau khớp vai phải thì cháu được bác sĩ giải đáp là nên đi khám. Nhưng chỉ một ngày sau đó là cháu hết đau khớp rồi và hiện tại cũng không có đau gì thêm vậy có phải chỉ do tư thế ngủ hay do trật khớp vai vậy bác sĩ? Mong bác sĩ trả lời câu hỏi của cháu.
Cháu cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào bạn!
Hiện tượng đau khớp vai phải của bạn chỉ kéo dài vài ngày rồi hết, nếu không thấy ảnh hưởng gì thì có thể chỉ là do tư thế ngủ bạn tì đè lên vai. Bạn không cần phải đi khám bác sĩ. Tuy nhiên, bạn cũng cần theo dõi thêm. Nếu sau này hiện tượng này lại xảy ra và có dấu hiệu lặp đi lặp lại thì có thể đó là triệu chứng của bệnh lý về khớp.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Trật khớp vai có dễ tái phát không và sau khi bình phục có thể tập gym không?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Em năm nay 19 tuổi, cách đây 1 tháng trong 1 lần tập võ em có bị trật khớp vai và đã đến bệnh viện chữa trị và cố định ngay sau đó. Em đã cố định 1 tháng và vừa mới tháo cố định xong. Em xin hỏi là em có dễ bị trật khớp vai tái hồi không? Và sau khi phục hồi hoàn toàn em có thể đi tập thể hình (gym) không?
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn.
Trật khớp vai cũng như các khớp khác có thể bị tái lại nếu gặp chấn thương tương tự lần trước nhưng ở cường độ thấp hơn. Vì vậy bạn cần vận động nhẹ nhàng, trong tập võ tránh các động tác làm chấn động khớp vai. Khi bình phục bạn có thể tập gym bình thường.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Điều trị trật khớp vai ở đâu?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Em chào bác sĩ.
Em tên là Dương, năm nay em 22 tuổi chưa lập gia đình. Em bị trật khớp vai, do em không biết, giờ em phát hiện cảm thấy lo và tự ti, em không biết chữa ở đâu và thành công không? Em đang ở Cần Thơ. Mong bác sĩ tư vấn.
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai
Chào em.
Nếu em bị trật khớp vai thì chỉ cần nắn chỉnh sẽ trở lại bình thường. Trật khớp vai hay gặp thể ra trước vào trong xuống dưới, biểu hiện của trật khớp vai là tay luôn dạng tạo với thân người một góc 20 độ hoặc tay luôn khép vào trong với thể trật ra sau. Em cần đến các bác sĩ chuyên khoa Cơ Xương Khớp để nắn chỉnh.
Chúc em mạnh khỏe.
Lợi, hại của việc tập Yoga như thế nào?
Câu hỏi bởi: Thùy Dung
Chào bác sĩ.
Bác sĩ ơi cho cháu hỏi tập Yoga có lợi gì, và có hại không?
Cám ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Văn An
Chào bạn!
Yoga là loại bài tập rất tốt cho sức khỏe và hiện nay được ngày càng nhiều người theo học. Tuy nhiên, nếu tập Yoga không đúng cách sẽ có thể gây ra nhiều tác hại khôn lường. Tập Yoga rất tốt cho sức khỏe bởi khi tập Yoga sẽ giúp cho cơ thể trở nên dẻo dai và săn chắc hơn, tăng cường sự vận động của các khớp giúp cho xương khớp chắc khỏe, làm chậm quá trình thoái hóa, giảm được các biểu hiện đau nhức.
Yoga giúp giải phóng stress, giảm đau, cải thiện chức năng tuần hoàn và hô hấp, điều hòa nhịp tim và huyết áp, tăng cường các chức năng tuyến nội tiết, nâng cao khả năng tập trung, đem lại sự ổn định về sức khỏe, thể chất và tinh thần, phòng và hỗ trợ chữa trị rất nhiều bệnh có hiệu quả.
Tuy nhiên, nếu tập Yoga không đúng cách, không thấy sự hướng dẫn của giáo viên thì có thể dẫn tới các hậu quả khác nhau ở nhiều mức độ khác nhau:
Căng cơ ở vùng cột sống thắt lưng, đầu gối, cổ, vai, cẳng chân,…do động tác lặp đi lặp lại nhiều lần, kéo giãn gân cơ và các dây chằng quá mức.
Trật khớp vai, đây là một tổn thương khá nặng nề, gây đau đớn nhiều và nếu trật đi trật lại có thể gây trật khớp vai mãn tính.
Trật và trượt đốt sống hay tổn thương đĩa đệm cột sống. Điều trị những tình huống này không chỉ phức tạp và tốn kém mà còn tác động tới khả năng lao động.
Bong gân, giãn dây chằng các khớp.
Do đó trước khi chọn tập Yoga để rèn luyện sức khỏe thì bạn cần nắm rõ quy luật của bộ môn này và nên đến các trung tâm có uy tín với giáo viên chuyên nghiệp để họ sẽ hướng dẫn bạn tập những bài tập phù hợp với tình trạng sức khỏe, bệnh tật và khả năng của bạn.
Chúc bạn khỏe!
Đau vai do khiêng đồ nặng
Câu hỏi bởi: dongvanhao
Chào bác sĩ.
Mẹ em năm nay 52 tuổi, do 1 lần sơ suất khiêng đồ nặng nên vai trái (trước) cứ ấn vào là đau. Tay đưa ngang ra chỉ được 45 độ là đau. Ấn nhẹ cũng đau. Đưa thẳng tay cũng đau. Bác sĩ cho em hỏi bệnh của mẹ em là đau cơ vai hay trật khớp ở vai và cách chữa trị thế nào ạ?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Văn An
Chào bạn.
Trường hợp của mẹ bạn có thể là do trật khớp vai hoặc có thể do tổn thương xương (rạn xương, gãy xương) hoặc do giãn dây chằng khớp vai. Tuy nhiên, nếu khớp vai bị trật thì bệnh nhân thường rất đau, khớp vai bên đó bị biến dạng, không cân đối so với khớp vai bên đối diện. Nếu xương bả vai bị gãy hay rạn xương cũng có thể gây đau và thường là đau chói, vẫn có thể vận động được khớp vai nhưng hạn chế. Hoặc khớp vai không bị trật, xương không bị tổn thương nhưng dây chằng bị giãn cũng có thể gây đau và vận động khó khăn. Vì vậy, bạn nên đưa mẹ đi khám chuyên khoa Chấn thương để bác sĩ khám và chụp phim để kiểm tra cho mẹ bạn.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Đau khớp vai phải một vài ngày rồi hết hoàn toàn có cần đi khám không?
Câu hỏi bởi:
Chào bác sĩ!
Lần trước cháu đã gửi câu hỏi về việc đau khớp vai phải thì cháu được bác sĩ giải đáp là nên đi khám. Nhưng chỉ một ngày sau đó là cháu hết đau khớp rồi và hiện tại cũng không có đau gì thêm vậy có phải chỉ do tư thế ngủ hay do trật khớp vai vậy bác sĩ? Mong bác sĩ trả lời câu hỏi của cháu.
Cháu cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào bạn!
Hiện tượng đau khớp vai phải của bạn chỉ kéo dài vài ngày rồi hết, nếu không thấy ảnh hưởng gì thì có thể chỉ là do tư thế ngủ bạn tì đè lên vai. Bạn không cần phải đi khám bác sĩ. Tuy nhiên, bạn cũng cần theo dõi thêm. Nếu sau này hiện tượng này lại xảy ra và có dấu hiệu lặp đi lặp lại thì có thể đó là triệu chứng của bệnh lý về khớp.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Theo ViCare