Thần kinh và khả năng tư duy sau chấn thương sọ não


4,226
1
1
Xu
53
Chấn thương sọ não thường hay để lại những di chứng và biến chứng nặng nề có ảnh hưởng trực tiếp lên hệ thần kinh và khả năng tư duy, hệ cảm xúc. Sau đây là tổng hợp những giải đáp của bác sĩ đối với vấn đề này.

chữa liệt giây thần kinh số 7 sau chấn thương sọ não


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ!

Cháu 29 tuổi, là nam. Cháu bị tai nạn xe, bị ở đầu, chấn thương sọ não. Não cháu chữa khỏi rồi, giờ cháu bị liệt giây thần kinh số 7. Giờ cháu phải làm sao thưa bác sĩ?

Cảm ơn bác sĩ!

Bác sĩ Chu Văn Điểu


Chào cháu!

Cháu không nói rõ là cháu bị tai nạn chấn thương sọ não đã lâu chưa và có liên quan gì đến việc liệt dây VII lần này hay không, hiện tại cháu bị liệt dây VII biểu hiện triệu chứng thế nào? Liệt dây thần kinh số VII thường xảy ra đột ngột, phần lớn bệnh nhân liệt dây VII ngoại biên là do lạnh. Bệnh này thuộc chuyên khoa Thần kinh khám và chữa trị hoặc chuyên khoa Đông y chữa trị bằng phương pháp châm cứu, thuỷ châm. Để bệnh nhanh khỏi có thể chữa trị kết hợp cả đông và tây y.

Điều trị:

Điều trị nội khoa: trong 7 – 10 ngày đầu nên uống thuốc chống viêm giảm đau, kháng sinh, tiêm bắt vitamin nhóm B. Đồng thời mát xa cơ mặt hàng ngày, mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 4 – 5 phút. Xoa từ cằm lên trán nhằm tăng cường tuần hoàn chống sự co cứng cơ mặt.

Điều trị châm cứu: châm cứu thường hoặc điện châm, thuỷ châm, điện xung, mát xa mặt hàng ngày, như trên đã trình bầy. Cháu hãy tới khoa Thần kinh bệnh viện Đa khoa tỉnh hoặc bệnh viện Trung ương để khám và chữa trị bệnh liệt dây thần kinh số VII của cháu nhé.

Chúc cháu mau khỏi bệnh.

Khi nào phục hồi trí nhớ sau chấn thương sọ não?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ!

Chồng cháu năm nay 34 tuổi, bị chấn thương sọ não: chảy máu khoang dưới nhện, liềm tiểu não, liềm đại não, không có chỉ định phẫu thuật cách đây đã 4 tháng. Hiện tại sức khỏe chồng cháu đã ổn định, nhưng trí nhớ chưa hồi phục hoàn toàn, vẫn còn quên nhiều, phản ứng chậm chạp, dễ nổi cáu. Xin hỏi bác sĩ khi nào chồng cháu có thể phục hồi được trí nhớ. Có khả năng trở lại như cũ được không ạ? Người nhà nên làm gì để hỗ trợ bệnh nhận ạ ? Cháu xin bác sĩ giải đáp giúp cháu ạ.

Cháu cảm ơn bác sĩ nhiều

Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa


Chào bạn!

Chấn thương sọ não có chảy máu não là một tình trạng nặng, bệnh nhân tuy được cứu sống nhưng vẫn có nguy cơ chịu nhiều di chứng. Tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của chấn thương sọ não có thể xuất hiện sau một thời gian tạm ổn định.

Hội chứng đau đầu sau chấn thương sọ não có hai thể: thể xuất hiện sớm và thể muộn, với diễn biến dai dẳng kéo dài, khó khăn trong chữa trị.

Động kinh: Thường gặp trong 40-50% tình huống do chấn thương sọ não. Đây là thể động kinh có ổ khu trú. Hình thái lâm sàng rất đa dạng, phức tạp tùy theo ổ khu trú đó ở vùng nào của não. Lại có những vùng có ổ khu trú xuất hiện không chỉ là những cơn động kinh mà còn phối hợp cả những rối loạn tâm thần rất khó chữa trị.

Bệnh lý cột sống cổ: Thường xuất hiện sớm và nặng do lực chấn động từ sọ não dội xuống cột sống cổ. Chấn thương sọ não còn đẩy mạnh tốc độ tiến triển thoái hóa đĩa đệm – cột sống, gây thoát vị đĩa đệm và nguy hại nhất là thoát vị đĩa đệm chèn ép tủy sống cổ, hẹp ống sống cổ dẫn đến liệt tứ chi.

Giảm hoặc mất trí nhớ, đau đầu dai dẳng:

Giảm sút trí tuệ, tình huống nặng dẫn đến mất ngôn ngữ, đòi hỏi quá trình chữa trị phục hồi chức năng rất phức tạp và lâu dài.
Hiện tại chồng bạn nên được nghỉ ngơi, ăn uống đủ chất, uống thuốc theo đơn của bác sĩ, tái khám theo hẹn để có hướng can thiệp kịp thời.

Chúc gia đình bạn sống khỏe!

Trở nên hung dữ sau chấn thương sọ não chữa thế nào?


Câu hỏi bởi: mytrang

Thưa bác sĩ!

Cháu tôi năm nay 23 tuổi, là nam giới bị chấn thương sọ não do tai nạn, hôn mê 17 ngày. Khi tỉnh lại, cháu không nhớ gì cả. 3 ngày trước cháu rất hung dữ, không vừa ý là đánh. 2 hôm nay không còn triệu chứng hung dữ và cháu đi vệ sinh liên tục (lúc đi được lúc không). Xin bác sĩ cho biết liệu cháu tôi có phục hồi được trí nhớ không?

Cảm ơn bác sĩ!

Bác sĩ Chu Văn Điểu


Chào bạn!

Cháu bạn bị chấn thương sọ não là bị làm sao? Cụm từ chấn thương sọ não chỉ tình trạng chung là có bị va chạm gây vết thương ở đầu. Trong chấn thương sọ não có nhiều loại khác nhau, mỗi loại mức độ vết thương nặng nhẹ khác nhau và từ đó sẽ để lại di chứng sau chấn thương sọ não cũng khác nhau.

Các loại chấn thương sọ não đó là:

Chấn động não: Là loại nhẹ nhất, các triệu chứng như nhức đầu, nôn, thường kéo dài 1 – 2 tuần chữa trị và không để lại di chứng, chứng tỏ là não không bị tổn thương thực thể.

Nứt sọ: Có thể nứt sọ từ đơn giản đến phức tạp.

Dập não: Vùng dập có thể nông ngay bề mặt vỏ não hoặc có thể sâu xuống chất trắng của não. Nhìn chung dập não là nặng, dập não kèm theo phù não có thể tử vong cao. Tuỳ theo vùng não bị dập đảm nhận chứng năng khác nhau mà triệu chứng các biểu hiện thần kinh khu trú khác nhau. Có thể bị động kinh, yếu nửa người, rối loạn ngôn ngữ, nhìn mờ, rối loạn tiểu não.

Các loại máu tụ: Máu tụ ngoài màng cứng và máu tụ dưới màng cứng, cần phải phẫu thuật lấy máu tụ ngay nếu chậm bệnh nhân sẽ tử vong.

Như vậy mỗi loại chấn thương sọ não có mức độ tổn thương khác nhau, có mức độ trầm trọng khác nhau và sẽ để lại mức độ di chứng nặng hay nhẹ khác nhau. Thông thường người bệnh bị chấn thương sọ não như cháu của bạn đã có hôn mê thì mức độ chấn thương sọ não là dập não hoặc có máu tụ trong não. Đây là mức độ chấn thương sọ não rất nặng nề vì thế sẽ để lại di chứng sau này cũng nặng nề, đó là các loại di chứng thường gặp sau đây:

Đau đầu kéo dài dai dẳng khó chữa trị.

Rối loạn giấc ngủ.

Giảm nhớ, mất nhớ, thường là mất trí nhớ ngược chiều, tức là các sự việc từ khi bị chấn thương sọ não trở về trước là bệnh nhân quên.

Động kinh, đôi khi động kinh kèm rối loạn tâm thần phải chữa trị lâu dài rất phức tạp.

Yếu hoặc liệt nửa người.

Hiện tại cháu bạn mới bị chấn thương và vừa tỉnh, có các triệu chứng hung dữ, đi vệ sinh liên tục, mất trí nhớ,… đó là hiện tượng do chấn thương não gây ra.

Về hiện tượng mất trí nhớ tuỳ theo mức độ tổn thương não nặng hay nhẹ và tuỳ theo lứa tuổi. Nếu tuổi trẻ thì hồi phục tốt hơn và não tổn thương nhẹ thì hồi phục trí nhớ sẽ tốt hơn. Vấn đề này chưa thể khẳng định hay nói trước điều gì cả mà chỉ chờ đợi theo thời gian mà thôi.

Chúc cháu bạn sớm hồi phục và ổn định sức khoẻ.

Tính khí nóng nảy, hay la mắng, chửi bới suốt ngày sau chấn thương sọ não phải làm sao?


Câu hỏi bởi: Phạm Nhật Duy

Chào bác sĩ.

Bố em 60 tuổi, bị chấn thương sọ não (dập não trước trán 2 bên – chuẩn đoán 9 điểm), tới nay gần 5 tháng, đã trải qua 2 lần phẫu thuật. Ca cách đây 2 tháng là vá ghép sọ tự thân, chỉ nằm viện 1 tuần (vì vết mổ tốt) thì về nhà. Sau đó dùng thuốc khoảng 15 ngày thì bác sĩ bảo khỏi đi tái khám. Nay bố em tuy khỏe mạnh bình thường (không yếu, run, động kinh) nhưng khoảng gần đây ba em có triệu chứng tính khí nóng nảy, hay la mắng, chửi bới suốt ngày, đôi khi bịa chuyện, đòi kiện cáo người khác. Lúc mới phẫu thuật lần đầu tiên lấy máu tụ, về nhà thì thấy bố em rất hiền (có thể não chưa hồi phục nên còn lơ mơ) nhưng về sau thì thấy càng lúc càng rõ các biểu hiện trên. Sau ca mổ lần 2 thì bố em bắt đầu bị nghiêm trọng hơn, con người trở nên khác hẳn. Nhưng tập quán sống của bố em thì vẫn bình thường như lúc xưa, thậm chí cơ thể rất khẻ mạnh. Vậy xin hỏi bác sĩ có phải bố em bị hội chứng suy não sau chấn thương không? Liệu não qua thời gian có thể phục hồi được như trước? Có thuốc để chữa trị giúp giảm bớt căng thẳng, phục hồi thần kinh cho bố em không? Nếu có thì chữa trị trong bao lâu ạ?

Xin chân thành cảm ơn bác sĩ!

Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa


Chào bạn!

Tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của chấn thương sọ não, các di chứng có thể xuất hiện sau một thời gian tạm ổn định.

Hội chứng đau đầu sau chấn thương sọ não có hai thể: thể xuất hiện sớm và thể muộn, với diễn biến dai dẳng kéo dài, khó khăn trong chữa trị.

Động kinh: Thường gặp trong 40-50% tình huống do chấn thương sọ não. Đây là thể động kinh có ổ khu trú. Hình thái lâm sàng rất đa dạng, phức tạp tùy theo ổ khu trú đó ở vùng nào của não. Lại có những vùng có ổ khu trú xuất hiện không chỉ là những cơn động kinh mà còn phối hợp cả những rối loạn tâm thần rất khó chữa trị.

Bệnh lý cột sống cổ: Thường xuất hiện sớm và nặng do lực chấn động từ sọ não dội xuống cột sống cổ. Chấn thương sọ não còn đẩy mạnh tốc độ tiến triển thoái hóa đĩa đệm – cột sống, gây thoát vị đĩa đệm và nguy hại nhất là thoát vị đĩa đệm chèn ép tủy sống cổ, hẹp ống sống cổ dẫn đến liệt tứ chi.

Giảm hoặc mất trí nhớ, đau đầu dai dẳng: Giảm sút trí tuệ, tình huống nặng dẫn đến mất ngôn ngữ, đòi hỏi quá trình chữa trị phục hồi chức năng rất phức tạp và lâu dài.

Trường hợp của bố bạn nên đến bệnh viện tái khám để kiểm tra nhé.

Chúc gia đình mạnh khỏe!

Nói chuyện chậm, lắp, tư duy chậm sau chấn thương sọ não máu tụ ở màng nhện phục hồi như thế nào?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ!

Chồng cháu bị tai nạn giao thông cách đây 1 tháng, bị chấn thương sọ não máu tụ ở màng nhện đã chữa trị tại bệnh viện 2 tuần nhưng không phải mổ. Sau đó bác sĩ cho về chữa trị tại nhà. Hiện tại sức khỏe của anh ấy khá ổn, nhưng anh ấy nói chuyện vẫn còn chậm hơn lúc trước, thi thoảng nói lắp. Tư duy không được nhanh nhạy như lúc trước. Mong bác sĩ giải đáp cho cháu cách phục hồi nhanh và hiệu quả.

Cảm ơn bác sĩ

Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa


Chào bạn!

Chồng bạn bị tại nạn giao thông bị tụ máu ở màng nhện, như vậy là mức độ chấn thương sọ não khá nặng nề, chấn thương sọ não nặng sẽ để lại một số di chứng trong đó người bệnh bị giảm trí nhớ hoặc mất trí nhớ, giảm sút trí tuệ, thường dẫn đến mất ngôn ngữ. Tình trạng chồng bạn nói chuyện chậm hơn lúc trước, thi thoảng nói lắp, tư duy chậm là hậu quả của chấn thương sọ não gây ra.

Việc hồi phục di chứng này phụ thuộc vào mức độ tổn thương não của chấn thương sọ não, có những bệnh nhân bị nặng còn mất ngôn ngữ, tức là không nói được. Tôi nghĩ ở mức độ của chồng bạn là bị di chứng trung bình chưa phải là nặng lắm. Việc hỗ trợ để cải thiện được các di chứng của chồng bạn là rất phức tạp và lâu dài, hai bạn không thể sốt ruột được. Theo tôi chồng bạn cần đi chữa trị một đợt về vật lý trị liệu và phục hồi chức năng, thời gian khoảng 2 – 3 tháng. Trong đó kết hợp thêm châm cứu điện châm để giúp phục hồi về vận động và ngôn ngữ. Tuy nhiên chồng bạn phải chủ động tập nói theo những chủ đề khác nhau, mức độ tập luyện tăng dần để giúp tư duy và ngôn ngữ được cải thiện dần.

Chúc chồng bạn sớm hồi phục!


Theo ViCare​
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl