Chấn thương đốt sống cổ có nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân chủ yếu là do tai nạn. Những câu hỏi và lời giải đáp phía dưới sẽ giúp bạn có cái nhìn khái quát về vấn đề này.
Chấn thương đốt sống cổ, gẫy xương mỏn nha
Câu hỏi bởi: dinh xuan toi
Thưa bác sĩ.
Em bị gẫy xương mỏn nha c2 do bị tai nạn, đã đi mổ về được 2 tháng rồi và hiện giờ xoay cổ rất khó không như bình thường cổ cứng vào. Em muốn hỏi như vậy có sao không ạ? Bao lâu hồi phục lai được và có di chứng không ạ?
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Đỗ Hoàng Dương
Chào bạn.
Nếu bạn mới mổ xong thì có thể nghiên cứu và tập bài tập cột sống cổ theo yoga cũng tốt. Bạn nên tập với cường độ tăng dần và kết hợp matxa nhẹ nhàng. Trong quá trình đó, nên chú ý nếu có các biểu hiện khác thường như là đau đầu, mắt nhìn mờ, hoặc tê nhức vai tay thì cần khám ngay.
Chúc bạn sức khỏe.
Bị chấn thương đốt sống cổ đã 10 năm chưa đi lại được
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ.
Em bị chấn thương đốt sống cổ do ngã từ trên cao xuống. Đã gần 10 năm nay em vẫn chưa thể đi lại được, thậm chí lưng em rất đau. Giờ em muốn đi khám lại, nhưng sợ khó nhập viện vì không quen ai. Rất mong nhận đuợc sự tư vấn giúp đỡ của bác sĩ.
Xin chân thành cảm ơn!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào bạn.
Bạn bị chấn thương đốt sống cổ, do ngã từ trên cao xuống, đã gần 10 năm nay vẫn chưa thể đi lại được và rất đau lưng. Hiện tại bạn muốn đi khám lại, nhưng sợ khó nhập viện, vì không quen ai. Nếu bạn có điều kiện và thực sự muốn chữa bệnh, bạn có thể đến khám tại bệnh viện Việt Đức hoặc Vinmec hoặc Bạch Mai để điều trị.
Sau thành công bước đầu của những ca ghép tế bào gốc chữa trị cho trẻ bại não, tự kỷ. Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đã ứng dụng thành công ghép tế bào gốc tự thân lấy từ mỡ bụng để chữa trị liệt tuỷ dẫn đến liệt tứ chi, hoàn toàn mất cảm giác từ cổ trở xuống cho một bệnh nhân chấn thương cột sống.
Cách lấy tế bào gốc tách chiết từ mỡ bụng tiêm vào khoang màng tuỷ và tĩnh mạch ghép cho bệnh nhân là phương pháp chữa trị mới. Tế bào gốc có tác dụng làm giảm viêm, chống phù nề, khi đưa vào làm hạn chế phản ứng viêm, các dây thần kinh tuỷ sống bớt chèn ép. Cơ chế thứ 2 của tế bào gốc là làm tăng sinh các mạch máu: Khi mạch máu ở vùng tổn thương phát triển, các chất dinh dưỡng được đưa đến nhiều hơn, các tế bào thần kinh được nuôi dưỡng tốt hơn dẫn đến khả năng hồi phục ống tế bào thần kinh trong tuỷ tốt. Tác dụng thứ 3 là tế bào gốc làm tăng cường dẫn truyền thần kinh và có thể trong nhiều tình huống biệt hoá thành các tế bào thần kinh và chắp nối lại những vùng có tế bào thần kinh bị gián đoạn.
Do vậy, những chấn thương cột sống bị liệt tuỷ hay những thương tổn thần kinh thì bên cạnh việc phẫu thuật làm chắc vững cột sống thì nên được ghép tế bào gốc sớm. Đây thực sự là phương pháp chữa trị mới cho những bệnh nhân chấn thương cột sống có tuỷ sống bị tổn thương. Giá một ca ghép tế bào gốc từ mỡ bụng tự thân như tình huống này vào khoảng 200 triệu đồng ở bệnh viện Vinmec còn ở các bệnh viện công chắc giá sẽ rẻ hơn. Bạn không cần lo lắng vì không quen ai. Bác sĩ ở bệnh viện sẽ xem xét tình trạng bệnh và giải đáp cho bạn.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Mổ cổ và chấn thương đốt c3 và c4 và bị liệt toàn thân có cách để phục hồi không?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Ba cháu bị tai nạn, mổ cổ và chấn thương đốt c3 và c4 bây giờ ba cháu bị liệt toàn thân bây giờ là ba năm gia đình cháu có đưa ba đi phục hồi chức năng ở bệnh viện Bạch Mai một thời gian sau đó về nhà tự phục hồi ba cháu có thể cử động từ vai lắc nhẹ cách tay nhưng chưa cầm nắm được chân có thể co duỗi ba cháu có cảm giác toàn bộ cơ thể cháu xin hỏi bác sĩ ba cháu hay đau nhức toàn thân như thế có dấu hiệu phục hồi không và có cách gì chữa tủy không ba cháu có thể đi lại không?
Cháu xin cảm ơn
Dược sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào bạn!
Phục hồi chức năng cho người bị tổn thương tủy sống là quá trình lâu dài, đòi hỏi bản thân người bệnh, người nhà và cán bộ y tế phải có ý chí quyết tâm cao mới thành công. Chăm sóc người bệnh tổn thương tuỷ sống phải chăm sóc toàn diện nhất là chăm sóc da, đường ruột, đường tiểu, hệ vận động là một công việc vô cùng quan trọng trong toàn bộ quá trình điều dưỡng phục hồi.
Nguyên tắc phục hồi như sau:
Giai đoạn đầu (từ lức bị bệnh, bị nạn cho đến khi có tổn thương tủy sống). Trong giai đoạn này việc chăm sóc cho bệnh nhân là quan trọng nhất, nên thực hiện tại bệnh viện: chăm sóc da, tiêu hóa, hô hấp, tiết niệu.
Giai đoạn tiếp theo (giai đoạn muộn hơn): người bệnh phải học cách tự chăm sóc, độc lập trong sinh hoạt, học tự di chuyển với xe: có thể ở bệnh viện hoặc ở nhà. lăn, nẹp, nạng và thích nghi với cơ thể tàn tật của mình.
Giai đoạn cuối: bệnh nhân đã tiến triển tốt, thích nghi với mội trường, tìm công ăn việc làm, hội nhập xã hội.
Để người bệnh có thể phục hồi hoàn toàn là rất khó, mục đích luyện tập chủ yếu để giúp người bệnh thích nghi được với tình trạng tàn tật. Bạn nên đưa bố bạn đến bệnh viện tái khám khi có những dấu hiệu bất thường.
Chúc gia đình bạn sống khỏe!
Đau lưng, chân trái bị liệt sau mổ cột sống
Câu hỏi bởi: auminhhieu
Chào bác sĩ!
Cháu xin lỗi vì phải làm phiền bác thêm lần nữa. Để hiểu thật rõ về bệnh của mình trước khi cháu đi khám lại cột sống của mình. Trước đây lúc cháu bị chấn thương vào tháng 10 năm 2007 cháu đi khám và mổ cứu cột sống cổ ở Bệnh viện Quân đội 108. Khi đó bác sĩ bảo cháu chỉ bị chấn thương cột sống cổ thôi, lưng cháu không bị chấn thương. Từ lúc mới bị rơi xuống tay cháu vẫn cử động được, chân cháu bị liệt thôi. Bây giờ cháu không liệt hoàn toàn 2 chân, chỉ liệt chân trái không điều khiển nhấc lên được, chân cháu cũng không teo, lưng rất đau từ nửa lưng trở xuống, đến mông. Có khi nào lúc đó công nghệ chưa cao nên khám sơ suất không ạ? Và lâu vậy nếu khám ra tủy bị tổn thương thì cứu còn lành lặn khoảng bao nhiêu phần trăm ạ?
Cháu xin chân thành cảm ơn bác ạ!
Bác sĩ Chu Văn Điểu
Chào cháu!
Nếu như cháu nói là 2 tay cháu vẫn hoạt động bình thường thì nếu có chấn thương đốt sống cổ cũng chỉ là chấn thương phần đốt sống thôi còn phần tuỷ của đốt sống cổ không bị tổn thương và không liệt tuỷ nên hai tay mới hoạt động được. Nếu bị liệt phần tuỷ của đốt sống cổ thì không chỉ 2 tay mà cả 2 chân của cháu cũng bị liệt. Hiện tại 2 tay hoạt động bình thường, còn 2 chân bị liệt không hoàn toàn, chủ yếu là chân trái bị liệt không điều kiển được. Như vậy thể hiện rõ ràng rằng cháu bị chấn thương đốt sống lưng và có bị liệt tuỷ không hoàn toàn ở tuỷ sống lưng mà thôi. Cháu để chấn thương đã lâu quá rồi, cháu hỏi là cứu tuỷ còn lành lặn bao nhiêu phần trăm? Câu hỏi này bác không thể trả lời cụ thể cho cháu được. Vì bác không khám thực tế bệnh của cháu, vả lại trên lâm sàng và thực tế khả năng hồi phục là phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa. Cháu đừng quá đắn đo, phải đi tận nơi và làm thực tế mới thấy rõ kết quả cụ thể.
Chúc cháu quyết tâm và thành công!
Bị chấn thương tủy sống đốt C4, C5, liệt tứ chi, có chữa được không?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Cháu bị tai nạn giao thông, bị chấn thương tủy sống đốt C4, C5 bị liệt tứ chi, tay cử động được nhưng không cầm nắm được vật gì và toàn thân liệt cứng. Bác sĩ cho cháu hỏi cháu còn chữa được không và chữa ở đâu? Có tốn kém không ạ? Có bảo hiểm có được giảm chi phí không ạ?
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Đinh Văn Tài
Chào cháu!
Qua thông tin cháu cung cấp, cháu bị chấn thương tủy sống đốt cổ 4, 5 và liệt tứ chi, tay còn cử động được chút ít nhưng không rõ cháu bị chấn thương lâu chưa và đã chữa trị ở đâu chưa. Vì khả năng hồi phục tổn thương tủy sống phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ tổn thương tủy sống, cơ thể người bệnh, chữa trị thích hợp và kịp thời,… Việc khắc phục kịp thời có thể giải phóng chèn ép tủy giúp tổn thương có thể hồi phục.
Về chữa trị chấn thương cột sống bị liệt tuỷ thì bên cạnh việc phẫu thuật làm chắc vững cột sống, có thể cân nhắc tới việc ghép tế bào gốc sớm để phục hồi. Mặc dù đây là niềm hy vọng của nhiều bệnh nhân bị chấn thương tủy sống nhưng giá thành hiện tại còn khá cao, giá một ca ghép tế bào gốc có thể hàng trăm triệu đồng. Tuy nhiên, để đánh giá tình trạng tổn thương và có hướng chữa trị thích hợp nhất thì cháu nên tới cơ sở y tế chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình để khám.
Chúc cháu mạnh khỏe.
Chấn thương đốt sống cổ, gẫy xương mỏn nha
Câu hỏi bởi: dinh xuan toi
Thưa bác sĩ.
Em bị gẫy xương mỏn nha c2 do bị tai nạn, đã đi mổ về được 2 tháng rồi và hiện giờ xoay cổ rất khó không như bình thường cổ cứng vào. Em muốn hỏi như vậy có sao không ạ? Bao lâu hồi phục lai được và có di chứng không ạ?
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Đỗ Hoàng Dương
Chào bạn.
Nếu bạn mới mổ xong thì có thể nghiên cứu và tập bài tập cột sống cổ theo yoga cũng tốt. Bạn nên tập với cường độ tăng dần và kết hợp matxa nhẹ nhàng. Trong quá trình đó, nên chú ý nếu có các biểu hiện khác thường như là đau đầu, mắt nhìn mờ, hoặc tê nhức vai tay thì cần khám ngay.
Chúc bạn sức khỏe.
Bị chấn thương đốt sống cổ đã 10 năm chưa đi lại được
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ.
Em bị chấn thương đốt sống cổ do ngã từ trên cao xuống. Đã gần 10 năm nay em vẫn chưa thể đi lại được, thậm chí lưng em rất đau. Giờ em muốn đi khám lại, nhưng sợ khó nhập viện vì không quen ai. Rất mong nhận đuợc sự tư vấn giúp đỡ của bác sĩ.
Xin chân thành cảm ơn!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào bạn.
Bạn bị chấn thương đốt sống cổ, do ngã từ trên cao xuống, đã gần 10 năm nay vẫn chưa thể đi lại được và rất đau lưng. Hiện tại bạn muốn đi khám lại, nhưng sợ khó nhập viện, vì không quen ai. Nếu bạn có điều kiện và thực sự muốn chữa bệnh, bạn có thể đến khám tại bệnh viện Việt Đức hoặc Vinmec hoặc Bạch Mai để điều trị.
Sau thành công bước đầu của những ca ghép tế bào gốc chữa trị cho trẻ bại não, tự kỷ. Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đã ứng dụng thành công ghép tế bào gốc tự thân lấy từ mỡ bụng để chữa trị liệt tuỷ dẫn đến liệt tứ chi, hoàn toàn mất cảm giác từ cổ trở xuống cho một bệnh nhân chấn thương cột sống.
Cách lấy tế bào gốc tách chiết từ mỡ bụng tiêm vào khoang màng tuỷ và tĩnh mạch ghép cho bệnh nhân là phương pháp chữa trị mới. Tế bào gốc có tác dụng làm giảm viêm, chống phù nề, khi đưa vào làm hạn chế phản ứng viêm, các dây thần kinh tuỷ sống bớt chèn ép. Cơ chế thứ 2 của tế bào gốc là làm tăng sinh các mạch máu: Khi mạch máu ở vùng tổn thương phát triển, các chất dinh dưỡng được đưa đến nhiều hơn, các tế bào thần kinh được nuôi dưỡng tốt hơn dẫn đến khả năng hồi phục ống tế bào thần kinh trong tuỷ tốt. Tác dụng thứ 3 là tế bào gốc làm tăng cường dẫn truyền thần kinh và có thể trong nhiều tình huống biệt hoá thành các tế bào thần kinh và chắp nối lại những vùng có tế bào thần kinh bị gián đoạn.
Do vậy, những chấn thương cột sống bị liệt tuỷ hay những thương tổn thần kinh thì bên cạnh việc phẫu thuật làm chắc vững cột sống thì nên được ghép tế bào gốc sớm. Đây thực sự là phương pháp chữa trị mới cho những bệnh nhân chấn thương cột sống có tuỷ sống bị tổn thương. Giá một ca ghép tế bào gốc từ mỡ bụng tự thân như tình huống này vào khoảng 200 triệu đồng ở bệnh viện Vinmec còn ở các bệnh viện công chắc giá sẽ rẻ hơn. Bạn không cần lo lắng vì không quen ai. Bác sĩ ở bệnh viện sẽ xem xét tình trạng bệnh và giải đáp cho bạn.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Mổ cổ và chấn thương đốt c3 và c4 và bị liệt toàn thân có cách để phục hồi không?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Ba cháu bị tai nạn, mổ cổ và chấn thương đốt c3 và c4 bây giờ ba cháu bị liệt toàn thân bây giờ là ba năm gia đình cháu có đưa ba đi phục hồi chức năng ở bệnh viện Bạch Mai một thời gian sau đó về nhà tự phục hồi ba cháu có thể cử động từ vai lắc nhẹ cách tay nhưng chưa cầm nắm được chân có thể co duỗi ba cháu có cảm giác toàn bộ cơ thể cháu xin hỏi bác sĩ ba cháu hay đau nhức toàn thân như thế có dấu hiệu phục hồi không và có cách gì chữa tủy không ba cháu có thể đi lại không?
Cháu xin cảm ơn
Dược sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào bạn!
Phục hồi chức năng cho người bị tổn thương tủy sống là quá trình lâu dài, đòi hỏi bản thân người bệnh, người nhà và cán bộ y tế phải có ý chí quyết tâm cao mới thành công. Chăm sóc người bệnh tổn thương tuỷ sống phải chăm sóc toàn diện nhất là chăm sóc da, đường ruột, đường tiểu, hệ vận động là một công việc vô cùng quan trọng trong toàn bộ quá trình điều dưỡng phục hồi.
Nguyên tắc phục hồi như sau:
Giai đoạn đầu (từ lức bị bệnh, bị nạn cho đến khi có tổn thương tủy sống). Trong giai đoạn này việc chăm sóc cho bệnh nhân là quan trọng nhất, nên thực hiện tại bệnh viện: chăm sóc da, tiêu hóa, hô hấp, tiết niệu.
Giai đoạn tiếp theo (giai đoạn muộn hơn): người bệnh phải học cách tự chăm sóc, độc lập trong sinh hoạt, học tự di chuyển với xe: có thể ở bệnh viện hoặc ở nhà. lăn, nẹp, nạng và thích nghi với cơ thể tàn tật của mình.
Giai đoạn cuối: bệnh nhân đã tiến triển tốt, thích nghi với mội trường, tìm công ăn việc làm, hội nhập xã hội.
Để người bệnh có thể phục hồi hoàn toàn là rất khó, mục đích luyện tập chủ yếu để giúp người bệnh thích nghi được với tình trạng tàn tật. Bạn nên đưa bố bạn đến bệnh viện tái khám khi có những dấu hiệu bất thường.
Chúc gia đình bạn sống khỏe!
Đau lưng, chân trái bị liệt sau mổ cột sống
Câu hỏi bởi: auminhhieu
Chào bác sĩ!
Cháu xin lỗi vì phải làm phiền bác thêm lần nữa. Để hiểu thật rõ về bệnh của mình trước khi cháu đi khám lại cột sống của mình. Trước đây lúc cháu bị chấn thương vào tháng 10 năm 2007 cháu đi khám và mổ cứu cột sống cổ ở Bệnh viện Quân đội 108. Khi đó bác sĩ bảo cháu chỉ bị chấn thương cột sống cổ thôi, lưng cháu không bị chấn thương. Từ lúc mới bị rơi xuống tay cháu vẫn cử động được, chân cháu bị liệt thôi. Bây giờ cháu không liệt hoàn toàn 2 chân, chỉ liệt chân trái không điều khiển nhấc lên được, chân cháu cũng không teo, lưng rất đau từ nửa lưng trở xuống, đến mông. Có khi nào lúc đó công nghệ chưa cao nên khám sơ suất không ạ? Và lâu vậy nếu khám ra tủy bị tổn thương thì cứu còn lành lặn khoảng bao nhiêu phần trăm ạ?
Cháu xin chân thành cảm ơn bác ạ!
Bác sĩ Chu Văn Điểu
Chào cháu!
Nếu như cháu nói là 2 tay cháu vẫn hoạt động bình thường thì nếu có chấn thương đốt sống cổ cũng chỉ là chấn thương phần đốt sống thôi còn phần tuỷ của đốt sống cổ không bị tổn thương và không liệt tuỷ nên hai tay mới hoạt động được. Nếu bị liệt phần tuỷ của đốt sống cổ thì không chỉ 2 tay mà cả 2 chân của cháu cũng bị liệt. Hiện tại 2 tay hoạt động bình thường, còn 2 chân bị liệt không hoàn toàn, chủ yếu là chân trái bị liệt không điều kiển được. Như vậy thể hiện rõ ràng rằng cháu bị chấn thương đốt sống lưng và có bị liệt tuỷ không hoàn toàn ở tuỷ sống lưng mà thôi. Cháu để chấn thương đã lâu quá rồi, cháu hỏi là cứu tuỷ còn lành lặn bao nhiêu phần trăm? Câu hỏi này bác không thể trả lời cụ thể cho cháu được. Vì bác không khám thực tế bệnh của cháu, vả lại trên lâm sàng và thực tế khả năng hồi phục là phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa. Cháu đừng quá đắn đo, phải đi tận nơi và làm thực tế mới thấy rõ kết quả cụ thể.
Chúc cháu quyết tâm và thành công!
Bị chấn thương tủy sống đốt C4, C5, liệt tứ chi, có chữa được không?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Cháu bị tai nạn giao thông, bị chấn thương tủy sống đốt C4, C5 bị liệt tứ chi, tay cử động được nhưng không cầm nắm được vật gì và toàn thân liệt cứng. Bác sĩ cho cháu hỏi cháu còn chữa được không và chữa ở đâu? Có tốn kém không ạ? Có bảo hiểm có được giảm chi phí không ạ?
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Đinh Văn Tài
Chào cháu!
Qua thông tin cháu cung cấp, cháu bị chấn thương tủy sống đốt cổ 4, 5 và liệt tứ chi, tay còn cử động được chút ít nhưng không rõ cháu bị chấn thương lâu chưa và đã chữa trị ở đâu chưa. Vì khả năng hồi phục tổn thương tủy sống phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ tổn thương tủy sống, cơ thể người bệnh, chữa trị thích hợp và kịp thời,… Việc khắc phục kịp thời có thể giải phóng chèn ép tủy giúp tổn thương có thể hồi phục.
Về chữa trị chấn thương cột sống bị liệt tuỷ thì bên cạnh việc phẫu thuật làm chắc vững cột sống, có thể cân nhắc tới việc ghép tế bào gốc sớm để phục hồi. Mặc dù đây là niềm hy vọng của nhiều bệnh nhân bị chấn thương tủy sống nhưng giá thành hiện tại còn khá cao, giá một ca ghép tế bào gốc có thể hàng trăm triệu đồng. Tuy nhiên, để đánh giá tình trạng tổn thương và có hướng chữa trị thích hợp nhất thì cháu nên tới cơ sở y tế chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình để khám.
Chúc cháu mạnh khỏe.
Theo ViCare