Khi trẻ xuất hiện hiện tượng rối loạn nhịp tim bố mẹ chớ nên chủ quan và xem thường về điều đó. Tìm hiểu ngay kiến thức này để đề phòng và tránh tâm lý hoang mang lo lắng bất ngờ.
Trẻ sơ sinh bị rối loạn nhịp tim ngoại tâm thu, chữa thế nào?
Câu hỏi bởi:
Chào bác sĩ!
Từ khi có thai em đi khám đều đặn và những lần đo tim thai bác sĩ cũng nói tốt vậy tại sao con em sinh ra lại bị ngoại tâm thu. Khi sắp sinh em đau quá nên đã tiêm thuốc giảm đau và sau đó đo tim thai bác sĩ nói không đều phải cho thuốc giảm đau khi sinh đã gây nên rối loạn nhịp tim của con em. Giờ con em chưa được một tháng. Vậy nên đưa con em đi khám ở đâu để được điều trị an toàn cho cháu?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào bạn!
Ngoại tâm thu làm một dạng rối loạn nhịp tim, gây ra bởi những thay đổi trong hoạt động của tim dẫn đến tình trạng tim đập không đều: thêm nhịp hoặc bỏ qua nhịp đập. Ngoại tâm thu nếu chỉ xảy ra một vài lần không gây choáng ngất hay khó thở và dễ mất đi thì thường coi là vô hại và không cần can thiệp y tế. Nếu nó tiếp tục diễn ra với tần suất và mức độ nặng lên thì cần phải đi khám để phát hiện các bệnh lý như tổn thương cơ tim hoặc bệnh tim mạch nào đó.
Con bạn chưa được 1 tháng tuổi phát hiện bị ngoại tâm thu, hiện tượng này có thường xuyên không? Cháu có kèm theo các biểu hiện như bú kèm hay khó thở không? Với tình trạng hiện tại bạn nên đưa cháu đến bệnh viện Nhi trung ương để bác sĩ thăm khám toàn diện, có cái nhìn tổng quát về tình trạng bệnh của cháu, từ đó có hướng chữa trị hiệu quả.
Chúc cháu bé khỏe mạnh!
Bị u xơ củ và bị biến chứng sang tim mạch
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ.
Con gái tôi hiện tại được 11 tháng tuổi. Cách đây 7 tháng cháu có xuất hiện co giật, tôi có cho cháu đi Viện Nhi Trung Ương để khám và chữa trị được biết cháu bị u xơ củ và bị biến chứng sang tim mạch. Kết quả siêu âm và điện tim phát hiện cháu có rối loạn nhịp tim và có nhiều u nhỏ ở cả thất phải và trái. Hiện tại cháu vẫn đi khám và dùng thuốc định kì theo cả hai đơn. Vậy xin hỏi bác sĩ tình trạng của cháu liệu có phải mổ không và nên mổ vào thời điểm nào ạ?
Rất mong sự hỗ trợ của chuyên mục ạ.
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn. Trường hợp như con bạn không có chỉ định phẫu thuật trong chữa trị, mà chỉ chữa trị bằng phương pháp nội khoa. Chúc bạn nuôi con mạnh khỏe.
Trẻ 6 tuổi bị béo phì độ 2, ngáy và khó thở khi ngủ, phải làm sao?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ!
Con em 6 tuổi bị chứng ngáy và khó thở khi ngủ. Mỗi đêm cháu thức giấc ngồi dậy vài lần, cháu cũng bị béo phì độ 2. Em cần chữa cho cháu thế nào? Gia đình em ở Đà Nẵng.
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào bạn!
Bé nhà bạn bị béo phì độ 2. Đây chính là lí do khiến cháu bị chứng ngủ ngáy và khó thở khi ngủ. Khi trẻ ngủ ngáy, nhịp thở thường không đều, bị ngắt quãng. Hiện tượng này kéo dài làm chậm lượng máu và ôxy lưu thông lên não, dẫn đến việc cơ thể thiếu sự nghỉ ngơi cần thiết. Sáng dậy, thay vì cảm thấy sảng khoái, trẻ lại uể oải, mệt mỏi.
Về lâu về dài, tinh thần và sức khỏe bé bị tác động nghiêm trọng. Tuy nhiên, nguy hiểm nhất vẫn là trẻ ngủ ngáy và ngưng thở khi ngủ. Theo đó, bé có thể bị đột tử trong lúc ngủ, nhẹ hơn phải đối diện với nguy cơ cao mắc các bệnh tim mạch, cao huyết áp, rối loạn nhịp tim, giảm trí nhớ,….
Chính vì vậy mà bạn cần lưu ý chữa trị chứng bệnh này cho bé. Điều quan trọng nhất bây giờ là bạn phải giảm cân cho bé bằng cách khuyến khích bé vận động, tập thể dục thường xuyên. Hạn chế cho bé ăn nhiều vào buổi tối. Tốt nhất khoảng 1 tiếng trước giờ ngủ, bé không nên ăn, thay vào đó uống sữa nóng hoặc ăn một chén súp nhỏ. Tuyệt đối không tự ý cho trẻ dùng thuốc an thần, thuốc ngủ. Phòng ngủ của trẻ nên để thông thoáng, yên tĩnh. Để bé nằm gối cao vừa phải để giữ đầu cao hơn thân.
Chúc bạn và cháu mạnh khỏe!
Trẻ 2 tháng tuổi điều trị tim một thất như thế nào?
Câu hỏi bởi: Huỳnhly
Chào bác sĩ.
Bé 2 tháng bị tim một thất phải điều trị như thế nào và có thể chữa khỏi bệnh không bác sĩ?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn.
Tim một thất (single ventricle) là bệnh tim bẩm sinh, tim chỉ có một buồng thất rộng (bình thường có 2 buồng thất phải và trái), máu từ hai tâm nhĩ đổ xuống qua 2 lỗ khác nhau hoặc một lỗ.
Triệu chứng lâm sàng của tim một thất được xem là giống với tứ chứng Fallot hoặc đảo gốc động mạch, thông liên thất lỗ rộng kèm theo tăng áp động mạch phổi nặng hay thân chung động mạch trong đó tím là biểu hiện nổi bật, xuất hiện trong suốt quá trình tiến triển của bệnh.
Siêu âm tim giúp chẩn đoán xác định tim một thất cũng như các tổn thương phối hợp. Thông tim và chụp buồng tim chỉ đặt ra khi người bệnh có chỉ định chữa trị phẫu thuật giảm nhẹ biểu hiện trong những tháng đầu sau khi sinh.
Về điều trị, bệnh tim một thất có thể được phẫu thuật. Phẫu thuật Fontal (chuyển buồng thất duy nhất đó thành buồng thất trái, nối tĩnh mạch chủ dưới vào thân động mạch phổi không đi qua tâm thất) chỉ đặt ra khi áp lực động mạch phổi chưa tăng, đường kính động mạch phổi đủ lớn, không rối loạn nhịp tim, chức năng tống máu của tâm thất tốt. Các phương pháp chữa trị tạm thời khác như đánh đai, thu nhỏ thân động mạch phổi nếu tăng áp động mạch phổi, làm cầu nối động mạch chủ – động mạch phổi trong tình huống hẹp động mạch phổi và bệnh nhân tím nhiều.
Như vậy bệnh tim bẩm sinh một thất là một bệnh tim bẩm sinh nặng, không thể chữa khỏi mà chỉ có cách phẫu thuật làm giảm nhẹ biểu hiện.
Chúc bạn nuôi con mạnh khỏe.
Bé 3 tháng tuổi bị thông liên nhĩ
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Con tôi 3 tháng tuổi đi khám bác sĩ nói bé bị thông liên nhĩ lỗ thứ phát đường kính lỗ thông 5-7mm. Nhiều lúc bé khi thức môi dưới của cháu cứ run run khoảng 10 nhịp mỗi lần và trong 1 ngày khoảng 3- 4 lần, vậy liệu có phải là triệu chứng của bệnh không ? Và nếu không phải triệu chứng của bệnh thì bé nhà tôi bị như vậy có sao không? Và khi 1 tuổi có trẻ lỗ thông sẽ tự bịt kín vậy bác sĩ cho tôi hỏi tỉ lệ trẻ lỗ thông tự bịt kín chiếm bao nhiêu phần trăm? Và muốn cho lỗ thông của trẻ tự bịt thì chế độ ăn dinh dưỡng cho bé tốt có giúp bé trong việc tự bị lỗ thông không? Nếu có thì nên cho bé ăn những thực phẩm gì?
Tôi cảm ơn!
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn!
Thông liên nhĩ lỗ thứ phát kích thước 5-7 mm là lỗ thông nhỏ, thường được bịt kín khi trẻ trên 1 tuổi. Trường hợp còn tồn tại lỗ thông ở tuổi trưởng thành cũng thường không thấy triệu chứng biểu hiện lâm sàng mà chỉ phát hiện bệnh qua thăm khám siêu âm tim. Biểu hiện tăng áp lực động mạch phổi cố định thường xuất hiện khi 20-30 tuổi và có thể triệu chứng suy tim rối loạn nhịp tim ở tuổi lớn hơn 40-50 tuổi. Bạn cần định kỳ 6 tháng 1 lần đưa bé đi siêu âm tim để theo dõi sự tiến triển của lỗ thông đồng thời khám kiểm tra nếu có chỉ định mổ (tăng áp lực động mạch phổi) thì tiến hành phẫu thuật cho bé. Không có chế độ dinh dưỡng riêng cho trẻ bị thông liên nhĩ, làm cho lỗ thông chóng bịt lại hơn, mà bạn cần chăm sóc dỗ bé hạn chế những cơn khóc hờn dãy dụa nhiều (gắng sức) có thể tác động làm đảo luồng thông giữa 2 tâm nhĩ làm trẻ tím tái. Hiện tại không thấy số liệu thống kê là tỉ lệ bao nhiêu % trẻ thông liên nhĩ lỗ thứ phát loại nhỏ được bịt lại sau 1 tuổi. Hiện tượng môi run run không phải là dấu hiệu của bệnh tim, và môi run run như vậy không hề có tác động gì tới sức khỏe.
Chúc bạn nuôi con mạnh khỏe!
Trẻ sơ sinh bị rối loạn nhịp tim ngoại tâm thu, chữa thế nào?
Câu hỏi bởi:
Chào bác sĩ!
Từ khi có thai em đi khám đều đặn và những lần đo tim thai bác sĩ cũng nói tốt vậy tại sao con em sinh ra lại bị ngoại tâm thu. Khi sắp sinh em đau quá nên đã tiêm thuốc giảm đau và sau đó đo tim thai bác sĩ nói không đều phải cho thuốc giảm đau khi sinh đã gây nên rối loạn nhịp tim của con em. Giờ con em chưa được một tháng. Vậy nên đưa con em đi khám ở đâu để được điều trị an toàn cho cháu?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào bạn!
Ngoại tâm thu làm một dạng rối loạn nhịp tim, gây ra bởi những thay đổi trong hoạt động của tim dẫn đến tình trạng tim đập không đều: thêm nhịp hoặc bỏ qua nhịp đập. Ngoại tâm thu nếu chỉ xảy ra một vài lần không gây choáng ngất hay khó thở và dễ mất đi thì thường coi là vô hại và không cần can thiệp y tế. Nếu nó tiếp tục diễn ra với tần suất và mức độ nặng lên thì cần phải đi khám để phát hiện các bệnh lý như tổn thương cơ tim hoặc bệnh tim mạch nào đó.
Con bạn chưa được 1 tháng tuổi phát hiện bị ngoại tâm thu, hiện tượng này có thường xuyên không? Cháu có kèm theo các biểu hiện như bú kèm hay khó thở không? Với tình trạng hiện tại bạn nên đưa cháu đến bệnh viện Nhi trung ương để bác sĩ thăm khám toàn diện, có cái nhìn tổng quát về tình trạng bệnh của cháu, từ đó có hướng chữa trị hiệu quả.
Chúc cháu bé khỏe mạnh!
Bị u xơ củ và bị biến chứng sang tim mạch
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ.
Con gái tôi hiện tại được 11 tháng tuổi. Cách đây 7 tháng cháu có xuất hiện co giật, tôi có cho cháu đi Viện Nhi Trung Ương để khám và chữa trị được biết cháu bị u xơ củ và bị biến chứng sang tim mạch. Kết quả siêu âm và điện tim phát hiện cháu có rối loạn nhịp tim và có nhiều u nhỏ ở cả thất phải và trái. Hiện tại cháu vẫn đi khám và dùng thuốc định kì theo cả hai đơn. Vậy xin hỏi bác sĩ tình trạng của cháu liệu có phải mổ không và nên mổ vào thời điểm nào ạ?
Rất mong sự hỗ trợ của chuyên mục ạ.
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn. Trường hợp như con bạn không có chỉ định phẫu thuật trong chữa trị, mà chỉ chữa trị bằng phương pháp nội khoa. Chúc bạn nuôi con mạnh khỏe.
Trẻ 6 tuổi bị béo phì độ 2, ngáy và khó thở khi ngủ, phải làm sao?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ!
Con em 6 tuổi bị chứng ngáy và khó thở khi ngủ. Mỗi đêm cháu thức giấc ngồi dậy vài lần, cháu cũng bị béo phì độ 2. Em cần chữa cho cháu thế nào? Gia đình em ở Đà Nẵng.
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào bạn!
Bé nhà bạn bị béo phì độ 2. Đây chính là lí do khiến cháu bị chứng ngủ ngáy và khó thở khi ngủ. Khi trẻ ngủ ngáy, nhịp thở thường không đều, bị ngắt quãng. Hiện tượng này kéo dài làm chậm lượng máu và ôxy lưu thông lên não, dẫn đến việc cơ thể thiếu sự nghỉ ngơi cần thiết. Sáng dậy, thay vì cảm thấy sảng khoái, trẻ lại uể oải, mệt mỏi.
Về lâu về dài, tinh thần và sức khỏe bé bị tác động nghiêm trọng. Tuy nhiên, nguy hiểm nhất vẫn là trẻ ngủ ngáy và ngưng thở khi ngủ. Theo đó, bé có thể bị đột tử trong lúc ngủ, nhẹ hơn phải đối diện với nguy cơ cao mắc các bệnh tim mạch, cao huyết áp, rối loạn nhịp tim, giảm trí nhớ,….
Chính vì vậy mà bạn cần lưu ý chữa trị chứng bệnh này cho bé. Điều quan trọng nhất bây giờ là bạn phải giảm cân cho bé bằng cách khuyến khích bé vận động, tập thể dục thường xuyên. Hạn chế cho bé ăn nhiều vào buổi tối. Tốt nhất khoảng 1 tiếng trước giờ ngủ, bé không nên ăn, thay vào đó uống sữa nóng hoặc ăn một chén súp nhỏ. Tuyệt đối không tự ý cho trẻ dùng thuốc an thần, thuốc ngủ. Phòng ngủ của trẻ nên để thông thoáng, yên tĩnh. Để bé nằm gối cao vừa phải để giữ đầu cao hơn thân.
Chúc bạn và cháu mạnh khỏe!
Trẻ 2 tháng tuổi điều trị tim một thất như thế nào?
Câu hỏi bởi: Huỳnhly
Chào bác sĩ.
Bé 2 tháng bị tim một thất phải điều trị như thế nào và có thể chữa khỏi bệnh không bác sĩ?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn.
Tim một thất (single ventricle) là bệnh tim bẩm sinh, tim chỉ có một buồng thất rộng (bình thường có 2 buồng thất phải và trái), máu từ hai tâm nhĩ đổ xuống qua 2 lỗ khác nhau hoặc một lỗ.
Triệu chứng lâm sàng của tim một thất được xem là giống với tứ chứng Fallot hoặc đảo gốc động mạch, thông liên thất lỗ rộng kèm theo tăng áp động mạch phổi nặng hay thân chung động mạch trong đó tím là biểu hiện nổi bật, xuất hiện trong suốt quá trình tiến triển của bệnh.
Siêu âm tim giúp chẩn đoán xác định tim một thất cũng như các tổn thương phối hợp. Thông tim và chụp buồng tim chỉ đặt ra khi người bệnh có chỉ định chữa trị phẫu thuật giảm nhẹ biểu hiện trong những tháng đầu sau khi sinh.
Về điều trị, bệnh tim một thất có thể được phẫu thuật. Phẫu thuật Fontal (chuyển buồng thất duy nhất đó thành buồng thất trái, nối tĩnh mạch chủ dưới vào thân động mạch phổi không đi qua tâm thất) chỉ đặt ra khi áp lực động mạch phổi chưa tăng, đường kính động mạch phổi đủ lớn, không rối loạn nhịp tim, chức năng tống máu của tâm thất tốt. Các phương pháp chữa trị tạm thời khác như đánh đai, thu nhỏ thân động mạch phổi nếu tăng áp động mạch phổi, làm cầu nối động mạch chủ – động mạch phổi trong tình huống hẹp động mạch phổi và bệnh nhân tím nhiều.
Như vậy bệnh tim bẩm sinh một thất là một bệnh tim bẩm sinh nặng, không thể chữa khỏi mà chỉ có cách phẫu thuật làm giảm nhẹ biểu hiện.
Chúc bạn nuôi con mạnh khỏe.
Bé 3 tháng tuổi bị thông liên nhĩ
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Con tôi 3 tháng tuổi đi khám bác sĩ nói bé bị thông liên nhĩ lỗ thứ phát đường kính lỗ thông 5-7mm. Nhiều lúc bé khi thức môi dưới của cháu cứ run run khoảng 10 nhịp mỗi lần và trong 1 ngày khoảng 3- 4 lần, vậy liệu có phải là triệu chứng của bệnh không ? Và nếu không phải triệu chứng của bệnh thì bé nhà tôi bị như vậy có sao không? Và khi 1 tuổi có trẻ lỗ thông sẽ tự bịt kín vậy bác sĩ cho tôi hỏi tỉ lệ trẻ lỗ thông tự bịt kín chiếm bao nhiêu phần trăm? Và muốn cho lỗ thông của trẻ tự bịt thì chế độ ăn dinh dưỡng cho bé tốt có giúp bé trong việc tự bị lỗ thông không? Nếu có thì nên cho bé ăn những thực phẩm gì?
Tôi cảm ơn!
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn!
Thông liên nhĩ lỗ thứ phát kích thước 5-7 mm là lỗ thông nhỏ, thường được bịt kín khi trẻ trên 1 tuổi. Trường hợp còn tồn tại lỗ thông ở tuổi trưởng thành cũng thường không thấy triệu chứng biểu hiện lâm sàng mà chỉ phát hiện bệnh qua thăm khám siêu âm tim. Biểu hiện tăng áp lực động mạch phổi cố định thường xuất hiện khi 20-30 tuổi và có thể triệu chứng suy tim rối loạn nhịp tim ở tuổi lớn hơn 40-50 tuổi. Bạn cần định kỳ 6 tháng 1 lần đưa bé đi siêu âm tim để theo dõi sự tiến triển của lỗ thông đồng thời khám kiểm tra nếu có chỉ định mổ (tăng áp lực động mạch phổi) thì tiến hành phẫu thuật cho bé. Không có chế độ dinh dưỡng riêng cho trẻ bị thông liên nhĩ, làm cho lỗ thông chóng bịt lại hơn, mà bạn cần chăm sóc dỗ bé hạn chế những cơn khóc hờn dãy dụa nhiều (gắng sức) có thể tác động làm đảo luồng thông giữa 2 tâm nhĩ làm trẻ tím tái. Hiện tại không thấy số liệu thống kê là tỉ lệ bao nhiêu % trẻ thông liên nhĩ lỗ thứ phát loại nhỏ được bịt lại sau 1 tuổi. Hiện tượng môi run run không phải là dấu hiệu của bệnh tim, và môi run run như vậy không hề có tác động gì tới sức khỏe.
Chúc bạn nuôi con mạnh khỏe!
Theo ViCare