Phương pháp điều trị rối loạn nhịp tim


4,226
1
1
Xu
53
Điều trị rối loạn nhịp tim giúp kiểm soát hoặc loại trừ các rối loạn nhịp tim. Đặc biệt, khi rối loạn nhịp tim phức tạp có thể làm cho tình hình tồi tệ hơn – hoặc thậm chí còn gây suy tim. Vì vậy, để giảm nguy cơ loạn nhịp tim bạn cần áp dụng một lối sống lành mạnh cho tim.

Phương pháp điều trị rối loạn nhịp tim


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ.

Bố cháu năm nay 78 tuổi, bị rối loạn nhịp tim. Bác sĩ đề xuất phương án đặt máy tạo nhịp tim. Xin hỏi bác sĩ xem còn phương pháp nào khác không? Và giá thành của đặt máy khoảng là bao nhiêu ạ?

Cảm ơn bác sĩ!

Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa


Chào bạn!

Về chữa trị rối loạn nhịp tim, hiện nay có các phương pháp sau:

Sử dụng thuốc: Thông thường lựa chọn chữa trị đầu tiên là dùng các loại thuốc chống loạn nhịp bao gồm: Digitalis, chẹn Beta, ức chế kênh canxi, kháng đông, và những loại thuốc khác. Trong nhiều tình huống, có thể cần phải uống thuốc chống loạn nhịp suốt đời. Thuốc phải được lựa chọn rất cẩn thận do chúng có thể gây ra những tác dụng phụ. Trong một số tình huống, thuốc có thể gây loạn nhịp hoặc làm chúng trầm trọng hơn. Do đó, các bác sĩ sẽ phải cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ của việc sử dụng thuốc trước khi kê đơn. Bác sĩ sẽ kê đơn liều hoặc loại thuốc phù hợp nhất đối với từng bệnh nhân.

Khử rung: Khử rung là một thủ thuật tạo một dòng điện ngắn chạy qua để shock tim, giúp nó thay đổi từ nhịp bất thường trở về nhịp bình thường. Ở những tình huống không phải cấp cứu, khử rung được thực hiện để chữa trị những loạn nhịp có nguồn gốc từ tâm nhĩ (rung nhĩ hoặc cuồng nhĩ). Trong những tình huống cấp cứu, khử rung sẽ được dùng để chữa trị loạn nhịp gây choáng, hạ huyết áp, đau ngực, khó thở, hoặc mất ý thức. Khử rung là một cách chữa trị an toàn và hiệu quả để đưa nhịp tim trở về bình thường.

Sử dụng kỹ thuật “loại bỏ”: Một số loại loạn nhịp có thể được trị khỏi vĩnh viễn bằng kỹ thuật “loại bỏ”. Đây là kỹ thuật thay đổi những kết nối điện học hoặc xung điện bất thường trong tim để làm ngừng loạn nhịp vĩnh viễn. Tùy thuộc vào loại loạn nhịp và tình trạng của bệnh nhân mà thủ thuật này có thể thực hiện qua catheter hoặc qua phẫu thuật tim. Catheter là một ống rất nhỏ được đưa vào tĩnh mạch ở chân bệnh nhân rồi luồn lên đến tim, nơi nó sẽ phóng thích ra năng lượng để chữa trị loạn nhịp cho bệnh nhân. Nếu thực hiện qua phẫu thuật, một đầu dò dẻo được đặt trực tiếp vào tim để phóng thích năng lượng vào đó làm ngừng loạn nhịp vĩnh viễn.

Ghép thiết bị vào tim: Một thiết bị điện tử được ghép vào ngực bệnh nhân giúp chữa trị một số loại loạn nhịp. Những thiết bị này chạy bằng pin và phóng ra những xung điện đến tim để điều hòa nhịp đập của tim. Nếu tim đập quá chậm, máy tạo nhịp điện tử sẽ được cấy vào tim để làm tăng nhịp tim.

Đặt máy chuyển nhịp phá rung (ICD): Trong tình huống các tâm thất đập quá nhanh hoặc bị rung thay vì co bóp bình thường, các bác sĩ sẽ cấy máy ICD vào tim. Khi nhịp tim đạt đến hoặc vượt qua ngưỡng được cài đặt trước, máy sẽ phóng ra các tín hiệu điện để shock tim trở về nhịp bình thường, phục hồi chức năng bơm máu hiệu quả cho tim.

Chi phí để thực hiện một ca đặt máy tạo nhịp tim vĩnh viễn tùy từng cơ sở y tế, dao động trong khoảng 50 triệu đồng.

Chúc bạn và gia đình sức khỏe!

Rối loạn nhịp tim phải làm sao?


Câu hỏi bởi: Yuki Miyano

Chào bác sĩ.

Cháu năm nay 16 tuổi, cứ mỗi lần đi lên cầu thang là cháu thấy chóng mặt hoa mắt tai ù, đi khám bác sĩ nói bị rối loạn nhịp tim. Vậy cho cháu hỏi bệnh này có nguy hiểm không ạ và nên làm gì để hết tình trạng này?

Cảm ơn bác sĩ.

Bác sĩ Nguyễn Thị Vân


Chào cháu!

Cháu chỉ kể các biểu hiện chóng mặt, hoa mắt, ù tai mỗi khi lên cầu thang, thực thể có rối loạn nhịp tim mà không nói trước đó có bị bệnh gì không như: viêm họng, đau khớp…, hoặc các biểu hiện khác kèm theo như hồi hộp đánh trống ngực, khó thở… Nên chúng tôi khó giải đáp được cho cháu. Nguyên nhân của rối loạn nhịp tim có thể do bệnh lý cơ tim, van tim, và một số lí do khác ảnh hưởng tới hệ thần kinh tim dẫn đến các hoạt động bất thường của hệ thần kinh tim. Một số rối loạn của nhịp tim hay gặp: rối loạn nhịp nhanh trên thất (nhịp nhanh nhĩ, nhịp xoang nhanh, rung nhĩ…), rối loạn nhịp chậm (suy yếu nút xoang, block nhĩ thất,…).

Trong những tình huống đột ngột nhịp tim đập nhanh có thể là báo hiệu của rung thất đe dọa tính mạng của người bệnh. Cháu nên đi khám chuyên khoa Tim mạch càng sớm càng tốt, để xác định lí do gây bệnh và có các phương pháp can thiệp cụ thể. Cháu nên lựa chọn một thói quen sống tốt, có thể tập ngồi thiền hoặc các động tác nhẹ nhàng của yoga. Ăn ít chất mỡ, ăn nhiều rau và các thực phẩm chứa nhiều vitamin. Hạn chế các chất kích thích với tim như: cà phê, đồ uống chứa cồn… Tránh các căng thẳng, bảo đảm đủ thời gian nghỉ ngơi, tránh thức quá khuya. Làm sạch mũi họng thường xuyên bằng cách nhỏ nước muối sinh lý 0,9%, tránh viêm họng do nhiễm liên cầu khuẩn tan huyết β nhóm A (Streptococcus A) gây ra. Đây là một trong những lí do gây tác động đến tim ở lứa tuổi của cháu.

Chúc cháu mạnh khỏe!

Được chẩn đoán rối loạn nhịp tim nghiêm trọng là thế nào?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ!

Tôi năm nay 24 tuổi, là nam giới, đi khám sức khỏe. Bị chẩn đoán rối loạn nhịp tim nghiêm trọng. Trước đó tình trạng sức khỏe tôi bình thường, có vài lần (lâu mới xuất hiện). Tôi uống rượu khi đột ngột thức dậy thì bị chóng mặt và ngất đi, 1 hồi sau thì tỉnh dậy bình thường. Nay tôi đi khám sức khỏe nhưng trước đó, tối tôi có uống 1 ít bia và sang thì uống cà phê rồi mới đi. Kết quả chẩn đoán là tôi bị rối loạn nhịp tim nghiêm trọng – dạng rối loạn nhịp tim chậm. Bác sĩ cho tôi hỏi tôi có phải bị bệnh tim hay do sử dụng bia rượu?

Cảm ơn bác sĩ!

Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa


Chào bạn!

Bia và cà phê là các thức uống chứa chất kích thích có thể gây rối loạn nhịp tim, đau đầu, buồn nôn, tác động đến dạ dày. Đặc biệt khi uống cà phê trước hoặc sau khi uống bia rượu thì mức độ tác động của nó sẽ lớn hơn gây ra phản ứng không tốt cho cơ thể. Bạn đã uống bia và cà phê trước khi đi khám bệnh nên nó có thể tác động tới kết quả khám, tuy nhiên chưa thể khẳng định là bạn không bị bệnh rối loạn nhịp tim. Bạn nên đi khám lại với điều kiện trước đó không sử dụng thực phẩm có chất kích thích như: trà, cà phê, rượu bia… hay đồ uống có ga để có một chẩn đoán chính xác, từ đó bác sĩ sẽ có hướng chữa trị hiệu quả cho bạn.

Chúc bạn sớm khỏi bệnh!

Bị rối loạn nhịp tim, khó thở, không thở khi ngủ là bị làm sao?


Câu hỏi bởi: sói ăn chơi

Chào bác sĩ.

Cháu năm nay 19 tuổi, cháu mới bị rối loạn nhịp tim cách đây mấy ngày. Cháu đã đi khám nhưng cứ đi ngủ là cháu thấy khó thở, không thở được. Cháu mất ngủ mấy hôm nay rồi ạ. Nhịp tim của cháu nhanh 126 nhịp/phút. Vậy cháu cần chữa như thế nào? Bác sĩ giúp cháu với ạ.

Cảm ơn bác sĩ!

Bác sĩ Vũ Thị Lừu


Chào cháu.

Rối loạn nhịp tim là tên gọi chung của một số tình trạng hoạt động điện của tim, hoạt động này có rối loạn bất thường hay nhanh hoặc chậm hơn hoạt động điện bình thường. Nhịp tim có thể quá nhanh (hơn 100 nhịp/phút) hay quá chậm (nhỏ hơn 60 nhịp/phút), nhịp có thể bình thường hay bất thường. Các lí do gây rối loạn nhịp tim:

Nguyên nhân tại tim:

Tăng huyết áp.

Bệnh tim thiếu máu cục bộ.

Nhồi máu cơ tim.

Bệnh hở, hẹp van tim.

Bệnh cơ tim giãn.

Bệnh tim bẩm sinh.

Rối loạn nhịp tim do di truyền…

Nguyên nhân ngoài tim:

Bệnh tuyến giáp.

Rối loạn điện giải.

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.

Căng thẳng về tâm lý.

Do nhiễm trùng, sốt.

Do thuốc và các hóa chất kể cả thuốc được chiết xuất từ dược thảo…

Cháu mới bị rối loạn nhịp tim cách đây mấy ngày, cháu cần xem có phải do căng thẳng tâm lý không hay gần đây có dùng loại thuốc nào không. Biểu hiện khó thở, không thở được, mất ngủ của cháu không thể chủ quan được. Cháu nói đã từng đi khám nhưng không biết bác sĩ đã tìm ra lí do chưa? Cháu nên tăng cường nghỉ ngơi, hạn chế căng thẳng, ngừng dùng các loại thuốc nếu nghi ngờ gây loạn nhịp tim. Sau vài hôm nếu hiện tượng này vẫn xuất hiện thì cháu nên đi khám để tìm lí do thì việc chữa trị sẽ có hiệu quả hơn.

Chúc cháu mạnh khỏe!

Bị rối loạn nhịp tim, khó thở mệt mỏi tim đập nhanh


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ.

Năm nay cháu 23 tuổi, cháu bị rối loạn nhịp tim và có các triệu chứng như khó thở mệt mỏi tim đập nhanh ho khan. Vậy bác sĩ cho cháu hỏi có chữa khỏi được không ạ?

Cháu cám ơn!

Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa


Chào bạn!

Có rất nhiều loại rối loạn nhịp tim với mức độ nguy hiểm và tiên lượng khác nhau. Quan trọng nhất là bạn phải khám chuyên khoa tim mạch để chẩn đoán chính xác loại rối loạn nhịp và các bệnh lý kèm theo mới có thể chữa trị hiệu quả. Hiện nay có một số phương pháp chữa trị rối loạn nhịp sau:

Sử dụng thuốc: Thông thường lựa chọn chữa trị đầu tiên là dùng các loại thuốc chống loạn nhịp bao gồm: digitalis, chẹn beta, ức chế kênh canxi, kháng đông, và những loại thuốc khác. Trong nhiều tình huống, có thể cần phải uống thuốc chống loạn nhịp suốt đời.

Khử rung: Khử rung là một thủ thuật tạo một dòng điện ngắn chạy qua để shock tim giúp nó thay đổi từ nhịp bất thường trở về nhịp bình thường. Ở những tình huống không phải cấp cứu, khử rung được thực hiện để chữa trị những loạn nhịp có nguồn gốc từ tâm nhĩ (rung nhĩ hoặc cuồng nhĩ).

Sử dụng kỹ thuật ‘Loại bỏ’: Một số loại loạn nhịp có thể được trị khỏi vĩnh viễn bằng kỹ thuật loại bỏ. Đây là kỹ thuật thay đổi những kết nối điện học hoặc xung điện bất thường trong tim để làm ngừng loạn nhịp vĩnh viễn. Tùy thuộc vào loại loạn nhịp và tình trạng của bệnh nhân mà thủ thuật này có thể thực hiện qua catheter hoặc qua phẫu thuật tim.

Ghép thiết bị vào tim: Một thiết bị điện tử được ghép vào ngực bệnh nhân giúp chữa trị một số loại loạn nhịp. Những thiết bị này chạy bằng pin và phóng ra những xung điện đến tim để điều hòa nhịp đập của tim: đặt máy tạo nhịp, đặt máy chuyển nhịp phá rung (ICD)…

Chúc bạn sống khỏe!


Theo ViCare​
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl