Tay – chân – miệng là một bệnh thường gặp ở nhũ nhi và trẻ em (dưới 3 tuổi). Những lời khuyên sau đây của bác sĩ sẽ giúp bạn biết thêm về cách điều trị bệnh ở cả hai đối tượng này.
Đối tượng bị tay chân miệng
Câu hỏi bởi: Phan thị thanh
Chào bác sĩ con tôi năm nay 8 tuổi bên mém môi không biết bị sao nó thấy ngứa và gải chảy máu cứ hể ngứa là gải mấy ngày sau thấy bị lở chảy mủ đi mua thuốc thì họ nói là không sao cho kem acyclovir(acyclovir 50.0 mg xin hỏi bác sĩ con tôi có bị tay chân miệng hay không
Bác sĩ Nguyễn Khắc Bình
Chào bạn,
Bạn không nên quá lo lắng. Hiện tượng như vậy thì nên theo dõi xem cháu có bị chốc mép không, khả năng cháu bị tay chân miệng không cao.
Chúc cả gia đình sức khỏe!
Bé 2 tuổi bị tay – chân – miệng phải làm sao?
Câu hỏi bởi: mickey nhatnam
Chào bác sĩ.
Bé nhà tôi 2 tuổi, bị bệnh tay chân miệng mới phát hiện. Trong miệng bé nổi nhiều mụn nước, tay chân chỉ nổi chấm đỏ, mới dùng thuốc. Vậy đến khi nào bệnh mới khỏi thưa bác sĩ?
Cám ơn bác sĩ.
Bác sĩ Đinh Thị Thu Hương
Chào bạn.
Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm gây dịch, do một số virus đường ruột gây ra và lây lan theo đường tiêu hóa. Bệnh lây trực tiếp từ người sang người, thường gặp ở nhũ nhi và trẻ em, đặc biệt bệnh thường gây thành dịch ở các nhà trẻ, nhà mẫu giáo. Bệnh tay chân miệng được đặc trưng bởi sốt, đau họng và nổi ban có bọng nước ở chân tay miệng. Bệnh thường diễn biến lành tính và hồi phục sau 5-10 ngày, tuy nhiên một số tình huống bệnh diễn biến nặng khi có tổn thương viêm não, viêm cơ tim, phù phổi cấp và dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện, xử trí kịp thời.
Các tình huống nặng do EV71. Điều trị bệnh tay chân miệng: Hiện nay chưa có thuốc chữa trị đặc hiệu, chỉ chữa trị hỗ trợ ( chỉ chữa trị kháng sinh khi có bội nhiễm). Bảo đảm tốt dinh dưỡng đầy đủ, nâng cao thể trạng. Theo dõi sát, phát hiện nếu có biến chứng đưa ngay trẻ đến viện. Theo dõi trẻ dựa vào các phân độ lâm sàng như sau:
Độ 1: chỉ loét miệng và/hoặc tổn thương da.
Độ 2: Biến chứng thần kinh hoặc tim mạch mức độ trung bình
2A: Giật mình ít: Chỉ ghi nhận qua khai thác bệnh sử.
2B: Giật mình nhiều: ghi nhận được khi khám và ≥ 2 lần/30 phút hoặc giật mình kèm theo 1 trong các dấu hiệu sau:
Run chi liên tục
Đi loạng choạng
Ngủ gà sau khi loại trừ hạ đường huyết
Mạch nhanh > 150 lần/phút (khi trẻ nằm yên và không sốt)
Sốt cao trên 39,5oC (nhiệt độ hậu môn) và không hạ nhiệt sau khi uống thuốc hạ sốt.
Yếu liệt chi
Độ 3: Biến chứng nặng về thần kinh, hô hấp, tim mạch.
Co giật, hôn mê (Glasgow < 10 điểm)
Khó thở: thở nhanh, rút ngực lõm, SpO2 < 92% không oxy
Mạch nhanh > 170 lần/phút hoặc tăng huyết áp d)
Độ 4: Biến chứng rất nặng, khó hồi phục
Phù phổi cấp
Truỵ mạch
SpO2<92% với oxy qua cannulla 6 lít/phút
Với độ 1: trẻ chỉ có loét miệng và/hoặc tổn thương da thì trẻ chỉ cần chữa trị tại nhà hoặc theo dõi tại y tế cơ sở. Dinh dưỡng đủ, lau mát khi sốt nhẹ và dùng hạ sốt khi sốt cao theo hướng dẫn của bác sĩ. Nghỉ ngơi tránh các kích thích, vệ sinh răng miệng. Tái khám mỗi 1-2 ngày trong 5-10 ngày của bệnh. Khi trẻ có các dấu hiệu như nặng ( từ độ 2 trở đi) sốt cao, thở nhanh, rung giật cơ, quấy khóc, bứt rứt, co giật, hôn mê, da nổi vân tím…đưa trẻ đi khám ngay.
Chúc bé nhanh khỏe.
Nổi mụn nước khắp người có phải bệnh chân-tay-miệng không?
Câu hỏi bởi: Quang
Chào bác sĩ.
Cháu là nam, năm nay 16 tuổi. Cách đây 10 ngày, chân và đùi cháu nổi nhiều mụn nhỏ ngứa, sau đó vài ngày thì tay cháu cũng nổi mụn ngứa như vậy. Trên ngón tay nổi các mề mụn nước, trên ngón chân cũng nổi mụn nước, sau đó thì kẽ tay nổi các mụn nước lớn. Cháu có đi khám nhưng bác sĩ nói cháu bị viêm da dị ứng và cho thuốc uống. Trong thời gian uống và bôi thuốc thì những chỗ bị nổi vẫn rất ngứa có lặn xuống bớt nhưng sau khi hết thuốc thì lại nổi lại nhiều hơn và rất ngứa. Trên môi cháu nỗi mụn nước nhưng ít và trên ngón tay nổi thêm nhiều mục nước khác. Cháu đang hoang mang không biết có phải bệnh tay chân miệng không? Mong các bác sĩ giúp cháu.
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Thị Minh Huệ
Chào cháu.
Bệnh tay-chân-miệng là bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người, dễ gây thành dịch. Bệnh do virus đường ruột gây ra. Hai nhóm tác nhân gây bệnh thường gặp là Coxsackie virus A16 và Enterovirus 71 (EV71). Biểu hiện chính là tổn thương da, niêm mạc dưới dạng mụn nước ở các vị trí đặc biệt như niêm mạc miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, gối. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi (đặc biệt tập trung ở nhóm dưới 3 tuổi). Các yếu tố sinh hoạt tập thể như trẻ đi học tại nhà trẻ, mẫu giáo, đến các nơi trẻ chơi tập trung là các yếu tố nguy cơ lây truyền bệnh, đặc biệt là trong các đợt bùng phát (dễ lây qua đồ chơi của trẻ mà không được vệ sinh, sát khuẩn).
Đầu tiên bệnh triệu chứng bằng các biểu hiện như sốt nhẹ, mệt mỏi, đau họng, biếng ăn, tiêu chảy vài lần trong ngày. Sau 1-2 ngày có các triệu chứng như:
Loét miệng: Vết loét đỏ hay phỏng nước đường kính 2-3mm ở niêm mạc miệng, lợi, lưỡi, gây đau miệng, bỏ ăn, bỏ bú, tăng tiết nước bọt.
Phát ban dạng phỏng nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông, tồn tại trong thời gian ngắn (dưới 7 ngày), sau đó có thể để lại vết thâm, rất hiếm khi loét hay bội nhiễm.
Sốt nhẹ.
Nôn.
Thời gian này có thể kéo dài từ 3-10 ngày sau đó trẻ hồi phục hoàn toàn nếu không thấy biến chứng.
Theo như mô tả của cháu thì không phải là cháu bị bệnh tay-chân- miệng mà có thể bị viêm da tiếp xúc dị ứng. Bệnh này có thể do cháu dị ứng với thức ăn, thuốc, hóa chất… và cũng không loại trừ là cháu đã bị bệnh ghẻ. Cháu nên đi khám bác sĩ chuyên khoa Da liễu sớm để được chẩn đoán chính xác và chữa trị kịp thời.
Chúc cháu mau khỏi!
Hay choáng váng, rụng tóc, da khô, tay chân nhức mỏi, miệng hôi
Câu hỏi bởi: trần dung
Chào bác sĩ!
Thưa bác sĩ! Em năm nay 24 tuổi, là nữ giới. Từ nhỏ em đã có biểu hiện hay choáng váng hoặc chóng mặt khi đứng dậy di chuyển. Cho tới khi có con, cơ thể em bắt đầu xuất hiện vài hiện tựơng khác như tóc rụng nhiều mỗi khi gội đầu và chải tóc, da bàn tay em cũng khô ra nhiều, tay chân hay nhức mỏi, miệng em cũng dần có mùi hôi và hay cảm thấy rất mệt mỏi khi hoạt động hơi nhiều. Bác sĩ hãy giúp em xem em bị bệnh gì với ạ?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Văn An
Chào bạn!
Thông thường, trong thời kỳ có thai, cơ thể người phụ nữ đòi hỏi phải cung cấp rất nhiều năng lượng và chất dinh dưỡng để nuôi thai. Khi chuyển dạ, người phụ nữ cũng bị mất một lượng máu lớn, đồng thời phải tiêu hao rất nhiều năng lượng. Vì thế, sau sinh là giai đoạn sản phụ bị tổn hao khí huyết nhiều nên hay gặp các chứng như trầm cảm sau sinh, huyết áp thấp…
Bạn từ nhỏ đó có biểu hiện của bệnh huyết áp thấp như choáng váng hoặc chóng mặt khi đứng dậy di chuyển nên sau khi sinh những càng nặng hơn. Những biểu hiện thường gặp của bệnh huyết áp thấp là:
– Mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, lả, có cảm giác buồn nôn và rất muốn được nghỉ ngơi
– Khó tập trung và dễ nổi cáu, lạnh tay chân
– Suy giảm khả năng tình dục
– Da nhăn và khô, kèm theo rụng tóc
– Thở dốc nhất là sau khi leo lên cầu thang hay làm việc nặng
Để xử lý tình trạng này bạn cần:
– Ăn đủ các bữa, đặc biệt bữa sáng rất quan trọng
– Nên ăn mặn hơn người bình thường (10-15g muối/ngày).
– Luyện tập thể dục đều đặn, phù hợp với sức khoẻ và độ tuổi
– Dùng thuốc có nhân sâm
– Uống bổ sung canxi, chú ý các tình huống không được dùng canxi như bệnh thận…
– Uống Hoạt huyết dưỡng não…
Chúc bạn mạnh khỏe!
Đối tượng bị tay chân miệng
Câu hỏi bởi: Phan thị thanh
Chào bác sĩ con tôi năm nay 8 tuổi bên mém môi không biết bị sao nó thấy ngứa và gải chảy máu cứ hể ngứa là gải mấy ngày sau thấy bị lở chảy mủ đi mua thuốc thì họ nói là không sao cho kem acyclovir(acyclovir 50.0 mg xin hỏi bác sĩ con tôi có bị tay chân miệng hay không
Bác sĩ Nguyễn Khắc Bình
Chào bạn,
Bạn không nên quá lo lắng. Hiện tượng như vậy thì nên theo dõi xem cháu có bị chốc mép không, khả năng cháu bị tay chân miệng không cao.
Chúc cả gia đình sức khỏe!
Bé 2 tuổi bị tay – chân – miệng phải làm sao?
Câu hỏi bởi: mickey nhatnam
Chào bác sĩ.
Bé nhà tôi 2 tuổi, bị bệnh tay chân miệng mới phát hiện. Trong miệng bé nổi nhiều mụn nước, tay chân chỉ nổi chấm đỏ, mới dùng thuốc. Vậy đến khi nào bệnh mới khỏi thưa bác sĩ?
Cám ơn bác sĩ.
Bác sĩ Đinh Thị Thu Hương
Chào bạn.
Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm gây dịch, do một số virus đường ruột gây ra và lây lan theo đường tiêu hóa. Bệnh lây trực tiếp từ người sang người, thường gặp ở nhũ nhi và trẻ em, đặc biệt bệnh thường gây thành dịch ở các nhà trẻ, nhà mẫu giáo. Bệnh tay chân miệng được đặc trưng bởi sốt, đau họng và nổi ban có bọng nước ở chân tay miệng. Bệnh thường diễn biến lành tính và hồi phục sau 5-10 ngày, tuy nhiên một số tình huống bệnh diễn biến nặng khi có tổn thương viêm não, viêm cơ tim, phù phổi cấp và dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện, xử trí kịp thời.
Các tình huống nặng do EV71. Điều trị bệnh tay chân miệng: Hiện nay chưa có thuốc chữa trị đặc hiệu, chỉ chữa trị hỗ trợ ( chỉ chữa trị kháng sinh khi có bội nhiễm). Bảo đảm tốt dinh dưỡng đầy đủ, nâng cao thể trạng. Theo dõi sát, phát hiện nếu có biến chứng đưa ngay trẻ đến viện. Theo dõi trẻ dựa vào các phân độ lâm sàng như sau:
Độ 1: chỉ loét miệng và/hoặc tổn thương da.
Độ 2: Biến chứng thần kinh hoặc tim mạch mức độ trung bình
2A: Giật mình ít: Chỉ ghi nhận qua khai thác bệnh sử.
2B: Giật mình nhiều: ghi nhận được khi khám và ≥ 2 lần/30 phút hoặc giật mình kèm theo 1 trong các dấu hiệu sau:
Run chi liên tục
Đi loạng choạng
Ngủ gà sau khi loại trừ hạ đường huyết
Mạch nhanh > 150 lần/phút (khi trẻ nằm yên và không sốt)
Sốt cao trên 39,5oC (nhiệt độ hậu môn) và không hạ nhiệt sau khi uống thuốc hạ sốt.
Yếu liệt chi
Độ 3: Biến chứng nặng về thần kinh, hô hấp, tim mạch.
Co giật, hôn mê (Glasgow < 10 điểm)
Khó thở: thở nhanh, rút ngực lõm, SpO2 < 92% không oxy
Mạch nhanh > 170 lần/phút hoặc tăng huyết áp d)
Độ 4: Biến chứng rất nặng, khó hồi phục
Phù phổi cấp
Truỵ mạch
SpO2<92% với oxy qua cannulla 6 lít/phút
Với độ 1: trẻ chỉ có loét miệng và/hoặc tổn thương da thì trẻ chỉ cần chữa trị tại nhà hoặc theo dõi tại y tế cơ sở. Dinh dưỡng đủ, lau mát khi sốt nhẹ và dùng hạ sốt khi sốt cao theo hướng dẫn của bác sĩ. Nghỉ ngơi tránh các kích thích, vệ sinh răng miệng. Tái khám mỗi 1-2 ngày trong 5-10 ngày của bệnh. Khi trẻ có các dấu hiệu như nặng ( từ độ 2 trở đi) sốt cao, thở nhanh, rung giật cơ, quấy khóc, bứt rứt, co giật, hôn mê, da nổi vân tím…đưa trẻ đi khám ngay.
Chúc bé nhanh khỏe.
Nổi mụn nước khắp người có phải bệnh chân-tay-miệng không?
Câu hỏi bởi: Quang
Chào bác sĩ.
Cháu là nam, năm nay 16 tuổi. Cách đây 10 ngày, chân và đùi cháu nổi nhiều mụn nhỏ ngứa, sau đó vài ngày thì tay cháu cũng nổi mụn ngứa như vậy. Trên ngón tay nổi các mề mụn nước, trên ngón chân cũng nổi mụn nước, sau đó thì kẽ tay nổi các mụn nước lớn. Cháu có đi khám nhưng bác sĩ nói cháu bị viêm da dị ứng và cho thuốc uống. Trong thời gian uống và bôi thuốc thì những chỗ bị nổi vẫn rất ngứa có lặn xuống bớt nhưng sau khi hết thuốc thì lại nổi lại nhiều hơn và rất ngứa. Trên môi cháu nỗi mụn nước nhưng ít và trên ngón tay nổi thêm nhiều mục nước khác. Cháu đang hoang mang không biết có phải bệnh tay chân miệng không? Mong các bác sĩ giúp cháu.
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Thị Minh Huệ
Chào cháu.
Bệnh tay-chân-miệng là bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người, dễ gây thành dịch. Bệnh do virus đường ruột gây ra. Hai nhóm tác nhân gây bệnh thường gặp là Coxsackie virus A16 và Enterovirus 71 (EV71). Biểu hiện chính là tổn thương da, niêm mạc dưới dạng mụn nước ở các vị trí đặc biệt như niêm mạc miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, gối. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi (đặc biệt tập trung ở nhóm dưới 3 tuổi). Các yếu tố sinh hoạt tập thể như trẻ đi học tại nhà trẻ, mẫu giáo, đến các nơi trẻ chơi tập trung là các yếu tố nguy cơ lây truyền bệnh, đặc biệt là trong các đợt bùng phát (dễ lây qua đồ chơi của trẻ mà không được vệ sinh, sát khuẩn).
Đầu tiên bệnh triệu chứng bằng các biểu hiện như sốt nhẹ, mệt mỏi, đau họng, biếng ăn, tiêu chảy vài lần trong ngày. Sau 1-2 ngày có các triệu chứng như:
Loét miệng: Vết loét đỏ hay phỏng nước đường kính 2-3mm ở niêm mạc miệng, lợi, lưỡi, gây đau miệng, bỏ ăn, bỏ bú, tăng tiết nước bọt.
Phát ban dạng phỏng nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông, tồn tại trong thời gian ngắn (dưới 7 ngày), sau đó có thể để lại vết thâm, rất hiếm khi loét hay bội nhiễm.
Sốt nhẹ.
Nôn.
Thời gian này có thể kéo dài từ 3-10 ngày sau đó trẻ hồi phục hoàn toàn nếu không thấy biến chứng.
Theo như mô tả của cháu thì không phải là cháu bị bệnh tay-chân- miệng mà có thể bị viêm da tiếp xúc dị ứng. Bệnh này có thể do cháu dị ứng với thức ăn, thuốc, hóa chất… và cũng không loại trừ là cháu đã bị bệnh ghẻ. Cháu nên đi khám bác sĩ chuyên khoa Da liễu sớm để được chẩn đoán chính xác và chữa trị kịp thời.
Chúc cháu mau khỏi!
Hay choáng váng, rụng tóc, da khô, tay chân nhức mỏi, miệng hôi
Câu hỏi bởi: trần dung
Chào bác sĩ!
Thưa bác sĩ! Em năm nay 24 tuổi, là nữ giới. Từ nhỏ em đã có biểu hiện hay choáng váng hoặc chóng mặt khi đứng dậy di chuyển. Cho tới khi có con, cơ thể em bắt đầu xuất hiện vài hiện tựơng khác như tóc rụng nhiều mỗi khi gội đầu và chải tóc, da bàn tay em cũng khô ra nhiều, tay chân hay nhức mỏi, miệng em cũng dần có mùi hôi và hay cảm thấy rất mệt mỏi khi hoạt động hơi nhiều. Bác sĩ hãy giúp em xem em bị bệnh gì với ạ?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Văn An
Chào bạn!
Thông thường, trong thời kỳ có thai, cơ thể người phụ nữ đòi hỏi phải cung cấp rất nhiều năng lượng và chất dinh dưỡng để nuôi thai. Khi chuyển dạ, người phụ nữ cũng bị mất một lượng máu lớn, đồng thời phải tiêu hao rất nhiều năng lượng. Vì thế, sau sinh là giai đoạn sản phụ bị tổn hao khí huyết nhiều nên hay gặp các chứng như trầm cảm sau sinh, huyết áp thấp…
Bạn từ nhỏ đó có biểu hiện của bệnh huyết áp thấp như choáng váng hoặc chóng mặt khi đứng dậy di chuyển nên sau khi sinh những càng nặng hơn. Những biểu hiện thường gặp của bệnh huyết áp thấp là:
– Mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, lả, có cảm giác buồn nôn và rất muốn được nghỉ ngơi
– Khó tập trung và dễ nổi cáu, lạnh tay chân
– Suy giảm khả năng tình dục
– Da nhăn và khô, kèm theo rụng tóc
– Thở dốc nhất là sau khi leo lên cầu thang hay làm việc nặng
Để xử lý tình trạng này bạn cần:
– Ăn đủ các bữa, đặc biệt bữa sáng rất quan trọng
– Nên ăn mặn hơn người bình thường (10-15g muối/ngày).
– Luyện tập thể dục đều đặn, phù hợp với sức khoẻ và độ tuổi
– Dùng thuốc có nhân sâm
– Uống bổ sung canxi, chú ý các tình huống không được dùng canxi như bệnh thận…
– Uống Hoạt huyết dưỡng não…
Chúc bạn mạnh khỏe!
Theo ViCare