Rối loạn thần kinh thực vật và những điều cần biết


4,226
1
1
Xu
53
Hỏi Bác Sĩ -

Rối loạn thần kinh thực vật là một hiện tượng bệnh gây nhiều lo lắng cho bệnh nhân. Cùng đọc những lý giải sau đây từ bác sĩ.

bệnh Rối loạn thần kinh thực vật


Câu hỏi bởi: Nguyễn Minh Hiền

Tôi là nam giới, năm nay 35t, quê ở Bạc Liêu, tôi bị bệnh hơn 10 năm nay đi khám bệnh ở TPHCM, cần thơ, bạc liêu, uống thuốc đông y ở ngoài Bắc, nhưng bệnh vẫn không khỏi, đi khám BS đều chuẩn đoán RLTKTV, nhưng triệu chứng cơ bản nhất: thường xuyên hồi hộp, bồn chồn, lo lắng, tim đập mạnh(có điện tim bình thường), đặc biệt là bị run tay. ở nhà ít bị run, nhưng khi ra ngoài gặp người quen hay lạ gì cứ nghĩ đến việc phải cầm viết ký tên và ghi họ tên của mình là tay rất run, giật không thể viết được. bản thân luôn suy nghĩ tích cực và nghĩ đến sẽ chiến thắng với những triêu chứng của mình nhưng không có kết quả gì, nhiệt độ cơ thể không ổn định, lúc bị hồi hộp là run tay, ra mồ hôi tay chân, vã mồ hôi lưng, ngực, trán…cầm viết không dược, nhưng khi về nhà thì các triệu chứng bớt đi nhiều. cho nên bây giờ bản thân rất ngại giao tiếp. công việc của tôi là giáo viên, tôi đứng lớp không tự biểu diễn được thí nghiệm, hay tiếp xúc với phụ huynh hoặc ai khác rất hồi hôp, lo lắng và run, đi coi thi run đến nỗi không kiềm chế được, cầm viết không ký được chữ ký vào tờ giấy thi của học sinh. rất mong bác sỹ tư vấn tận tình cho tôi và phương pháp điều trị để tôi có thể hòa nhập trở lại cuộc sống bình thường như những người khác. xin chân thành cảm ơn.

Bác sĩ Cao Tiến Đức


Chào bạn!

Bạn bị rối loạn thần kinh thực vật, hay nói đúng là bạn bị rối loạn lo âu! Bạn đã điều trị 10 năm mà không đỡ, vậy thì bạn thử “ Bắc Tiến” một chuyến xem sao. Bạn cứ xin chuyển BHYT ra bệnh viện 103 Hà Đông Hà Nội, bệnh viện chúng tôi sẽ rất vui lòng điều trị khỏi bệnh cho bạn.

Chúc bạn mau bình phục!

bệnh rối loạn thần kinh thực vật


Câu hỏi bởi: phan văn đón

Chào bác sỹ. Em năm nay 30t bị bệnh rối loạn thần kinh thực vật đã 4 năm nay rồi. Triệu chứng của E là chóng mặt,mờ mắt,đau ngực, huyết áp tăng,hồi hộp hay xúc động,chân tay thường bủn rủn,sợ sệt,không tự tin với bản thân, sợ nước,sợ gió, hay đau đầu khi thay đổi thời tiết. Em đã khám ở khoa thần kinh của bệnh viện Bạch Mai,uống mấy lần thuốc mà PGS.TS THÚY HIÈN cho rồi mà không khỏi.Vâỵ xin hỏi bác sỹ,bệnh của cháu có chữa được ko ạ và chữa ở đâu ạ? xin bác sỹ cho cháu lời khuyên về bệnh này ạ?

Bác sĩ Cao Tiến Đức


Chào em!

Em bị rối loạn thần kinh thực vật, điều tri 4 năm chưa khỏi, em có thể thay đổi bác sĩ điều trị, bằng cách chuyển sang viện sức khỏe tâm thần ngay cạnh khoa thần kinh bệnh viện Bạch Mai khám và điều trị.

Chúc em sớm khỏi bệnh!

Bị rối loạn thần kinh thực vật


Câu hỏi bởi: Lê Huy Hoàng

Thưa bác sĩ! Em tên Hoàng 22 tuổi em bị rối loạn thần kinh thực vật được gần 1 tháng .lúc đầu bs chuẩn đoán em bị rối loạn tiền đình nên cho uống thuốc k giảm .sau thì cho em uống zolof sulpirid vs b6 thì cơ thể k còn choáng như trước .lúc sau em có lây thêm bên y học cổ truyền thuốc bổ não để uống.hiện tại em rất đã giảm các triệu chứng nhưng vẫn khó ngủ và đi xe máy chỉ cần đi xa xíu la e hồi hộp r choáng k thể kiểm soát được.em làm bên xây dựng nên phải ra đường tiếp xúc nhiều.mong bác sĩ cho em ý kiến đê giúp e vượt qua căn bệnh này.em có ng bạn bị giống em sau khi uống thuốc của bs tuệ bên tâm thần 5 tháng và ngừng thuốc đên giờ la 6 tháng đã hết bệnh và sinh hoạt bình thường! Em cảm ơn bác sĩ ạ

Điều dưỡng Đỗ Thị Hảo


Chào bạn !

Căn cứ vào ba loại thuốc (zolof, sulpirid vs b6) mà bạn đang uống thì việc chẩn đoán bệnh của bạn lúc đầu (rối loạn thần kinh thực vật, rối loạn tiền đình) là chưa phù hợp. Rất có thể bạn đã mắc chứng bệnh: Rối loạn lo âu – trầm cảm, bởi vì bạn đang dùng phối hợp ba lọai thuốc (zolof, sulpirid và vitamin B6) mà bệnh thuyên giảm
Sau đây là một số thông tin về hai loại thuốc bạn đang sử dụng, bạn hãy lưu ý đến tác dụng phụ của thuốc để phòng tránh tai biến.

1, Thuốc Zoloft (sertraline):

Là thuốc chống trầm cảm trong nhóm thuốc chọn lọc serotonin tái hấp thu các chất ức chế (SSRIs). Zoloft ảnh hưởng đến các hóa chất trong não mà có thể trở nên không cân bằng và gây ra trầm cảm, hoảng loạn, lo lắng, hoặc các triệu chứng ám ảnh cưỡng chế. Thuốc Zoloft được sử dụng để điều trị:

Trầm cảm, Rối loạn ám ảnh cưỡng chế, Rối loạn hoảng sợ, rối loạn lo âu Rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD), Rối loạn hoảng loạn tiền kinh nguyệt (PMDD)
.

2, Thuốc Sulpiride:
Thuộc nhóm thuốc hướng tâm thần, tác dụng: an thần và giải ức chế.Thuốc được chỉ định:

Ðiều trị ngắn hạn các triệu chứng lo âu ở người lớn khi không đáp ứng với các điều trị chuẩn. Các rối loạn tâm thần trong các bệnh thực thể. Trạng thái thần kinh ức chế. Các rối loạn hành vi nặng: kích động, tự làm tổn thương, bắt chước rập khuôn, ở trẻ trên 6 tuổi, đặc biệt trong bệnh cảnh hội chứng tự kỷ
.
Như vậy, bệnh của bạn là thuộc lĩnh vực tâm thần. Bạn cũng nên phân biệt rõ là: có rất nhiều bệnh thuộc lĩnh vực tâm thần, chứ không phải cứ bệnh thuộc lĩnh vực tâm thần là bị bệnh bệnh tâm thần phân liệt .

Bạn nên khám chuyên khoa tâm thần, sử dụng các loại thuốc hướng thần điều trị theo đúng phác đồ mà bác sĩ đã đề ra. Sự liên hệ trao đổi thường xuyên giữa bạn và bác sỹ kê đơn thuốc điều trị về tiến triển của bệnh tật sẽ giúp bạn thành công trong việc chữa trị và ổn định cuộc sống.

Chúc bạn toại nguyện.

Rối loạn thần kinh thực vật


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Em hay suy nghi nhiều , BUOI tôi ngu som , đèn khoang 1-2 gio dang la em thúc den 5 gio sang luon, triệu chung nhu vay la bệnh gì thua bác sỹ, va cho em cách điều tri , em nam nay 34 tuổi

Điều dưỡng Đỗ Thị Hảo


Chào bạn!
Ở người trưởng thành trung bình mỗi ngày cần ngủ từ 7 đến 8 giờ. Một giấc ngủ bình thường một đêm gồm khoảng 4 đến 5 chu kỳ. Mỗi chu kỳ từ 90 đến 120 phút. – Các khảo sát cho thấy thời gian ngủ giảm dần theo tuổi, ví dụ: như bé mới sinh ngủ tới 17 giờ mỗi ngày, trẻ lớn ngủ từ 9 – 10 giờ mỗi đêm, người trưởng thành ngủ từ 7-8 giờ mỗi đêm, riêng người cao tuổi thường ngủ dưới 6 giờ mỗi đêm.
Những chia xẻ của bạn tuy còn đơn thuần tuy nhiên những biểu hiện đó liên quan đến nhịp thức ngủ, thời gian ngủ của đồng hồ sinh học, cụ thể bạn bị mất ngủ vào cuối giấc, khi đó do suy nghĩ nhiều và miên man nên bạn không ngủ được nữa. Biểu hiện đó lặp đi lặp lại nhiều lần và kéo dài tạo thành một vòng luẩn quẩn. Tất cả những triệu chứng đó nằm trong Rối loạn giấc ngủ. Sau đây là một sổ thông tin về mất ngủ cuối giấc:
* Mất ngủ cuối giấc là một bệnh lý rối loạn giấc ngủ thường gặp ở người trung niên hoặc người già. Việc thức dậy quá sớm vào buổi sáng, có thể là vào lúc 2 – 3 giờ sáng, khiến cho thời gian làm việc trong ngày bắt đầu sớm và kéo dài hơn bình thường, dẫn tới người bệnh sẽ có cảm giác mệt mỏi và buồn ngủ vào buổi trưa. Nếu họ không ngủ trưa, thì cảm giác mệt mỏi sẽ kéo dài tới buổi chiều, làm cho những người này sẽ đi ngủ sớm. Nhưng những người lớn tuổi thường có thời gian ngủ mỗi đêm không nhiều và điều này sẽ làm ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ của họ và họ lại thức sớm vào hôm sau tạo thành một vòng lẫn quẩn. Nhưng nếu những người mất ngủ cuối giấc, có giấc ngủ sâu vào buổi trưa cũng lại ảnh hưởng đến tổng thời lượng ngủ trong ngày và chắc chắn người bệnh sẽ thức sớm vào sáng hôm sau và bệnh mất ngủ cuối giấc lại tiếp diễn.
* Điều trị mất ngủ cuối giấc bằng phương pháp gì?
Để điều trị mất ngủ cuối giấc, trước tiên bạn làm theo những điều sau:
+ Cần áp dụng phương pháp vệ sinh tâm lý giấc ngủ như tạo thói quen đi ngủ đúng giờ và thức dậy đúng giờ, không nên nằm lâu trên giường mặc dù lúc đó mình không ngủ được.
+ Tránh dùng thuốc và các chất có thể kích thích thần kinh trung ương.
+ Tránh các căng thẳng tâm lý, cần có chế độ làm việc, nghỉ ngơi, luyện tập hợp lý, hài hoà tránh quá mức.
+ Trước khi đi ngủ dùng các phương pháp gây êm dịu cổ truyền như: bấm huyệt, xoa bóp, tắm nước ấm…
Ngoài ra có thể áp dụng các liệu pháp tâm lý (cần có sự hỗ trợ của các nhà tâm lý, thầy thuốc) như thư giãn, luyện tập, âm nhạc,…
Khi áp dụng các phương pháp trên từ 2 đến 4 tuần không có hiệu quả, biểu hiện mất ngủ ảnh hưởng đến cuộc sống thì bạn nên đến khám tại các cơ sở y tế có chuyên khoa tâm thần, các bác sỹ sẽ khám trực tiếp và có hướng giải quyết cụ thể cho bạn. Bạn không nên tự ý dùng thuốc ngủ vì có thể có tác dụng phụ hoặc lệ thuộc (nghiện) đặc biệt là các thuốc hướng thần.
Chúc bạn mau ổn định sức khỏe.

Rối loạn thần kinh thực vật


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Em hay suy nghi nhiều , BUOI tôi ngu som , đèn khoang 1-2 gio dang la em thúc den 5 gio sang luon, triệu chung nhu vay la bệnh gì thua bác sỹ, va cho em cách điều tri , em nam nay 34 tuổi

Điều dưỡng Đỗ Thị Hảo


Chào bạn!
Ở người trưởng thành trung bình mỗi ngày cần ngủ từ 7 đến 8 giờ. Một giấc ngủ bình thường một đêm gồm khoảng 4 đến 5 chu kỳ. Mỗi chu kỳ từ 90 đến 120 phút. – Các khảo sát cho thấy thời gian ngủ giảm dần theo tuổi, ví dụ: như bé mới sinh ngủ tới 17 giờ mỗi ngày, trẻ lớn ngủ từ 9 – 10 giờ mỗi đêm, người trưởng thành ngủ từ 7-8 giờ mỗi đêm, riêng người cao tuổi thường ngủ dưới 6 giờ mỗi đêm.
Những chia xẻ của bạn tuy còn đơn thuần tuy nhiên những biểu hiện đó liên quan đến nhịp thức ngủ, thời gian ngủ của đồng hồ sinh học, cụ thể bạn bị mất ngủ vào cuối giấc, khi đó do suy nghĩ nhiều và miên man nên bạn không ngủ được nữa. Biểu hiện đó lặp đi lặp lại nhiều lần và kéo dài tạo thành một vòng luẩn quẩn. Tất cả những triệu chứng đó nằm trong Rối loạn giấc ngủ. Sau đây là một sổ thông tin về mất ngủ cuối giấc:
* Mất ngủ cuối giấc là một bệnh lý rối loạn giấc ngủ thường gặp ở người trung niên hoặc người già. Việc thức dậy quá sớm vào buổi sáng, có thể là vào lúc 2 – 3 giờ sáng, khiến cho thời gian làm việc trong ngày bắt đầu sớm và kéo dài hơn bình thường, dẫn tới người bệnh sẽ có cảm giác mệt mỏi và buồn ngủ vào buổi trưa. Nếu họ không ngủ trưa, thì cảm giác mệt mỏi sẽ kéo dài tới buổi chiều, làm cho những người này sẽ đi ngủ sớm. Nhưng những người lớn tuổi thường có thời gian ngủ mỗi đêm không nhiều và điều này sẽ làm ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ của họ và họ lại thức sớm vào hôm sau tạo thành một vòng lẫn quẩn. Nhưng nếu những người mất ngủ cuối giấc, có giấc ngủ sâu vào buổi trưa cũng lại ảnh hưởng đến tổng thời lượng ngủ trong ngày và chắc chắn người bệnh sẽ thức sớm vào sáng hôm sau và bệnh mất ngủ cuối giấc lại tiếp diễn.
* Điều trị mất ngủ cuối giấc bằng phương pháp gì?
Để điều trị mất ngủ cuối giấc, trước tiên bạn làm theo những điều sau:
+ Cần áp dụng phương pháp vệ sinh tâm lý giấc ngủ như tạo thói quen đi ngủ đúng giờ và thức dậy đúng giờ, không nên nằm lâu trên giường mặc dù lúc đó mình không ngủ được.
+ Tránh dùng thuốc và các chất có thể kích thích thần kinh trung ương.
+ Tránh các căng thẳng tâm lý, cần có chế độ làm việc, nghỉ ngơi, luyện tập hợp lý, hài hoà tránh quá mức.
+ Trước khi đi ngủ dùng các phương pháp gây êm dịu cổ truyền như: bấm huyệt, xoa bóp, tắm nước ấm…
Ngoài ra có thể áp dụng các liệu pháp tâm lý (cần có sự hỗ trợ của các nhà tâm lý, thầy thuốc) như thư giãn, luyện tập, âm nhạc,…
Khi áp dụng các phương pháp trên từ 2 đến 4 tuần không có hiệu quả, biểu hiện mất ngủ ảnh hưởng đến cuộc sống thì bạn nên đến khám tại các cơ sở y tế có chuyên khoa tâm thần, các bác sỹ sẽ khám trực tiếp và có hướng giải quyết cụ thể cho bạn. Bạn không nên tự ý dùng thuốc ngủ vì có thể có tác dụng phụ hoặc lệ thuộc (nghiện) đặc biệt là các thuốc hướng thần.
Chúc bạn mau ổn định sức khỏe.


Theo ViCare​
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl